Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 có đáp án trường THPT Khai Trí dưới đây. Với tài liệu này các em sẽ nắm được những dạng câu hỏi đọc hiểu gồm 4 cấp độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng - Vận dụng cao. Trong đó mức độ nhận biết, thông hiểu là dễ nhất. Ví dụ như xác định phương thức biểu đạt, tìm biện pháp tu từ. Bên cạnh đó, tài liệu này còn cung cấp cho các em những dạng đề viết văn thường gặp. Mời các em cùng tham khảo nhé!
TRƯỜNG THPT KHAI TRÍ |
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Vài tuần trước, trong bức thư gửi cho tôi, cô Anna Lee Wilson – một phụ nữ tốt bụng và luôn quan tâm đến người khác, có gửi kèm theo một bài thơ tựa đề “Lằn gạch nối” của Linda Ellis. Chị bảo đây là bài thơ mà chị rất thích và chị tin rằng tôi cũng sẽ thích nó.
Quả thật, tôi bị ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên. Bài thơ bắt đầu bằng hình ảnh của một người đàn ông đứng lặng trong đám tang bạn mình. Trên tấm bia khắc tên người bạn ấy, người đàn ông dừng lại thật lâu ở lằn gạch mong manh giữa năm sinh và năm mất để hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đẽ về người bạn quá cố.
Dù chỉ là một lằn gạch nối rất mong manh nhưng nó lại chứa đựng rất nhiều điều. Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này. Dù cho chúng ta có nổi tiếng đến mức nào và có đạt được bao nhiêu sự thành công đi chăng nữa, thì điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người. Nó được xây dựng dựa trên cách chúng ta đã từng sống và yêu thương, cách mà chúng ta đi qua trong cõi đời này. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào của cuộc sống, giữa sự xô bồ, náo nhiệt, chúng ta hãy nên dừng lại một chút để quan tâm, sẻ chia với những người xung quanh và để yêu mến họ nhiều hơn, kể cả những người không quen biết. Đó mới là cuộc đời thật sự, để khi bước qua bên kia lằn gạch nối, chúng ta sẽ không phải hối tiếc về điều gì.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 06)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2. Nêu tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu: Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này.
Câu 3. Tại sao nhân vật tôi có ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên khi đọc bài thơ “Lằn gạch nối” của Linda Ellis?
Câu 4. Thông điệp mà anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa câu nói “điều thực sự có ý nghĩa trong cuộc đời này chính là hình ảnh của chúng ta đang có trong trái tim mọi người.” được gợi ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” Nguyễn Minh Châu đã miêu tả những phản ứng của người đàn bà hàng chài. Trước những trận đòn man rợ của người chồng, người đàn bà ấy đã “không hề kêu lên một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy”. Nhưng khi thằng Phác, con trai chị xông đến đánh cha mình để bảo vệ cho mẹ để rồi nhận hai cái bạt tai ngã dúi xuống đất thì như “có một viên đạn đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, lảm rỏ xuống những dòng nước mắt”.
(Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giao dục, 2015)
Phân tích hình ảnh người đàn bà trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về con người.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Đọc - hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên là: Nghị luận
Câu 2: Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu: Dấu gạch nối như một ký hiệu biểu trưng cho quãng thời gian tồn tại của chúng ta trên cõi đời này là:
- Tạo tính hình tượng cho lời văn.
- Thể hiện rõ ý nghĩa của “dấu gạch nối” với quãng thời gian của một đời người.
Câu 3: Nhân vật tôi có ấn tượng ngay khi vừa mới đọc những câu đầu tiên khi đọc bài thơ “Lằn gạch nối” của Linda Ellis vì:
- Dấu gạch nối sử dụng đã gợi nhiều kỷ niệm.
- Dấu gạch nối ẩn chứa nhiều triết lý sống.
Câu 4: Các em tùy ý lựa chọn thông điệp mà mình thấy tâm đắc nhất, sau đó đưa ra lý lẽ lập luận
Ví dụ:
- Thông điệp: Hãy biết dừng lại một chút để yêu thương, chia sẻ với mọi người xung quanh.
- Lý giải:
- Cuộc sống hiện đại nhiều lúc cuốn trôi con người đi một cách vội vã.
- Xã hội hiện nay còn rất nhiều lúc chúng ta sống thờ ơ, vô tâm.
II. Làm văn
Câu 1: Hướng dẫn làm bài
a. Mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy câu chuyện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
b. Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích: Câu nói khẳng định điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người là có thể tạo được những ấn tượng, tình cảm tốt đẹp đối với mọi người.
- Phân tích, chứng minh
- Được người khác yêu thương, cảm mến là hạnh phúc lớn của đời người; tiền bạc, danh vọng không thể sánh được với tình cảm chân thành; được mọi người yêu mến là ý nghĩa, lẽ sống quan trọng nhất.
- Bàn bạc mở rộng: Phê phán những con người sống thờ ơ, tự cao tự đại, vô cảm, sống khép kín, coi thường chối bỏ tình cảm của mọi người…
c. Kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: cần nhận thức đúng về lẽ sống của bản thân; biết quan tâm, yêu thương mọi người hơn; yêu thương bằng những việc làm thiết thực
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4
“Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải là những điều các em thích hay cho là quan trọng. Đừng bực bội vì những việc mà các em không tin tưởng, vì như thế các em sẽ cảm thấy nhàm chán chính bản thân mình. Cũng đừng đem bản thân so sánh một cách lệch lạc với những người như Baltimore Orioles. Hãy giết chết cảm giác tự mãn và dễ dàng thỏa hiệp, cảm giác mọi thứ dường như đều có lí hay cảm giác tự bằng lòng trong trạng thái tinh thần u mê. Hãy làm cho bản thân xứng đáng với những gì mà các em đang cố gắng. Và hãy đọc, đọc mọi lúc. đọc như một nguyên tắc của bản thân và như một cách để tôn trọng mình. Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời. Hãy phát triển và bảo vệ một giá trị đạo đức bằng cách đưa ra các lập luận để chấp nhận nó. Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại. hãy là việc cật lực. Hãy nghĩ cho bản thân mình. Hãy yêu tất cả những thứ các em thích và những người các em cảm mến bằng tất cả tấm lòng của mình.. và hãy làm tất cả những điều đó, như thế các em đang bị thúc giục, mỗi giây mỗi phút, tững chữ một. Hãy tin bữa tiệc nào rồi cũng tàn nhưng đừng bao giờ tham gia vào một cuộc vui khi đã đến lúc tàn, cho dù buổi chiều hôm nay có rực rỡ đến mức nào”.
(David McCullough, bài phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp trường trung học Wellesley)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 2. Anh/ chị hiểu câu: “Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời” như thế nào? (0,5 điểm)
Câu 3. Theo anh chị, tác giả muốn nhắn gửi điều gì qua câu: “Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải là những điều các em thích hay cho là quan trọng”. (1điểm)
Câu 4. Anh/ chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: “Hãy nghĩ cho bản thân mình” không? Vì sao? (1 điểm)
II. LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói được đặt ra trong phần Đọc hiểu: “Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại”.
Câu 2: Về nhân vật Phùng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, có ý kiến cho rằng, nét nổi bật ở người nghệ sĩ này là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Vẻ đẹp sâu xa của nghệ sĩ Phùng chính là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người.
Anh/chị suy nghĩ gì về ý kiến trên.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. Đọc - Hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận
Câu 2: Câu: “Coi việc đọc như nguồn sống của cuộc đời” được hiểu là:
- Đọc sách là cách nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người.
- Đó là nguồn sống tinh thần quan trọng không kém nguồn sống vật chất nuôi dưỡng cơ thể con người.
Câu 3: Những điều tác giả muốn nhắn gửi điều gì qua câu: “Trước khi các em nghĩ đến chuyện bay cao bay xa, hãy tập làm bất cứ thứ gì, có thể cả những thứ chẳng có ý nghĩa gì chứ không phải là những điều các em thích hay cho là quan trọng” là: Để trưởng thành, để trở thành một người có ích, đừng ngại thử thách bản thân, đừng ngại thay đổi, hãy tích lũy kinh nghiệm cho mình. Từ đó biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân từ đó hoàn thiện mình, xác định được con đường đi đúng đắn cho cuộc đời.
Câu 4: Các em có thể đưa ra quan điểm cá nhân là đồng tình hoặc không đồng tình, sau đó đưa ra lập luận để bảo vệ cho quan điểm của mình.
Ví dụ:
- Đồng ý: Vì mọi việc mình làm trước hết vì mình, mình xứng đáng được hưởng thành quả do mình tạo ra. Không thương mình khó có thể yêu thương mọi người , vì: thương người như thể thương thân.
- Không đồng ý: Vì đó là lối sống ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ chăm lo cho lợi ích riêng của bản thân.
- Có thể vừa đồng tình, vừa không đồng tình: kết hợp cả hai cách lập luận trên.
II. Làm văn
Câu 1: Hướng dẫn làm bài
- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại
- Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ quan điểm của mình
Ví dụ:
- Hãy mơ những giấc mơ vĩ đại là hãy nghĩ đến và khao khát làm những việc lớn lao.
- Những suy nghĩ và khao khát đó sẽ trở thành động lực để đạt được những điều mình mong muốn.
- Nếu giấc mơ quá sức, hoặc thiếu cơ sở thực tế dễ rơi vào hoàn cảnh “ lực bất tòng tâm”, dễ thất bại, thất vọng về bản thân.
- Nhưng cũng cần trân trọng những ước mơ tuy nhỏ bé nhưng có nghĩa lớn lao. Cũng cần phê phán những con người không biết ước mơ.
- Cần nhận thức đúng về ý nghĩa câu nói để hành động xứng đáng
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm).
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Kiến thức phổ thông không chỉ cần cho công dân thế giới hiện tại, mà ngay nhà học giả chuyên môn cũng không thể thiếu được. Khoa học cận đại phân loại chặt chẽ, những người chỉ chuyên một học vấn phần nhiều khép kín trong phạm vi của mình, lấy cớ là chuyên môn, không muốn biết đến các học vấn liên quan. Điều này đối với việc phân công nghiên cứu có thể là cần thiết, nhưng đối với việc đào tạo chuyên sâu thì lại là một sự hi sinh. Vũ trụ vốn là một thể hữu cơ, các quy luật bên trong vốn liên quan mật thiết với nhau, động vào bất cứ chỗ nào đều tất liên quan đến cái khác, do đó, các loại học vấn nghiên cứu quy luật, tuy bề ngoài có phân biệt, mà trên thực tế thì không thể tách rời. Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác. Ví như chính trị học thì phải liên quan đến lịch sử, kinh tế, pháp luật, triết học, tâm lí học, cho đến ngoại giao, quân sự,… Nếu một người đối với các học vấn liên quan này mà không biết đến, chỉ có học một mình chính trị học thôi, thì càng tiến lên càng gặp khó khăn, giống như con chuột chui vào sừng trâu, càng chui sâu càng hẹp, không tìm ra lối thoát…
(Chu Quang Tiềm; dẫn theo sách Ngữ văn 9 tập hai, NXBGD, 2015, trang 5).
Câu 1: (0,5 điểm). Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: (0,5 điểm). Xác định phép liên kết trong câu 2 và câu 3 của đoạn trích.
Câu 3: (1,0 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến dạng người nào?
Câu 4: (1,0 điểm). Theo anh (chị), kiến thức phổ thông có vai trò như thế nào trong đời sống?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1: (2,0 điểm).
Từ nội dung văn bản trên, anh/ chị hãy viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của mình về phương pháp học tập, nghiên cứu.
Câu 2
Trong truyện ngắn Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân ba lần miêu tả dòng nước mắt của bà cụ Tứ. Chiều hôm trước, khi Tràng dẫn người vợ nhặt về nhà:”Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt...”
“Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá...
Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”.
Và sáng hôm sau, trong bữa ăn” Trống thúc thuế đấy, đằng thì nó bắt giồng đay, đằng thì nó bắt đóng thuế. Giời đất này không chắc đã sống qua được các con ạ...Bà lão ngoảnh vội ra ngoài. Bà lão không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”.
(Kim Lân - Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.27 và tr.31)
Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết dòng nước mắt của bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. Đọc - hiểu
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ là: chính luận
Câu 2: Phép liên kết trong câu 2 và câu 3 của đoạn trích là: phép thế (Điều này)
Câu 3: Trong đoạn trích, tác giả đề cập đến dạng người là: chỉ chuyên một học vấn, khép kín trong phạm vi của mình, không muốn biết đến các học vấn liên quan.
Câu 4: Kiến thức phổ thông có vai trò trong đời sống vì trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác.
II. Làm văn
Câu 1: Hướng dẫn làm bài
Triển khai vấn đề cần nghị luận và đảm bảo được những nội dung chính sau:
- Bày tỏ thái độ đồng tình với nội dung đoạn trích: Việc quan tâm tìm hiểu các môn học, lĩnh vực có liên quan chính là phương pháp học tập, nghiên cứu đúng đắn, hiệu quả.
- Phê phán cách học “tủ”, học lệch, chỉ chú trọng những môn học “chính”, những nội dung “trọng tâm”…
- Xác định phương hướng: Sẽ học tập, nghiên cứu đầy đủ các lĩnh vực, các bài học, môn học có liên quan...
Câu 2: Gợi ý làm bài
a. Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
MẸ
Con về thăm mẹ chiều mưa,
Mới hay nhà dột gió lùa bốn bên.
Giọt mưa sợi thẳng, sợi xiên.
Cứ nhằm vào mẹ những đêm trắng trời.
Con đi đánh giặc một đời,
Mà không che nổi một nơi mẹ nằm.
(Tô Hoàn)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ. (0,5 điểm)
Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả điều gì? (0,5 điểm)
Câu 3: Hai câu cuối thể hiện nỗi niềm gì của người con? (1,0 điểm)
Câu 4: Bài thơ muốn gửi đến người đọc thông điệp gì? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm).
Câu 1. (2,0 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về tình mẫu tử được gợi ra trong phần đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà và sông Hương qua hai tác phẩm bút kí “Người lái đò Sông Đà” của Nguyễn Tuân và “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
(Sách Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. Đọc - Hiểu
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là: biểu cảm
Câu 2: Các hình ảnh “nhà dột”, “gió lùa bốn bên”, “những đêm trắng trời” diễn tả cuộc sống gian lao, vất vả, khó nhọc của người mẹ.
Câu 3: Nỗi niềm của người con được thể hiện ở hai câu cuối đó là:
- Tình yêu vô bờ bến của người con dành cho mẹ.
- Nỗi xót xa, day dứt, ân hận đậm chất nhân văn về tình đời, tình người.
Câu 4: Học sinh có thể đưa ra quan điểm cá nhân của mình từ đó đưa ra luận điểm để bảo vệ cho quan điểm riêng đó. Có thể dựa vào những gợi ý dưới đây
- Sự mất mát, nỗi đau của người mẹ thời hậu chiến.
- Thái độ, lòng biết ơn đối với sự hi sinh cao cả của người mẹ.
- Cần đem lại hạnh phúc, ấm no cho con người khi đất nước độc lập.
II. Làm văn
Câu 1: Dàn ý tham khảo
Giới thiệu vấn đề
- Dẫn dắt vào bài bằng các tình cảm cao quý trong cuộc sống của mỗi người: tình cảm gia đình, tình anh em, tình cảm bạn bè, tình yêu quê hương, đất nước…
- Nhấn mạnh tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt quan trọng
Bàn luận vấn đề
* Khái quát về tình mẫu tử:
Theo nghĩa của từ thì “mẫu” là mẹ, “tử” có nghĩa là con, theo nguyên nghĩa thì “mẫu tử” có nghĩa là mẹ con. Nhưng thông thường người ta nói đến tình mẫu tử là nói đến tình cảm yêu thương, che chở, bảo vệ… của người mẹ dành cho con.
* Bàn luận về tình mẫu tử
- Tình mẫu tử là tình cảm có vị trí đặc biệt và thiêng liêng trong lòng mỗi người bởi:
- Đó là tình cảm đầu tiên mà mỗi người sinh ra đều cảm nhận được và sẽ gắn bó với nó trong suốt cuộc đời: từ khi mẹ mang nặng đẻ đau, nâng đỡ con khi chập chững vào đời, sánh bước cùng con qua từng nấc thang của cuộc đời. Cuộc đời của người con cũng chính là cuốn nhật ký của người mẹ.
- Là tình cảm mang tính cao cả: mẹ, là người bao dung ta trong mọi hoàn cảnh, là nơi cho ta nương tựa mỗi lần vấp ngã, là nơi để ta gửi gắm những điều thầm kín, là nguồn động lực giúp ta vững vàng trong giông tố.
- Tình mẫu tử cũng là tình cảm tự nhiên và mang tính trách nhiệm (lấy dẫn chứng thực tế)
- Tình mẫu tử có cội rễ sâu xa từ lòng nhân ái – truyền thống đạo lí của dân tộc ta hàng nghìn đời nay (dẫn chứng)
- Nếu được sống trong tình mẫu tử thì con người ta sẽ vô cùng hạnh phúc, còn nếu thiếu thốn tình mẫu tử thì sẽ là người chịu thiệt thòi và bất hạnh (dẫn chứng).
- Tình mẫu tử có thể soi sáng con đường cho mỗi người, giúp con người thức tỉnh khi lầm đường lạc lối, sống tốt hơn và sống có trách nhiệm hơn.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến câu 4.
“Chung sống với người ta thì chớ nghĩ lừa dối ai, ức hiếp ai, tính toán ai.
Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên.
Gian trá chẳng thắng nổi trung hậu, rồi sẽ có ngày ai nấy đều rời xa kẻ gian tà.
Hiểm ác chẳng địch nổi thiện lương, rồi sẽ có ngày ai nấy đều thù địch kẻ hiểm ác.
Làm bạn với người ta thì nên nghĩ giúp ai, nhớ ai, bảo hộ ai.
Việc do người làm, tình do người vun đắp.
Người biết nghĩ cho người khác sẽ có được người bạn trung thành cả cuộc đời.
Người hy sinh vì người khác sẽ được tình cảm ấm áp cả cuộc đời.
Một người có lương tâm thì:
- Người giúp đỡ họ không bao giờ gián đoạn.
- Người yêu thương họ không bao giờ rời xa.
- Người tín nhiệm họ không bao giờ lừa dối.
Người không có lương tâm thì:
- Giúp đỡ họ rồi bạn sẽ hối hận lạnh buốt tâm can.
- Yêu thương họ rồi bạn sẽ đau lòng đứt ruột.
- Tín nhiệm họ rồi bạn sẽ nơm nớp lo lắng.
Con người sống cả một đời thì sẽ thấy phú quý chẳng là gì hết, nhân phẩm mới đáng giá.
Trăm năm chẳng mấy trôi qua, cát bụi lại trở về với cát bụi, tất cả sẽ tan thành mây khói.
Vàng có vạn lạng cũng chẳng đem đi được. Tiền có một đống cũng chẳng làm bạn được.
Chỉ có nhân phẩm mới có thể truyền đời. Chỉ làm người tốt thì người người mới ca ngợi.
Con người sống cả một đời, xấu hay đẹp cũng chẳng cần để ý, lương tâm mới là đẹp nhất.
Dẫu có đẹp thế nào đi nữa, nếu không biết cảm ân thì cũng là đống bùn nát.
Dẫu có bình thường thế nào đi nữa, nếu trong tâm cảm kích thì sẽ có tâm hồn cao thượng.
Có ân thì báo ân, ắt phải báo đáp, dùng cái tâm để đổi lấy cái tâm thì ắt sẽ có người theo.
Xe đi qua thì để lại dấu vết, tình qua đi thì để lại chân tâm.
Dù đi đến đâu cũng đừng quên, làm việc tốt, làm người tốt, giữ thiện tâm.
Chim nhạn bay qua để lại tiếng kêu, đời người qua đi còn để lại cái danh. Bất kể lúc nào cũng cần ghi nhớ: làm người nhất định phải có lương tâm.”
(Theo bldaily.com; Nam Phương biên dịch)
Câu 1. Chỉ ra lời khuyên của tác giả con người khi “chung sống với người ta” được nêu trong đoạn trích.(0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, con người sống cả một đời người đáng giá và đẹp nhất là gì?(0,5 điểm)
Câu 3. Biểu hiện của người có lương tâm và người không có lương tâm được đề cập trong đoạn trích.(1,0 điểm)
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với với quan điểm “Con người sống cả một đời, xấu hay đẹp cũng chẳng cần để ý, lương tâm mới là đẹp nhất” không? Vì sao?(1,0 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ đoạn trích phần Đọc hiểu anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ về câu văn tích “Làm người nhất định phải có lương tâm”.
Câu 2. (5,0 điểm)
Phân tích tâm trạng của nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Trích Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài). Từ đó khái quát giá trị nhân đạo của tác phẩm thông qua hình tượng nhân vật.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
I. Đọc - Hiểu
Câu 1: Lời khuyên của tác giả được nêu trong đoạn trích là: chớ nghĩ lừa dối ai, ức hiếp ai, tính toán ai.
Câu 2: Theo tác giả, con người sống cả một đời người đáng giá và đẹp nhất là: Nhân phẩm và lương tâm.
Câu 3: Biểu hiện của người có lương tâm và người không có lương tâm được đề cập trong đoạn trích là:
- Có lương tâm:
- Người giúp đỡ họ không bao giờ gián đoạn.
- Người yêu thương họ không bao giờ rời xa.
- Người tín nhiệm họ không bao giờ lừa dối.
- Người không có lương tâm:
- Giúp đỡ họ rồi bạn sẽ hối hận lạnh buốt tâm can.
- Yêu thương họ rồi bạn sẽ đau lòng đứt ruột.
- Tín nhiệm họ rồi bạn sẽ nơm nớp lo lắng.
Câu 4: Các em có thể đưa ra quan điểm cá nhân, đồng tình hay không đồng tình sau đó đưa ra luận điểm để bảo vệ quan điểm của mình
Ví dụ:
- Đồng tình. Vì con người trong xã hội cần có lương tâm để sống, cần có tình yêu và trái tim ấm áp không ích kỷ, sống vị tha bao dung với mọi người qua cử chỉ hành động tích cực, không so đo tính toán thiệt hơn.
- Không đồng tình: Vì có những người coi trọng vẻ đẹp bên ngoài mà coi khinh vẻ bên trong rồi chà đạp lòng tin của người khác. Làm những việc không được xã hội chấp nhận, ích kỉ,..
- Vừa đồng tình và không đồng tình: Vì người có lương tâm sẽ có những hành động tốt và được ca ngợi. Còn không đồng tình đối với những con người sống ích kỷ cũng không nên qụy lụy bởi càng càng nhường nhịn bỏ qua thì chỉ có hại thêm người khác.
II. Làm văn
Câu 1: Suy nghĩ về câu văn tích “Làm người nhất định phải có lương tâm”
Hướng dẫn làm bài: Các em có thể dựa vào những ý dưới đây để viết thành đoạn văn hoàn chỉnh
- Lương tâm là hiện diện trong lòng người và ra lệnh đúng lúc cho con người làm lành lánh dữ. Lương tâm phán đoán các lựa chọn cụ thể bằng cách tán thành lựa chọn tốt, tố giác lựa chọn xấu.
- Lương tâm là một phần của tâm hồn con người mà nó gây ra sự đau đớn tinh thần và cảm giác tội lỗi khi chúng ta vi phạm nó và cảm giác vui thỏa và hạnh phúc khi những hành động, ý nghĩ và lời nói của chúng ta phù hợp với hệ thống giá trị đạo đức của con người.
- Những phản ứng của lương tâm khi hành động, suy nghĩ, và từ ngữ của người đó phù hợp hoặc trái với tiêu chuẩn của đúng và sai.
- Người có lương tâm là người có trái tim ấm áp, yêu thương, biết đặt vị trí của mình vào từng hoàn cảnh vị trí của người khác để giải quyết tình huống.
- Lương tâm là chuẩn mực đạo đức của con người thông qua hành động tích cực trong mối quan hệ trong xã hội.
- Khác với người sống có lương tâm là những người có suy nghĩ tiêu cực, sống ích kỷ, so đo tính toán thiệt hơn,…
- Học cách suy nghĩ tích cực, yêu thương nhiều hơn để cuộc sống tốt đẹp cho bản thân.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021-2022 Trường THPT Khai Trí. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !