YOMEDIA

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Đoàn Thượng

Tải về
 
NONE

HOC247.Net đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các em Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 của Trường THPT Đoàn Thượng. Hy vọng với tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các em trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình.

ATNETWORK
YOMEDIA

BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG

 

 

NHẬN BIẾT

Câu 1. Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là công dân bình đẳng về

A. quyền và nghĩa vụ.                                    

B. quyền và trách nhiệm pháp lí.

C. nghĩa vụ và trách nhiệm.                          

D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 2. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình là công dân bình đẳng về

A.  trách nhiệm pháp lí.                                               B. trách nhiệm kinh tế.

C.  trách nhiệm xã hội.                                                D. trách nhiệm chính trị.

Câu 3. Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước

A. ngăn chặn.                                                             B. phòng ngừa.

C. xử lí tùy tiện.                                                          D. xử lí nghiêm minh.

Câu 4. Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi

A. không cẩn thận.                                                     B. vi phạm pháp luật.

C. thiếu suy nghĩ.                                                       D. thiếu kế hoạch.

Câu 5. Để mọi công dân đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí, Nhà nước không ngừng đổi mới và hoàn thiện 

A. phương pháp tiếp cận.                                           B. hệ thống pháp luật. 

C. thể chế chính trị.                                                    D. quy trình giám sát. 

Câu 6. Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của

A. Nhà nước và công dân.                                          B. Nhà nước và xã hội.

C. tất cả các cơ quan nhà nước.                                 D. tất cả mọi người trong xã hội.

Câu 7. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải 

A. có trách nhiệm bồi thường.                                   B. ghi vào lí lịch cá nhân.

C. chịu trách nhiệm pháp lí.                                      D. bị quản chế hành chính.

Câu 8. Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không

A. tách rời nhau.                                                        B. tác động nhau.

C. liên quan với nhau.                                               D. ảnh hưởng đến nhau.

Câu 9. Công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí

A. như nhau.          

B. giống nhau.        

C. ngang nhau.        

D. tương tự nhau.

Câu 10. Vợ chồng cùng bàn bạc và thống nhất phương pháp giáo dục con cái là thể hiện nội dung quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong 

A. môi trường xã hội.                                                 B. định hướng nghề nghiệp. 

C. quan hệ nhân thân.                                               D. phạm vi gia tộc. 

Câu 11. Theo quy định của pháp luật, cha mẹ không được tạo cho con 

A. áp lực.                   

B. thử thách.              

C. cơ hội.                   

D. kì vọng. 

Câu 12. Tài sản của vợ, chồng được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kì hôn nhân được gọi là tài sản

A. bố mẹ cho con.                                                     B. chung của vợ và chồng.

C. thừa kế của con.                                                  D. riêng của vợ hoặc chồng.

Câu 13. Vợ  chồng  cùng  bàn  bạc  và  lựa  chọn  nơi  cư  trú  là  thực  hiện  quyền  bình  đẳng trong quan hệ

A. xã hội.         

B. đối ngoại.                         

C. nhân thân.         

D. mua bán.

Câu 14. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ

A. giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

B. giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.

C. giữa cha mẹ và con trên nguyên tắc không phân biệt đối xử.

D. giữa anh chị em dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.

Câu 15. Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tự do tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của mình là thực hiện quyền

A. phân phối.                       B. đầu tư.                            C. quản lí.                           D. lao động. 

Câu 16. Quyền bình đẳng trong kinh doanh là

A. tự chủ đăng kí kinh doanh.                                      B. nộp thuế đầy đủ theo quy định.

C. bảo vệ cảnh quan, di tích lịch sử.                           D. kinh doanh theo quy định trong Hiến pháp.

Câu 17. Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động là 

A. ủy quyền.                      B. đại diện.                            C. tự nguyện.                     D. định hướng.

Câu 18. Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về

A. quyền tự do sử dụng sức lao động theo khả năng của mình.

B. quyền lựa chọn việc làm.

C. đặc quyền của người sử dụng lao động.

D. quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Câu 19. Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thể hiện trong 

A. quy chế chi tiêu nội bộ.                                          B. cơ hội tìm kiếm việc làm.

C. quy trình quản lí nhân sự.                                      D. nội dung hợp đồng lao động.

Câu 20. Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là biểu hiện bình đẳng trong 

A. kinh doanh.                                                             B. lao động.                

C. quan hệ liên ngành.                                                D. quản lí thị trường.

Câu 21. Các dân tộc trong một quốc gia đều được nhà nước và pháp luật 

A. tôn trọng.                            B. tôn vinh.                             C. ưu ái.                       D. ưu tiên.

Câu 22. Nhà nước tạo mọi điều kiện để công dân thuộc các dân tộc khác nhau đều được bình đẳng về 

A. cơ hội học tập.                                                        B. nhu cầu hưởng thụ. 

C. mức thuế thu nhập.                                                D. phát triển kĩ năng. 

Câu 23. Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là

A. nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, trả công lao động.

B. mọi công dân không phân biệt độ tuổi , giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm.

C. lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.

D. ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.

Câu 24. Bình đẳng trong lao động nghĩa là mọi công dân được

A. tự do tìm kiếm việc làm.                                         B. thay đổi mô hình sản xuất.

C. xét miễn giảm các loại thuế.                                  D. chủ động điều chỉnh doanh thu.

Câu 25. Sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là

A. bình đẳng trong lao động.                                      B. nghĩa vụ lao động.

C. hợp đồng lao động.                                                D. dân chủ trong lao động.

Câu 26. Dân tộc được hiểu theo nghĩa là

A. một bộ phận dân cư của 1 quốc gia.                      B. một dân tộc thiểu số.

C. một dân tộc ít người .                                             D. một cộng đồng có chung lãnh thổ.

Câu 27. Bình đẳng về văn hóa có nghĩa là các dân tộc trong một quốc gia đều có quyền

A. dùng tiếng nói, chữ viết riêng.                               B. thực hiện chính sách tương trợ.

C. thay đổi cơ chế quản lí.                                         D. tham gia quản lí xã hội.

Câu 28. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật được Nhà nước

A. bảo đảm.                             B. bảo hộ.                                C. bảo vệ.                                D. bảo bọc.

Câu 29. Việc Nhà nước quy định tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực của Nhà nước thể hiện quyền bình đẳng về

A. chính trị.                             B. kinh tế.                                 C. văn hóa.                             D. giáo dục.

Câu 30. Việc Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện bình đẳng

A. giữa các dân tộc.                                                   B. giữa miền ngược với miền xuôi.

C. giữa các thành phần dân cư.                                D. trong học sinh phổ thông.

THÔNG HIỂU

Câu 1. Mức độ sử dụng quyền và làm nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào các yếu tố nào?

A. Khả năng, điều kiện, hoàn cảnh.

B. Ý thức, điều kiện, khả năng.

C. Năng lực, hoàn cảnh, khả năng.

D. Hoàn cảnh, nhu cầu, năng lực.

Câu 2. Luật Giáo dục nước ta quy định học tập là

A. quyền và nghĩa vụ của công dân.                          B. nghĩa vụ của mọi công dân.

C. quyền của công dân.                                             D. nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân.

Câu 3. Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.

B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

D. Bình đẳng về quyền lao động.

Câu 4. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình không bao gồm quan hệ nào dưới đây?

A. Nhân thân.                

B. Xã hội.               

C. Tài sản chung.              

D. Tài sản riêng.

Câu 5. Để giao kết hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.                                 B. Công bằng, tự do, tiến bộ.

C. Tự nguyện, tự giác, tự quyết.                                 D. Tích cực,trách nhiệm, bình đẳng.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không thuộc quyền bình đẳng giữa các dân tộc ở Việt Nam?

A. Quản lí Nhà nước.                                                  B. Hội nhập quốc tế.

C. Tự do tín ngưỡng.                                                  D. Phê chuẩn công ước.

Câu 7. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp?

A. Tự do buôn bán theo nhu cầu bản thân.                 B. Mở rộng thị trường.

C. Tìm kiếm khách hàng.                                             D. Đầu tư quảng cáo cho sản phẩm.

Câu 8. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa ông bà và cháu?

A. Việc chăm sóc ông bà là nghĩa vụ của cha mẹ nên cháu không có bổn phận.

B. Khi cháu được thừa hưởng tài sản của ông bà thì sẽ có nghĩa vụ chăm sóc ông bà.

C. Chỉ có cháu trai sống cùng ông bà mới có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà.

D. Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.

Câu 9. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa anh chị em?

A. Anh trai phải chịu trách nhiệm chính trong gia đình.

B. Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ.

C. Đùm bọc, nuôi dưỡng nhau khi không còn cha mẹ.

D. Phân biệt đối xử giữa các anh chị em trong gia đình

Câu 10. Việc làm nào dưới đây thể hiện không phân biệt đối xử giữa các dân tộc?

A. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống.

B. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì đó là người dân tộc thiểu số.

C. Mỗi dân tộc đều có tiết mục biểu diễn trong ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện.

D. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình.

Câu 11 Nhà nước quy định nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập doanh nghiệp, tiến hành sản xuất. Đây là một trong những nội dung thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bình đẳng trong kinh doanh.                                 

B. Quyền bình đẳng trong gia đình.

C. Quyền bình đẳng trong lao động.                                      

D. Quyền bình đẳng trong hôn nhân

Câu 12. Nội dung nào sau đây không thuộc quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong đăng kí kinh doanh.

B. Mọi người có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm.

C. Mọi loại hình doanh nghiệp đều là bộ phận quan trọng của nền kinh tế.

D. Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp.

Câu 13. Nội dung nào nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật?

A. Các tôn giáo không cần chịu sự quản lí của Nhà nước.

B. Các tôn giáo có thể xây dựng những khu vực tự trị của mình.

C. Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lí.

D. Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật.

Câu 14. Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là?

A. Tạo ra lợi nhuận.                                                   

B. Tiêu thụ sản phẩm.

C. Nâng cao chất lượng sản phẩm.                            

D. Giảm giá thành sản phẩm.

Câu 15. Khẳng định nào dưới đây là đúng?

A. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.

B. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.

C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.

D. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ.

Câu 16. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ

A. kết hôn                                                                   B. nghỉ việc không lí do

C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi                                   D. có thai

Câu 17. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau là thể hiện bình đẳng trong quan hệ

A. tình cảm.                      B. nhân thân.                           C. tài sản.                    D. sở hữu.

Câu 18. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?

A. Thắp hương trước lúc đi xa.                                   B. Yếm bùa.

C. Không ăn trứng trước khi đi thi.                             D. Xem bói.

Câu 19. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc?

A. Bình đẳng.                                                               B. Các bên cùng có lợi.

C. Đoàn kết giữa các dân tộc .                                    D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây là sai về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

A. Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau.

B. Công dân đã theo một tín ngưỡng, tôn giáo không được bỏ để theo một tôn giáo, tín ngưỡng khác.

C. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đảm bảo phù hợp với truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm.

VẬN DỤNG

Câu 1. Bất cứ công dân nào điều khiển xe gắn máy vào đường ngược chiều đều bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt là thể hiện bình đẳng về trách nhiệm 

A. pháp lí.                   B. cá nhân.                              C. xã hội.                     D. cộng đồng.

Câu 2.  N được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang học đại học, còn M thì nhập ngũ phục vụ quân đội, cả hai vẫn bình đẳng về

A. thực hiện trách nhiệm pháp lý.                              B. trách nhiệm với Tổ quốc.

C. trách nhiệm với xã hội.                                          D. quyền và nghĩa vụ của công dân.

Câu 3. Khi xử lí những hộ dân xây nhà trái phép, cán bộ thanh tra xây dựng X và bà A đã lớn tiếng cãi vã, xô xát nhau. Việc cả hai người cùng bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng đã thể hiện nội dung bình đẳng nào dưới đây?

A. Trách nhiệm pháp lí.                                              B. Nghĩa vụ đạo đức.

C. Tuân thủ quy chế.                                                  D. Quyền của công dân.

Câu 4. Sau khi trúng xổ số 1 tỉ đồng, anh S đã lập tức hoàn thiện hồ sơ cho con gái học lớp 9 đi du học mặc dù vợ, con anh đều phản đối. Trong trường hợp này, anh S đã vi phạm quyền bình đẳng hôn nhân và gia đình trong quan hệ nào dưới đây? 

A. Tài sản.               B. Nhân thân.                          C. Nhân sự.                 D. Tài chính. 

Câu 5. Vợ chồng anh H bắt con gái phải lấy chồng ngoại quốc với hy vọng cả gia đình sẽ được định cư ở nước ngoài. Vợ chồng anh H đã vi phạm quyền bình đẳng  trong nội dung nào dưới đây?

A. Quy trình hội nhập.                                                B. Hôn nhân, gia đình.

C. Chiến lược đầu tư.                                                D. Chính sách đối ngoại.

Câu 6. Tuy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật nhưng khi nộp hồ sơ xin đăng kí thành lập doanh nghiệp tư nhân, chị B không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, chị B cần dựa vào nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?   

A. tìm kiếm mở rộng thị trường.                      

B. độc quyền phân phối hàng hóa.

C. lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.    

D. phương thức hoạt động, quản lí doanh nghiệp.

Câu 7. Mặc dù không được cấp giấy phép nhưng anh A vẫn tự ý buôn bán rượu ngoại và để tránh bị phát hiện anh đã thuê trẻ vị thành niên đi đưa hàng. Anh A đã vi phạm quyền bình đẳng trong những lĩnh vực nào dưới đây? 

A. Kinh doanh và lao động.                                        B. Dân sự và hành chính.

C. Lao động và dân sự.                                              D. Hành chính và hình sự.

Câu 8. Trước khi kết hôn chị C có một chiếc xe máy. Chồng chị C đã tự ý bán xe. Việc làm của chồng chị C Việc làm của chồng chị C đã xâm phạm đến quan hệ nào trong bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Sở hữu tài sản chung.                                             B. Nhân thân.

C. Thừa kế.                                                                 D. Sở hữu tài sản riêng

Câu 9. Tuy không theo đạo nào nhưng đến 49 ngày mất của cha, bà X cũng mời nhà sư đến đọc kinh, cầu khấn. Hành vi của bà X thể hiện

A. hoạt động tôn giáo.                                                 B. hoạt động tín ngưỡng.   

C. tình cảm dành cho cha.                                          D. mê tín dị đoan.

Câu 10. Khi thấy trong hợp đồng lao động có điều khoản về điều kiện lao động không rõ ràng, Chị T đã đề nghị sửa lại rồi sau đó mới kí. Điều này thể hiện công dân bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Trong lựa chọn việc làm.                                        B. Trong việc thực hiện nội quy lao động

C. Trong giao kết hợp đồng lao động.                        D. Trong việc thực hiện quyền lao động

Câu 11. Giám đốc Công ty và chị D giao kết hợp đồng lao động về việc chị D phải làm công việc độc hại trong thời gian mang thai. Việc giao kết này đã vi phạm nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện.                                                  

B. Bình đẳng.   

C. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.    

D. Giao kết trực tiếp

Câu 12. Anh Q đi làm xa nhà nên đã yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Trong trường hợp trên, anh Q đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Công việc.                B. Thân nhân.                C. Tài sản.                       D. Nhân thân.

Câu 13. Sau khi xem xét hồ sơ của người lao động, giám đốc doanh nghiệp X đã buộc một số công nhân nghỉ việc với lý do họ là người dân tộc thiểu số. Việc làm của vị giám đốc doanh nghiệp đã vi phạm

A. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. quyền bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.

Câu 14. Sau nhiều lần bày tỏ tình cảm nhưng không được chị N đáp lại, Giám đốc doanh nghiệp X đã điều chuyển chị xuống làm ở bộ phận pha chế hóa chất mà không có phụ cấp độc hại. Giám đốc X đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Lao động.                   B. Đãi ngộ.                  C. Tài chính.                   D. Việc làm.

Câu 15. Chị A bàn với chồng chuyển đến sống cùng bố mẹ đẻ để thuận lợi cho việc chăm sóc con cái, là thể hiện quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ tài sản.                                                      B. Quan hệ dân sự.

C. Quan hệ nhân thân.                                                D. Quan hệ đạo đức.

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập HK2 năm 2020 môn GDCD lớp 12 Trường THPT Đoàn Thượng. Để xem toàn bộ nội dung và đáp án câu hỏi các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính. 

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong bài thi sắp tới.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON