YOMEDIA

Bộ câu hỏi trắc nghiệm về sự ăn mòn kim loại môn Hóa học 12 năm 2020

Tải về
 
NONE

Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Hóa học 12 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Bộ câu hỏi trắc nghiệm về sự ăn mòn kim loại môn Hóa học 12 năm 2020. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP VỀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020

 

1. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

A. Ăn mòn kim loại là sự phá huỷ kim loại và hợp kim dưới tác dụng của môi trường xung quanh.

B. Ăn mòn kim loại là một quá trình hoá học trong đó kim loại bị ăn mòn bởi các axit trong môi trường không khí.

C. Trong qúa trình ăn mòn, kim loại bị oxi hoá thành ion của nó.

D. Ăn mòn kim loại được chia làm 2 dạng : ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.

2. Chất nào sau đây trong khí quyển không gây ra sự ăn mòn kim loại ?

A. O2.                          B. CO2.                       C. H2O.                       D. N2.

3. Phản ứng hoá học nào xảy ra trong sự ăn mòn kim loại ?

A. Phản ứng trao đổi.                                      B. Phản ứng oxi hoá – khử.

C. Phản ứng thuỷ phân.                                  D. Phản ứng axit – bazơ.

4. Sự ăn mòn kim loại không phải là :

A. sự khử kim loại.                                                  

B. sự oxi hoá kim loại.

C. sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

D. sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất.

5. Sự phá huỷ kim loại do kim loại tác dụng trực tiếp với các chất oxi hoá trong môi trường gọi là :

A. sự khử kim loại.                                         B. sự tác dụng của kim loại với nước.

C. sự ăn mòn hoá học.                                    D. sự ăn mòn điện hoá.

6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học ?

A. ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện.

B. ăn mòn hoá học làm phát sinh dòng điện một chiều.

C. Kim loại tinh khiết sẽ không bị ăn mòn hoá học.

D. Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

7. Sự phá huỷ kim loại (không nguyên chất) hay hợp kim do tác dụng của dung dịch chất điện li và tạo nên dòng electron chuyển dời từ cực âm sang cực dương gọi là :

A. sự khử kim loại.                                         B. sự tác dụng của kim loại với nước.

C. sự ăn mòn hoá học.                                    D. sự ăn mòn điện hoá.

8. Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hoá là :

A. Các điện cực phải tiếp xúc với nhau hoặc được nối với nhau bằng một dây dẫn.

B. Các điện cực phải được nhúng trong dung dịch điện li.

C. Các điện cực phải khác nhau về bản chất.

D. Cả ba điều kiện trên.

9. Câu nào đúng trong các câu sau ? Trong ăn mòn điện hoá học, xảy ra

A. sự oxi hoá ở cực dương.                        

B. sự khử ở cực âm.

C. sự oxi hoá ở cực dương và sự khử ở cực âm.   

D. sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương.

10. Nếu vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn      

A.  kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.        B. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.          D. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hoá.

11. Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb ; Fe và Zn ; Fe và Sn ; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là :

A. 4.                            B. 1.                            C. 2.                            D. 3.

12. Quá trình ăn mòn vỏ mạn tàu thuỷ (chế tạo từ thép cacbon) ở khu vực mạn tàu tiếp xúc với nước biển và không khí là quá trình ăn mòn

A. kim loại.                 B. hoá học.                  C. điện hoá.                 D. cacbon.

13. Trong các trường hợp sau, trường hợp kim loại bị ăn mòn điện hoá học là :

A. kim loại Zn trong dung dịch HCl.             B. thép cacbon để trong không khí ẩm.

C. đốt dây sắt trong khí oxi.                           D. kim loại đồng trong dung dịch HNO3 loãng.

14. Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là :

A. thiếc.                                                           B. cả 2 đều bị ăn mòn như nhau.

C. sắt.                                                              D. không kim loại nào bị ăn mòn.

15. Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào sắt bị gỉ chậm nhất ?

A. Sắt tráng kẽm.                                            B. Sắt tráng thiếc.      

C. Sắt tráng niken.                                          D. Sắt tráng đồng.

166. Một chiếc chìa khoá làm bằng hợp kim Cu – Fe bị rơi xuống đáy giếng. Sau một thời gian chiếc chìa khoá sẽ

A. bị ăn mòn hoá học.                         B. bị ăn mòn điện hoá.

C. không bị ăn mòn.                                       D. ăn mòn điện hoá hoặc hoá học.

17. Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

A. cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hoá.         B. cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hoá.

C. chỉ có Pb bị ăn mòn điện hoá.                    D. chỉ có Sn bị ăn mòn điện hoá.

18. Một sợi dây Cu nối với một sợi dây Fe để ngoài không khí ẩm, sau một thời gian có hiện tượng

A. Dây Fe và dây Cu bị đứt.                          B. Ở chỗ nối dây Fe bị đứt.   

C. Ở chỗ nối dây Cu bị mủn và đứt.             D. Không có hiện tượng gì.

19. Một lá Al được nối với một lá Zn ở một đầu, đầu còn lại của 2 thanh kim loại đều được nhúng trong dịch muối ăn. Tại chỗ nối của 2 thanh kim loại sẽ xảy ra quá trình nào ?

A. Ion Zn2+ thu thêm 2e để tạo Zn.                           

B. Ion Al3+ thu thêm 3e để tạo Al.

C. Electron di chuyển từ Al sang Zn.           

D. Electron di chuyển từ Zn sang Al.

20. Có 4 dung dịch riêng biệt : a) HCl,  b) CuCl2, c) FeCl3, d) HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là:

A. 0.                            B. 1.                            C. 2.                            D. 3.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm về sự ăn mòn kim loại môn Hóa học 12 năm 2020. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON