YOMEDIA

Bộ 7 đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 (Có đáp án)

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh bộ 7 đề thử THPT QG môn Hóa năm 2019, với cấu trúc 40 câu trắc nghiệm có đáp án chi tiết, nhằm giúp học sinh cũng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng giải bài tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT QG sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

Bộ 7 đề thi THPT QG môn Hóa năm 2019 (Có đáp án)

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 – Sở GDĐT Hà Tĩnh

Câu 1: Poli (vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

     A. CH2=CH2.                    B. CH2=CH-CH3.           C. CH2=CHCl.                  D. CH3-CH3.

Câu 2: Chất nào sau đây là hiđroxit lưỡng tính?

     A. KOH.                            B. Cr(OH)3.                     C. Fe(OH)2.                       D. Mg(OH)2.

Câu 3: Kim loại nào sau đây không phải là kim loại kiềm thổ?

     A. Sr.                                 B. Na.                              C. Ba.                                D. Mg.

Câu 4: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện?

     A. Cu.                                B. K.                                C. Ba.                                D. Na.

Câu 5: Thành phần chính của khoáng vật magiezit là magie cacbonat. Công thức của magie cacbonat là

     A. Mn(NO3)2.                    B. MnCO3.                      C. MgCO3.                        D. Mg3(PO4)2.

Câu 6: Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

     A. Xenlulozơ.                    B. Saccarozơ.                  C. Glucozơ.                       D. Tinh bột.

Câu 7: Al(OH)3 không tan được trong dung dịch nào sau đây?

     A. BaCl2.                           B. HCl.                            C. Ba(OH)2.                      D. NaOH.

Câu 8: Chất bột X màu vàng, được sử dụng để thu gom thủy ngân khi bị rơi vãi. Chất X

     A. lưu huỳnh.                    B. than hoạt tính.            C. đá vôi.                           D. thạch cao.

Câu 9: Benzyl axetat là este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

     A. C2H5COOC6H5.           B. CH3COOCH2C6H5.    C. C2H5COOCH2C6H5.    D. CH3COOC6H5.

Câu 10: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu xanh. Chất X

     A. CuSO4.                         B. FeCl3.                          C. MgSO4.                         D. AlCl3.

Câu 11: Cho 7 gam Zn vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

     A. 7,0.                                B. 6,9.                              C. 6,5.                                D. 6,4.

Câu 12: Dung dịch Ala-Gly-Val phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

     A. HCl.                              B. NaCl.                          C. NaNO3.                         D. KNO3.

Câu 13: Ở điều kiện thường, phi kim nào sau đây ở trạng thái rắn?

     A. Clo.                               B. Brom.                          C. Nitơ.                             D. Iot.

Câu 14: Cho các chất sau: CrO3, Fe, Al(OH)3, Zn. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là

     A. 1.                                   B. 2.                                 C. 3.                                   D. 4.

Câu 15: Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ, axit fomic. Số chất vừa tham gia phản ứng tráng bạc, vừa hòa tan Cu(OH)2

     A. 3.                                   B. 5.                                 C. 2.                                   D. 4.

...

--- ( Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống ) ---

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 – Trường THPT Lê Văn Thọ

Câu 1: Kim loại nào sau đây có khả năng tác dụng mạnh với nước ở điều kiện thường?

   A. Mg.                         B. Al.                          C. Fe.                          D. Ba

Câu 2: Tripeptit tham gia phản ứng màu biure tạo sản phẩm có màu

   A. đỏ.                          B. vàng.                       C. trắng.                      D. tím.

Câu 3: Axit nào sau đây là axit béo?

    A. Axit axetic.                        B. Axit benzoic.          C. Axit stearic.                        D. Axit oxalic.

Câu 4: Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là

    A. 18,67%.                  B. 15,05%.                  C. 11,96%.                  D. 15,73%.

Câu 5: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?

    A. W.                          B. Pb.                          C. Cr.                          D. Fe.

Câu 6: Chất X có công thức cấu tạo CH2=CH – COOCH3. Tên gọi của X là

   A. metyl acrylat.         B. etyl acrylat.             C. propyl fomat.         D. metyl axetat.

Câu 7: Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng Trái Đất nóng lên làm cho băng tan chảy nhanh và nhiều hiện tượng thiên nhiên khác. Một số khí là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng này khi nồng độ của chúng vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Nhóm khí đó là

  A. CH4 và H2O.          B. N2 và CO.               C. CO2 và CO.                        D. CO2 và CH4.

Câu 8: Chất có thể dùng làm mềm nước cứng tạm thời là

   A. NaCl.                      B. HCl.                                    C. Ca(OH)2.                D. NaHSO4.

Câu 9: Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

   A. 2.                            B. 1.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 10: Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là

   A. 6,72 lít.                   B. 2,24 lít.                   C. 4,48 lít.                   D. 67,2 lít.

Câu 11: Dung dịch axit nào sau đây hòa tan được SiO2?

   A. HCl.                       B. HF.                         C. HBr.                       D. HI.

Câu 12: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

   A. 10,8.                       B. 28,7.                                   C. 39,5.                                   D. 17,9.

Câu 13: Thành phần chính của phân ure là

   A. NH4H2PO4.                 B. (NH2)2CO.              C. NH4HCO3.             D. (NH4)2HPO4.

Câu 14: Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm      

   A. MgO, Fe3O4, Cu.   B. Mg, Al, Fe, Cu.     C. MgO, Fe, Cu.         D. Mg, Fe, Cu.

...

--- ( Để xem nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng đăng nhập vào hệ thống ) ---

Đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 – Trường THPT Lê Đại Thành

Câu 1: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?

A. Zn.              B. Hg.                         C. Ag.                         D. Cu.

Câu 2: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm?

A. Na.                         B. Ca.                          C. Al.                          D. Fe.

Câu 3: Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều loại Mặt nạ phòng độc. Chất X là

A. đá vôi.                    B. lưu huỳnh. C. than hoạt tính.        D. thạch cao.

Câu 4: Etyl propionat là este có mùi thơm của dứa. Công thức của etyl propionat là

A. HCOOC2H5.         B. C2H5COOC2H5. C. C2H5COOCH3.    D. CH3COOCH3.

Câu 5: Cho dung dịch NaOH vào dung dịch chất X, thu được kết tủa màu nâu đỏ. Chất X là

A. FeCl3.                    B. MgCl2.                   C. CuCl2.                    D. FeCl2.

Câu 6: Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?

A. HCl.                       B. KNO3.                   C. NaCl.                      D. NaNO3.

Câu 7: Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?

A. NaOH.                   B. BaCl2.                    C. HCl.                       D. Ba(OH)2.

Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. Fe2O3.                   B. CrO3.                     C. FeO.                       D. Cr2O3.

Câu 9: Polietilen (PE) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây?

A. CH2=CH2.            B. CH2=CH-CH3.      C. CH2=CHCl.           D. CH3-CH3.

Câu 10: Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?

A. Na.                         B. Al.                          C. Ca.                          D. Fe.

Câu 11: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột.                 D. Glucozơ.

Câu 12: Thành phần chính của đá vôi là canxi cacbonat. Công thức của canxi cacbonat là

A. CaSO3.                  B. CaCl2.                    C. CaCO3.                  D. Ca(HCO3)2.

Câu 13: Cho 6 gam Fe vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam hỗn hợp kim loại. Giá trị của m là

A. 7,0.                         B. 6,8.                                     C. 6,4.                                     D. 12,4.

Câu 14: Cho V ml dung dịch NaOH 2M vào 200 ml dung dịch AlCl3 1M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,9 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là

A. 175.                        B. 350.                        C. 375.                        D. 150.

Câu 15: Cho các chất sau: metylamin, alanin, metylamoni clorua, natri axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl là

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                            D. 1.

...

Trên đây là phần trích dẫn nội dụng bộ 7 đề thi thử THPT QG môn Hóa năm 2019 để xem nội dung chi tiết, đầy đủ mời quý thầy cô cùng các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống để xem online hoặc tải về máy.

Hy vọng bộ tài liệu này sẽ giúp các em đạt kết quả thật cao trong kỳ thi sắp tới !

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF