Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 7 tư liệu văn mẫu cảm nghĩ về bài văn Một thứ quà của lúa non: Cốm của nhà văn Thạch Lam. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo bài giảng Một thứ quà của lúa non: Cốm để nắm vững được những nội dung kiến thức cần đạt.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
- Thạch Lam (1910 - 1942) là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Ông viết nhiều về số phận của những con người nghèo khổ, dành cho họ tình cảm xót thương rất chân thành. Truyện ngắn Thạch Lam nhẹ nhàng, tinh tế mà không kém phần sâu sắc, xúc động. Ngoài ra, Thạch Lam còn rất thành công ở thể kí, nhất là khi viết về bản sắc văn hóa lâu đời của con người Hà Nội.
- Bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm” trích trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”, xuất bản năm 1943 là một ví dụ tiêu biểu.
b. Thân bài
- Nội dung
- Tác giả giới thiệu cốm là một món quà đặc biệt chỉ riêng Hà Nội mới có bằng tình cảm yêu mến, tự hào.
- Khẳng định: Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ...
- Nêu rõ mùa cốm, nguồn gốc của cốm và cách thức chế biến cốm.
- Cốm Vòng nổi tiếng nhất, ngày xưa dùng để tiến vua.
- Con người thưởng thức món cốm là thưởng thức hương vị của đồng quê nội cỏ, của trời và đất. Món cốm gắn liền với đời sông tình cảm của người Việt.
- Nghệ thuật
- Giọng điệu bài văn nhịp nhàng, âm hưởng trầm bổng, du dương.
- Ngôn ngữ chọn lọc, traụ chuốt, giàu hình ảnh gợi tả, gợi cảm, khơi dậy niềm xúc động
- trong lòng người đọc.
c. Kết bài
- Giữa món ăn dân dã là món cốm với người nông dân Việt Nam có những nét tương đồng: tự nhiên, thuần hậu, chất phác nhưng đáng quý vô cùng.
- Bài văn đẹp và hay giống như một bài thơ trữ tình xuất sắc.
Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về bài văn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam.
Gợi ý làm bài
Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh năm 1910 trong một gia đình công chức khá giả. Ông là một trong những cây bút chủ chốt của Tự lực văn đoàn vào những năm ba mươi của thế kỉ XX. Sự nghiệp văn chương đang trên đà phát triển thì ông bị bệnh nặng và mất sớm vào năm 1942, khi mới ngoài ba mươi tuổi. Thông qua đề tài về những số phận bất hạnh trong xã hội đương thời, nhà văn bộc lộ lòng nhân ái sâu xa trước cảnh sống cơ cực của người nghèo. Truyện ngắn và tùy bút của Thạch Lam mang phong cách nhẹ nhàng, trong sáng và tinh tế. Ông đã có những đóng góp đáng quý cho sự nghiệp phát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Bài “Một thứ quà của lúa non: Cốm”, trích trong tập tùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường”, xuất bản năm 1943, viết về cảnh sắc và phong vị Hà Nội, đặc biệt là những thứ quà, những món ăn dân dã, bình dị mà đậm đà hương vị, thể hiện sự khéo léo trong bản sắc văn hóa lâu đời của người dân đất kinh kì
Nhà văn đã đưa ra nhận xét tinh tế về món cốm, một đặc sản lâu đời của Hà Nội: Cốm là thứ quà riêng biệt của đất nước, là thức dângcủa những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ... Bằng tình cảm trân trọng, tác giả đã phát hiện ra nét đẹp văn hóa dân tộc ẩn chứa trong thứ quà quen thuộc ấy.
Đọc kĩ bài văn ta mới thấy được cái hay, cái đẹp của nó. Bao trùm toần bài là giọng điệu trữ tình, vốn là thế mạnh của Thạch Lam. Cảm xúc dạt dào dường như tuôn chảy trong từng chữ, từng câu, khiến cho bài tùy bút giống như một bài thơ lãng mạn và bay bổng.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu,mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Sự chuyển mạch của cảm xúc trong bài văn rất tự nhiên. Tác giả luận bàn từ nguồn gốc, giá trị của cốm đến cách thưởng thức cốm. Bởi côm là món quà thanh nhã nên nó không phải thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ. Lúc bây giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non, và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc. Thêm vào cái mùi hơi ngát của lá sen già, ướp lấy từng hạt cốm một còn giữ lại cái ấm áp của những ngày mùa hạ trên hồ. Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, củng như trời sinh cốm nằm ủ trong lả sen... Cũng bởi cốm là món quà trang nhã của Thần Nông đem đến cho ta từ những cánh đồng bát ngát nên nó không chấp nhận được những gì phàm tục. Ăn cốm ta phải ăn từng chút một, vừa nhai nhỏ nhẹ vừa ngẫm nghĩ đến vị thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa làm đòng, vị ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch. Ta sẽ thấy ăn một miếng cốm là nuốt cả hương thơm của đồng què vào lòng.
Quả là không thừa khi tác giả đưa ra lời khuyên những người mua cốm: Hỡi các bà mua hàng! Chớ có thọc tay hay mân mê thức quà thần tiên ấy, hãy nhẹ nhàng mà nâng đỡ, chút chiu mà vuốt ve. Phải nên kính trọng cái lộc của Trời, cái khéo léo của người, và sự cố sức tiềm tàng và nhẫn nại của thần Lúa. Sự thưởng thức của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm.
Bài văn chính là tiếng nói của lòng yêu mến chân thành của nhà văn đối với những sản vật bình dị mang đậm hồn quê hương, đất nước.
Bài văn trên đây xứng đáng được coi là một bài thơ trữ tình xuất sắc. Từ món ăn dân dã là cốm, tác giả đã đề cập đến nhiều điều có ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống. Có một cái gì đó thật gần gũi giữa hương vị thanh đạm của cốm với phẩm chất thuần hậu, chất phác của những người nông dân một nắng hai sương, gắn bó với mảnh đất của tổ tiên, ông cha để lại; đổ bao mồ hôi, công sức để làm ra hạt lúa nuôi đời.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn nghị luận phát biểu cảm nghĩ về bài văn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của nhà văn Thạch Lam sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)