YOMEDIA

Bộ đề cương ôn tập học kì 2 năm 2018-2019 môn Ngữ văn lớp 12

Tải về
 
NONE

Bộ đề cương ôn tập học kì 2 năm 2018-2019 môn Ngữ văn lớp 12 được Học247 sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp các em ôn tập và hệ thống lại các kiến thức đã học của chương trình học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12. Thông qua bộ đề cương này, các em sẽ nắm được hệ thống toàn bộ kiến thức để chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 2 NĂM 2018-2019

MÔN NGỮ VĂN LỚP 12

ĐỀ CƯƠNG 1:

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

I/ Phạm vi và yêu cầu của phần đọc - hiểu.

1/ Phạm vi:

  • Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
  • Văn bản trong chương trình (Nghiêng nhiều về các văn bản đọc thêm)
  • Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
  • Văn bản nhật dụng (Loại văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại như: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý,... Văn bản nhật dụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản song có thể nghiêng nhiều về loại văn bản nghị luận và văn bản báo chí).

2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc - hiểu

  • Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,...
  • Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
  • Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
  • Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
  • Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn.

II/ Những kiến thức cần có để thực hiện việc đọc – hiểu văn bản

1/ Kiến thức về từ:

  • Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt...
  • Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái...

2/ Kiến thức về câu:

  • Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
  • Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
  • Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,...

3/ Kiến thức về các biện pháp tu từ:

  • Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,...
  • Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,...
  • Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,...

4/ Kiến thức về văn bản:

  • Các loại văn bản.
  • Các phương thức biểu đạt.

III. Phong cách chức năng ngôn ngữ:

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:

2. Phong cách ngôn ngữ khoa học:

3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:

4. Phong cách ngôn ngữ chính luận:

5. Phong cách ngôn ngữ hành chính:

6. Phong cách ngôn ngữ báo chí:

IV. Phương thức biểu đạt:

1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):

  • Khái niệm: Tự sự là kể lại, thuật lại sự việc, là phương thức trình bày 1 chuỗi các sự việc, sự việc này đẫn đến sự việc kia, cuối cùng kết thúc thể hiện 1 ý nghĩa.
  • Đặc trưng:
    • Có cốt truyện.
    • Có nhân vật tự sự, sự việc.
    • Rõ tư tưởng, chủ đề.
    • Có ngôi kể thích hợp.

2. Miêu tả.

  • Miêu tả là làm cho người đọc, người nghe, người xem có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người (Đặc biệt là thế giới nội tâm) như đang hiện ra trước mắt qua ngôn ngữ miêu tả.

3. Biểu cảm: Là bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

4. Nghị luận: Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.

5. Thuyết minh: Được sử dụng khi cần cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về 1 sự vật, hiện tượng nào đó cho người đọc, người nghe.

V. Phương thức trần thuật:

  • Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (Lời trực tiếp)
  • Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu mình.
  • Trần thuật từ ngôi thứ 3 của người kể chuyện tự giấu minh, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọnh điệu của nhân vật trong tác phẩm (Lời nửa trực tiếp)

VI. Phép liên kết: Thế - Lặp - Nối - Liên tưởng - Tương phản - Tỉnh lược...

VII. Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.

  • Giáo viên cần giúp HS ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác:
    • So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy...
    • Có kĩ năng nhận diện các biện pháp tu từ được sử dụng trong 1 văn bản thơ hoặc văn xuôi và phân tích tốt giá trị của việc sử dụng phép tu từ ấy trong văn bản.

VIII. Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; Song hành; Qui nạp...

XIX. Các thể thơ:

- Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; Song thất lục bát; Thất ngôn; Thơ tự do; Thơ ngũ ngôn, Thơ 8 chữ...

PHẦN II: VĂN HỌC VIỆT NAM

1. Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

2. Vợ nhặt (Kim Lân)

3. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)

4. Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi)

5. Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

6. Hồn Trương Ba, da Hàng Thịt (Lưu Quang Vũ)

PHẦN III: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI

1. Thuốc (Lỗ Tẫn)

2. Số phận con người (Sô-Lô-Khốp)

3. Ông Già và biển cả (Hê-Minh-Uê)

ĐỀ CƯƠNG 2:

PHẦN TIẾNG VIỆT

1. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ

Bài 1: Phong cách ngôn ngữ khoa học

1- Khái niệm ngôn ngữ khoa học: ngôn ngữ dùng trong các văn bản khoa học, trong phạm vi giao tiếp về những vấn đề khoa học.văn bản khoa học chuyên sâu, văn bản khoa học giáo khoa và văn bản khoa học phổ cập.

2- Đặc trưng cơ bản: tính trừu tượng, khái quát; tính lí trí, logic; tính khách quan, phi cá thể.

Bài 2: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

1- Khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt : lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm, đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống thường nhật. chủ yếu ở dạng nói (khẩu ngữ), dạng viết (thư từ, nhật kí, nhắn tin,...)

2- Đặc trưng cơ bản: tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể

3- Xác định những đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: thể hiện qua các phương tiện ngôn ngữ về tính cụ thể (thời gian, địa điểm, con người, sự việc,... cụ thể trong từng cuộc hội thoại), tính cảm xúc (giọng điệu nói, từ cảm thán, câu cảm thán, biểu hiện nội tâm,...), tính cá thể (lời nói mang giọng điệu riêng của từng người).

Bài 3: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

1- Khái niệm ngôn ngữ nghệ thuật : (với nghĩa chuyên môn) ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức năng thông tin mà quan trọng hơn là có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao gồm ngôn ngữ trong các tác phẩm tự sự, trữ tình và tác phẩm sân khấu.

2- Đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể hóa.

Bài 4: Phong cách ngôn ngữ báo chí

1- Hiểu biết sơ bộ về một số loại báo chí: phân biệt theo phương tiện (báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử) theo định kì xuất bản (nhật báo, tuần báo, nguyệt báo, niên báo,…)theo lĩnh vực (báo Văn nghệ, Khoa học và đời sống, Pháp luật, Giáo dục và thời đại,…)…

2- Ngôn ngữ báo chí: ngôn ngữ được dùng trong các thể loại chủ yếu của báo chí (bản tin, phóng sự, phỏng vấn, quảng cáo, tiểu phẩm,…), với chức năng cơ bản là thông báo tin tức thời sự và dư luận xã hội theo một chính kiến nhất định. Ngôn ngữ dùng để thông báo tin tức thời sự trong nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội

3- Đặc trưng cơ bản: tính thời sự cập nhật, tính thơng tin ngắn gọn, tính sinh động hấp dẫn.

Bài 5: Phong cách ngôn ngữ chính luận

1. Kiểu diễn đạt dùng trong văn bản bày tỏ chính kiến, lập trường, thái độ với những vấn đề thiết thực của đời sống văn bản chính luận

2. Có hai dạng: dạng viết (xã luận, tuyên ngôn ..); dạng nói (diễn thuyết, phát biểu …)? tuyên truyền giáo dục, thuyết phục người khác có hành động đúng.

3. Đặc trưng cơ bản: Tính công khai về chính kiến; tính chặt chẽ trong lập luận; tính truyền cảm mạnh mẽ thuyết phục về lí trí, tình cảm.

Bài 6: Phong cách ngôn ngữ hành chính

1- Văn bản hành chính có kết cấu ba phần; sử dụng từ hành chính, rõ ràng chính xác; giao tiếp trong phạm vi giữa cơ quan nhà nước với  người dân, người dân với cơ quan nhà nước. Văn bản sử dụng trong hoạt động giao tiếp mang tính khuôn mẫu, chính xác và công vụ.

2- Cách trình bày theo một kết cấu thống nhất; về từ ngữ sử dụng lớp từ hành chính; kiểu kết cấu của một câu.

3- Đặc trưng cơ bản: Tính khuôn mẫu; tính minh bạch; tính  công vụ

2. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

  • Một số biện pháp tu từ từ vựng:
  • So sánh: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt; tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động.
  • Nhân hoá: làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm; làm cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật được gần gũi với con người hơn.
  • Ẩn dụ: làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu cảm. Ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người nghe.
  • Hoán dụ: nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
    • Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:
      • Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.               
      • Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
      • Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.     
      • Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
  • Điệp từ; điệp ngữ: vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
  • Nói quá: nhằm tô đậm tính chất của sự vật, đồng thời gây ấn tượng mạnh đối với người tiếp nhận.
  • Nói giảm, nói tránh: nhằm làm giảm nỗi đau thương hoặc đảm bảo tính tế nhị, lịch thiệp trong giao tiếp.
  • Tương phản, đối lập: nhằm tô đậm ý muốn diễn đạt, làm cho lối diễn đạt sinh động, ấn tượng.
  • Chơi chữ:Là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa nhằm tạo ra những cách hiểu bất ngờ và lí thú.
  • Sử dụng từ láy: Gợi ra nhiều những vấn đề liên quan (láy tượng hình "gợi hình ảnh; láy tượng thanh" gợi âm thanh)
    • Một số biện pháp tu từ  cú pháp:
  • Câu hỏi tu từ: để khẳng định, phủ định, hoặc bày tỏ thái độ, cảm xúc một vấn đề nào đó.
  • Đảo trật tự cú pháp: nhằm nhấn mạnh tính chất, đặc điểm... của đối tượng cần miêu tả.
  • Liệt kê: sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại nhằm mục đích nhấn mạnh ý.
  • Câu đặc biệt: có tác dụng nhấn mạnh sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, bộc lộ cảm xúc.
  • Điệp cấu trúc câu có tác dụng nhấn mạnh, khẳng định.
  • Phép lặp cú pháp: Lặp kết cấu ngữ pháp; Lặp từ ngữ, lặp cú pháp.
  • Phép chêm xen: Đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu sau bộ phận được chú thích, xen vào ghi chú thêm một thông tin nào đó và tách ra bằng ngữ điệu khi nói, đọc; viết bằng dấu phẩy, ngoặc đơn hoặc dấu gạch ngang; có tác dụng ghi chú giải thích.
  • Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu: Phối hợp với nhịp điệu và âm thanh còn có sự điệp từ ngữ và điệp cú pháp. Sự phối hợp giữa nhịp ngắn với nhịp dài dàn trải tạo nên âm hưởng khi khoan thai, khi dồn dập mạnh mẽ; thích hợp với một lời kêu gọi.
  • Điệp âm; điệp vần; điệp thanh: Sự lặp lại và phối hợp phụ âm đầu trong các tiếng miêu tả trang thái ẩn hiện trên diện rộng.

3. LUẬT THƠ

  • Là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
  • Một số thể thơ truyền thống:
    • Thể thơ Lục bát (sáu - tám) về số tiếng, vần, nhịp, hòa thanh.
    • Thể song thất lục bát (gọi là thể gián thất hay song thất) về số tiếng, vần, nhịp, hòa thanh.
    • Các thể ngũ ngôn Đường luật (gồm có 2 thể chính ngũ ngôn tứ cú - 5 tiếng 4 dòng; ngũ ngôn bát cú 5 tiếng 8 dòng) về số tiếng, vần, nhịp, hòa thanh.
    • Các thể thất ngôn Đường luật (thất ngôn tứ cú và thất ngôn bát cú - niêm luật, kết cấu chặt chẽ) về số tiếng, vần, nhịp, hài thanh lưu ý luật B – T.
    • Các thể thơ hiện đại rất đa dạng và phong phú ở số tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ văn xuôi.

4. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

  • Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ;  Ngữ cảnh;  Nhân vật giao tiếp
  • Hàm ý

5. MỘT SỐ KIẾN THỨC KHÁC

  • Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt
  • Nghĩa của câu (Nghĩa sự việc: Thành phần phản ánh sự tình ứng với sự việc mà câu đề cập đến; Nghĩa tình thái: Thành phần phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hay với người đối thoại).
  • Từ Hán Việt      
  • Đặc điểm loại hình tiếng Việt:
  • Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

PHẦN LÀM VĂN

1.Thao tác lập luận:

a. Thao tác lập luận giải thích:

  • Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
  • Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
  • Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.

b. Thao tác lập luận phân tích:

  • Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
  • Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.

c. Thao tác lập luận chứngminh:

  • Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa  nhận để chứng tỏ đối tượng.
  • Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.

d. Thao tác lập luận so sánh:

  • Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
  • Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.

e. Thao tác lập luận bình luận:

  • Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
  • Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.

g. Thao tác lập luận bác bỏ:

  • Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai.
  • Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
  • Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.
  • Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.
  • Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.
  • Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.

2. Các phương thức biểu đạt:

a. Tự sự: là dùng ngôn ngữ để kể một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc. Ngoài ra, người ta không chỉ chú trọng đến kể việc mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, mới mẻ về bản chất của con người và cuộc sống.

  • Cách nhận biết phương thức tự sự: có cốt truyện, có nhân vật, có diễn biến sự việc, có những câu văn trần thuật. Tự sự thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ (khi muốn kể sự việc).

b. Miêu tả: là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

  • Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….).

c. Biểu cảm  là dùng ngôn ngữ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của mình về thế giới xung quanh.

  • Dấu hiệu nhận biết phương thức biểu cảm : có các câu văn, câu thơ miêu tả  cảm xúc, thái độ của người viết hoặc của nhân vật trữ tình. (Nhớ là cảm xúc của người viết, chứ không hẳn là cảm xúc của nhân vật trong truyện nhé).

d. Thuyết minh là cung cấp, giới thiệu, giảng giải,,…những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó cho những người cần biết nhưng còn chưa biết.

  • Nhận biết phương thức thuyết minh hơi rắc rối hơn chút: có những câu văn chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng,người ta cung cấp kiến thức về đối tượng, nhằm mục đích làm người đọc  hiểu rõ về đối tượng nào đó.

e. Nghị luận là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

  • Dấu hiệu nhận biết phương thức nghị luận : Có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết.Nghị luận thường đi liền với thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận

g. Hành chính công vụ: Là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí (thông tư, nghị định, đơn từ, báo cáo, hóa đơn, hợp đồng…).

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF