YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Hòa Châu

Tải về
 
NONE

Kì thi giữa học kì 1 sắp tới, nhu cầu tìm kiếm nguồn tài liệu ôn thi chính thống có lời giải chi tiết của các em học sinh là vô cùng lớn. Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã dày công sưu tầm Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Hòa Châu với nôi dung được biên soạn bám sát đề kiểm tra trên lớp của các em, hỗ trợ các em làm quen với cấu trúc đề thi môn Hóa lớp 9 cùng nội dung kiến thức thường xuất hiện. Mời các em cùng quý thầy cô theo dõi bộ đề tại đây.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS HÒA CHÂU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 9

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Dãy oixt nào dưới đây khi hòa tan trong nước thu được dung dịch axit?

A. CaO SO2, CO2, SO3

B. P2O5, SO3, N2O5, CO2

C. CO, SO2, FeO, Cl2O7

D. NO, Al2O3, P2O5, SO2

Câu 2. Cho dãy bazo sau: KOH, NaOH, Mg(OH)2, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Al(OH)3. Số chất trong dãy không bị nhiệt phân hủy là:

A. 3

B. 2

C. 4

D. 1

Câu 3. Diêm tiêu có nhiều ứng dụng quan trong như: chế tạo thuốc nổ đen, làm phân bón, cung cấp nguyên tố nito và kali cho cây trồng,... Công thức hóa học của diêm tiêu là: 

A. KNO3

B. KClO3

C. NaNO3

D. NaNO2

Câu 4. Loại phân đạm nào dưới đây có hàm lượng nito cao nhất?

A. Kali nitrat

B. Amini sunfat

C. Ure

D. Amoni nitrat

Câu 5. Dãy gồm các chất tác dụng được với Na2CO3 trong dung dịch là:

A. H2SO4, KOH và KNO3

B. HCl, KOH và SO2

C. H2SO4, Ca(OH)2 và MgCl2,

D. KOH, SO2 và KNO3

Câu 6. Chỉ dung dịch HCl có thể phân biệt được các dung dịch:

A. KOH, KHCO3, Na2CO3

B. KOH, Na2CO3, AgNO3

C. Na2SO4, Na2SO3, NaNO3

D. KOH, Na2CO3, AgNO3

Câu 7. Để làm sạch khí N2 từ hỗn hợp khí N2 và CO2, có thể dùng chất nào sau đây?

A. H2SO4

B. Ca(OH)2

C. NaHSO3

D. CaCl2

Câu 8. Trong các dãy oxit dưới đây, dãy nào thỏa mãn điều kiện tất cả các oxit đều phản ứng với axit clohiđric?

A. CuO, Fe2O3, CO2

B. CuO, P2O5, Fe2O3

C. CuO, SO2, BaO

D. CuO, BaO, Fe2O3

Câu 9. Cho 1,82 gam hỗn hợp MgO và Al2O3 tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Thành phần % khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp là:

A. 43,96% và 56,04%

B. 56,33% và 43,67%

C. 27,18% và 72,82%

D. 53,63% và 46,37%

Câu 10. Oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm là:

A. CuO

B. ZnO

C. PbO

D. CaO

Câu 11. Để nhận biết 3 khí không màu: SO2, O2, H2 đựng trong 3 lọ mất nhãn ta dùng

A. Giấy quỳ tím ẩm

B. Giấy quỳ tím ẩm và dùng que đóm cháy dở còn tàn đỏ

C. Than hồng trên que đóm

D. Dẫn các khí vào nước vôi trong

Câu 12. Dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M, sau phản ứng thu được dung dịch

A. Na2CO3

B. Na2CO3 và NaHCO3

C. NaHCO3

D. Na2CO3 và NaOH dư

Câu 13. Tính chất hóa học nào không phải của axit

A. Tác dụng với kim loại

B. Tác dụng với muối

C. Tác dụng với oxit axit

D. Tác dụng với oxit bazơ

Câu 14. Kim loại X tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí Hidro. Dẫn toàn bộ lượng hidro trên qua ống nghiệm chứa oxit, nung nóng thu được kim loại Y. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. Ca và Zn

B. Mg và Ag

C. Na và Mg

D. Zn và Cu

Câu 15. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

A. 1M

B. 0,1M

C. 2M

D. 0,2M

Câu 16. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô

B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô

C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô

D. Sắt (II) clorua và nước

Câu 17. Từ 60 kg FeS2 sản xuất được bao nhiêu kg H2SO4 theo sơ đồ sau:

A. 98 kg

B. 49 kg

C. 48 kg

D. 96 kg

Câu 18. Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch H2SO4 (vừa đủ) thuộc loại:

A. Phản ứng trung hoà

B. Phản ứng thế

C. Phản ứng hoá hợp

D. Phản ứng oxi hoá – khử.

Câu 19. Dãy hóa chất nào dưới đây đều tác dụng được với dung dịch HCl?

A. Cu, K2O, Ba(OH)2, AgCl

B. Zn, FeO, Al(OH)3, CaCO3

C. H2O, BaO, KOH, CO2

D. CaO, P2O5, Al(OH)3, Mg

Câu 20. Cặp chất tồn tại trong một dung dịch (chúng không phản ứng với nhau):

A. KOH và NaCl

B. KOH và HCl

C. KOH và MgCl2

D. KOH và Al(OH)3

Câu 21. Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. HCl, NaOH

B. H2SO4, HCl

C. KOH, Ca(OH)2

D. BaCl2, KNO3

Câu 22. Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây trồng, giúp cây trồng phát triển mạnh . Đạm urê được sử dụng rộng rãi do có những ưu điểm vượt trội như: dễ tan trong nước, hàm lượng N cao,… Công thức hóa học của đạm urê là:

A. NH4NO3

B. NH4Cl

C. CO(NH2)2

D. (NH4)3PO4

Câu 23. Cho 12,6 gam Na2SO3 tác dụng với H2SO4 dư. Thể tích SO2 thu được (đktc) là:

A. 1.12 lít

B. 2,24 lít

C. 4,48 lít

D. 3,36 lít

Câu 24. Cho hỗn hợp sau: NaCl, Na2CO3 và NaOH. Để thu được muối ăn tinh khiết, từ hỗn hợp trên có thể dùng một lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

A. BaCl2

B. HCl

C. Na2CO3

D. CaCl2

Câu 25. Biết 12 gam muối hỗn hợp 2 muối CaCO3 và CaSO4 tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl thu được 0,672 lít khí (ở đktc). Thành phần % theo khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

A. 25% và 75%

B. 30% và 70%

C. 75% và 25%

D. 70% và 30%

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

1B

2B

3A

4C

5C

6D

7B

8C

9A

10D

11B

12C

13C

14D

15A

16A

17A

18A

19B

20A

21C

22C

23B

24B

25A

 

Đề số 2

Câu 1. Cho các chất sau: H2O, Na2O, CO2, CuO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 4

B. 5

C. 6

D. 3

Câu 2. Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam một oxit kim loại hóa trị II cần dùng hết 10 gam dung dịch HCl 21,9%. Xác định công thức hóa học của oxit trên.

A. FeO

B. CaO

C. MgO

D. CuO

Câu 3. Dẫn hỗn hợp khí gồm CO2, CO, SO2 lội qua dung dịch nước vôi trong (dư), khí thoát ra là:

A. CO

B. CO2

C. SO2

D. CO2 và SO2

Câu 4. Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là:

A. Fe, Cu, Mg

B. Zn, Fe, Cu

C. Zn, Fe, Al.

D. Fe, Zn, Ag

Câu 5. Dãy chất nào dưới đây làm đổi màu quỳ tím chuyển sang xanh

A. NaOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2

B. Ca(OH)2, Mg(OH)2, NaOH, Ba(OH)2

C. Fe(OH)2, Mg(OH)2, NaOH, Ba(OH)2

D. Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH, KOH

Câu 6. Có 4 ống nghiệm đựng các dung dịch: Ba(NO3)2, KOH, HCl, (NH4)2CO3. Dùng thêm hóa chất nào sau đây để nhận biết được chúng?

A. Quỳ tím

B. Dung dịch phenolphtalein

C. CO2

D. Dung dịch NaOH

Câu 7. Cho một khối lượng bột sắt dư vào 200 ml dung dịch HCl. Phản ứng xong thu được 2,24 lít khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng là:

A. 1M

B. 0,1M

C. 2M

D. 0,2M

Câu 8. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

A. Sắt (II) clorua và khí hiđrô

B. Sắt (III) clorua và khí hiđrô

C. Sắt (II) Sunfua và khí hiđrô

D. Sắt (II) clorua và nước

Câu 9. Cho sơ đồ chuyển hóa 

X → Y → Z → X

X, Y, Z có thể là

A. Na, Na2O, Na2O

B. P2O5, H3PO4, Ca3(PO4)2

C. BaCl2, BaSO4, BaO

D. SO2, Na2SO3, BaSO3

Câu 10. Cho 6,4 gam Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư. Thu được V lít khí SO2(đktc). Giá trị của V là:

A. 2,24

B. 4,48

C. 3,36

D. 6,72

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1B

2B

3A

4C

5D

6A

7A

8A

9D

10C

11B

12A

13C

14C

15B

16C

17B

18D

19A

20B

21B

22A

23B

24B

25B

 

Đề số 3

Câu 1(2 điểm). Bazơ là gì? Nêu các tính chất hóa học của bazơ?

Mỗi tính chất minh họa bằng phản ứng hóa học?

Câu 2(2 điểm). Cho các chất sau : CaO, SO2 , HCl ,NaOH , P2O5 , H2S , Na2O , Ca(OH)2 .

Hãy cho biết chất nào thuộc oxit bazơ , oxit axit , bazơ , axit , muối

Câu 3(2 điểm). Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch đựng trong các lọ  mất nhãn sau: HCl , NaOH , Na2SO4 , NaCl .

Câu 4(2 điểm). Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau:

S→ SO2 → SO3 → H2SO4 → MgSO4.

Câu 5(2 điểm). Hòa tan 8(g) CuO hoàn toàn vào 200(g) d2 HCl .

a. Tính khối lượng muối thu được.

b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch HCl cần dùng .

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

A. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Nhóm các dung dịch có pH > 7 là:

A. HCl, HNO3

B. NaCl, KNO3

C. NaOH, Ba(OH)2

D. Nước cất, nước muối.

Câu 2: Dung dịch Ca(OH)2 không phản ứng được với:

A. dung dịch Na2CO3

B. dung dịch MgSO4

C. dung dịch CuCl2

D. dung dịch KNO3

Câu 3: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: CuCl2, Ba(OH)2, K2SO4. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:

A. H2O

B. dung dịch Ba(NO3)2

C.dung dịch KNO3

D. dung dịch NaCl

Câu 4: Thành phần phần trăm của Na và Ca trong hợp chất NaOH và Ca(OH)2 lần lượt là:

A.54,0%

B. 56,0%

C. 57,5%

D. 54,1%

Câu 5: Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:

A.Ca3(PO4)2

B. CaCO3

C. Ca(OH)2

D. CaCl2

Câu 6: Khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3 ,hiện tượng thí nghiệm quan sát được là

A. có kết tủa màu trắng xanh

B. có kết tủa màu đỏ nâu

C. có khí thoát ra

D. không có hiện tượng gì.

Câu 7: Cho phương trình hoá học: aNaCl( dd) + bH2O →dpcmnx cNaOH(dd) + dCl2(k) + eH2(k) . Các hệ số a, b, c, d lần lượt là:

A.1,1,2,1,2

B. 1,2,2,1,1

C. 2,2,2,1,1

D. 2,2,1,1,1

Câu 8: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành sản phẩm khí:

A. Bari oxit và axit sunfuric

B. Bari hidroxit và axit sunfuric

C. Bari cacbonat và axit sunfuric

Câu 9: Để khử chua đất nông nghiệp, người ta sử dụng hoá chất:

A. CaO

B. Ca(OH)2 dạng bột

C. dung dịch CaOH2

D. dung dịch NaOH

Câu 10: Cặp chất tác dụng được với nhau là

A.Na2CO3 + KCl

B. NaCl + AgNO3

C. ZnSO4 + CuCl2

D. Na2SO4 + AlCl3

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 9 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Hòa Châu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau đây:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF