Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Văn Lang được HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn GDCD. Mời các bạn cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT VĂN LANG |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. Đề số 1
Câu 1: Quá trình sản xuất của cải vật chất là sự kết hợp của sức lao động, tư liệu lao động và
A. đối tượng lao động.
B. hệ thống bình chứa.
C. thành quả lao động.
D. kiến trúc thượng tầng.
Câu 2: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ thực hiện chức năng thước đo giá trị khi được dùng để đo lường và biểu hiện
A. giá trị của hàng hóa.
B. nhu cầu của người tiêu dùng.
C. công dụng của sản phẩm.
D. khả năng của người sản xuất.
Câu 3: Một trong những tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa là
A. bảo mật tỉ lệ lạm phát.
B. tăng năng suất lao động.
C. phát triển kinh tế tự nhiên.
D. kìm hàm năng lực cá nhân.
Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu thì giá cả thị trường thường thấp hơn
A. mức thuế thu nhập.
B. khả năng lao động.
C. nhu cầu sử dụng.
D. giá trị hàng hóa.
Câu 5: Cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Tuân thủ pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật.
D. Tư vấn pháp luật.
Câu 6: Trong một số trường hợp, cá nhân, tổ chức chỉ có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình thông qua hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật .
C. Tuyên truyền pháp luật.
D. Xây dựng pháp luật.
Câu 7: Khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình, tự quyết định được cách xử sự của mình được gọi là
A. tiềm năng phát triển cá nhân.
B. năng lực trách nhiệm pháp lí.
C. yếu tố phát triển thể lực.
D. khả năng tư duy độc lập.
Câu 8: Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiềm chế những việc làm trái pháp luật là một trong những mục đích của việc áp dụng
A. trách nhiệm pháp lí.
B. khai báo thông tin cá nhân.
C. kê khai tài sản thế chấp.
D. thực hiện cách li xã hội.
Câu 9: Theo quy định của pháp luật, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi
A. hành vi.
B. tội phạm.
C. vi phạm .
D. sai lầm.
Câu 10: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được hiểu là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải
A. bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. bị truy tố và xét xử trước Tòa án.
C. chịu trách nhiệm hình sự.
D. chịu mọi hình thức xử phạt.
Câu 11: Công dân được đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về tiền công và bảo hiểm xã hội là thể hiện nội dung quyền bình đẳng trong lao động giữa
A. chủ đầu tư và người quản lí.
B. người lao động và người đại diện.
C. nhà sản xuất và các đối tác.
D. lao động nam và lao động nữ.
Câu 12: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. lựa chọn nơi cư trú.
B. tự ý sử dụng tài sản chung.
C. áp đặt quan điểm cá nhân.
D. chiếm hữu tài sản công cộng.
Câu 13: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc
A. sử dụng ngân sách quốc gia.
B. khai thác mọi tài nguyên thiên nhiên.
C. chuyển nhượng giấy phép kinh doanh.
D. mở rộng quy mô sản xuất.
Câu 14: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
A. ngăn cản ý kiến chủ quan.
B. phát biểu ý kiến trong hội nghị.
C. tuyên truyền thông tin thất thiệt.
D. theo dõi diễn biến dịch bệnh.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang
A. cần bảo trợ.
B. cách li y tế.
C. bị truy nã.
D. theo dõi bị can.
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, cơ quan có thẩm quyền được khám xét chỗ ở của công dân khi có căn cứ khẳng định chỗ ở của người nào đó có
A. công cụ để thực hiện tội phạm.
B. đối tượng tố cáo nặng danh.
C. phương tiện bảo hộ cá nhân.
D. quyết định điều động nhân sự.
Câu 17: Theo quy định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, việc kiểm soát điện thoại, điện tín của công dân chỉ được tiến hành bởi
A. người có thẩm quyền.
B. cơ quan ngôn luận.
C. nhân viên bưu chính.
D. phóng viên báo chí.
Câu 18: Việc nhân dân tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây?
A. Cả nước.
B. Vùng miền.
C. Cơ sở.
D. Lãnh thổ.
Câu 19: Theo quy định của pháp luật, quyền bầu cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân được thực hiện theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Trực tiếp.
B. Công khai.
C. Đại diện.
D. Trung gian.
Câu 20: Theo quy định của pháp luật, công dân có thể thực hiện quyền ứng cử bằng cách nào sau đây?
A. Ủy quyền ứng cử.
B. Được tự do tranh cử.
C. Kiểm soát phiếu bầu.
D. Được giới thiệu ứng cử.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. Đề số 2
Câu 1: Hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người là
A. tư liệu lao động.
B. đối tượng lao động.
C. cơ cấu kinh tế.
D. kiến trúc thượng tầng.
Câu 2: Một trong những chức năng của tiền tệ trong nền kinh tế hàng hóa là
A. thước đo giá trị.
B. cân bằng giá cả.
C. kiểm soát thị trường.
D. điều hành sản xuất.
Câu 3: Theo yêu cầu của quy luật giá trị, việc trao đổi hàng hóa trên thị trường phải luôn dựa theo nguyên tắc
A. ngẫu nhiên.
B. ngang giá.
C. cố định.
D. bất biến.
Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, các doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh khi
A. giá trị vượt trội giá cả.
B. giá cả thị trường tăng lên.
C. giá trị cao hơn giá cả.
D. giá cả thị trường giảm xuống.
Câu 5: Qúa trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là
A. thực hiện pháp luật.
B. giáo dục pháp luật.
C. phổ cập pháp luật.
D. hoàn thiện pháp luật.
Câu 6: Việc cơ quan nhà nước ra quyết định xử lí người vi phạm pháp luật là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật .
C. Tuyên truyền pháp luật.
D. Củng cố pháp luật.
Câu 7: Một trong những dấu hiệu cơ bản để xác định hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân là người vi phạm phải có đủ
A. điều kiện tiếp nhận bảo trợ.
B. năng lực trách nhiệm pháp lí.
C. yếu tố phát triển thể lực.
D. tiềm lực tài chính vững mạnh.
Câu 8: Theo quy định của pháp luật, người có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước thì phải
A. chịu trách nhiệm kỉ luật.
B. hủy bỏ quan hệ nhân thân.
C. chấm dứt mọi giao dịch dân sự.
D. từ chối quyền thừa kế tài sản.
Câu 9: Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật phải chấm dứt
A. chuyển quyền nhân thân.
B. hành vi trái pháp luật.
C. mọi quan hệ dân sự.
D. kê khai tài sản thế chấp.
Câu 10: Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo
A. quy định của pháp luật.
B. yêu cầu của người bị hại.
C. mong muốn của cộng đồng.
D. lời khai của nhân chứng.
Câu 11: Theo quy định của pháp luật, sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công phải tuân theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Trung lập.
B. Gián đoạn.
C. Ủy nhiệm.
D. Trực tiếp.
Câu 12: Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc
A. sàng lọc giới tính thai nhi.
B. chiếm hữu tài sản chung.
C. định đoạt tài sản công cộng.
D. bảo lưu mọi nguồn thu nhập.
Câu 13: Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc
A. xóa bỏ các loại hình cạnh tranh.
B. sở hữu tài nguyên thiên nhiên.
C. chia đều của cải trong xã hội.
D. khuyến khích phát triển lâu dài.
Câu 14: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là
A. ngăn chặn đấu tranh phê bình.
B. tuyên truyền bí mật quốc gia.
C. kiến nghị với đại biểu Quốc hội.
D. cản trở phản biện xã hội.
Câu 15: Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người đang
A. cần bảo trợ.
B. cách li y tế.
C. thực hiện tội phạm.
D. cai nghiện bắt buộc.
Câu 16: Theo quy định của pháp luật, việc khám chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi cần bắt người
A. phạm tội đang lẩn tránh ở đó.
B. bị nghi ngờ có công cụ gây án.
C. đang môi giới bán hàng đa cấp.
D. đang tổ chức nghi lễ tôn giáo.
Câu 17: Theo quy định của pháp luật, việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp
A. pháp luật có quy định.
B. không có người nhận.
C. thiếu thông tin cá nhân.
D. nghi ngờ có tài liệu mật.
Câu 18: Việc cá nhân đóng góp ý kiến xây dựng đề án định canh, định cư ở địa phương là thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội ở phạm vi nào sau đây?
A. Cả nước.
B. Quốc gia.
C. Cơ sở.
D. Lãnh thổ.
Câu 19: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là thể hiện nguyên tắc bầu cử nào sau đây?
A. Phổ thông.
B. Công khai.
C. Trực tiếp.
D. Trung gian.
Câu 20: Theo quy định của pháp luật, công dân được thực hiện quyền ứng cử bằng cách nào sau đây?
A. Tự mình ứng cử.
B. Khống chế cử tri.
C. Kiểm soát phiếu bầu.
D. Công khai tài chính.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
3. Đề số 3
Câu 1: Pháp luật quy định ưu tiên đối với lao động nữ vì
A. thiên chức làm mẹ.
B. đặc điểm cơ thể, tâm lí và chức năng làm mẹ.
C. đặc điểm cơ thể, thiên chức làm mẹ.
D. đặc điểm cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ.
Câu 2: Chủ động tìm kiếm thị trường là nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài.
D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật Lao động, đổ tuổi lao động phải
A. từ đủ 16 tuổi. B. từ đủ 15 tuổi.
C. từ 18 tuổi. D. từ đủ 18 tuổi.
Câu 4: Pháp luật quy định vợ chồng có tài sản chung và tài sản riêng. Đối với tài sản riêng
A. vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
B. vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu tài sản đó.
C. tài sản được xác định của người nào thì người đó có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
D. vợ hoặc chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau theo quy định của pháp luật.
Câu 5: Phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm do cố ý là người
A. từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
B. từ đủ 16 trở lên.
C. từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi.
D. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
Câu 6: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan Nhà nước là thể hiện
A. bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.
B. bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
C. bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.
D. bình đẳng giữa các dân tộc về xã hội.
Câu 7: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức
A. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
B. dân chủ đại diện và dân chủ gián tiếp.
C. dân chủ gián tiếp.
D. dân chủ trực tiếp.
Câu 8: Trong các hình thức thức hiện pháp luật, hình thức nào là không bắt buộc?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 9: Căn cứ để pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp là
A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
C. mặt hàng; sự may rủi trong kinh doanh.
D. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
Câu 10: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu |
ĐA |
Câu |
ĐA |
Câu |
ĐA |
Câu |
ĐA |
1 |
D |
11 |
A |
21 |
A |
31 |
B |
2 |
D |
12 |
C |
22 |
C |
32 |
D |
3 |
B |
13 |
B |
23 |
D |
33 |
A |
4 |
C |
14 |
D |
24 |
C |
34 |
B |
5 |
D |
15 |
A |
25 |
B |
35 |
C |
6 |
A |
16 |
B |
26 |
C |
36 |
C |
7 |
A |
17 |
B |
27 |
C |
37 |
C |
8 |
A |
18 |
B |
28 |
C |
38 |
A |
9 |
D |
19 |
B |
29 |
D |
39 |
D |
10 |
B |
20 |
A |
30 |
A |
40 |
D |
4. Đề số 4
Câu 1. Chị Hà đang công tác tại công ty G, chị đang chuẩn bị sinh em bé đầu lòng, theo Luật lao động hiện hành chị sẽ được nghỉ chế độ thai sản trong
A. 4 tháng. B. 8 tháng. C. 6 tháng D. 1 năm
Câu 2. Pháp luật đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây trong trường hợp cảnh sát giao thông xử phạt đúng quy định hành vi đi xe máy ngược chiều, gây tai nạn của Chủ tịch UBND phường X.
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.
Câu 3. T là chị của Y. Một hôm Y đi vắng, T nhận hộ thư và quà của bạn trai Y gửi tới. T đã bóc thư ra xem trước. Nếu là bạn của T, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Khuyên T xin lỗi Y vì đã xâm phạm quyền được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
B. Im lặng, vì T là chị nên có quyền làm như vậy.
C. Không quan tâm, vì đây không phải việc của mình.
D. Mang chuyện này kể cho một số bạn khác để cùng nhắc nhở T.
Câu 4. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý?
A. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi.
B. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 14 tuổi.
C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.
D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Câu 5. Anh H và chị T yêu nhau. Hai người quyết định kết hôn nhưng bố anh H không đồng ý vì anh H và chị T không cùng đạo. Bố anh H đã vi phạm vào quyền nào?
A. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
B. Bình đẳng giữa nam và nữ.
C. Bình đẳng giữa các dân tộc.
D. Bình đẳng giữa các tôn giáo.
Câu 6. Vi phạm hình sự là hành vi
A. nguy hiểm cho xã hội.
B. cực kỳ nguy hiểm cho xã hội.
C. đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội.
D. trái chuẩn mực đạo đức.
Câu 7. Một công ty cần tuyển dụng một thư kí. Kết quả thi viết và phỏng vấn cho thấy, có một nam và một nữ cùng có số điểm như nhau. Theo em, công ty phải làm gì cho phù hợp với quy định về quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?
A. Tuyển dụng người nữ vào làm việc.
B. Không tuyển dụng cả người nam và người nữ.
C. Tổ chức thi tuyển giữa hai người để chọn một.
D. Tuyển dụng người nam vào làm việc.
Câu 8. H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 20%. Đánh giá về hành vi của H, em chọn phương án nào dưới đây?
A. Không vi phạm pháp luật. B. Hình sự.
C. Dân sự. D. Hành chính.
Câu 9. Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây có chủ thể thực hiện khác với các hình thức còn lại?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Áp dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 10. Thực hiện pháp luật là những hành vi hợp pháp của chủ thể nào dưới đây?
A. Cá nhân. B. Công dân.
C. Cá nhân, tổ chức. D. Tổ chức.
Câu 11. Việc lồng ghép giảng dạy pháp luật với các chủ đề liên quan đến ma túy, mại dâm, HIV/AIDS... trong chương trình môn GDCD là thực hiện nội dung cơ bản của pháp luật về
A. ngăn ngừa lây lan dịch bệnh.
B. chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
C. vấn đề an sinh xã hội.
D. phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 12. Giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định "không được sử dụng lao động nữ" trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của giám đốc Công ty đã xâm phạm tới
A. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.
B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nam.
C. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. quyền ưu tiên lao động nữ.
Câu 13. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
A. giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình.
B. giữa cha mẹ và con trên nguyên tắc không phân biệt đối xử.
C. giữa anh chị em dựa trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.
D. giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Câu 14. Anh H và anh T lợi dụng đêm tối và sự mất cảnh giác của bảo vệ đã đột nhập vào kho đựng cổ vật của bảo tàng để lấy cắp 20 loại cổ vật có giá trị. Hành vi của anh H và anh T vi phạm hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 15. Chị M điều khiển xe máy vượt quá tốc độ 5km/h đã bị cảnh sát giao thông X lập biên bản và hạt hành chính. Hành vi của cảnh sát giao thông X là biểu hiện cho hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 16. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm pháp lý về mọi vi phạm?
A. 12 tuổi. B. 18 tuổi.
C. 16 tuổi. D. 14 tuổi.
Câu 17. Tự nguyện đóng thuế nhà đất hàng năm, nghĩa là công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật. D. Thi hành pháp luật.
Câu 18. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp
A. đang trong trại an dưỡng của mình. B. đang đi lao động ở tỉnh X.
C. đang đi công tác ở tỉnh Y. D. phạm tội quả tang.
Câu 19. Pháp luật quy định quyền học tập của công dân là nhằm
A. tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
B. tạo môi trường phát triển cho công dân.
C. đáp ứng và bảo đảm nhu cầu học tập của mỗi người.
D. giáo dục, bồi dưỡng tài năng của công dân.
Câu 20. Anh K và anh X làm việc cùng một cơ quan, có cùng mức thu nhập như nhau. Anh K sống độc thân, anh X có mẹ già và con nhỏ. Anh K phải đóng thuế thu nhập cá nhân gấp đôi anh X. Điều này cho thấy việc thực hiện nghĩa vụ pháp lí còn phụ thuộc vào
A. điều kiện làm việc cụ thể của anh K và anh X.
B. địa vị của anh K và anh X.
C. điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của anh K và anh X.
D. độ tuổi của anh K và anh X.
Câu 21. Anh K đã sử dụng các quy định của luật hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho mình được kết hôn. Trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
B. Phát huy quyền làm chủ của công dân.
C. Phát huy quyền tự chủ của công dân.
D. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của gia đình.
Câu 22. Vi phạm dân sự là những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm.
B. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
D. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.
Câu 23. Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện của thi hành pháp luật?
A. Công dân bảo vệ Tổ quốc.
B. Thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự.
C. Công dân không làm hàng giả.
D. Con cái phụng dưỡng cha mẹ.
Câu 24. Trường hợp tự tiện bắt và giam, giữ người xâm phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của công dân.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 25. Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
Câu 26. Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh X nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Y. Hành vi của học sinh X đã vi phạm quyền gì đối với học sinh Y?
A. Tự do ngôn luận của công dân.
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 27. Khẳng định nào dưới đây là đúng?
A. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.
C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc vào địa vị xã hội.
D. Công dân nam được hưởng nhiều quyền hơn so với công dân nữ.
Câu 28. Việc làm nào dưới đây thể hiện không phân biệt đối xử giữa các dân tộc?
A. Mỗi dân tộc đều có tiết mục biểu diễn trong ngày hội văn hóa các dân tộc của huyện.
B. Chê cười khi thấy người dân tộc mặc trang phục truyền thống.
C. Ngăn cản dân tộc khác canh tác tại nơi sinh sống của dân tộc mình.
D. Không bỏ phiếu bầu chỉ vì đó là người dân tộc thiểu số.
Câu 29. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa ông bà và cháu
A. Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
B. Việc chăm sóc ông bà là nghĩa vụ của cha mẹ nên cháu không có bổn phận.
C. Chỉ có cháu trai sống cùng ông bà mới có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà.
D. Khi cháu được thừa hưởng tài sản của ông bà thì sẽ có nghĩa vụ chăm sóc ông bà.
Câu 30. Trên đường vận chuyển trái phép hai bánh heroin, X đã bị bắt. X phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Dân sự B. Hình sự.
C. Kỷ luật. D. Hành chính
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. C 2. C 3. A 4. D 5. D 6. A 7. C 8. A 9. C 10. C |
11. D 12. C 13. A 14. B 15. B 16. C 17. D 18. D 19. C 20. C |
21. A 22. C 23. C 24. D 25. D 26. B 27. A 28. A 29. A 30. B |
31. B 32. D 33. D 34. B 35. B 36. A 37. C 38. A 39. B 40. D |
5. Đề số 5
Câu 1. Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Xây dựng pháp luật.
C. Thực hiện pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 2. Việc cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ban hành các quyết định trong quản lý, điều hành là hình thức
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 3. Bồi thường thiệt hại vè mặt vật chất khi có hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân được áp dụng cho người có hành vi
A. Vi phạm hành chính.
B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm hình sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 4. Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật cần xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân. Nhận định này thể hiện nội dung nào dưới đây?
A. Trách nhiệm của xã hội.
B. Trách nhiệm của nhà nước.
C. Nghĩa vụ của tổ chức.
D. Nghĩa vụ của công dân.
Câu 5. So với lao động nam, lao động nữ có quyền ưu đãi riêng trong
A. Tiếp cận việc làm.
B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Đóng bảo hiểm xã hội.
D. Hưởng chế độ thai sản.
Câu 6. Khẳng định nào dưới đây là đúng.
A. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ trường hợp phạm tội quả tang.
B. Không ai bị khởi tố, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
C. Không ai bị truy tố, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
D. Không ai bị xét xử, nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát.
Câu 7. Hành vi đặt điều xấu, tung tin xấu làm ảnh hưởng đến uy tín của người khác là vi phạm quyền nào của công dân?
A. Quyền bí mật cá nhân.
B. Quyền được bảo hộ về nhân phẩm và danh dự.
C. Quyền bình đẳng.
D. Quyền dân chủ.
Câu 8. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của mình thông qua việc
A. Tham gia tuyên truyền bảo vệ môi trường ở cộng đồng.
B. Tham gia lao động công ích ở địa phương.
C. Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý.
D. Viết bài đăng báo quảng bá cho du lịch địa phương.
Câu 9. Các quy định pháp luật về giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo là nội dung của pháp luật về lĩnh vực
A. Chính trị. B. Kinh tế. C. Xã hội. D. Văn hóa
Câu 10. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội là
A. Phát triển kinh tế.
B. Thúc đẩy kinh tế.
C. Thay đổi kinh tế.
D. Ổn định kinh tế
Câu 11. Quy luật giá trị yêu cầu tổng giá trị hàng hóa sau khi bán phải bằng
A. Tổng chi phí để sản xuất ra hàng hóa
B. Tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
C. Tổng số lượng hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản xuất
D. Tổng thời gian để sản xuất ra hàng hóa
Câu 12. Thực chất của quan hệ cung – cầu là mối quan hệ giữa các chủ thể nào dưới đây?
A. Nhà nước với doanh nghiệp.
B. Người sản xuất với người tiêu dùng
C. Người kinh doanh với Nhà nước.
D. Doanh nghiệp với doanh nghiệp
Câu 13. Dấu hiệu nào dưới đây không phải là biểu hiện của hành vi trái pháp luật?
A. Công dân làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật.
B. Công dân không làm những việc phải làm theo quy định của pháp luật.
C. Công dân làm những việc xâm phạm đến các quan hệ xã hội.
D. Công dân làm những việc được pháp luật cho phép làm.
Câu 14. Nội dung nào dưới đây không bị coi là bất bình đẳng trong lao động.
A. Trả tiền công cao hơn cho lao động nam trong cùng một công việc.
B. Không sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số.
C. Chỉ dành cơ hội tiếp cận việc làm cho lao động nam.
D. Ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn.
Câu 15. Nhận định nào dưới đây là đúng?
Hành vi tự ý bóc, mở thư của ngừi khác
A. Chỉ là vi phạm dân sự.
B. Chỉ bị sử phạt hành chính.
C. Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
D. Chỉ bị kỷ luật.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
1 |
A |
21 |
A |
2 |
C |
22 |
C |
3 |
B |
23 |
A |
4 |
A |
24 |
C |
5 |
D |
25 |
A |
6 |
A |
26 |
C |
7 |
A |
27 |
D |
8 |
D |
28 |
D |
9 |
B |
29 |
A |
10 |
A |
30 |
A |
11 |
C |
31 |
A |
12 |
C |
32 |
B |
13 |
A |
33 |
D |
14 |
A |
34 |
D |
15 |
D |
35 |
D |
16 |
A |
36 |
A |
17 |
C |
37 |
D |
18 |
A |
38 |
B |
19 |
D |
39 |
B |
20 |
B |
40 |
B |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Văn Lang. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Hai Bà Trưng
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Sở GD&ĐT Bắc Ninh
Chúc các em học tập tốt!