YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến các bạn học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đề thi gồm các câu hỏi theo chuẩn kiến thức kĩ năng, có đáp án và thang điểm chi tiết để tham khảo. Hy vọng tài liệu hữu ích này sẽ giúp các em ôn tập tốt hơn.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA

MÔN VẬT LÝ

NĂM HỌC 2021-2022

Thời gian làm bài 45 phút

ĐỀ THI SỐ 1

Câu 1: Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa quanh vị trí cần bằng O với tần số góc w, biên độ A. Lấy gốc thế năng tại O. Khi ly độ là x thì thế năng Wt  tính bằng biểu thức:

  A. \({{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{A}^{2}}.\)               

  B. \({{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}m{{\omega }^{2}}{{x}^{2}}.\)                      

  C. \({{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}m\omega {{A}^{2}}.\)                                     

  D. \({{\text{W}}_{t}}=\frac{1}{2}m\omega {{x}^{2}}.\)

Câu 2: Con lắc đơn có chiều dài l dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Tần số dao động f được tính bằng biểu thức

  A. \(f=2\pi \sqrt{\frac{l}{g}}\).                                      

  B. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{l}{g}}\).      

  C. \(f=2\pi \sqrt{\frac{g}{l}}\).                                            

  D. \(f=\frac{1}{2\pi }\sqrt{\frac{g}{l}}\).

Câu 3: Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

  A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

  B. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

  C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

  D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 4: Một chất điểm thực hiện đồng thời hai đao động có phương trình ly độ lần lượt là \({{x}_{1}}={{A}_{1}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)\)và \({{x}_{2}}={{A}_{2}}\cos \left( \omega t+{{\varphi }_{1}} \right)\). Biên độ dao động tổng hợp A được tính bằng biểu thức

  A.\(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\).     

  B. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}\).

  C. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}+2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}} \right)}\).     

  D. \(A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}+{{\varphi }_{2}} \right)}\).

Câu 5: Cho vật dao động điều hòa. Gọi v là tốc độ dao động tức thời, vm là tốc độ dao động cực đại; a là gia tốc tức thời, am là gia tốc cực đại. Biểu thức nào sau đây là đúng:

  A. \(\frac{{{v}^{{}}}}{v_{m}^{{}}}+\frac{{{a}^{{}}}}{a_{m}^{{}}}=1.\) 

  B. \(\frac{{{v}^{2}}}{v_{m}^{2}}+\frac{{{a}^{2}}}{a_{m}^{2}}=1.\)             

  C. \(\frac{{{v}^{{}}}}{v_{m}^{{}}}+\frac{{{a}^{{}}}}{a_{m}^{{}}}=2.\)      

  D. \(\frac{{{v}^{2}}}{v_{m}^{2}}+\frac{{{a}^{2}}}{a_{m}^{2}}=2.\)

Câu 6: Một chất điểm khối lượng m dao động điều hòa với tần số góc w. Khi chất điểm có ly độ x thì lực hồi phục Fhp tác dụng lên chất điểm xác định bởi biểu thức

  A.\({{F}_{hp}}=-m{{\omega }^{2}}x.\)                         

  B.\({{F}_{hp}}=-m\omega x.\) 

  C.\({{F}_{hp}}=m{{\omega }^{2}}x.\)                          

  D.\({{F}_{hp}}=m\omega x.\)

Câu 7: Hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, vuông pha nhau có biên độ lần lượt là A1 và A2. Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là

  A. \(\left| {{A}_{1}}-{{A}_{2}} \right|.\)                         

  B. \(\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}}.\)     

  C. \(\sqrt{A_{1}^{2}-A_{2}^{2}}.\)     

  D.  \({{A}_{1}}+{{A}_{2}}\).     

Câu 8: Cho vật dao động điều hòa. Vận tốc đạt giá trị cực tiểu khi vật qua vị trí

  A. biên.                                                                              B. cân bằng.

  C. cân bằng theo chiều dương.                                          D. cân bằng theo chiều âm.

Câu 9: Cho con lắc đơn có chiều dài l = 1 m dao động tại nơi có gia tốc trọng trường g = πm/s2. Chu kì dao động nhỏ của con lắc là

  A. 2 s.                                      B. 4 s.                                 C. 1 s .                            D. 6,28 s.

Câu 10: Đồ thị quan hệ giữa ly độ và gia tốc là

  A. đoạn thẳng qua gốc tọa độ.

  B. đường hình sin.                                                    

  C. đường elip.                                                                  

  D. đường thẳng qua gốc tọa độ.

Câu 11: Một vật dao động điều hoà theo phương trình \(x=2\cos \left( 4\pi t+\frac{\pi }{3} \right)\)cm. Chu kỳ và tần số dao động của vật là

  A. T = 2 s và f = 0,5 Hz.                                                    B. T = 0,5 s và f = 2 Hz

  C. T = 0,25 s và f = 4 Hz.                                                  D. T = 4 s và f = 0,5 Hz.

Câu 12: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x=10\cos \left( 5\pi t-\frac{\pi }{3} \right)\) (x tính bằng cm và t tính bằng giây). Trong 4,2 giây đầu tiên từ thời điểm t = 0, chất điểm đi qua vị trí có li độ \(x=-5\)cm theo chiều dương mấy lần?

  A. 20 lần.                                B. 10 lần.                           C. 21 lần.                      D. 11 lần.

Câu 13: Ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là \({{x}_{1}}=4\cos \left( \pi t-\frac{\pi }{2} \right)\)cm , \({{x}_{2}}=6\cos \left( \pi t+\frac{\pi }{2} \right)\)cm và  \({{x}_{3}}=2\cos \left( \pi t \right)\)cm. Dao động tổng hợp của 3 dao động này có biên độ và pha ban đầu là

  A. \(2\sqrt{2}\)cm; 0,25π rad.                                         

  B. \(2\sqrt{3}\)cm; \(-0,25\pi \)rad.      

  C. 12 cm; + 0,5π rad.                                  

  D. 8 cm; \(-0,5\pi \) rad.

Câu 14: Một vật có khối lượng 50 g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số góc 3 rad/s. Động năng cực đại của vật là

  A. 7,2 J.                                   B. 3,6.10-4 J.                      C. 7,2.10-4J.                  D. 3,6 J.

Câu 15: Một con lắc đơn có chiều dài dây treo là l = 100 cm, dao động nhỏ tại nới có g = π2 m/s2. Tính thời gian để con lắc thực hiện được 9 dao động ?

  A. 18 s.                                    B. 9 s.                                 C. 36 s.                         D. 4,5 s.

Câu 16: Một chất điểm đang dao động điều hoà trên một đoạn thẳng. Trên đoạn thẳng đó có năm điểm theo đúng thứ tự M, N, O, P và Q với O là vị trí cân bằng. Biết cứ 0,05 s thì chất điểm lại đi qua các điểm M, N, O, P và Q (tốc độ tại M và Q bằng 0). Chu kì bằng

  A. 0,3 s.                                   B. 0,4 s.                              C. 0,2 s.                        D. 0,1 s.

Câu 17: Cho hai dao động điều hoà với li độ x­1 và x2 có đồ thị như hình vẽ. Tổng tốc độ của hai dao động ở cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất là

  A. 280π cm/s.                         

  B. 200π cm/s.

  C. 140π cm/s.                  

  D. 100π cm/s.

Câu 18: Một vật dao động điều hòa. Khi vận tốc của vật là v1 thì gia tốc của vật là a1, khi vận tốc của vật là v2 thì gia tốc của vật là a2. Tần số góc là

  A.\(\omega =2\pi \sqrt{\frac{v_{1}^{2}-v_{2}^{2}}{a_{2}^{2}-a_{1}^{2}}}.\) 

  B.\(\omega =\sqrt{\frac{v_{1}^{2}-v_{2}^{2}}{a_{2}^{2}-a_{1}^{2}}}.\)                             

  C.\(\omega =\sqrt{\frac{a_{2}^{2}-a_{1}^{2}}{v_{1}^{2}-v_{2}^{2}}}.\)                             

  D.\(\omega =2\pi \sqrt{\frac{a_{2}^{2}-a_{1}^{2}}{v_{1}^{2}-v_{2}^{2}}}.\)

Câu 19: Một chiếc xe máy chạy trên đường lát gạch, cứ cách khoảng 5m thì có một cái rãnh nhỏ. Khi xe chạy thẳng đều với vận tốc 20 m/s thì xe bị xóc mạnh nhất. Tần số riêng của xe là:

  A. 0,25 Hz.                             B. 4 Hz.                              C. 0,4 Hz.                     D. 40 Hz.

Câu 20: Cho 3 vật dao động điều hòa cùng biên độ A = 5 cm, với tần số lần lượt là f1, f2 và f3. Biết rằng tại mọi thời điểm, li độ và tốc độ của các vật liên hệ với nhau bằng biểu thức \(\frac{{{x}_{1}}}{{{v}_{1}}}+\frac{{{x}_{2}}}{{{v}_{2}}}=\frac{{{x}_{3}}}{{{v}_{3}}}\). Tại thời điểm t, các vật cách vị trí cân bằng của chúng những đoạn lần lượt là 3 cm, 2 cm và x0. Giá trị của x­0 gần giá trị nào nhất sau đây ?

  A. 2 cm.                                  B. 1 cm.                             C. 3 cm.                        D. 4 cm.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 21 đến câu 40 của đề thi số 1 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

 1

 2

 3

 4

 5

 6

 7

 8

 9

 10

B

D

A

B

B

A

B

D

A

A

 11

 12

 13

 14

 15

 16

 17

 18

 19

 20

B

B

A

B

A

B

B

C

B

D

 21

 22

 23

 24

 25

 26

 27

 28

 29

 30

C

B

A

A

D

C

D

A

D

B

 31

 32

 33

 34

 35

 36

 37

 38

 39

 40

D

D

A

C

C

A

B

C

B

C

ĐỀ THI SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM- ĐỀ 02

Câu 1: Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho tính chất đổi chiều nhanh hay chậm của một dao động điều hòa?

  A. Tần số.                                B. Gia tốc.                         C. Vận tốc.                   D. Biên độ.

Câu 2: Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox với phương trình \(x=A\sin 2\omega t\) thì phương trình vận tốc của vật là:

  A. \(v=-\omega A\cos \omega t.\)                                   

  B. \(v=\omega A\sin \omega t.\)

  C. \(v=-2\omega A\sin 2\omega t.\)                   

  D. \(v=2\omega A\cos 2\omega t.\)

Câu 3: Trong một khoảng thời gian, một con lắc đơn thực hiện được 30 dao động nhỏ. Nếu tăng chiều dài của nó thêm 90 cm thì cũng trong khoảng thời gian đó, con lắc thực hiện được 20 dao động nhỏ. Bỏ qua mọi ma sát. Chiều dài ban đầu của con lắc là:

  A. 36 cm.                                B. 48 cm.                           C. 108 cm.                    D. 72 cm.

Câu 4: Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ bằng 50g dao động điều hòa theo một trục cố định nằm ngang với phương trình \(x=A\cos \omega t.\) Lần đầu tiên động năng của vật bằng 3 lần thế năng ở thời điểm \(t=\frac{1}{30}s.\) Lấy \({{\pi }^{2}}=10.\)Lò xo của con lắc có độ cứng bằng:

  A. 50 N/m.                              B. 100 N/m.                       C. 25 N/m.                    D. 200 N/m.

Câu 5: Vật dao động điều hòa với biên độ A và tốc độ cực đại vmax. Tần số dao động của vật bằng:

  A. \(\frac{{{v}_{\max }}}{A}.\)                                    

  B. \(\frac{{{v}_{\max }}}{\pi A}.\)    

  C. \(\frac{{{v}_{\max }}}{2\pi A}.\)                                   

  D. \(\frac{{{v}_{\max }}}{2A}.\)

Câu 6: Hai con lắc đơn dao động điều hòa tại cùng một vị trí trên Trái Đất. Chiều dài và chu kì dao động của con lắc đơn lần lượt là l1, l2 và T1, T2. Biết \(\frac{{{T}_{1}}}{{{T}_{2}}}=\frac{1}{2}.\) Hệ thức đúng là:

  A. \(\frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}=2.\)                         

  B. \(\frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}=4.\)

  C. \(\frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}=\frac{1}{4}.\)             

  D. \(\frac{{{l}_{1}}}{{{l}_{2}}}=\frac{1}{2}.\)

Câu 7: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật ở vị trí cân bằng. Khi vật qua vị trí có li độ \(\frac{2}{3}A\) thì động năng của vật là:

  A. \(\frac{5}{9}\text{W}.\)  

  B. \(\frac{4}{9}\text{W}.\)                                  

  C. \(\frac{2}{9}\text{W}.\) 

  D. \(\frac{7}{9}\text{W}.\)

Câu 8: Tại nơi có gia tốc trọng trường g, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc \({{\alpha }_{o}}\) nhỏ. Lấy mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi con lắc chuyển động chậm dần theo chiều dương đến vị trí có động nằng bằng thế năng thì li độ góc \(\alpha \)của con lắc bằng:

  A. \(\frac{{{\alpha }_{o}}\sqrt{3}}{2}.\)                      

  B. \(-\frac{{{\alpha }_{o}}}{\sqrt{2}}.\)      

  C. \(\frac{{{\alpha }_{o}}}{\sqrt{2}}.\)                              

  D. \(-\frac{{{\alpha }_{o}}}{2}.\)

Câu 9: Một vật dao động điều hòa có phương trình \(x=A\cos \left( \omega t+\varphi  \right).\) Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là:

  A. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}.\)           

  B. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{2}}}={{A}^{2}}.\)    

  C. \(\frac{{{v}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}.\)    

  D. \(\frac{{{\omega }^{2}}}{{{v}^{2}}}+\frac{{{a}^{2}}}{{{\omega }^{4}}}={{A}^{2}}.\)

Câu 10: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ:

  A. tăng 2 lần.                           B. giảm 2 lần.                    C. giảm 4 lần.               D. tăng 4 lần.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 2 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

 1

 2

 3

 4

 5

 6

 7

 8

 9

 10

A

D

D

A

A

B

A

C

A

D

 11

 12

 13

 14

 15

 16

 17

 18

 19

 20

C

B

A

A

D

A

C

D

D

C

 21

 22

 23

 24

 25

 26

 27

 28

 29

 30

B

B

A

C

C

A

D

C

C

C

 31

 32

 33

 34

 35

 36

 37

 38

 39

 40

D

A

A

B

D

A

D

C

B

C

ĐỀ THI SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM- ĐỀ 03

Câu 1: Kết luận nào sau đây đúng về dao động điều hòa?

  A. Pha của dao động biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

  B. Khi vật đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc đạt giá trị cực đại.

  C. Lực kéo về biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược pha với li độ.

  D. Vật đổi chiều chuyển động khi lực kéo về đổi chiều tác dụng.

Câu 2: Một vật thực hiện hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số 10 Hz với biên độ của hai dao động thành phần lần lượt là 4 cm và \(4\sqrt{3}\) cm. Để vật có tốc độ cực đại bằng \(80\pi \sqrt{7}\)cm/s thì độ lệch pha của hai dao động thành phần nhận giá trị nào dưới đây?

  A. \(\frac{\pi }{3}.\)             

  B. \(\frac{2\pi }{3}.\)       

  C. \(\frac{\pi }{6}.\)   

  D. \(\frac{\pi }{4}.\)

Câu 3: Người ta gây ra một dao động với tần số 20 Hz ở đầu O của một sợi dây rất dài, tạo nên sóng ngang lan truyền trên dây và sau 6 giây sóng truyền được 3 m. Bước sóng bằng:

  A. 4,5 cm.                               B. 2,5 cm.                          C. 0,85 cm.                   D. 5 cm.

Câu 4: Một con lắc lò xo có độ cứng của lò xo luôn không đổi. Nếu chỉ thay đổi khối lượng của quả nặng thì tần số dao động của con lắc sẽ:

  A. tăng lên rồi sau đó giảm.                                             

  B. luôn không đổi.

  C. giảm khi khối lượng tăng. 

  D. tăng khi khối lượng tăng.

Câu 5: Khi gia tốc của một chất điểm dao động điều hòa có độ lớn cực đại thì:

  A. thế năng đạt cực đại.                                                     B. pha dao động cực đại.

  C. vận tốc cực đại.                                                             D. li độ đạt cực đại.

Câu 6: Dao động tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ có:

  A. tần số bằng tần số của hai dao động thành phần.

  B. pha ban đầu bằng tổng pha ban đầu của hai dao động thành phần.

  C. pha ban đầu bằng độ lệch pha của hai dao động thành phần.

  D. biên độ bằng biên độ của một dao động thành phần.

Câu 7: Kích thích cho vật nặng của con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa dọc theo trục của lò xo với biên độ A. Đại lượng không phụ thuộc vào A là:

  A. độ lớn cực đại của lực kéo về.                                      B. cơ năng của con lắc.

  C. độ lớn cực đại của lực đàn hồi.                                     D. tần số dao động của con lắc.

Câu 8: Một vật dao động điều hòa với biên độ A, khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn 0,2A thì tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là:

  A. 16.                                      B. 5.                                   C. 25.                            D. 24.

Câu 9: Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp bằng 2 m và có 6 ngọn sóng qua trước mặt trong 8 s. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là:

  A. 2,5 m/s.                               B. 1,25 m/s.                        C. 3,2 m/s.                    D. 3 m/s.

Câu 10: Một vật dao động điều hòa với chu kì 1 s, sau khoảng thời gian 0,5 s vật đi được một quãng đường 18 cm. Biên độ dao động của vật là:

  A. 5 cm.                                  B. 2 cm.                             C. 9 cm.                        D. 6 cm.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 3 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

 1

 2

 3

 4

 5

 6

 7

 8

 9

 10

C

C

D

C

A

A

D

D

B

C

 11

 12

 13

 14

 15

 16

 17

 18

 19

 20

D

C

D

B

D

A

D

B

B

A

 21

 22

 23

 24

 25

 26

 27

 28

 29

 30

C

D

C

A

A

C

B

C

D

C

 31

 32

 33

 34

 35

 36

 37

 38

 39

 40

D

D

D

A

B

C

D

D

B

D

ĐỀ THI SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM- ĐỀ 04

Câu 1: Trong thí nghiệm giao thoa của sóng nước, hai nguồn sóng kết hợp tại A và B dao động cùng pha với tần số \(f=15\)Hz. Tại điểm M cách A và B lần lượt là d1 = 23 cm và d2 = 26,2 cm sóng có biên độ dao động cực đại, giữa M và đường trung trực của AB còn có một đường không dao động. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là

  A. 48 cm/s.                              B. 24 cm/s.                         C. 21,5 cm/s.                 D. 25 cm/s.

Câu 2: Hai nguồn sóng cơ A và B cách nhau 20 cm dao động theo phương trình u1 = u2 = 2cos40pt cm. Sóng lan truyền với tốc độ v = 1,2 m/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn thẳng nối A, B là

  A. 4.                                        B. 5.                                   C. 6.                              D. 7.

Câu 3: Giao thoa ở mặt nước với hai nguồn sóng kết hợp đặt tại A và B dao động điều hòa cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền ở mặt nước có bước sóng λ. Cực đại giao thoa nằm tại những điểm có hiệu đường đi của hai sóng từ hai nguồn tới đó bằng

  A. (2k + 1)λ với k = 0, ±1, ± 2,...                                      B. 2kλ với k = 0, ±1, ± 2,...

  C. kλ với k = 0, ± 1, ± 2,...                                                D. (k + 0,5)λ với k = 0, ± 1, ± 2,...

Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước, hai nguồn kết hợp A và B cách nhau 20 cm dao động cùng pha . Bước sóng l = 4 cm. Điểm M trên mặt nước nằm trên đường trung trực của A, B dao động cùng pha với nguồn.  Giữa M và trung điểm I của đoạn AB còn có một điểm nữa dao động cùng pha với nguồn. Khoảng cách MI  là

  A. 16 cm.                                B. 6,63 cm.                        C. 12,49 cm.                 D. 10 cm.

Câu 5: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox quanh vị trí cân bằng O. Đồ thị biểu diễn sự biến đổi của gia tốc theo li độ là

  A. hình sin.                              B. đường parabol.              C. đoạn thẳng.              D. đường elip.

Câu 6: Biên độ dao động cưỡng bức không thay đổi khi thay đổi

  A. biên độ của ngoại lực.                                                   B. tần số của ngoại lực.

  C. pha ban đầu của ngoại lực. D. lực ma sát của môi trường.

Câu 7: Cho một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình \(x=5\cos \left( 20t+\frac{\pi }{6} \right)\)cm. Biết vật nặng có khối lượng m = 200 g. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc bằng

  A. 0,1 mJ.                                B. 0,01 J.                            C. 0,1 J.                        D. 0,2 J.

Câu 8: Khi nói về dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây sai?

  A. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.

  B. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số riêng của hệ dao động.

  C. Dao động cưỡng bức có tần số luôn bằng tần số của lực cưỡng bức.

  D. Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của lực cưỡng bức.

Câu 9: Trên mặt chất lỏng có hai nguồn dao động S1 và S2 cùng phương, cùng phương trình dao động u = acos2pft. Bước sóng là l  Khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên đoạn S1S2 dao động với biên độ cực đại là

  A. \(\frac{\lambda }{2}.\)    

  B. \(\frac{\lambda }{4}.\)

  C. 2l.                         

  D. l.

Câu 10: Con lắc đơn có chiều dài l = 1 m dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Tần số góc của con lắc là

  A. 0,5 rad/s.                            B. 2 rad/s.                          C. 4,25 rad/s.                D. 3,16 rad/s.

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 4 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 4

 1

 2

 3

 4

 5

 6

 7

 8

 9

 10

A

D

C

C

C

C

C

B

A

D

 11

 12

 13

 14

 15

 16

 17

 18

 19

 20

B

B

A

A

A

B

B

A

D

B

 21

 22

 23

 24

 25

 26

 27

 28

 29

 30

B

A

D

C

C

A

D

C

B

B

 31

 32

 33

 34

 35

 36

 37

 38

 39

 40

C

C

A

D

D

A

D

C

D

B

ĐỀ THI SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN VẬT LÝ TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN BỈNH KHIÊM- ĐỀ 05

Câu 1: Gọi T là chu kì dao động của một vật dao động tuần hoàn. Tại thời điểm t và tại thời điểm (t + nT) với n nguyên thì vật:

  A. chỉ có vận tốc bằng nhau.                                             B. chỉ có gia tốc bằng nhau.

  C. chỉ có li độ bằng nhau.                                                  D. có mọi tính chất (v, a, x) đều giống nhau.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động trên phương ngang của con lắc lò xo khối lượng m, độ cứng k?

  A. chu kì dao động phụ thuộc vào k, A.                            B. lực đàn hồi luôn bằng lực hồi phục.

  C. chu kì dao động phụ thuộc vào k, m.                            D. chu kì dao động không phụ thuộc vào biên độ A.

Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về năng lượng của vật dao động điều hòa:

  A. khi vật chuyển động về vị trí cân bằng thì thế năng của vật tăng.

  B. khi động năng của vật tăng thì thế năng tăng.

  C. khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng thì động năng của vật bằng không.

  D. khi vật chuyển động từ vị trí cân bằng ra vị trí biên thì động năng của vật giảm.

Câu 4: Dao động duy trì là dao động tắt dần mà người ta đã:

  A. làm mất lực cản của môi trường đối với chuyển động đó.

  B. tác dụng vào ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian.

  C. kích thích lại dao động sau khi dao động đã bị tắt hẳn.

  D. cung cấp cho vật một năng lượng đúng bằng năng lượng vật mất đi sau mỗi chu kì.

Câu 5: Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m = 0,2 kg. Kích thích cho vật dao động điều hòa với phương trình  Lấy  Năng lượng đã truyền cho vật là:

  A. 4.10-2 J.                              B. 2.10-1 J.                         C. 4.10-1 J.                    D. 2.10-2 J.

Câu 6: Một vật có khối lượng 100 g đồng thời thực hiện dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số được mô tả bởi đồ thị như hình vẽ. Lấy Lực kéo về cực đại tác dụng lên vật có giá trị gần với giá trị nào sau đây?

  A. 0,067 N.                            

  B. 0,0179 N.

  C. 0,0489 N.                         

  D. 0,0186 N.

Câu 7: Công thức tính tần số của con lắc đơn dao động điều hòa là:

  A. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)                             

  B. \(2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)                         

  C. \(\sqrt {\frac{g}{l}} \)                        

  D. \(\frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{l}{g}} \)         

Câu 8: Dao động điều hòa của một vật là tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình là: \({x_1} = 2\cos (5t + \frac{\pi }{4})\) và \({x_2} = 1,5\cos (5t + \frac{\pi }{4})\). Gia tốc cực đại của vật bằng:

  A. 12,5 cm/s2.                         B. 62,5 cm/s2.                    C. 2,5 cm/s2.                 D. 87,5 cm/s2.

Câu 9: Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = 3\cos (\pi t - \frac{\pi }{2})\) Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 2,5 s là:

  A. 0 cm/s.                                B. – 3 cm/s.                        C. 3 cm/s.                      D.  cm/s.

Câu 10: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu trên cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng 100 g, lò xo có độ cứng k = 40 N/m. Kéo vật theo phương thẳng đứng xuống dưới vị trí cân bằng 2 cm rồi thả nhẹ. Chọn trục tọa độ Ox trùng phương chuyển động của con lắc, gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng xuống. Chọn gốc thời gian là lúc vật ở vị trí thả vật. Phương trình dao động của vật là:

  A. \(x = 2\cos (20t - \pi )\)                                                   

  B. \(x = 2\cos (20t)\)      

  C. \(x = 2\sqrt 2 \cos (20t)\)

  D. \(x = \sqrt 2 \cos (20t)\)

---(Để xem tiếp nội dung từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 các em vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)--- 

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

 1

 2

 3

 4

 5

 6

 7

 8

 9

 10

D

A

D

D

A

A

A

D

A

B

 11

 12

 13

 14

 15

 16

 17

 18

 19

 20

D

B

B

C

B

B

B

C

A

D

 21

 22

 23

 24

 25

 26

 27

 28

 29

 30

B

A

C

D

C

B

A

C

B

D

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Thi Online:

Chúc các em học tốt

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON