Để giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu ôn tập, HOC247 xin cung cấp Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Kỳ Phong bên dưới đây. Hi vọng sẽ giúp các em củng cố kiến thức cũng như đạt kết quả cao trong học tập. Mời các em cùng theo dõi.
TRƯỜNG THPT TRẦN KỲ PHONG |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ NĂM HỌC 2021-2022 Thời gian 50 phút |
Đề thi số 1
Câu 1. Điện năng tiêu thụ được đo bằng
A. vôn kế.
B. ampe kế.
C. tĩnh điện kế.
D. công tơ điện.
Câu 2. Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:
A. \({e_c} = \left| {\frac{{\Delta t}}{{\Delta \phi }}} \right|\)
B. \({e_c} = \left| {\frac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}}} \right|\)
C. \({e_c} = - \left| {\frac{{\Delta \phi }}{{\Delta t}}} \right|\)
D. \({e_c} = \left| {\Delta \phi \Delta t} \right|\)
Câu 3. Tần số dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l tại nơi có gia tốc trọng trường g là
A. \(f=2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\)
B. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\).
C. \(f=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\)
D. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}\)
Câu 4. Trong dao động cơ, khi tần số của dao động cưỡng bức bằng với tần số dao động riêng của hệ thì
A. Biên độ vừa tăng vừa giảm.
B. Biên độ vừa giảm vừa tăng.
C. Biên độ có giá trị nhỏ nhất.
D. Biên độ đạt giá trị cực đại.
Câu 5. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa không phụ thuộc vào
A. Biên độ dao động A1.
B. Pha ban đầu j1.
C. Biên độ dao động A2.
D. tần số dao động.
Câu 6. Mối liên hệ giữa bước sóng \(\lambda \), vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là
A. \(\lambda = \frac{v}{T}vf\)
B. \(v = \frac{1}{f} = \frac{T}{\lambda }\)
C. \(\lambda = \frac{T}{v} = \frac{f}{v}\)
D. \(f = \frac{1}{T} = \frac{v}{\lambda }\)
Câu 7. Tai con người có thể nghe được những âm có tần số nằm trong khoảng
A. từ 16 kHz đến 20000 kHz.
B. từ 16 kHz đến 20000 Hz.
C. từ 16 Hz đến 20000 kHz.
D. từ 16 Hz đến 20000 Hz.
Câu 8. Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ . Cực tiểu giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng
A. \(k\lambda \)
B. \(2k\lambda \)
C. \((k + 0,5)\lambda \)
D. \((2k + 1)\lambda \)
Câu 9. Dòng điện xoay chiều có biểu thức cường độ \(i = I\sqrt 2 \cos (\omega t + \varphi )\) với I > 0 . Đại lượng I được gọi là
A. cường độ dòng điện hiệu dụng.
B. cường độ dòng điện cực đại.
C. tần số của dòng điện.
D. pha ban đầu của dòng điện.
Câu 10. Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc ω vào hai đầu tụ điện có điện dung C. Dung kháng của tụ là
A. ZC= ωC.
B. ZC= 2ωC.
C. ZC = \(\frac{C}{\omega }\)
D. ZC= \(\frac{1}{{\omega C}}\).
Câu 11. Biện pháp làm giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện khi truyền tải điện năng đi xa đang được áp dụng rộng rãi là
A. tăng điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện.
B. tăng chiều dài đường dây truyền tải điện.
C. giảm điện áp hiệu dụng ở trạm phát điện.
D. giảm tiết diện dây truyền tải điện.
Câu 12. Trong đoạn mạch điện không phân nhánh gồm điện trở thuần R và tụ điện C, mắc vào điện áp xoay chiểu \(u = {U_0}\cos \omega t\). Hệ số công suất của đoạn mạch là
A. \(\cos \varphi = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + \frac{1}{{{\omega ^2}{C^2}}}} }}\)
B. \(\cos \varphi = \frac{R}{{\sqrt {{R^2} + {\omega ^2}{C^2}} }}\)
C. \(\cos \varphi = \frac{R}{{\omega C}}\)
D. \(\cos \varphi = \frac{R}{{R + \omega C}}\)
Câu 13. Mạch dao động điện tử gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi }\) mH và tụ điện có điện dung \(\frac{4}{\pi }\)nF. Tần số dao động riêng của mạch là
A. 2,5.106Hz.
B. \(5\pi {.10^6}\)Hz.
C. 2,5.105Hz.
D. \(5\pi {.10^5}\) Hz.
Câu 14. Sóng điện từ được dùng để truyền thông tin dưới nước là
A. sóng ngắn.
B. sóng cực ngắn.
C. sóng trung.
D. sóng dài.
Câu 15. Phát biểu nào dưới khi nói về ánh sáng trắng và đơn sắc là không đúng?
A. Ánh sáng trắng là tập hợp của vô số ánh sáng đơn sắc khác nhau có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
B. Chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là như nhau.
C. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc qua lăng kính.
D. Khi các ánh sáng đơn sắc đi qua một môi trường trong suốt thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đỏ là nhỏ nhất, đối với ánh sáng tím là lớn nhất.
Câu 16. Hai sóng cùng tần số và cùng phương truyền, được gọi là sóng kết hợp nếu có:
A. cùng biên độ và cùng pha.
B. cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. hiệu số pha không đổi theo thời gian.
D. hiệu số pha và hiệu biên độ không đổi theo thời gian.
Câu 17. Điều nào sau đây là sai khi so sánh tia X và tia tử ngoại?
A. Cùng bản chất là sóng điện từ.
B. Tia X có bước sóng dài hơn so với tia tử ngoại.
C. Đều có tác dụng lên kính ảnh.
D. Có khả năng gây phát quang một số chất.
Câu 18. Các vạch quang phổ thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy của nguyên tử hiđrô ứng với sự chuyển của êlectron từ các quỹ đạo ngoài về
A. quỹ đạo K.
B. quỹ đạo M.
C. quỹ đạo L.
D. quỹ đạo O.
Câu 19. Trong hạt nhân nguyên tử Po có
A. 84 prôtôn và 210 nơtron.
B. 126 prôtôn và 84 nơtron.
C. 84 prôtôn và 126 nơtron.
D. 210 prôtôn và 84 nơtron.
Câu 20. Cho phản ứng hạt nhân Cl + X → Ar + n , hạt nhân X là hạt nhân nào sau đây?
A. H
B. D
C. T
D. He
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1D |
2B |
3D |
4D |
5D |
6D |
7D |
8C |
9A |
10D |
11A |
12A |
13C |
14D |
15B |
16C |
17B |
18C |
19C |
20A |
21B |
22C |
23B |
24D |
25A |
26D |
27D |
28A |
29D |
30A |
31C |
32D |
33C |
34A |
35A |
36A |
37D |
38D |
39B |
40A |
Đề thi số 2
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT TRẦM KỲ PHONG- ĐỀ 02
Câu 1. Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Tần số góc của dao động là
A. A. B. φ. C. ω. D. x.
Câu 2. Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?
A. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.
B. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.
C. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
D. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.
Câu 3. Một vật nhỏ khối lượng m dao động điều hòa với phương trình li độ x = Acos(ωt +φ). Cơ năng của vật dao động này là
A. \(\frac{1}{2}\)mw2A2.
B. mw2A.
C. \(\frac{1}{2}\)mwA2.
D. \(\frac{1}{2}\)mw2A.
Câu 4. Trong dao động điều hoà, vận tốc biến đổi điều hoà
A. Cùng pha so với li độ.
B. Ngược pha so với li độ.
C. Sớm pha p/2 so với li độ.
D. Trễ pha p/2 so với li độ.
Câu 5. Con lắc đơn dao động điều hòa với chu kỳ 2s tại nơi có gia tốc trọng trường g = π2 (m/s2), chiều dài con lắc là:
A. 10 cm. B. 1 cm. C. 1 m. D. 10 m.
Câu 6. Một chất điểm dao động điều hoà theo phương trình: x = 3cos(pt + \(\frac{\pi }{2}\))cm, pha dao động của chất điểm tại thời điểm t = 1s là
A. π/2 rad. B. 1,5 rad. C. 1,5p rad. D. π rad.
Câu 7. Một vật nặng 500g gắn vào lò xo dao động điều hòa trên quỹ đạo dài 20cm và trong khoảng thời gian 3 phút vật thực hiện 540 dao động. Cho p2 = 10. Cơ năng của vật là:
A. 2025J. B. 0,9J. C. 0,89J. D. 2,025J.
Câu 8. Chọn câu đúng. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp bằng
A. một bước sóng.
B. hai bước sóng.
C. một phần tư bước sóng.
D. một nửa bước sóng.
Câu 9. Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là
A. \(f=\frac{1}{T}=\frac{v}{\lambda }.\)
B. \(v=\frac{1}{f}=\frac{T}{\lambda }.\)
C. \(\lambda =\frac{T}{v}=\frac{f}{v}.\)
D. \(\lambda =\frac{v}{T}=vf.\)
Câu 10. Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Tần số sóng.
B. Bản chất của môi trường truyền sóng.
C. Biên độ của sóng.
D. Bước sóng.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
Đề thi số 3
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT TRẦM KỲ PHONG- ĐỀ 03
Câu 1: Một nguồn sóng \(S\) trên bề mặt chất lỏng, phát ra sóng ngang lan truyền ra xung quanh. Tại thời điểm quan sát, các đỉnh sóng được mô tả bằng đường nét liền, các lõm sóng được môt tả bằng đường nét đứt. Độ dài đoạn \(AB\) là
A. một bước sóng.
B. hai bước sóng.
C. một nửa bước sóng.
D. ba bước sóng.
Câu 2: Một tia sáng đơn sắc đi từ môi trường 1 có chiết suất \({{n}_{1}}\) với góc tới \(i\) sang môi trường 2 có chiết suất \({{n}_{2}}\) với góc khúc xạ \(r\) thỏa mãn
A. \({{r}_{2}}\sin i={{n}_{1}}\sin r\).
B. \({{n}_{2}}\cos i={{n}_{1}}\cos r\).
C. \({{n}_{1}}\cos i={{n}_{2}}\cos r\).
D. \({{n}_{1}}\sin i={{n}_{2}}\sin r\).
Câu 3: Dòng điện xoay chiều với biểu thức cường độ \(i=2\cos \left( 100\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\) A, cường độ dòng điện cực đại là
A. 4 A.
B. \(\sqrt{2}\)A.
C. \(2\sqrt{2}\)A.
D. 2 A.
Câu 4: Hiện tượng giao thoa ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có
A. bảy màu đơn sắc.
B. tính chất hạt.
C. tính chất sóng.
D. cả tính chất sóng và hạt.
Câu 5: Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng \(k\) và vật nặng khối lượng \(m\) đặt nằm ngang. Số dao động mà con lắc này thực hiện được trong 1 giây là
A. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{k}{m}}\) .
B. \(\sqrt{\frac{k}{m}}\).
C. \(\sqrt{\frac{m}{k}}\) .
D. \(\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{m}{k}}\).
Câu 6: Trong máy phát thanh đơn giản, thiết bị dùng để biến dao động âm thành dao động điện có cùng tần số là
A. mạch biến điệu.
B. anten phát.
C. mạch khuếch đại.
D. micro.
Câu 7: Máy biến thế có tác dụng thay đổi
A. điện áp của nguồn điện một chiều.
B. điện áp của nguồn điện xoay chiều.
C. công suất truyền tải điện một chiều.
D. công suất truyền tải điện xoay chiều.
Câu 8: Khả năng nào sau đây không phải của tia \(X\)?
A. có tác dụng sinh lí.
B. có tác dụng nhiệt.
C. Làm ion hóa không khí
D. làm phát quang một số chất.
Câu 9: Âm Đô do một cây đàn và một ống sáo phát ra chắc chắn có cùng
A. tần số âm.
B. mức cường độ âm.
C. tốc độ truyền âm.
D. cường độ.
Câu 10: Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có vai trò
A. biến chùm sáng đi vào khe hẹp \(F\) thành chùm sáng song song.
B. biến chùm tia sáng song song đi vào thành chùm tia hội tụ.
C. phân tách chùm sáng song song đi vào thành nhiều chùm sáng đơn sắc.
D. hội tụ các chùm sáng đơn sắc song song lên tấm phim.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
Đề thi số 4
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT TRẦM KỲ PHONG- ĐỀ 04
Câu 1:Hai dao động điều hòa \({{x}_{1}}={{A}_{1}}\text{cos(}\omega \text{t+}{{\varphi }_{1}})\) cm; \({{x}_{2}}={{A}_{2}}\text{cos(}\omega \text{t+}{{\varphi }_{2}})\)cm dao động ngược pha khi
A. \({{\phi }_{2}}-{{\phi }_{1}}=2n\pi \).
B. \({{\phi }_{2}}-{{\phi }_{1}}=n\pi \).
C. \({{\phi }_{2}}-{{\phi }_{1}}=(n-1)\pi \).
D. \({{\phi }_{2}}-{{\phi }_{1}}=(2n+1)\pi \).
Câu 2:Một vật dao động điều hòa có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10cm. Biên độ dao động của vật là
A. 2,5cm. B. 5cm. C. 4cm. D. 10cm.
Câu 3: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m gắn với lò xo có độ cứng k dao động với chu kỳ
A. T = 2\(\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\).
B. T = 2\(\pi \sqrt{\frac{k}{m}}\).
C. T = 2\(\pi \sqrt{\frac{m}{k}}\).
D. T = 2\(\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\).
Câu 4: Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi?
A. Vận tốc. B. Tần số. C. Bước sóng. D. Năng lượng.
Câu 5: Sóng ngang là sóng có phương dao động
A. trùng với phương truyền sóng.
B. nằm ngang.
C. vuông góc với phương truyền sóng.
D. thẳng đứng.
Câu 6: Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng sinh lí của âm?
A. Đồ thị dao động âm.
B. Độ cao.
C. Mức cường độ âm.
D. Tần số.
Câu 7: Mạch điện nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất?
A.Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
B.Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
C.Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2.
D.Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.
Câu 8: Một máy biến áp lí tưởng có số vòng dây cuộn sơ cấp lớn hơn 10 lần số vòng dây cuộn thứ cấp. Máy biến áp này
A. làm tăng tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
B. là máy tăng áp.
C. làm giảm tần số dòng điện ở cuộn sơ cấp 10 lần.
D.là máy hạ áp.
Câu 9: Điện áp \(u=120\cos (100\pi t+\frac{\pi }{12})\)(V) có giá trị cực đại là
A.\(60\sqrt{2}\)V.
B.120 V.
C.\(120\sqrt{2}\)V.
D.60 V.
Câu 10:Công thức nào dưới đây biểu diễn đúngmối liên hệ giữa cường độ dòng điện, điện áp và tổng trở của đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp?
A.\(i=\frac{u}{Z}\).
B.\(i=\frac{U}{Z}\) .
C.\(I=\frac{{{U}_{0}}}{Z}\) .
D.\({{I}_{0}}=\frac{{{U}_{0}}}{Z}\).
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1 |
D |
11 |
A |
21 |
A |
31 |
A |
2 |
B |
12 |
A |
22 |
A |
32 |
B |
3 |
C |
13 |
B |
23 |
B |
33 |
C |
4 |
B |
14 |
A |
24 |
D |
34 |
D |
5 |
C |
15 |
C |
25 |
B |
35 |
A |
6 |
B |
16 |
C |
26 |
D |
36 |
C |
7 |
A |
17 |
D |
27 |
C |
37 |
C |
8 |
D |
18 |
C |
28 |
C |
38 |
B |
9 |
B |
19 |
D |
29 |
C |
39 |
A |
10 |
D |
20 |
A |
30 |
A |
40 |
C |
Đề thi số 5
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT TRẦM KỲ PHONG- ĐỀ 05
Câu 1: Khi một vật dao động điều hoà, đại lượng không thay đổi là
A. Gia tốc.
B. Thế năng.
C. Vận tốc.
D. Tần số.
Câu 2: Khi vật dao động điều hoà thì
A. vật đi qua vị trí cân bằng vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0
B. vật đi qua vị trí biên độ vận tốc bằng 0, gia tốc bằng 0
C. vật đi qua vị trí cân bằng vận tốc bằng 0, gia tốc bằng cực đại
D. vật đi qua vị trí cân bằng vận tốc bằng cực đại, gia tốc bằng 0.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dao động tắt dần?
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Cơ năng của vật dao động tắt dần không đổi theo thời gian.
C. Lực cản môi trường tác dụng lên vật luôn sinh công dương.
D. Dao động tắt dần là dao động chỉ chịu tác dụng của nội lực.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?
A. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi tần số của ngoại lực bằng tần số dao động riêng của hệ.
B. Biên độ của dao động cộng hưởng không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.
C. Tần số dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.
D. Khi xãy ra cộng hưởng biên độ tăng nhanh đến giá trị cực đại.
Câu 5: Vật dao động điều hoà thực hiện 10 dao động trong 5s, khi vật qua vị trí cân bằng vận tốc nó có độ lớn 62,8cm/s. Chọn gốc thời gian lúc vật qua vị trí có li độ x = 2,5\(\sqrt{3}\)cm và đang chuyển động về vị trí cân bằng . Phương trình dao động của vật là
A. x= 5cos(\(4\pi t+\frac{\pi }{6}\))cm
B. x= 20cos(\(\pi t+\frac{\pi }{3}\))cm
C. x= 5cos(\(4\pi t+\frac{\pi }{3}\))cm
D. x= 20cos(\(2\pi t+\frac{2\pi }{3}\))cm
Câu 6: Con lắc lò xo năm ngang gồm lò xo có độ cứng k = 100N/m, vật có khối lượng m = 0,4kg, lấy g = 10m/s2. Kéo vật ra khỏi vị trí cân bằng một đoạn 4cm rồi thả không vận tốc ban đầu. Trong quá trình dao động thực tế có ma sát với hệ số \(\mu \) = 5.10-3. Số chu kỳ dao động vật thức hiện được cho đến lúc vật dừng lại là
A. 50.
B. 100.
C. 20.
D. 200 .
Câu 7: Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số có phương trình x1 = A1cos(wt - p/6) cm và x2 = A2cos(wt - p) cm. Dao động tổng hợp có phương trình x = 9cos(wt + j) cm. Biên độ A2 có giá trị cực đại thì A1 có giá trị bằng
A. 9\(\sqrt{3}\)cm.
B. 3\(\sqrt{3}\)cm.
C. 6\(\sqrt{3}\)cm.
D. 7 cm.
Câu 8: Tốc độ truyền sóng cơ học phụ thuộc vào
A. tần số sóng.
B. bản chất của môi trường truyền sóng.
C. biên độ của sóng.
D. bước sóng.
Câu 9: Khi có sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi, khoảng cách từ một bụng đến nút gần nó nhất bằng
A. một số nguyên lần bước sóng.
B. một nửa bước sóng.
C. một bước sóng.
D. một phần tư bước sóng.
Câu 10: Sóng cơ học lan truyền trong môi trường đàn hồi với tốc độ v không đổi, khi tăng tần số sóng lên 2 lần thì bước sóng
A. tăng 4 lần.
B. tăng 2 lần.
C. không đổi.
D. giảm 2 lần.
---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Trần Kỳ Phong. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Nguyễn Đổng Chi
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Phan Đình Giót
Thi Online:
Chúc các em học tốt