YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Điện Biên

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 Trường THCS Điện Biên dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS ĐIỆN BIÊN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

PHẦN I - TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng ?

A. CaO, Na2O, CO2                                        B. FeO, CaO, MgO

C. CO2, CaO, BaO                                         D. MgO, CaO, NO

Câu 2. Cho các chất sau: H2SO4, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4                             B. 5                             C. 6                             D. 3

Câu 3. Oxit bazơ nào sau đây được dùng để làm khô nhiều nhất?

A. CuO                       B. FeO                                    C. CaO                        D. ZnO

Câu 4. Phản ứng giữa hai chất nào dưới đây không tạo thành khí lưu huỳnh đioxit?

A. Na2SO3 và HCl                                          B. Na2SO3 và Ca(OH)2

C. S và O2 (đốt S)                                           D. FeS2 và O2 (đốt quặng pirit sắt)

Câu 5. Để phân biệt 2 dung dịch H2SO4 loãng và HCl ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. BaO                        B. Al                           C. K2O                                    D. NaOH

Câu 6. Trên bề mặt của chậu nước vôi để ngoài không khí thường bao phủ lớp váng màu trắng đục. Lớp váng đó là

A. Ca(HCO3)2.            B. Ca(OH)2.                C. CaCO3.                   D. CaO.

Câu 7. Kim loại X phản ứng với axit HCl tạo muối XCl2. Kim loại X phản ứng với Cl2 tạo muối XCl3. X là

A. Cu.                          B. Zn.                          C. Al.                          D. Fe.

Câu 8. Trung hòa 200ml H2SO4 nồng độ aM cần vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của a là

A. 0,50.                       B. 1,20.                       C. 0,75.                       D. 1,00.

Câu 9. Cho m gam kim loại Mg tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được 19 gam muối khan. Giá trị của m là

A. 9,6.                               B. 7,2.                       C. 2,4.                      D. 4,8.

Câu 10. Hiện tượng xảy ra khi nhỏ dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm chứa dung dịch KCl là

A. không có hiện tượng gì.

B. xuất hiện kết tủa vàng.

C. xuất hiện kết tủa trắng.

D. xuất hiện kết tủa đen.

Câu 11. Axit clohiđric phản ứng với tất cả các chất nào trong dãy sau?

A. Ca(OH)2, Cu.          B. Fe, Ag.                C. FeCl2, Mg.           D. Fe2O3, Al.

Câu 12. Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là CO2 và SO2. Hóa chất nào sau đây có thể loại bỏ các tạp chất trên?

A. H2O dư.                                                            B. Dung dịch NaCl dư.

C. Dung dịch Ca(OH)2 dư.                                    D. Dung dịch HCl dư.

Câu 13. Khí nào sau đây không phản ứng với H2O và dung dịch NaOH?

A. Cl2.                         B. SO2.                        C. CO.             D. CO2.

Câu 14. Muối nào sau đây không tan trong nước?

A. K2SO3                     B. Na2SO3                  C. CuCl2         D. BaSO4.

Câu 15. Có 3 dung dịch: NaOH, HCl, NaCl. Bằng một lần thử duy nhất có thể dùng thuốc thử nảo để nhận biết ba dung dịch trên?

A. Dung dịch BaCl2.                           B. BaCO3.

C. Phenolphtalein.                               D. Quỳ tím.

Câu 16. Cho kim loại đồng vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?

A. Đồng tan, thu được dung dịch không màu và khí không màu, mùi hắc.

B. Đồng tan, thu được dung dịch màu xanh và khí không màu, mùi hắc.

C. Đồng tan, thu được dung dịch không màu và khí không màu, không mùi.

D. Đồng tan, thu được dung dịch màu vàng và khí không màu, mùi hắc.

Câu 17. Cho 12,8 gam kim loại R có hóa trị II tác dụng hết với khí clo tạo thành 27 gam muối. Kim loại R là

A. Mg.                                       B. Zn.                       C. Cu.                       D. Ca.

Câu 18. Cho các dung dịch: HCl, KCl, Ca(OH)2, BaCl2. Dung dịch Na2CO3 phản ứng với

A. hai chất.                              B. bốn chất.                 C. ba chất.                   D. một chất.

Câu 19. Sản phẩm thu được khi cho dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3

A. NaCl và Fe(OH)2.                          B. NaCl và Fe(OH)3.

C. Fe2O3 và NaCl.                               C. Fe(OH)2; Fe(OH)3 và NaCl.

Câu 20. Dẫn 1,5 mol khí CO2 từ từ đến hết vào dung dịch chứa 1,8 mol NaOH thu được dung dịch có chứa chất tan là

A. NaHCO3.                                       B. NaOH và Na2CO3.

C. Na2CO3.                                         D. NaHCO3 và Na2CO3

PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm). Hoàn thành chuỗi phản ứng hóa học sau và ghi rõ điều kiện (nếu có)

S → SO2 → SO3 → H2SO4 → SO2 → H2SO3 → Na2SO3 → SO2

Câu 2 (1 điểm). Dẫn khí CO quan m gam bột Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được 24 gam chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 30 gam kết tủa. Xác định m.

Câu 3 (2 điểm). Cho m gam hỗn hợp Mg, Al và Zn được chia thành hai phần bằng nhau.

Phần 1. Tác dụng với H2SO4 loãng, dư thu được 5,6 lít khí H2 ở đktc.

Phần 2. Tác dụng với oxi dư thu được 11,15 gam hỗn hợp các oxit kim loại.

Giá trị của m là

Đề số 2

PHẦN I. NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 điểm)

Chọn đáp án đúng nhất trong các câu hỏi dưới đây (0,25đ)

Câu 1. Dãy chất nào dưới đây gồm các oxit tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. CO2, FeO, SO3                                           B. N2O, MgO, CO2

C. N2O5, P2O5, CO2                                        D. CuO, CO2, Na2O

Câu 2. Cho 8 gam bột CuO tác dụng hoàn toàn với 200ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch đã dùng là?

A. 0,1M                                   B. 1M                          C. 0,2M                       D. 2M

Câu 3. Cho dãy các oxit sau: Fe2O3, FeO, CaO, CuO, K2O, BaO, CaO, Li2O, ZnO. Số chất tác dụng được với H2O ở điều kiện thường tạo thành dung dịch bazơ?

A. 3                                         B. 4                             C. 5                             D. 6

Câu 4. Dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt được 2 chất bột P2O5 và CaO

A. H2O, quỳ tím.                                                         B. Dung dịch HCl

C. Dung dịch NaCl                                                     D. Dung dịch KCl

Câu 5. Cho các chất: MgO, Mg(OH)2, MgCO3 và Mg. Chất nào sau đây phản ứng được với cả 4 chất trên?

A. H2O                                    B. HCl                          C. Na2O                      D. CO2

Câu 6. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?

A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit

B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước

C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit

D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước

Câu 7. Cho biết hiện tượng của phản ứng sau: Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ.

A. Kim loại đồng không tan.

B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra.

C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu có khí màu hắc thoát ra.

D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và khí mùi hắc thoát ra.

Câu 8. Một phần lớn vôi sống được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Công thức hóa học của vôi sống là:

A. Na2O                      B. MgO                       C. CaO                        D. BaO

Câu 9. Cho 12,8 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Thể tích khí sunfuro (đktc) thu được sau khi kết thúc phản ứng là:

A. 4,48 lít                    B. 5,6 lít                      C. 3,36 lít                    D. 6,72 lít

Câu 10. Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M với 300ml dung dịch NaOH 0,1M. Nhúng quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng , hiện tượng quan sát được là:

A. quỳ tím chuyển sang màu xanh     

B. quỳ tím chuyển sang màu đỏ

C. quỳ tím bị mất màu                                   

D. quỳ tím không đổi màu

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1 (2 điểm). Bazơ là gì? Nêu các tính chất hóa học của bazơ?

Mỗi tính chất minh họa bằng một phản ứng hóa học?

Câu 2 (2 điểm). Cho các chất sau: CaO, SO2, HCl, NaOH, P2O5, H2S, Na2O, Ca(OH)2.

Hãy cho biết chất nào thuộc oxit bazơ, oxit axit, bazơ, axit, muối.

Câu 3 (2 điểm). Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau chứa trong lọ mất nhãn: HCl, KOH, Na2SO4, KCl.

Câu 4 (2 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

 S→ SO→ SO3 → H2SO4 → MgSO4.

Câu 5 (2 điểm). Hòa tan 9,2g hỗn hợp gồm: Mg và MgO vào dung dịch HCl vừa

đủ. Sau phản ứng thu được 1,12 lít khí ở đktc.

a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính khối lượng mỗi chất có trong hỗn hợp ban đầu.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Phần I: Trắc nghiệm: (2,5 điểm)

Câu 1: Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. SO2; CO2                                                    B. SO2; MgO

C. CO2; CuO                                                   D. CuO; MgO

Câu 2: Có 2 dung dịch không màu là Ca(OH)2 và KOH. Để phân biệt 2 dung dịch này người ta dùng:

A. HCl.                                       B. CO2.                    C. phenolphtalein.           D. nhiệt phân.

Câu 3: Kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch axit CuSO4?

A. Cu.                                         B. Ag.                                      

C. Al.                                          D. Au.

Câu 4: Dãy gồm các dung dịch làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh là:

A. NaOH, KOH, HCl                                                 B. KOH, Ba(OH)2, NaOH       

C. H2SO4, HCl, HNO3                                                D. NaOH, Cu(OH)2, Ba(OH)2

Câu 5: Sản phẩm của phản ứng giữa Na2CO3 và BaCl2

A. NaCl2 + BaCO3                                                      B. NaCl + BaCO3

C. Ba2CO3 + NaCl                                                      D. Không phản ứng

II. Phần II - Tự luận (7,5 điểm).

Câu 1 (1,5 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → FeO → FeSO4 → FeCl2

Câu 2 (2 điểm): Nhận biết 4 dung dịch sau chứa trong lọ mất nhãn:

NaOH, NaCl, H2SO4, Na2SO4

Câu 3 (4 điểm): trộn 30ml dung dịch chứa 4,16g BaCl2 với 70ml dung dịch chứa 1,7g AgNO3

a/ Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình phản ứng minh họa.

b/ Tính khối lượng kết tủa sinh ra sau phản ứng.

c/ Sau khi phản ứng, lọc bỏ kết tủa ta thu được nước lọc. Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc.

d/ Tính nồng độ mol/lit các chất có trong nước lọc, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể sau phản ứng.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Phần 1: Trắc Nghiệm:

Câu 1: Dung dich HCl tác dụng được với chất nào sau đây

A. H2SO4                     B. CuSO4                    C. NaOH                     D. Cu

Câu 2: Dung dịch NaOH làm quỳ tím hóa

A. đỏ.                           B. xanh.                       C. không đổi màu.       D. vàng

Câu 3: Dung dịch H2SO4 loãng làm quỳ tím hóa

A. đỏ.                           B. xanh.                       C. không đổi màu.       D. vàng

Câu 4: Để nhận biết muối sunfat (=SO4) người ta dùng thuốc thử

A. Na2SO4                   B. NaCl                       C. Fe                           D. BaCl2

Câu 5: Dãy các chất sau đây là muối:

A. NaCl, HCl, CuCl2                           B. HCl, HNO3, H2SO4

C. Cu(OH)2, Ca(OH)2, NaOH             D. Na2SO4, CaCO3, CuCl2

Câu 6. Khí lưu huỳnh đi oxit được  tạo thành từ cặp chất nào sau đây:

A. K2SO3  và HCl                                 B. K2SO4 và HCl

C. Na2SO3  và NaOH                          D. Na2SO3 và NaCl

Câu 7. Khi để lâu ngoài không khí  bề mặt NaOH có phủ một lớp muối đó là muối

A. Na2CO3                  B. Na2SO4                   C. NaCl                       D. Na3PO4

Câu 8. Dãy chất nào sau đây khi nhiệt phân hoàn toàn, sản phẩm thu được chỉ toàn là oxit

A. Fe(OH)2, BaCl2                              B. Al(OH)3, AlCl3

C. Fe(OH)2, Al(OH)3                           D. CuO, NaCl

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Điện Biên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF