HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ngô Quyền được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN |
BỘ 05 ĐỀ THI THỬ THPT QG NĂM HỌC 2020-2021 BÀI THI: KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN: GDCD 12 (Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. Đề số 1
Câu 1. X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Hình sự.
Câu 2. Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. H và T. B. H và M. C. T và M. D. H, T và M.
Câu 3. Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. K, chị H và chồng. B. Chị H và K.
C. Chị H và chồng. D. Chị M, H và K.
Câu 4. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. chính trị. B. kinh tế. C. xã hội. D. văn hóa.
Câu 5. Công dân có quyền học ở các cấp/ bậc học, từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo qui định của pháp luật là thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học ở nhiều bậc học B. Quyền học không hạn chế
C. Quyền học thường xuyên D. Quyền học suốt đời
Câu 6. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp bắt giữ một người nào đó đang
A. cướp giật tài sản. B. truy lùng tội phạm.
C. khống chế con tin. D. phạm tội quả tang.
Câu 7. Cơ sở sản xuất kinh doanh M áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 8. C không cung cấp đầy đủ hàng cho D đúng hạn theo hợp đồng mà không có lí do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho anh D. Hành vi của anh C là hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Hành chính.
C. Thỏa thuận. D. Kỉ luật.
Câu 9. Chị H nuôi bò để bán lấy tiền rồi dùng tiền để mua xe máy. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì sau đây?
A. Phương tiện thanh toán. B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện lưu thông.
Câu 10. Mục đích của tố cáo là:
A. Xử lí hành vi trái pháp luật.
B. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.
C. Báo cáo hành vi trái pháp luật
D. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
Câu 11. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?
A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp.
Câu 12. Nhân dịp lễ 30/4 các công ty lữ hành giảm giá, Giám đốc ngân hàng A đã cho toàn thể nhân viên dưới quyền nghỉ để đi du lịch. Giám đốc A đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu?
A. Giá cả giảm thì cầu tăng. B. Giá cả tăng thì cầu giảm.
C. Giá cả độc lập với cầu. D. Giá cả ngang bằng giá trị.
Câu 13. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm pháp lí về mọi vi phạm hành chính?
A. Đủ từ17 tuổi. B. Đủ từ 16 tuổi.
C. Đủ từ18 tuổi. D. Đủ từ15 tuổi.
Câu 14. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,kiểu dáng công nghiệp.... do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu gọi là quyền
A. Quyền sở hữu trí tuệ. B. Quyền tác giả.
C. Quyền nghiên cứu khoa học. D. Quyền sở hữu công nghiệp
Câu 15. Khám chỗ ở công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Khi bắt người đang bị truy nã.
B. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.
C. Khi công an cần khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.
D. Khi công an cần khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan.
Câu 16. Vi phạm hình sự là hành vi
A. tương đối nguy hiểm cho xã hội. B. đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
C. rất nguy hiểm cho xã hội. D. nguy hiểm cho xã hội.
Câu 17. Mỗi hàng hoá đều có một hay một số công dụng nhất định có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, được gọi là
A. lượng giá trị. B. giá trị.
C. giá trị sử dụng. D. giá cả.
Câu 18. Quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công là chính sang lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp cơ khí là:
A. Công nghiệp hóa. B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. Tự động hóa. D. Hiện đại hóa.
Câu 19. Kh đã lập kế hoạch giả mạo tên của Ng và đăng một số tin để người khác hiểu xấu về Ng. Hành vi này của Kh đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bí mật đời tư.
B. Quyền được bảo đản an toàn về thư tín, điện tín.
C. Quyền bất khả xâm phạm về đời sống tinh thần.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 20. Sở hữu về tư liệu sản xuất là căn cứ để xác định
A. Lĩnh vực kinh tế. B. Vùng kinh tế.
C. Ngành kinh tế. D. Thành phần kinh tế.
Câu 21. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào?
A. Dân biết, dân bàn,dân giám sát, dân kiểm tra. B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
C. Dân giám sát,dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. D. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát.
Câu 22. Do mâu thuẫn cá nhân mà 4 học sinh lớp 11 đón đường đánh M làm M bị tổn hại sức khỏe tới 16%. Hành vi của 4 học sinh trên đã vi phạm:
A. pháp luật hành chính. B. pháp luật dân sự.
C. pháp luật kỉ luật. D. pháp luật hình sự.
Câu 23. Chị A mở trang trại chăn nuôi lợn nhưng thường xuyên sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, vậy chị A đã không thực hiện hình thức
A. tuân thủ pháp luật . B. áp dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 24. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài là nội dung của
A. bình đẳng trong lao động. B. bình đẳng về kinh tế - xã hội.
C. bình đẳng về chính trị. D. bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 25. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Quan hệ giữa anh chị em với nhau. B. Quan hệ tài sản.
C. Quan hệ nhân thân. D. Quan hệ dòng tộc.
Câu 26. Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng:
A. Quyền lực nhà nước. B. Quyền lực xã hội.
C. Chủ trương, chính sách. D. Tuyên truyền, giáo dục.
Câu 27. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo B ban hành quyết định điều chuyển giáo viên từ trường A đến trường C là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Công nhận pháp luật. B. Áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 28. Nếu trong trường hợp có một người trong lớp bịa đặt, tung tin xấu về mình trên Facebook, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?
A. Đăng tin trên Facebook nói xấu lại người đó.
B. Lờ đi không nói gì.
C. Gặp trực tiếp mắng người đó cho hả giận.
D. Gặp nói chuyện trực tiếp và yêu cầu người đó xóa tin trên Facebook.
Câu 29. Phát hiện bạn trai là anh K có con với người phụ nữ khác, chị L nhờ H lấy máu có nhiễm HIV rồi thuê Q tiêm vào cháu bé. Một ngày sau, chị V mẹ cháu bé vô tình nghe H kể chuyện này với bạn vội đưa con đến bệnh viện. Trong trường hợp này, những ai phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Chị L, anh K, Q và H.
B. Anh K, chị L và Q.
C. Anh K, chị V, L và Q.
D. Chị L, H và Q.
Câu 30. Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bỏ phiếu kín. B. Phổ thông.
C. Trực tiếp. D. Bình đẳng.
Câu 31. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quy tắc quản lý nhà nước. B. quan hệ lao động và công vụ nhà nước.
C. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. D. quy tắc quản lý xã hội.
Câu 32. Học sinh P đăng kí tham gia cuộc thi "Sáng tạo trẻ" nhưng Ban tổ chức từ chối vì không đủ chỗ trưng bày sản phẩm dự thi. Ban tổ chức đã vi phạm quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?
A. Sáng tạo. B. Nghiên cứu.
C. Phát triển. D. Học tập.
Câu 33. Các cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm), làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức
A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật .
C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật.
Câu 34. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm:
A. Đảm bảo quyền học tập suốt đời của công dân.
B. Tạo môi trường cho công dân nâng cao nhận thức.
C. Đáp ứng nhu cầu học tập của công dân.
D. Tạo mọi điều kiện để người nghèo có cơ hội được học tập.
Câu 35. Biết chồng giấu một khoản thu nhập để làm tài sản riêng, bà L đã tìm cách lấy trộm để cho cháu gái V chung vốn với người yêu (anh K) để mở cửa hàng kinh doanh quần áo. Thấy cửa hàng đắt khách, bà L xui cháu V cất riêng ít tiền vào tài khoản của mình. Biết chuyện này, anh K đã tìm cách để một mình đứng tên cửa hàng đó khiến V bị trắng tay. Trong trường hợp này, những ai đã vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Vợ chồng bà L và V. B. Vợ chồng bà L.
C. Vợ chồng bà L, anh K và V. D. Anh K và V.
Câu 36. Sau khi nhận 300 triệu đồng tiền đặt cọc mua hàng của anh T và chị V, với mong muốn chiếm đoạt số tiền trên, chi Y nói với chồng đó là tiền trúng xổ số rồi hai vợ chồng về quê chị Y mua đất để kinh doanh. Quá hạn giao hàng đã lâu, tìm gặp chị Y nhiều lần không được, anh T và chị V đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho cháu S con chị Y. Trong lúc mọi người đang tập trung cấp cứu cháu S, anh T và chị V lấy xe Honda của chị Y để xiết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự.
A. Anh T và chị V và vợ chồng chị Y. B. Anh T và chị V và cháu S.
C. Anh T và chị V. D. Anh T và chị V và chị Y.
Câu 37. Ông H đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định giải phóng mặt bằng nhà ông để xây dựng khu đô thị mới. Ông H đã thực hiện quyền dân chủ nào dưới đây của công dân?
A. Giám sát. B. Kiểm tra. C. Khiếu nại. D. Tố cáo.
Câu 38. Hành vi lái xe lạng lách đánh võng là vi phạm:
A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Nội quy.
Câu 39. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng về
A. trách nhiệm kinh tế. B. trách nhiệm pháp lí.
C. trách nhiệm xã hội. D. trách nhiệm chính trị.
Câu 40. Trong gia đình anh H, hằng ngày cứ đi làm về là anh H lại ngồi xem ti-vi trong lúc chị M vừa trông con vừa phải lau dọn nhà cửa. Anh H còn mua chiếc xe máy trị giá hơn 30 triệu đồng từ tiền chung của hai vợ chồng mà không bàn bạc với chị M. Hành vi của anh H là không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
B. Quan hệ tài sản và chi tiêu trong gia đình.
C. Quan hệ nhân thân và chi tiêu trong gia đình.
D. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài chính.
------------------- HẾT-----------------
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
ĐA |
D |
B |
B |
A |
B |
C |
C |
A |
D |
D |
B |
A |
B |
D |
A |
D |
C |
A |
B |
D |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
ĐA |
B |
D |
A |
D |
D |
A |
B |
D |
D |
C |
C |
A |
C |
D |
B |
D |
C |
B |
B |
A |
2. Đề số 2
Câu 1. Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật thì phải chịu trách nhiệm
A. hành chính. B. dân sự. C. tinh thần . D. kỉ luật.
Câu 2. Công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội đều thực hiện cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Xây dựng pháp luật. B. Thực hiện pháp luật.
C. Phổ biến pháp luật. D. Ban hành pháp luật.
Câu 3. Người ở đội tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Từ đủ 18 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 16 tuổi trở lên. D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
Câu 4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định trong
A. Hiến pháp và luật. B. từng lĩnh vực cụ thể.
C. Luật Hôn nhân và gia đình. D. Pháp lệnh và luật.
Câu 5. Tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng của nhau là nội dung bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây?
A. Giữa cha mẹ và con cái. B. Giữa vợ và chồng trong quan hệ tài sản.
C. Giữa ông bà và cháu. D. Giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.
Câu 6. Mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lí theo quy định của pháp luật là thể hiện bình đẳng về
A. trách nhiệm pháp lí. B. nghĩa vụ pháp lí.
C. quyền và nghĩa vụ. D. trách nhiệm.
Câu 7. Mọi doanh nghiệp đều tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Bình đẳng về tự chịu trách nhiệm. B. Bình đẳng trong điều hành quản lí.
C. Bình đẳng trong quan hệ thị trường. D. Bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 8. Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống. D. Quyền được đảm bảo tính mạng
Câu 9. Nhân dân thực hiện theo cơ chế "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" là nội dung của quyền nào dưới đây?
A. Quyền ứng cử. B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
C. Quyền bầu cử. D. Quyền khiếu nại, tố cáo.
Câu 10. Ở phạm vi cơ sở, những việc nào dưới đây do nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra?
A. Xây dựng hương ước, quy ước
B. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.
C. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở địa phương.
D. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương.
Câu 11. Trong những nhóm người sau, nhóm được thực hiện quyền bầu cử là
A. những người đang chấp hành hình phạt tù. B. những người đang bị kỉ luật.
C. những người mất năng lực hành vi dân sự. D. những người đang bị tạm giam.
Câu 12. Việc học tập của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bình đẳng về cơ hội học tập. B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.
C. Bình đẳng về thời gian học tập. D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.
Câu 13. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp để tạo điều kiện cho công dân thực hiện quyền
A. phát triển. B. sáng tạo. C. học tập. D. tự do ngôn luận
Câu 14. Những người có tài trong các cơ quan nhà nước được cử đi học tập ở nước ngoài bằng tiền của nhà nước. Điều này thể hiện quyền
A. học tập của công dân. B. dân chủ của công dân.
C. sáng tạo của công dân. D. phát triển của công dân.
Câu 15. Trong bảo vệ môi trường thì hoạt động nào có tầm quan trọng đặc biệt?
A. Bảo vệ rừng B. Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư
C. Quản lí chất thải D. Bảo vệ môi trường biển
Câu 16. Kết cấu hạ tầng của sản xuất thuộc yếu tố cơ bản nào dưới đây của quá trình sản xuất?
A. Công cụ lao động. B. Tư liệu lao động.
C. Nguyên vật liệu nhân tạo. D. Đối tượng lao động.
Câu 17. Người lao động với tư liệu sản xuất kết hợp thành
A. tư liệu sản xuất. B. phương thức sản xuất.
C. quá trình sản xuất. D. lực lượng sản xuất.
Câu 18. Công cụ lao động của người thợ mộc là
A. sơn. B. gỗ. C. đục, bào. D. bàn ghế.
Câu 19. Thị trường ở dạng giản đơn và sơ khai là
A. chợ. B. nhà máy. C. xí nghiệp. D. cơ quan.
Câu 20. Một trong những tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là do yêu cầu phải
A. hợp tác phát triển lâu dài với các nước trên thế giới.
B. đẩy nhanh về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ.
C. rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ.
D. tạo ra một bước nhảy vọt về kinh tế, kĩ thuật – công nghệ.
Câu 21. Tổng thể hữu cơ giữa các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và vùng kinh tế là nội dung của
A. thành phần kinh tế. B. miền kinh tế. C. vùng kinh tế. D. cơ cấu kinh tế.
Câu 22. Căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước, người vi phạm pháp luật phải thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Đây là nội dung của hình thức thực hiện pháp luật nào sau đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 23. Một số thanh niên khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy đã có hành động lạng lách đánh võng trên đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Hành vi này đã vi phạm pháp luật
A. hành chính. B. dân sự. C. hình sự. D. kỉ luật.
Câu 24. Hành vi nào dưới đây không biểu hiện cho việc người vi phạm pháp luật có lỗi?
A. Cảnh sát giao thông Y không phạt người vi phạm giao thông do quen biết.
B. Anh C phát hiện kẻ móc túi nhưng không báo với ai.
C. Cháu H bị anh X trói tay, đổ ma túy đá vào miệng.
D. Chị L che giấu hành vi buôn bán ma túy của người nhà.
Câu 25. Anh T dùng gậy đánh người gây thương tích. Anh T đã vi phạm quyền
A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
B. dân chủ cơ bản của công dân.
C. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
D. được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, danh dự của công dân.
Câu 26. Phương án nào dưới đây là đúng?
A. Giá cả tăng do cung nhỏ hơn cầu. B. Giá cả tăng do cung nhỏ hơn hoặc bằng cầu.
C. Giá cả tăng do cung bằng cầu. D. Giá cả tăng do cung lớn hơn cầu.
Câu 27. Vận dụng quan hệ cung- cầu để lí giải tại sao lại có tình trạng "cháy vé" trong một buổi ca nhạc có nhiều ca sĩ nổi tiếng biểu diễn?
A. cung, cầu rối loạn B . cung = cầu. C. cung > cầu. D. cung < cầu.
Câu 28. Ông A đã sản xuất rượu giả và bán ra thị trường. Người tiêu dùng đã uống phải rượu giả dẫn đến tử vong. Trong trường hợp này Ông A phải chịu trách nhiệm
A. hình sự. B. dân sự. C. kỷ luật. D. hành chính
Câu 29. Để kỷ niệm năm cuối cùng của thời học sinh, Q và bạn bè chung tiền mua thuốc lắc để thử cảm giác mạnh. Trong lúc cả nhóm đang chơi thì bị công an kiểm tra và bắt tất cả về đồn. Q và các bạn đã bị xử phạt theo hình thức nào dưới đây?
A. Xử phạt dân sự. B. Xử phạt hành chính.
C. Xử phạt hình sự và hành chính. D. Xử phạt hình sự.
Câu 30. Do mâu thuẫn cá nhân, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27%. N phải điều trị hết tổng chi phí 55 triệu đồng. Trong trường hợp này, M phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây?
A. Hình sự. B. Hình sự và dân sự. C. Hình sự và kỷ luật. D. Hành chính.
Câu 31. Cơ sở sản xuất bánh kẹo tư nhân Y tuyển bạn L (13 tuổi) vào làm công nhân. Việc làm của cơ sở Y đã vi phạm bộ luật nào dưới đây?
A. Luật Bình đẳng giới. B. Luật Đầu tư.
C. Luật Hôn nhân và Gia đình. D. Luật Lao động.
Câu 32. T là kỹ sư điện, làm việc tại công ty M. Hết thời gian thử việc, do T bị ốm nên công ty M đã kí kết hợp đồng lao động chính thức với bạn của T là anh A. Việc giao kết hợp đồng lao động này của công ty M đã vi phạm nguyên tắc nào?
A. Tự do. B. Bình đẳng. C. Giao kết trực tiếp. D. Tự nguyện.
Câu 33. Nhân lúc trong siêu thị đông người, anh P đã móc túi lấy trộm điện thoại của chị Q, nhưng bị anh S là bảo vệ bắt quả tang. Sau đó, S đã xem tin nhắn của Q và đọc được tin nhắn Q có giao dịch ngân hàng vào sáng nay. Vì vậy, S đã đe dọa Q phải chia phần trăm cho mình. Trong tình huống này, ai dưới đây vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Chị Q. B. Anh S. C. Anh P và chị Q. D. Anh P.
Câu 34. Vì nghi ngờ con gái mình trốn trong nhà người yêu. Bố của cô gái đã tự đạp cửa xông vào khám nhà dù không được sự đồng ý của chủ nhà. Hành vi của bố cô gái đã xâm phạm vào quyền gì dưới đây?
A. Quyền bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 35. Trước khi được ban hành, Hiến pháp năm 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp năm 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do dân chủ. B. Quyền tham gia xây dựng đất nước.
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. D. Quyền tự do ngôn luận.
Câu 36. Khi nhà hàng xóm làm nhà đã làm hư hại ngôi nhà của mình. Ông A đã sang nhà hàng xóm nói chuyện và yêu cầu khắc phục hậu quả nhưng nhà hàng xóm không nghe mà còn chửi bới và thuê xã hội đen về hành hung ông A. Trong trường hợp này ông A phải làm gì để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo đúng quy định của pháp luật?
A. Khiếu nại với công an xã.
B. Huy động gia đình anh em sang đánh nhau với nhà hàng xóm
C. Tố cáo với công an xã.
D. Thuê xã hội đen về chơi lại nhà hàng xóm.
Câu 37. Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng muốn học thêm một chuyên ngành khác để bổ trợ chuyên môn cho mình nên anh P đã chọn học văn bằng 2 ở một trường Cao đẳng về ngành Dược sỹ. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do học tập. B. Quyền học thường xuyên, học suốt đời.
C. Quyền lao động thường xuyên, liên tục. D. Quyền được phát triển toàn diện.
Câu 38. Anh K đang sản xuất mũ vải nhưng giá thấp, bán chậm. Anh K đã chuyển sang sản xuất mũ bảo hiểm vì mặt hàng này giá cao, bán nhanh. Anh K đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. B. Tạo năng suất lao động cao hơn.
C. Phân hóa giữa những người sản xuất hàng hóa. D. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
Câu 39. Mạng di động A đã giảm khuyến mãi từ 50% xuống còn 20% giá trị thẻ nạp, các mạng di động B và C cũng đưa ra chương trình khuyến mãi tương tự. Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?
A. Quy luật cạnh tranh. B. Quy luật lưu thông tiền tệ.
C. Quy luật giá trị. D. Quy luật cung cầu.
Câu 40. Công ty Thụy Sĩ Suitart đã ra mắt trang phục có tên là Diamond Armor, bề ngoài nó chẳng khác gì trang phục bình thường nhưng thực tế nó lại có tác dụng ngoài sự mong muốn: chống đạn. Sản phẩm này là kết quả của quá trình
A. công nghiệp hóa B. tự động hóa. C. cơ khí hóa. D. hiện đại hóa.
ĐÁP ÁN
1D 2B 3C 4A 5D 6A 7D 8B 9B 10D 11B 12A 13B 14D 15A 16B 17D 18C 19A 20C
21D 22D 23A 24C 25D 26A 27D 28A 29B 30A 31D 32C 33B 34C 35C 36A 37B 38A 39A 40D
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 29. Chọn đáp án B
Điều 21, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định về vấn đề vi phạm các quy định phòng, chống và kiểm soát ma túy: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Như vậy, xử phạt hành chính là đáp án của câu hỏi này.
Câu 30. Chọn đáp án A
Việc đánh người gây thương tích dẫn đến hậu quả nghiêm trọng là hành vi vi phạm hình sự. Theo quy định, nếu tỉ lệ thương tật từ 11\% trở lên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích theo điều 104 Bộ luật Hình sự. Trường hợp này, M đã đánh N bị thương tích với tỷ lệ thương tật 27% vì vậy M đã vi phạm hình sự.
Câu 31. Chọn đáp án D
Theo Điều 3 Bộ luật Lao động (2012), người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Vậy cơ sở Y đã vi phạm bộ Luật Lao động.
Câu 32. Chọn đáp án C
Một trong những nguyên tắc của giao kết hợp đồng lao động đó là nguyên tắc: tự do, bình đẳng, tự nguyện, không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể, giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động. Trong trường hợp này, hợp đồng lao động giữa Giám đốc công ty M và anh T không tuân theo nguyên tắc giao kết trực tiếp. Bởi lẽ, Giám đốc công ty M đã không kí Hợp đồng lao động trực tiếp với anh T mà thông qua anh A
Câu 33. Chọn đáp án B
Anh P đã móc túi lấy trộm điện thoại của chị Q Anh P vi phạm hình sự, chị P không vi phạm pháp luật; Anh S đã xem tin nhắn của Q và đọc được tin nhắn Q có giao dịch ngân hàng anh S vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật thư tín; S đã đe dọa Q phải chia phần trăm cho mình S vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạng. Như vậy, người vi phạm quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là: anh S
Câu 34. Chọn đáp án C
Theo SGK Giáo dục công dân 12, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân nghĩa là không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý; trừ trường hợp được pháp luật cho phép. Mặc dù, người bố vào tìm con gái mình nhưng việc này chưa được chủ nhà cho phép nên theo luập pháp người bố vẫn vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 35. Chọn đáp án C
Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong phạm vi cả nước và trong từng địạ phương; quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, trong trường hợp này, nhân dân đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 36. Chọn đáp án A
Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan tổ chức được đề nghị cơ quam, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Như vậy, ông A đã bị xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của mình, ông A có quyền khiếu nại với công an xã.
Câu 37. Chọn đáp án B
Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời. Quyền học tập này của công dân có thể được thực hiện nhiều hình thức khác nhau. Công dân có thể học ở chính quy, học tập trung, không tập trung, ban ngày, buổi tối.. Trong trường hợp này, Anh P đang theo học ở trường Đại học Y Hà Nội nhưng đã học thêm một hình thức giáo dục khác (học văn bằng 2) trường Cao đẳng Dược. Anh P đang được hưởng quyền học thường xuyên, học suốt đời.
Câu 38. Chọn đáp án A
Theo SGK GDCD lớp 11 trang 29 thì có thể hiểu điều tiết sản xuất và lưu thông là sự phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, phân phối lại nguồn hàng từ nơi này sang nơi khác. Vậy đáp án đúng là điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Câu 39. Chọn đáp án A
Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận. Trong trường hợp này, mạng di động A đã giảm khuyến mãi từ 50% xuống còn 20% giá trị thẻ nạp. Nghĩa là qua việc giảm giá trị khuyến mãi này, họ sẽ tiết kiệm chi phí và tăng cường được nhiều lợi nhuận. Vì vậy, mạng di động B và C cũng đưa ra chương trình tương tự. Đây đích thực là sự ganh đua, cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế.
Câu 40. Chọn đáp án D
Hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế xã hội. Trong tình huống này, việc công ty Thụy Sĩ Suitart đã ra mắt trang phục có tên là Diamond Armor, bề ngoài nó chẳng khác gì trang phục bình thường nhưng thực tế nó lại có tác dụng ngoài sự mong muốn: chống đạn. Đây là quá trình hiện đại hóa bởi nó mang tính thiết thực, công nghệ mới, hiện đại, là kết quả của quá trình nghiên cứu và ứng dụng
3. Đề số 3
Câu 81. Quyền nào dưới đây của công dân thể hiện dân chủ trong lĩnh vực xã hội?
A. Quyền được hưởng bảo hiểm xã hội
B. Quyền được thông tin
C. Quyền tham gia quản lí nhà nước
D. Quyền khiếu nại
Câu 82. Quyền nào dưới đây thể hiện dân chủ trong lĩnh vực văn hóa?
A. Quyền được hưởng lợi ích từ sáng tạo nghệ thuật của mình
B. Quyền được đảm bảo về mặt tinh thần khi không còn khả năng lao động
C. Quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước
D. Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí
Câu 83. Theo quy định của pháp luật, bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị
A. thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng. B. tham gia tranh chấp đất đai.
C. tổ chức phát tán bí mật gia truyền. D. tung tin nói xấu người khác.
Câu 84. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực
A. Nhà nước. B. cộng đồng. C. xã hội. D. tập thể.
Câu 85. Mọi công dân có thể học tập bằng nhiều hình thức và ở các loại hình trường, lớp khác nhau là thực hiện nội dung quyền
A. học thường xuyên, học suốt đời. B. dự thi lấy chứng chỉ nghề.
C. đổi mới giáo trình nâng cao. D. lựa chọn chương trình song ngữ.
Câu 86. Theo quy định của pháp luật, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp thông qua quyền
A. bầu cử và ứng cử. B. tự do ngôn luận.
C. khiếu nại và tố cáo. D. độc lập phán quyết.
Câu 87. Công dân có quyền làm việc cho bất cứ ai, ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm là nội dung quyền bình đẳng trong lĩnh vực
A. lao động. B. kinh doanh. C. công vụ. D. hành chính.
Câu 88. Quyền khiếu nại, tố cáo là công cụ để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ
A. trực tiếp. B. chỉ định. C. tập trung. D. gián tiếp.
Câu 89. Theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệch về
A. trình độ phát triển. B. tập tục địa phương.
C. nghi lễ tôn giáo. D. thói quen vùng miền.
Câu 90. Ở phạm vi cơ sơ dân chu trực tiếp được thực hiện theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân
A. kiểm tra. B. quản lí. C. điều hành. D. tự quyết.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
- Đáp án đúng là phương án A
LỜI GIẢI CHI TIẾT CÁC CÂU VẬN DỤNG CAO
Câu 117.
Hành động của chị B đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình anh C nên vi phạm hình sự
Câu 118.
Anh K phóng nhanh vượt ẩu, Anh B đi ngược đường 1 chiều la vi phạm quy tắc quản lý nhà nước
Câu 119.
Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ quạt nạt chửi bới nhau thậm tệ là vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm của công dân
Câu 120.
Vợ chồng chị A và chị D đã vi phạm nguyên tắc bầu cử bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín
4. Đề số 4
Câu 1. Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể làm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
A. quá trình sản xuất. B. quá trình sử dụng.
C. trao đổi mua – bán D. phân phối – cấp phát
Câu 2. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất.
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa.
C. Thời gian lao động xã hội tối đa để sản xuất ra hàng hóa.
D. Thời gian lao động xã hội tối thiểu để sản xuất ra hàng hóa.
Câu 3. Việc “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” là
A. nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
B. phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo.
C. mục tiêu của giáo dục và đào tạo.
D. ý nghĩa của công tác giáo dục và đào tạo.
Câu 4. Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh lành mạnh được xem là
A. nhân tố cơ bản.
B. động lực kinh tế.
C. hiện tượng tất yếu.
D. cơ sở quan trọng.
Câu 5. Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ của toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, trong đó nòng cốt là
A. Đáng cộng sản Việt nam.
B. chính quyền các cấp và nhân dân.
C. Quân đội nhân dân và nhân dân cả nước.
D. Quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Câu 6. Gia đình bà A coi trồng tiêu là công việc tạo nguồn thu nhập chính nên tìm cách nghiên cứu và hỗ trợ cho cây tiêu phát triển để tăng năng suất. Theo em, gia đình bà A đã thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong việc
A. nhận thức đúng về tính khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
B. tiếp thu và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo năng suất cao.
C. thường xuyên học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn.
D. lựa chọn nghành nghề, mặt hàng sản xuất có khả năng cạnh tranh cao.
Câu 7. Trên đường đi học về, B tình cờ phát hiện một nhóm người lôi kéo, kích động người dân khiếu kiện chính quyền xã. Nếu là B, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây mà em cho là phù hợp nhất?
A. Không quan tâm vì đây không phải là việc của mình.
B. Ngăn cản việc làm của những người đó.
C. Đem sự việc đó trao đổi với bạn bè.
D. Báo cho người có trách nhiệm biết.
Câu 8. Em sẽ làm việc nào sau đây khi ra khỏi lớp học để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?
A. Sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn. B. Khóa các cửa ra vào.
C. Tắt hết các thiết bị điện. D. Đóng các cửa sổ.
Câu 9. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất
A. xã hội. B. chính trị.
C. kinh tế. D. văn hóa.
Câu 10. Pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng
A. quyền lực nhà nước.
B. quyền lực chính trị.
C. quyền lực kinh tế.
D. quyền lực xã hội.
Câu 11. Luật giao thông đường bộ quy định mọi người tham gia giao thông phải dừng lại khi đèn đỏ là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Tính thống nhất.
Câu 12. Trên cơ sở quy định của pháp luật về kinh doanh, ông N đã đăng kí mở cửa hàng bán hàng tạp hóa và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Việc làm của ông N thể hiện pháp luật là phương tiện để công dân
A. sản xuất kinh doanh.
B. có quyền tự do hành nghề.
C. tự do lựa chọn nghành nghề.
D. thực hiện quyền của mình.
Câu 13. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc nào dươi đây?
A. Quản lí nhà nước.
B. An toàn lao động.
C. Kí kết hợp đồng.
D. Công vụ nhà nước.
Câu 14. Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi nào dưới đây?
A. Không cẩn thận.
B. Vi phạm pháp luật.
C. Thiếu suy nghĩ.
D. Thiếu kế hoạch.
Câu 15. Cá nhân đăng kí kinh doanh là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật.
D.Thi hành pháp luật.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
CÂU |
ĐA |
CÂU |
ĐA |
1 |
C |
21 |
A |
2 |
B |
22 |
C |
3 |
A |
23 |
C |
4 |
B |
24 |
C |
5 |
D |
25 |
B |
6 |
B |
26 |
C |
7 |
D |
27 |
B |
8 |
C |
28 |
B |
9 |
A |
29 |
A |
10 |
A |
30 |
B |
11 |
B |
31 |
C |
12 |
D |
32 |
D |
13 |
A |
33 |
A |
14 |
B |
34 |
A |
15 |
C |
35 |
A |
16 |
C |
36 |
D |
17 |
D |
37 |
A |
18 |
A |
38 |
A |
19 |
B |
39 |
C |
20 |
A |
40 |
C |
5. Đề số 5
I. NHẬN BIẾT
Câu 1. Pháp luật là
A. hệ thống các văn bản và nghị định do các cấp ban hành và thực hiện .
B. những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
C. hệ thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
D. hệ thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Câu 2. Đặc trưng nào sau đây là của pháp luật?
A. Tính hiện đại.
B. Tính nhân văn.
C. Tính truyền thống.
D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 3. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước là đặc trưng nào của pháp luật ?
A. Tính quyền lực bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nhân văn.
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 4. Trên đường phố, tất cả mọi người đều chấp hành luật giao thông đường bộ là sự phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính bắt buộc chung.
B. Tính quy phạm phổ biến.
C. Tính nhân văn .
D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
Câu 5. Bạn B bắt trộm gà của nhà người khác. Hành vi của B vi phạm
A. phong tục tập quán.
B. pháp luật.
C. quy ước.
D. nội quy.
Câu 6. Thực hiện pháp luật là những hoạt động có mục đích của cá nhân, tổ chức trở thành hành vi
A. hợp pháp.
B. phù hợp đạo đức.
C. nhân văn.
D. tự nguyện.
Câu 7. Cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là
A. tuân thủ pháp luật.
B. sử dụng pháp luật.
C. thi hành pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 8. Trường hợp nào dưới đây thuộc hình thức áp dụng pháp luật?
A. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ.
B. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật cho phép.
C. Cá nhân, tổ chức làm những việc pháp luật quy định phải làm.
D. Cá nhân, tổ chức không làm những việc pháp luật cấm.
Câu 9. Trong các tình huống sau, đâu là hành vi thi hành pháp luật?
A. Doanh nghiệp đóng thuế cho nhà nước theo quy định của pháp luật.
B. Anh G làm hồ sơ đăng ký thành lập công ty kinh doanh may mặc.
C. Doanh nghiệp X không xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
D. Công an môi trường xử phạt doanh nghiệp P vì xả nước thải chưa xử lý ra môi trườn
Câu 10. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là công dân
A. ở bất kì độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều bị hạ bậc lương.
C. vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. vi phạm do thiếu hiểu biết về pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 11. Sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động được gọi là
A. giao ước lao động.
B. cam kết lao động.
C. thỏa thuận lao động.
D. hợp đồng lao động.
Câu 12. Những quy định của pháp luật về bảo đảm quyền tự do kinh doanh nhằm
A. bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. bảo đảm quyền tự do về thân thể của công dân.
C. khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng trong xã hội.
D. khơi dậy và phát huy quyền dân chủ của công dân.
Câu 13. Mục đích quan trọng nhất của hoạt động kinh doanh là:
A. Tiêu thụ sản phẩm.
B. Tạo ra lợi nhuận.
C. Nâng cao chất lượng sản phẩm.
D. Giảm giá thành sản phẩm.
Câu 14. Trường hợp không đúng nào dưới đây người sử dụng lao động không bố trí lao động nữ và làm các công việc?
A. Người sử dụng lao động có quyền sa thải lao động trong mọi trường hợp.
B. Người sử dụng lao động không có quyền sa thải lao động nữ vì lí do kết hôn.
C. Người sử dụng lao động không có quyền sa thải lao động nữ vì nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. Người sử dụng lao động không có quyền sa thải lao động nữ vì lí do thai sản.
Câu 15. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền sáng tạo là quyền
A. cơ bản của công dân.
B. dân chủ của công dân.
C. quyền phát triển của công dân.
D. bảo đảm và thực hiện quyền bình đẳng của công dân.
Câu 16. Học tập là quyền và cũng là trách nhiệm của
A. nhà nước.
B. xã hội
C. gia đình.
D. công dân.
II. THÔNG HIỂU
Câu 1. Hành vi nào dưới đây là phù hợp với hoạt động bảo vệ môi trường?
A. Vứt rác ra xa nơi ở của mình.
B. Vật nuôi bị chết thì vứt ra sông, suối.
C. Phân loại rác thải để xử lí hiệu quả.
D. Chôn chất độc hại chưa qua xử lí vào đất.
Câu 2. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là các dân tộc
A. thiểu số được ưu tiên phát triển kinh tế.
B. thiểu số được tạo điều kiện phát triển.
C. thiểu được hưởng thụ văn hóa, giáo dục.
D. trong một quốc gia được Nhà nước và Pháp luật tôn trọng, bảo vệ.
Câu 3. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
A. Các dân tộc ở Việt Nam đều được tham gia vào bộ máy nhà nước.
B. Nhà nước chỉ quan tâm đầu tư phát triển kinh tế cho dân tộc đa số.
C. Tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số không được sử dụng trong giao tiếp.
D. Chỉ giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc đa số.
Câu 4. Trường hợp nào dưới đây thực hiện đúng nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?
A. Bắt buộc phải theo một tôn giáo nào đó.
B. Sa thải nhân viên vì không theo đạo Thiên chúa.
C. Chỉ có các cơ sở tôn giáo của đạo Phật được nhà nước bảo hộ.
D. Các tôn giáo khác nhau đều hoạt động theo quy định pháp luật.
Câu 5. Công an chỉ được bắt người trong trường hợp có quyết định của
A. Chủ tịch UBND.
B. Thủ trưởng cơ quan.
C. Toà án nhân dân.
D. Hội đồng nhân dân.
Câu 6. Bất kỳ ai cũng có quyền được bắt người, khi người đó đang
A. thực hiện hành vi phạm tội.
B. bị nghi ngờ phạm tội.
C. có dấu hiệu thực hiện phạm tội.
D. chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 7. Khẳng định nào sau đây là đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã.
B. Chỉ có công an mới có quyền bắt người đang bị truy nã.
C. Chỉ có người trên 18 tuổi mới có quyền bắt người.
D. Người chưa từng phạm tội mới có quyền bắt người.
Câu 8. Khẳng định nào sau đây không đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Công dân được bắt người đang phạm tội quả tang.
B. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã.
C. Chỉ có công an mới có quyền bắt người đang bị truy nã.
D. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải người đang phạm tội đến cơ quan công an.
Câu 9. Theo em,“Ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội” thể hiện nội dung của pháp luật trong lĩnh vực nào?
A. Chăm sóc sức khỏe nhân dân.
B. Xây dựng lối sống văn minh.
C. Xây dựng gia đình văn hóa.
D. Phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 10. Thông qua quyền bầu cử và ứng cử nhân dân được thực thi hình thức dân chủ nào sau đây?
............
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
III. VẬN DỤNG THẤP
Câu 1. Ông N - bố chị H ngăn cấm chị H và anh T kết hôn vì lí do hai anh chị không cùng đạo. Hành vi của ông N vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tự do dân chủ.
B. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
C. Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
D. Quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
Câu 2. X được ủy ban nhân dân xã Q gọi khám tuyển nghĩa vụ quân sự, bố mẹ X sợ con mình vất vả nên đã định nhờ người xin hoãn. Nếu là một thành viên trong gia đình của X em sẽ có xử sự theo quan điểm nào dưới đây phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Không đồng ý với gia đình vì đấy là hành vi trốn tránh nghĩa vụ công dân.
B. Đồng ý với gia đình vì nếu đủ điều kiện và phải nhập ngũ anh trai sẽ vất vả.
C. Không ý kiến vì việc trên là của anh, bố mẹ và những thành viên khác.
D. Sẽ đồng ý hoặc không đồng ý theo ý kiến của số đông trong gia đình.
Câu 3. Anh B đề nghị trưởng công an huyện F xem xét lại quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật đối với mình. Anh B đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Khiếu nại.
B. Tố cáo.
C. Tự do đi lại.
D. Tự do cư trú.
Câu 4. X đang thực hiện nghĩa vụ quân sự thì bỏ về giữa chừng vì không chấp hành nỗi kỉ luật của đơn vị. Là bạn thân của X, em sẽ khuyên X
A. quay lại hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
B. bỏ nghĩa vụ quân sự.
C. đừng quan tâm đến chuyện đó nữa.
D. lấy vợ để khỏi bị bắt đi nghĩa vụ quân sự.
Câu 5. Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học thường xuyên, học suốt đời.
B. Quyền kết hợp lao động và học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền được sáng tạo trong lao động và học tập
Câu 6. Bạn K tìm ra phương pháp giải toán mới khác với cách giải của thầy giáo. Theo em, bạn K đã thực hiện tốt quyền
A. học tập.
B. sáng tạo.
C. phát triển.
D. sáng chế.
Câu 7. Hàng xóm gần nhà em nhận giữ trẻ, người giữ trẻ thường xuyên có hành vi quát mắng thậm chí đánh đập các cháu bé. Em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Coi như không biết vì không phải việc của mình.
B. Quay phim chụp hình tung lên mạng để chia sẻ với người khác.
C. Báo với chính quyền địa phương để can thiệp.
D. Cùng bạn bè đến xem cho vui.
Câu 8. Một trong các nghĩa vụ của người kinh doanh là
A. Bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
B. Bảo vệ quyền lợi của người kinh doanh.
C. Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp.
D. Đảm bảo chất lượng kinh doanh.
IV. VẬN DỤNG CAO
Câu 1. Do ghen ghét M yêu N, V đã thuê người đánh M. Hành vi của V đã xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tự do yêu đương.
B. Bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
C. Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân.
D. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 2. Vì mâu thuẫn cá nhân, T dùng dao chém trọng thương Q. Hành vi của T vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hình sự.
B. Hành chính.
C. Kỉ luật.
D. Dân sự.
Câu 3. Sau khi tốt nghiệp THPT, A có giấy gọi nhập ngũ. A tìm mọi lí do để không phải nhập ngũ. Hành vi của A là
A. vi phạm dân sự.
B. vi phạm hình sự.
C. vi phạm kỉ luật.
D. vi phạm hành chính.
Câu 4 . Ông B có cháu trai và cháu gái nhưng ông B chỉ mua đồ chơi cho cháu trai nên đã dẫn đến sự đố kị giữa các cháu. Là người thân trong gia đình, em sẽ làm gì?
A. Kệ, việc ai nấy lo.
B. Khuyên ông B nên bình đẳng giữa các cháu.
C. Khuyên cháu gái nên biết phận mình.
D. Tố cáo ông B đã vi phạm luật hôn nhân và gia đình.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
NHẬN BIẾT: 1C 2D 3A 4B 5B 6A 7A 8A 9A 10C 11D 12C 13B 14A 15A 16D
THÔNG HIỂU: 1C 2D 3A 4D 5C 6A 7A 8C 9D 10A 11A 12D
VẬN DỤNG THẤP: 1B 2A 3A 4A 5A 6A 7C 8A
VẬN DỤNG CAO: 1B 2A 3B 4B
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ngô Quyền. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo tài liệu liên quan khác:
Chúc các em học tập tốt!