YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 10 CTST năm 2022-2023

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 10 CTST năm 2022-2023 được Hoc247 biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài để chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
MÔN HÓA HỌC 10 CTST
NĂM HỌC 2022-2023

1. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

1.1. THÀNH PHẦN CỦA NGUYÊN TỬ

Thành phần cấu tạo nguyên tử

Nguyên tử gồm:

- Hạt nhân chứa proton, neutron

- Vỏ nguyên tử chứa electron.

Sự tìm ra electron

- Trong nguyên tử tồn tại một loại hạt electron (kí hiệu là e) có khối lượng và mang diện tích âm

+ Điện tích: qe = -1,602.10-19 C (coulomb).

=> Dùng làm điện tích đơn vị, điện tích của electron được quy ước là -1.

+ Khối lượng m = 9,11.10-28g. 

Sự khám phá hạt nhân nguyên tử

- Nguyên tử:

+ Có cấu tạo rỗng

+ Gồm hạt nhân ở trung tâm và lớp vỏ là các electron chuyển động xung quanh hạt nhân.

- Nguyên tử trung hoà về điện

số đơn vị điện tích đương của hạt nhân = số đơn vị điện tích âm của các electron trong nguyên tử.

Cấu tạo hạt nhân nguyên tử

- Hạt nhân nguyên tử gồm hai loại hạt:

+ proton: mang diện tích dương (+1)

+ neutron: không mang điện.

- Proton và neutron có khối lượng gần bằng nhau.

Kích thước và khối lượng nguyên tử

Khối lượng của nguyên tử gần bằng khối lượng hạt nhân

1.2. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Hạt nhân nguyên tử

Điện tích hạt nhân = +Z.

Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton (P) = số electron (E).

Số khối (A) = số proton (P) + số neutron (N)

Nguyên tố hóa học

\(_Z^AX\)

- Mỗi nguyên tố hoá học có một số hiệu nguyên tử.

- Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử có cùng diện tích hạt nhân.

Đồng vị

Các đồng vị của một nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng số proton (P), cùng số hiệu nguyên tử (Z), nhưng khác nhau về số neutron (N).

Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

- Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử (1 amu).

- Công thức tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X: 

\(\overline {{{\rm{A}}_{\rm{x}}}} = \frac{{{a_1}.{A_1} + {a_2}.{A_2} + ... + {a_i}.{A_i}}}{{100}}\)

\(\overline {{{\rm{A}}_{\rm{x}}}} \): là nguyên tử khối trung bình của X.

Ai là nguyên tử khối đồng vị thứ i.

ai là tỉ lệ % số nguyên tử đồng vị thứ i.

1.3. CẤU TRÚC LỚP VỎ ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ

Sự chuyển động của electron trong nguyên tử

- Orbital nguyên tử (Atomic Orbital, viết tắt AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà tại đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất (khoảng 90%).

- Một số AO thường gặp: S, P, d, f.

- Các AO có hình dạng khác nhau: AO s có dạng hình cầu, AO p có dạng hình số tám nổi, AO d và f có hình dạng phức tạp.

Lớp và phân lớp electron

- Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp (kí hiệu K, L, M, N, O, P,Q) từ gần đến xa hạt nhân, theo thứ tự từ lớp n = 1 đến n = 7

- Các electron trên cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.

- Mỗi lớp electron phân chia thành các phần lớp, được kí hiệu bằng các chữ cái viết thường: s, p, d, f. Các electron thuộc các phần lớp s, p, d và f được gọi tương ứng là các electron s, p, dvà f.

- Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các số AO tương ứng 1, 3, 5 và 7.

- Các electron trên cùng một phần lớp có năng lượng bằng nhau. Với 4 lớp đầu (1, 2, 3, 4) số phân lớp trong mỗi lớp bằng số thứ tự của lớp đó.

Cấu hình electron nguyên tử

- Nguyên lí vững bền: Ở trạng thái cơ bản, các electron trong nguyên tử chiếm lần lượt những orbital có mức năng lượng từ thấp đến cao: Is 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s 4d 5p...

- Nguyên lí Pauli: Mỗi orbital chỉ chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay ngược nhau.

=> Số electron tối đa trong lớp n là 2n (n < 4).

- Quy tắc Hund: Trong cùng một phần lớn chưa bão hoà, các electron sẽ phân bố vào các orbital sao cho số electron độc thân là tối đa.

- Cấu hình electron nguyên tử phải được viết theo thứ tự các lớp electron và phân lớp trong mỗi lớp. Trong đó:

+ Số thứ tự lớp electron được viết bằng các số tự nhiên (n = 1, 2, 3, ...).

+ Phân lớp được kí hiệu bằng các chữ cái thường s, p, d, f.

+ Số electron của từng phần lớn được ghi bằng chỉ số ở phía trên, bên phải kí hiệu của phân lớp.

1.4. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

- Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp cùng một chu kì.

- Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp cùng một nhóm, trừ nhóm VIIIB.

Cấu tạo của bảng tuần hoàn

- Ô nguyên tố: Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố hoá học trong ô đó.

- Chu kì

+ Các chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ.

+ Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn.

- Nhóm: số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.

Phân loại nguyên tố dựa theo cấu hình electron và tính chất hoá học

- Dựa vào cấu hình electron: nnguyên tố s, nguyên tố C, nguyên tố d và nguyên tố f.

- Dựa vào tính chất hoá học: nguyên tố kim loại, nguyên tố phi kim và nguyên tố khí hiếm.

1.5. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TRONG BẢNG TUẦN HOÀN

Bán kính nguyên tử

- Bán kính nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu huong biên đối tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: 

+ Trong một chu kì, từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố có xu hướng giảm dần

+ Trong một nhóm, theo chiều từ trên xuống dưới bán kính nguyên tử có xu hướng tăng.

Độ âm điện

- Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hoá học.

- Độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đối tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

+ Trong một chu kì, độ âm diện của nguyên từ các nguyên tố có xu hướng tăng dần.

+ Trong một nhóm, độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố có xu hướng giảm dần.

Tính kim loại, tính phi kim

- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhường electron.

- Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử dễ nhận electron.

- Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố nhóm A có xu hướng biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân:

+ Trong một chu kì, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần.

+ Trong một nhóm, tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Tính acid - base của oxide và hydroxide

1.6. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Định luật tuần hoàn

Định luật tuần hoàn: Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Biết vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn → cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại → biết những tính chất hoá học cơ bản của nó.

2. BÀI TẬP

Câu 1: Nội dung thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học là

A. sự chuyển động của vật trên máng nghiêng.

B. sự phân chia tế bào trong cơ thể.

C. sự chuyển hóa thức ăn trong hệ tiêu hóa.

D. sự chuyển động của Trái Đất.

Câu 2: Tính chất (vật lí và hóa học) của chất được quyết định bởi yếu tố nào sau đây?

A. Khối lượng.

B. Thể tích.

C. Phân tử khối.

D. Cấu tạo.

Câu 3: Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hóa học?

A. Hòa tan giấm ăn vào nước.

B. Hòa tan đường glucose vào nước.

C. Đun nóng đường sucrose đến khi xuất hiện chất màu đen.

D. Đun nước muối đến khi cạn khô.

Câu 4: Loại liên kết trong phân tử oxygen là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết kim loại.

D. liên kết hydrogen.

Câu 5: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết nguyên tử là

A. electron, proton và neutron.

B. electron và neutron.

C. proton và neutron.

D. electron và proton.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hầu hết các nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là proton, neutron, electron.

B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.

D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 7: Nguyên tử fluorine có 9 electron, hạt nhân nguyên tử này có điện tích là

A. +9.      

B. 9.      

C. 9+.      

D. -9.

Câu 8: Trong nguyên tử, hạt không mang điện là

A. electron.

B. proton.

C. neutron.

D. hạt nhân.

Câu 9: Cho kí hiệu nguyên tử \({}_{{\rm{26}}}^{{\rm{56}}}{\rm{Fe}}\). Điều khẳng định nào sau đây đúng?

A. Nguyên tử có 26 proton.

B. Nguyên tử có 26 neutron.

C. Nguyên tử có số khối 65.

D. Nguyên tử khối là 30.

Câu 10: Các đồng vị được phân biệt bởi yếu tố nào sau đây?

A. Số neutron.

B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số lớp electron.

D. Số proton.

Câu 11: Trong tự nhiên copper (kí hiệu: Cu hay còn gọi là đồng) có hai đồng vị là \({}_{{\rm{29}}}^{{\rm{63}}}{\rm{Cu}}\) chiếm 73% và \({}_{{\rm{29}}}^{{\rm{65}}}{\rm{Cu}}\) .  Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố Cu là

A. 63,54.

B. 64,54.

C. 64,00.

D. 64,50.

Câu 12: Trong tự nhiên nguyên tố hydrogen có 3 đồng vị: \({}_{\rm{1}}^{\rm{1}}{\rm{H, }}{}_{\rm{1}}^{\rm{2}}{\rm{H, }}{}_{\rm{1}}^{\rm{3}}{\rm{H}}\) . Hỏi có bao nhiêu loại phân tử H2 được tạo thành từ các loại đồng vị trên?

A. 3.      

B. 6.      

C. 9.      

D. 12.

Câu 13: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất?

A. Lớp N.

B. Lớp M.

C. Lớp K.

D. Lớp L.

Câu 14: Lớp M có số electron tối đa là

A. 2.                         

B. 8.                   

C. 18.            

D. 32.

Câu 15: Mỗi AO chứa tối đa bao nhiêu electron?

A. 1 electron.

B. 2 electron.

C. 3 electron.

D. 4 electron.

Câu 16: Xác suất tìm thấy electron trong toàn phần không gian bên ngoài đám mây electron là khoảng bao nhiêu phần trăm?

A. 90%.          

B. 100%.                 

C. 10%.             

D. 0%.

Câu 17: Theo mô hình Rutherford – Bohr: Theo chiều từ hạt nhân ra ngoài lớp vỏ

A.năng lượng của các electron giảm dần.

B.năng lượng của các electron không đổi.

C.năng lượng của các electron tăng dần.

D.khối lượng của các electron tăng dần.

Câu 18: Các phân lớp s, p, d và f lần lượt có các số AO tương ứng là

A. 1; 4; 9; 16.

B. 1; 2; 3; 4.

C. 1; 3; 5; 7.

D. 2; 6; 10; 14.

Câu 19: Trong nguyên tử X, các electron được phân bố trên 3 lớp, lớp ngoài cùng có 3e. Vậy số đơn vị điện tích hạt nhân của X là

A. 13.             

B. 9.               

C. 15.                     

D. 7.

Câu 20: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử nitrogen (Z = 7) có số electron độc thân là

A. 0.                

B. 2.               

C. 3.                       

D. 1.

Câu 21: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. O (Z = 8).

B. S (Z = 16).

C. Fe (Z = 26).

D. Cr (Z = 24).

Câu 22: Cho nguyên tố A có số hiệu nguyên tử bằng 11. A là nguyên tố

A. kim loại.

B. phi kim.

C. khí hiếm.

D. có thể là kim loại hoặc phi kim.

Câu 23: Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng bằng nhau, thuộc cùng một phân lớp có năng lượng gần bằng nhau.

B. Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau, thuộc cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.

C. Các electron thuộc cùng một lớp, phân lớp đều có mức năng lượng bằng nhau.

D. Các electron thuộc cùng một lớp, phân lớp có mức năng lượng gần bằng nhau.

Câu 24: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay gồm

A. 108 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 18 cột.

B. 118 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 16 cột.

C. 118 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 18 cột.

D. 108 nguyên tố hóa học, 7 chu kì, 16 cột.

Câu 25: Lớp electron thứ 4 có tên gọi là

A. Lớp N.

B. Lớp M.

C. Lớp K.

D. Lớp L.

Câu 26: Nguyên tố X có số thứ tự ô là 20. Xác định chu kì, nhóm của X trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

A. Chu kì 2, nhóm IA.

B. Chu kì 2, nhóm IVA.

C. Chu kì 3, nhóm IVA.

D. Chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 27: X có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 3d34s2. X thuộc

A. chu kì 4, nhóm IIB.

B. chu kì 4, nhóm VB.

C. chu kì 4, nhóm IVA.

D. chu kì 4, nhóm IIA.

Câu 28: Số thứ tự của ô nguyên tố bằng

A. số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

B. số lớp electron của nguyên tử nguyên tố đó.

C. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó.

D. tổng số electron lớp ngoài cùng và phân lớp sát lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó.

Câu 29: Nguyên tử sulfur có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về nguyên tử sulfur?

A. Lớp ngoài cùng của sulfur có 6 electron.

B. Trong bảng tuần hoàn sulfur nằm ở chu kì 3.

C. Hạt nhân nguyên tử sulfur có 16 electron.

D. Sulfur nằm ở nhóm VIA.

Câu 30: Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây?

A. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trên nguyên tử được xếp thành một hàng.

C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

ĐÁP ÁN

1-C

2-D

3-C

4-B

5-C

6-B

7-A

8-C

9-A

10-A

11-A

12-B

13-C

14-C

15-B

16-C

17-C

18-C

19-A

20-C

21-B

22-A

23-B

24-C

25-A

26-D

27-B

28-A

29-C

30-D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 10 CTST năm 2022-2023. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.  

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON