YOMEDIA

Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em hiểu hơn về lối sống giản dị của Bác Học247 xin mời các em cùng tham khảo bài văn mẫu Chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch dưới đây. Đồng thời, bài văn mẫu này còn giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn lập luận chứng minh có bố cục đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài và kết bài. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn phân tích câu tục ngữ Có chí thì nên.

ATNETWORK

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

- Giới thiệu về lối sống giản dị, thanh bạch của Bác mặc dù Bác trên cương vị tối cao của đất nước.

b. Thân bài:

* Bác giản dị trong cách ăn:

- Bữa ăn chỉ có vài ba món rau, dưa, khi ăn Bác không để rơi một hạt cơm nào.

- Dịp lễ tết, có món gì lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng.

- Thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.

* Bác Hồ giản dị trong cách mặc:

- Bộ quần áo cũ sờn vai, đôi dép lốp đã mòn.

- Được tặng nhiều quần áo mới nhưng Bác đem tặng lại những chiến sĩ, đồng bào thiếu thốn.

* Giản dị trong cách ở:

- Ở nhà sàn, căn phòng bày trí đơn giản nhưng gọn gàng ngăn nắp “Nhà lá đơn sơ một góc vườn/Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn”.

- Những ngày ở Việt Bắc Bác sống trong hang đá, cuộc sống cháo bẹ, rau măng nhưng vẫn lạc quan.

- Khi đất nước thống nhất Người được đó về dinh chủ tịch nhưng Người vẫn muốn sống ở ngôi nhà sàn đơn sơ.

- Bác giản dị, tiết kiệm trong chi tiêu, sinh hoạt. Bác tự trồng rau, nuôi cá, nếu có chi tiêu gì Bác cũng trích từ lương của mình.

* Bác còn thể hiện sự giản dị trong lời nói và bài viết:

- Khi sáng tác văn, thơ Bác đặt ra câu hỏi viết cho ai và viết như thế nào. Bác sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày rất gần gũi với người dân.

- Lúc người đọc “Tuyên Ngôn Độc Lập”, Người đã dừng lại và hỏi một câu rất thân tình “Tôi nói mọi người có nghe rõ không”...

c. Kết bài:

- Khẳng định lại lối sống giản dị, thanh bạch của Bác.

- Rút ra bài học về tính giản dị cho học sinh và mọi người.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy chứng minh rằng Bác Hồ sống vô cùng giản dị, thanh bạch.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Sinh thời, Bác Hồ thường căn dặn đồng bào, đồng chí phải biết “Cần, kiệm, liêm, chính” và chính bản thân Bác đã gương mẫu thực hiện lối sống rất mực văn minh đó. Trong đời sống hàng ngày, Người vô cùng giản dị, thanh bạch.

Với cương vị một Chủ tịch nước, Bác có quyền được hưởng những chế độ đãi ngộ đặc biệt xứng đáng với vị trí của mình. Nhưng thật lạ kỳ, dù khi cách mạng còn trong thời kỳ khó khăn, gian nan hay khi đã thành công, Bác vẫn giữ lối giản dị từ cái ăn, cái mặc, cái ở đến cách làm việc đời thường.

Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá ba món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm. Nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: “Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…”

Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần - người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.

Không chỉ vậy, những ngôi nhà Bác từng ở cũng theo Người đi vào huyền thoại. Chẳng ai có thể quên được hang Pắc Bó, núi Các Mác, suối Lênin nơi Bác ở trong những năm 1941 khi vừa về nước. Kháng chiến thành công Người lại lần lượt ở những ngôi nhà ba gian rồi nhà sàn “lộng gió thời đại” như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng ca ngợi. Những ngôi nhà ấy có thể khác nhau về kiểu dáng nhưng đều chung nhau ở sự nhỏ nhắn, đơn giản. Những vật dụng trong đó cũng rất ít ỏi, ngoài những đồ đạc tôi thiết phục vụ cuộc sống và công việc của Người: chiếc giường, chiếc tủ, chiếc bàn, chiếc đèn, chiếc giá sách... cũng chỉ có một lọ hoa nhỏ để trang trí. Bác đã từng được tặng một chiếc điều hòa, các đồng chí phục vụ Bác từng rất háo hức gắn thêm vào đó một lọ nước hoa nhỏ nhưng cuối cùng Bác lại từ chối nó để tặng những người thương binh mà theo Bác là “cần nó hơn”.

Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pác Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ. Nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17 tháng 5 năm 1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14m2 cho đến lúc qua đời.

Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Bác Hồ - vị cha già kính yêu của dân tộc. Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính đó, Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Bác thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.

Nhắc tới Bác - một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lý do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!

Người giản dị, đơn sơ trong chính sinh hoạt của mình. Sau nhiều năm phiêu bạt ở nước ngoài, Bác chịu nhiều gian khổ, làm đủ thứ nghề như: nghề phụ bếp trên một chiếc tàu buôn, nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn… Trên hành trình ấy, có bao nhiều gian khổ mang Bác chưa trải qua, và cuối cùng Bác về nước, mang đến cho chúng ta một tia sáng hy vọng của tự do, của độc lập. Có lẽ sau nhiều năm sống trong gian lao nên đức tính của Bác cũng được trau dồi, đơn giản mà thanh tao. Bác về Việt Nam, nơi bác ở chỉ là một chiếc nhà sàn đơn sơ. Một chiếc giường mây, một bộ bàn ghế và một chiếc tủ với vài ba bộ quần áo sần. Đôi dép cao su của Bác đã theo Người đi không biết bao nhiêu chặng đường, nó trở thành biểu tượng cho sự đơn sơ giản dị của Người. Hàng ngày Bác chỉ ăn vài ba món đạm bạc như tương cà, rau, giá... Lối sống của Bác rất chi giản dị nhưng không kém đi sự tao nhã khi bác có thú vui nuôi cá và đánh cờ, làm thơ. Bác nổi tiếng với nhiều bài thơ như: Ngục trung nhật ký, Tức Cảnh Pác Bó… Đời sống tinh thần của người vô cùng phong phú và thanh cao, còn ngược lại đời sống vật chất của Người rất giản dị và đơn sơ. Đây cũng chính là đức tính quý báu mà ít vị lãnh tụ nào của một đất nước có.

Đặc biệt nhất vẫn là trong cách làm việc và trong quan hệ với mọi người. Chẳng ai có thể nghĩ được rằng, một vị lãnh tụ lại có thể gần gũi như thế. Những việc Bác có thể tự làm đều không cần phiền đến người khác. Xung quanh cũng có rất ít người giúp việc, đa số đều là những người thân cận. Nơi làm việc của Người lúc nào cũng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Khi sáng tác nghệ thuật, Người luôn đặt ra cho mình những câu hỏi: “Viết cho ai? Viết khi nào? Viết để làm gì? Viết như thế nào?”. Từ đó mà mỗi tác phẩm của Bác đều đạt được những mục đích mà Người đề ra. Ví dụ như khi nói chuyện với nhân dân, Người nói bằng giọng điệu hết sức thân tình, ngôn ngữ dễ hiểu. Khi trả lời phỏng vấn của nhà báo nước ngoài, Bác trả lời bằng tiếng nước ngoài và vô cùng khúc triết, thể hiện học thức uyên bác. Đối với những người xung quanh, Bác luôn đối xử bình đẳng và tôn trọng. Bác luôn quan tâm và yêu quý nhân dân như người thân trong gia đình. Bác thường xuyên đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến… Qua phân tích trên, có thể thấy, Bác Hồ chính là một tấm gương sáng ngời cho lối sống giản dị mà thanh cao.

Đối với việc ăn uống cũng của Bác thật đạm bạc, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Vào những dịp lễ tết, có món gì ngon lạ, ngon Bác đều mời anh chị phục vụ ăn cùng. Những thức ăn còn lại Bác sắp xếp tươm tất, Bác không muốn để người khác ăn phần thừa của mình.

Ngay cả trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Những công việc có thể tự làm, Bác không để ai phải giúp đỡ. Đối với nhân dân, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Có thể kể đến những việc đi thăm nhà tập thể công nhân, viết thư cho một đồng chí hay nói chuyện với các cháu miền Nam hoặc đi thăm và tặng quà cho các cụ già mỗi khi Tết đến…

Phong cách sống giản dị mà thanh cao của Bác khiến mỗi người dân Việt Nam không khỏi ngưỡng mộ và tự hào. Mỗi chúng ta hãy cố gắng học tấm và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON