Nhằm mục đích có thêm tài liệu ôn tập hè giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm bài tập, nắm vững kiến thức. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần ADN và Gen môn Sinh học 9 có đáp án. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.
BỘ CÂU HỎI RÈN LUYỆN ÔN TẬP HÈ PHẦN ADN VÀ GEN MÔN SINH HỌC 9 CÓ ĐÁP ÁN
Câu 1: Dựa vào các thông tin trong SGK hãy trả lời câu hỏi: Vì sao ADN có tính đặc thù và đa dạng?
Trả lời:
ADN được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X. Mỗi loại ADN lại đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các nuclêôtit, vì thế đã tạo nên tính đa dạng và đặc đặc thù của ADN.
Câu 2: Quan sát hình 15 SGK và trả lời các câu hỏi sau:
a) Các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?
b) Trình tự các đơn phân trên một đoạn mạch ADN như sau:
– A – T – G – G – X – T – A – G – T – X –
Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào?
Trả lời:
a) Nuclêôtit loại A liên kết với nuclêôtit loại T (cặp A – T), nuclêôtit loại G liên kết với nuclêôtit loại X (cặp G – X).
b) Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch tương ứng là:
– T – A – X – X – G – A – T – X – A – G –
Câu 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố …………….. ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc …………………. mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: …………
ADN của mỗi loài được đặc thù bởi ………………………. của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính …………. của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở ………… cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.
Trả lời:
Phân tử ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P ADN thuộc loại đại phân tử được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X.
ADN của mỗi loài được đặc thù bởi thành phần, số lượng và trình tự của các nuclêôtit. Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit đã tạo nên tính đa dạng của ADN. Tính đa dạng và tính đặc thù của ADN là cơ sở phân tử cho tính đa dạng và tính đặc thù của các loài sinh vật.
Câu 4: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm ………………. xoắn đều. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: …………., …………, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất …………. của 2 mạch đơn.
Trả lời:
ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song xoắn đều. Các nuclêôtit giữa hai mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp theo NTBS: A liên kết với T, G liên kết với X, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn.
Câu 5: Nêu đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN.
Trả lời:
Đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN:
+ ADN là một loại axit nucleic, cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N và P
+ ADN là đại phân tử có khối lượng và kích thước lớn
+ ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân với đơn phân là các nuclêôtit A (ađênin), T(timin), G (guanine), X (xitôzin).
+ Các nucleotit liên kết với nhau theo chiều dọc, tạo nên các mạch của phân tử ADN
Câu 6: Vì sao ADN có cấu tạo rất đa dạng và đặc thù?
Trả lời:
ADN có cấu tạo đa dạng vì mỗi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau sẽ tạo nên các ADN khác nhau
ADN có cấu tạo đặc thù vì mỗi loại ADN chỉ có một kiểu trình tự sắp xếp, số lượng và thành phần các nuclêôtit xác định.
Câu 7: Mô tả cấu trúc không gian của ADN. Hệ quả của NTBS được thể hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
Cấu trúc không gian của ADN: ADN là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch song song, xoắn đều quanh một trục giả định theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải). Mỗi chu kì xoắn gồm 10 cặp nu, dài 34 Ao, đường kính vòng xoắn là 20 Ao. Các nu trên hai mạch đơn liên kết với nhau theo nguyên tắc: A liên kết với T, G liên kết với X.
Hệ quả của NTBS:
+ Nếu biết trình tự nuclêôtit trên một mạch đơn của ADN, dựa theo NTBS có thể xác định được trình tự nuclêôtit trên mạch còn lại.
+ Trong phân tử ADN, A = T; G = X; A+G = T+X.
Câu 8: Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
– A – T – G – X – T – A – G –T – X –
Hãy viết đoạn mạch đơn bổ sung với nó.
Trả lời
Trình tự đoạn mạch bổ sung là:
– T – A – X – G – A – T – X –A – G –
Câu 9: Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào quy định? (chọn phương án đúng nhất)
A, Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử ADN
B, Hàm lượng ADN trong nhân tế bào
C, Tỉ lệ A + T / G + X trong phân tử ADN
D, Cả B và C
Trả lời:
Chọn đáp án A.Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các nucleotit trong phân tử ADN
(Giải thích: dựa theo nội dung SGK mục Ghi nhớ trang 46)
Câu 10: Theo NTBS về mặt số lượng đơn phân thì những trường hợp nào sau đây là đúng?
A, A + G = T + X
B, A = T; G = X
C, A + T + G = A + X + T
D, A + X + T = G + X + T
Trả lời:
Chọn đáp án
A, A + G = T + X
B, A = T; G = X
C, A + T + G = A + X + T
(Giải thích: dựa theo NTBS A = T, G = X; A+G = T+X)
Câu 11: Quan sát hình 16 SGK và cho biết:
a) Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN?
b) Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?
c) Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào?
d) Có những nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
Trả lời:
a) Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên 2 mạch của ADN
b) A liên kết với T (cặp A – T), G liên kết với X (cặp G – X)
c) Khi nhân đôi, ADN mẹ tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau, các nuclêôtit trên mỗi mạch đơn liên kết với các nuclêôtit ngoài môi trường theo NTBS ( A – T, G – X) dần hình thành nên mạch mới của ADN con.
d) Cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ:
+ 2 ADN con giống hệt nhau và giống hệt ADN mẹ về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit.
+ Mỗi ADN con đều mang 1 mạch của ADN mẹ
Câu 12: Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
Trả lời:
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa
Câu 13: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: ……………………
Nhờ đó, 2 ADN con được tạo ra giống ADN mẹ. Đây là một đặc tính xác định ADN là ………… của hiện tượng di truyền.
Trả lời:
Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo các nguyên tắc: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc giữ lại một nửa.
Nhờ đó, 2 ADN con được tạo ra giống ADN mẹ. Đây là một đặc tính xác định ADN là cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền.
Câu 14: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:
Bản chất của gen là ………… - mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN mang thông tin quy định ………. của một loại protein.
ADN có hai chức năng quan trọng là …………………….. thông tin di truyền.
Trả lời:
Bản chất của gen là ADN - mỗi gen cấu trúc là một đoạn mạch của phân tử ADN mang thông tin quy định cấu trúc của một loại protein.
ADN có hai chức năng quan trọng là lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ câu hỏi rèn luyện ôn tập hè phần ADN và Gen môn Sinh học 9 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: