YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Huỳnh Tấn Phát

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh có tài liệu ôn tập và chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới, HOC247 xin gửi đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Huỳnh Tấn Phát với phần đề bài và đáp án cụ thể. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích các em học tập và thi tốt. Chúc các em đạt điểm số thật cao!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

HUỲNH TẤN PHÁT

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN GDCD

Năm học: 2021 - 2022

Thời gian: 50 phút

1. Đề số 1

Câu 81: Căn cứ để phân biệt đối tượng lao động và tư liệu lao động đó là

A. chức năng của vật đảm nhận gắn với đặc trưng cơ bản trong sản xuất.

B. đặc tính cơ bản của vật gắn với chức năng trong sản xuất.

C. mục đích sử dụng gắn với chức năng của vật trong sản xuất.

D. thuộc tính cơ bản của vật gắn với mục đích sử dụng trong sản xuất.

Câu 82: Trên thị trường việc sản xuất và lưu thông chịu sự tác động của sự điều tiết sản xuất và lưu thông; sự phân hóa giàu nghèo giữa các nhà sản xuất; làm cho lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên, là nói đến tác động quy luật cơ bản nào sau đây?

A. Quy luật giá trị.                      B. Quy luật cung – cầu.

C. Quy luật thặng dư.                D. Quy luật giá cả.

Câu 83: Pháp luật không quy định về những việc nào dưới đây?

A. Nên làm.               B. Được làm.              C. Phải làm.             D. Không được làm.

Câu 84: Cá nhân tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật

A. quy định làm.          B. buộc phải làm.             C. cho phép làm.                D. khuyên nên làm.

Câu 85: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. quan hệ tài sản và nhân thân.                        B. quan hệ kinh tế và lao động.

C. quy tắc quản lý nhà nước.                               D. trật tự và an toàn xã hội.

Câu 86: Vi phạm pháp luật không bao gồm dấu hiệu nào dưới đây?

A. Trái với chính sách.                 B. Trái với pháp luật.

C. Lỗi của chủ thể.                        D. Năng lực pháp lí.

Câu 87: Một trong những biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ là

A. bất kì ai cũng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.

B. quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

C. quyền và nghĩa vụ công dân là một thể thống nhất.

D. mọi công dân đều có quyền được ưu tiên như nhau.

Câu 88: Theo quy định của pháp luật, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc cùng 

A. sàng lọc giới tính thai nhi.                  B. chăm sóc con ốm theo qui định.

C. định đoạt tài sản công cộng.             D. bảo lưu mọi nguồn thu nhập .

Câu 89: Để được đề nghị sửa đổi về tiền lương của hợp đồng lao động, người lao động cần căn cứ theo nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động ?

A. Tự do thể hiện ngôn luận.                    B. Tự do, công bằng, dân chủ.

C. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.               D. Tự do thực hiện hợp đồng.

Câu 90: Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc

A. tự do xóa bỏ các loại hình cạnh tranh.

B. sở hữu tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên.

C. chia đều của cải trong đời sống xã hội.

D. chủ động mở rộng qui mô ngành nghề.

Câu 91: Nội dung nào dưới đây làmột trong những nội dung về quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

A. Dân tộc ít người không nên duy trì văn hóa của dân tộc mình.

B. Mọi phong tục, tập quán của các dân tộc đều cần được duy trì.

C. Chỉ được phép duy trì văn hóa chung của dân tộc Việt Nam.

D. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói chữ viết riêng của mình.

Câu 92: Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới có quyền ra lệnh

A. bí mật thay đổi danh tính người tố cáo để bảo vệ họ.

B. bắt người đang chuẩn bị thực hiện tội rất nghiêm trọng.

C. xóa bỏ mọi dấu vết của hiện trường vụ án mạng.

D. khai thác và mở rộng diện tích lãnh thổ quốc gia.

Câu 93: Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất?

A. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

B. Người đang bị nghi là phạm tội.

C. Người đang gây rối trật tự công cộng.

D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Câu 94: Viết bài gửi đăng báo, trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về ủng hộ cái đúng, cái tốt và phê phán, phản đối cái sai, cái xấu trong đời sống xã hội, cũng là cách để thể hiện quyền tự do

A. thảo luận.                   B. ngôn luận.                     C. tranh luận.               D. góp ý.

Câu 95: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn minh.

C. khẩn trương, công khai, minh bạch, dâm chủ.

D. phổ biến, rộng rãi, chính xác và  hiệu quả.

Câu 96: Ở phạm vi cơ sở, chủ trương và mức đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi công cộng là

A. việc phải được thông báo để dân biết và thực hiện.

B. những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

C. việc dân đuợc thảo luận, tham gia góp ý kiến.

D. những việc nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra.

Câu 97: Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định đó xâm phạm

A. lợi ích hợp pháp của mình.                    B. ngân sách của nhà nước.

C. tài sản thừa kế của người khác.            D. nguồn quỹ phúc lợi của xã.

Câu 98: Công dân được tạo điều kiện để được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng là thể hiện nội dung của quyền 

A. học tập.                    B. sáng tạo.               C. phát triển.             D. tự do.

Câu 99: Việc công dân học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, khả năng, sở thích và điều kiện của mình là một trong các nội dung của

A. quyền học tập của công dân.

B. quyền được phát triển của công dân.

C. quyền tự do của công dân.

D. quyền lựa chọn ngành nghề.

Câu 100: Công dân đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được tiến hành các hoạt động kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về lĩnh vực 

A. công vụ.                  B. kinh tế.                    C. xã hội.                D. môi trường.

Câu 101: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?

A. Điều tiết hàng hóa.              B. Phương tiện cất trữ.

C. Tiền tệ thế giới.                    D. Thước đo giá trị.

Câu 102: Hành vi nào sau đây là sự biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?

A. Áp dụng khoa học – kỹ thuật hiện đại vào sản xuất.

B. Đầu cơ tích trữ để gây rối loạn thị trường trong nước.

C. Hạ giá thành sản phẩm, để thu hút khách hàng.

D. Tung ra nhiều khuyến mãi để thu hút khách hàng.

Câu 103: Nội dung nào dưới đây không phải là hình thức sử dụng pháp luật?

A.Người kinh doanh đóng thuế.                  B. Tham gia tình nguyện.

C. Từ bỏ định kiến xã hội.                             D.Hiến máu nhân đạo.

Câu 104: Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A.Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục.               B.Lấn chiếm vỉ hè bán hàng.

C.Đơn phương đề nghị li hôn.                       D.Đề xuất thay đổi giới tính.

Câu 105: Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều tham gia bầu cử. Điều này thể hiện bình đẳng

A.về trách nhiệm của công dân                       B. về tham gia quản lý nhà nước.

C. giữa các đảng phái khác nhau.                    D. giữa các dân tộc, tôn giáo.

Câu 106: Hành vi nào dưới đây là đúng về pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Cưỡng chế giải tỏa nhà xây dựng trái phép.

B. Công an được vào khám nhà ở của dân.

C. Xây nhà lấn chiếm sang đất nhà hàng xóm. 

D. Vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất.

Câu 107: Do tò mò bạn N đã tự ý mở thư của bạn K ra xem, sau đó dán lại như cũ. Hành vi của bạn N đã vi phạm quyền nào sau đây của công dân?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự.

D. Được bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.

Câu 108: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?

A. Đóng góp ý kiến xây dựng thôn.                B. Khám tuyển nghĩa vụ quân sự.

C. Tham khảo dịch vụ trực tuyến.                  D. Đăng kí hiến máu nhân đạo.

Câu 109: Công dân được quyền khiếu nại khi thấy

A. những hành vi gây hại cho lợi ích công cộng, lợi ích xã hội.

B. hành vi gây hại cho tài sản của các tổ chức xã hội và nhà nước.

C. hành vi gây hại cho phương tiện đi lại, đất đai của người khác.

D. quyết định hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 110: Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây ?

A. Tự do nghiên cứu khoa học.                B. Kiến nghị với các cơ quan.

C. Đưa ra phát minh, sáng chế.               D. Sáng tác văn học, nghệ thuật.

Câu 111: Tại một cơ sở thẩm mĩ do bác sĩ A làm chủ, đã phẫu thuật chỉnh hình cho chị B. Mấy ngày sau có dấu hiệu đau bất thường, chị B đến tái khám thì gặp một nhân viên C của phòng khám, thấy chị đau nên C đã tiêm cho chị một liều thuốc giảm đau trước khi bác sĩ khám. Nhưng không ngờ chị tử vong tại chỗ, để che dấu hành vi này, cơ sở đã ném xác nạn nhân xuống sông nhằm phi tang. Cơ quan Cảnh sát điều tra quận X, nơi xảy ra vụ tai nạn trên đã khởi tố hình sự đối với chủ cơ sở thẩm mĩ. Việc làm này của Cảnh sát quận X đã thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                            B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính giáo dục của pháp luật.                      D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Câu 112: Với tinh thần xây dựng gia đình văn hóa kiểu mẫu, ông Q đã viết bài chia sẻ kinh nghiệm sống của mình là nêu gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Ông Q đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A.Tuyên truyền pháp luật.                 B.Sử dụng pháp luật.

C.Áp dụng pháp luật.                         D. Phổ biến pháp luật.

Câu 113: H và Q yêu nhau nhưng bị hai gia đình ngăn cản vì hai bên không cùng dân tộc. Trong trường họp này, gia đình H và Q đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Bình đẳng giữa các gia đình.                B. Tự do yêu đương.

C. Bình đẳng giữa các dân tộc.                D. Tự do cá nhân.

Câu 114: P và Q có mâu thuẫn với nhau. Hai bên cãi cọ rồi đánh nhau. Kết quả là P đánh Q gây thương tích. Hành vi của P đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm vềthân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về nhân thân.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

D. Quyền được đảm bảo an toàn thân thể.

Câu 115: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi độc lập viết phiếu bầu, điện thoại anh A có cuộc gọi đến, nghe xong điện thoại, anh vội vàng nhờ chị B và được chị B đồng ý bỏ giúp phiếu bầu, rồi anh vội vả ra về. Anh A vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Trực tiếp.           B. Đại diện.           C. Ủy quyền.           D. Gián tiếp.

Câu 116: Nhà trường phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “Bảo vệ biển đảo quê hương”. M đã tự ý sao chép bức tranh của chị gái và gửi dự thi với tên mình. M đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.             B. Ứng dụng.          C. Ủy nhiệm.           D. Chuyển nhượng.

Câu 117: Được đồng nghiệp là anh N và K cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Anh N, anh T và anh H.                       B. Bà M và anh H.

C. Anh N, anh T và anh K.                       D. Anh H và anh K.

Câu 118: Chị N lãnh đạo cơ quan chức năng tiếp nhận hai bộ hồ sơ xin mở văn phòng công chứng của ông A và ông B. Nhận của ông A năm mươi triệu đồng, chị N đã loại hồ sơ đầy đủ của ông B theo yêu cầu của ông A, rồi cùng anh V nhân viên dưới quyền  làm giả thêm giấy tờ bổ sung vào hồ sơ và cấp phép cho ông A. Phát hiện anh V làm việc này, ông B tung tin bịa đặt chị N và anh V có quan hệ tình cảm làm cho uy tín của chị N giảm sút. Những ai dưới dây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông A, anh V, chị N và ông B.             B. Ông A, chị N và ông B.

C. Ông A, anh V và chị N.                        D. Chị N, anh V và ông B.

Câu 119: Thấy ông K đốt rừng phòng hộ để làm hương rẫy, ông S nhân viên hạt kiểm lâm bắt và giữ ông K tại đơn vị với sự đồng ý của ông M là hạt trưởng lúc này đang đi công tác xa. Sau ba ngày, chị Q là người dân sống gần đó phát hiện ông K bị giam trong nhà kho của hạt kiểm lâm nên đã báọ với cơ quan chức năng. Những ai dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Ông K và chị Q.               B. Ông K, ông S và chị Q.

C. Ông S và chị Q.               D. Ông K, ông M và ông S.

Câu 120: Chị B và chị C cùng nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng mĩ phẩm nhập ngoại. Vì còn nhiều giấy tờ không hợp lệ, chị C đã hối lộ mười lăm triệu đồng cho lãnh đạo cơ quan chức năng là ông A, người trực tiếp phê duyệt hồ sơ. Sau việc này, ông A yêu cầu anh trực tiếp làm giấy tờ,xong xuôi ông trực tiếp kí giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh cho chị C. Biết chuyện ông A nhận tiền của chị C, bắt mình làm hồ sơ bổ sung hồ sơ cho chị C, nhưng lại không chia tiền cho mình, anh T bức xúc tâm sự với đồng nghiệp khác là anh S, vô tình ông A đi ngang nghe thấy. Ông A nghĩ rằng anh T có ý chống đối mình nên ông đã tìm lí do rồi điều chỉnh anh đến vị trí khác, công việc áp lực và vất vả hơn. Những ai dưới đây có thể vừa bị khiếu nại và tố cáo?

A. Ông A, chị B và anh T.                B. Chị B và ông A.

C. Chị B và anh T.                            D. Chỉ mình ông A.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

81.C

82.A

83.A

84.C

85.A

86.A

87.B

88.B

89.C

90.D

91.D

92.B

93.A

94.B

95.A

96.B

97.A

98.C

99.A

100.

101.A

102.B

103.A

104.B

105.B

106.A

107.D

108.A

109.D

110.B

111.D

112.B

113.C

114.C

115.A

116.A

117.C

118.C

119.A

120.D

2. Đề số 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT HUỲNH TẤN PHÁT- ĐỀ 02

Câu 1. Pháp luật là phương tiện để

A. công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

B. công dân bảo vệ mọi quyền lợi của mình.

C. công dân bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của mình.

D. công dân yêu cầu Nhà nước bảo vệ mọi quyền lợi của mình.

Câu 2. Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng

A. quyền lực xã hội.

B. chủ trương, chính sách.

C. tuyên truyền, giáo dục.

D. quyền lực nhà nước.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thể hiện bản chất xã hội của pháp luật?

A. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp cầm quyền,

C. Pháp luật do các thành viên của xã hội thực hiện.

D. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội.

Câu 4. Khoản 1 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con "Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình". Quy định này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với

A. chính trị.

B. kinh tế.

C. đạo đức.

D. văn hoá.

Câu 5. Hành vi nguy hiềm cho xã hội, bị coi là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự là hành vi vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính

C. quy tắc quản lí xã hội.

D. an toàn xã hội.

Câu 6. Hành vi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước là hành vi vi phạm

A. dân sự.

B. kỉ luật.

C. quan hệ xã hội.

D. hành chính

Câu 7. Người trong độ tuổi nào dưới đây khi tham gia các giao dịch dân sự phải được đại diện theo pháp luật đồng ý trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày phù hợp với lứa tuổi?

A. từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi

B. từ đủ 6 tuổi đến chư đủ 18 tuổi

C. từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi

D. từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi

Câu 8. Hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật dân sự?

A. Làm mất tài sản của người khác

B. Đi học muộn không có lí do chính đáng.

C. Tự ý sửa chữa nhà thuê của người khác.

D. Người mua hàng không trả tiền đúng hạn cho người bán.

Câu 9. Giám đốc Sở Giảo dục và Đào tạo tỉnh H ban hành quyết định "điều chuyển giáo viên từ trường A đến trường B là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Công nhận pháp luật.

Câu 10. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, em tiếp tục vào đại học là em đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.

B. Làm theo pháp luật,

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 11. Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

B. Bình đẳng trước pháp luật.

C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. Bình đẳng khi tham gia giao thông.

Câu 12. Mọi công dân khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh là thể hiện công dân bình đẳng

A. trong sản xuất.

B. trong kinh tế

C. về quyền và nghĩa vụ.

D. về điều kiện kinh doanh.

Câu 13. Quan hệ nào dưới đây không thuộc nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Quan hệ dòng tộc.

B. Quan hệ tài sản.

C. Quan hệ nhân thân.

D. Quan hệ giữa anh chị em với nhau.

Câu 14. Nội dung nào dưới đậy thê hiện bình đẳng giữa anh, chị, em?

A. Cha mẹ không phân biệt đối xử giữa các con.

B. Anh, chị, em được cha, mẹ chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện phát triển,

C. Anh, chị, em cùng yêu thương cha mẹ.

D. Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau

Câu 15. Bình đẳng trong lao động không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.

B. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động,

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 16. Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc

A. giao kết bằng thoả thuận miệng.

B. giao kế trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.

C. giao kết thông qua phát biểu trong các cuộc họp.

D. giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động.

Câu 17. Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là, mọi doanh nghiệp đều được

A. miễn giảm thuế thu nhập.

B. chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng.

C. kinh doanh bất cứ sản phẩm nào theo nhu cầu của mình.

D. kinh doanh ở bất cứ nơi nào.

Câu 18. Trong hợp đồng lao động giữa Giám đốc Công ty Y và người lao động có quy định lao động nữ phải cam kết sau 5 năm làm việc cho Công ty mới được sinh con. Quy định này là trái với nguyên tắc

A. không phân biệt đối xử trong lao động.

B. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động.

C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D. bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động.

Câu 19. Giám đốc Công ty s đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định "không được sử dụng lao động nữ", trong khi Công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của Giám đốc Công ty đã xâm phạm tới

A. quyền ưu tiên lao động nữ.

B. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ.

C. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.

D. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 20. Việc Nhà nước quy định tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan dân cử thể hiện quyền bình đẳng về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hoá.

D. giáo dục.

Câu 21. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình và giữ gìn, khôi phục, phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá tốt đẹp. Điều này thể hiện các dân tộc đều bình đẳng về

A. kinh tế.

B. chính trị.

C. văn hoá, giáo dục.

D. tự do tín ngưỡng

Câu 22. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang là quy định về quyền nào dưới dây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng.

C. Quyền được pháp luật bào hộ về tính mạng, sức khoẻ.

D. Quyền được bào đảm an toàn về thân thể.

Câu 23. Công dân có thề thực hiện quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ quan, trường học, địa phương mình

A. ở bất cử nơi nào.

B, ở những nơi công cộng.

C. ở những nơi có đông người tụ tập hoặc đông người tham quan.

D, trong các cuộc họp của cơ quan, trường học, địa phương mình.

Câu 24. Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong trường hợp

A. được pháp luật quy định.

B. nghi ngờ người phạm tội đang lẩn trốn ở đó.

C. nghi ngờ người trong nhà lấy cắp tài sản của người khác.

D. cần răn đe người khác phạm tội.

Câu 25. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ vê danh dự, nhân phẩm?

A. Phê bình bạn trong cuộc họp lớp.

B. Bịa đặt, tung tin xấu về người khác trên Facebook.

C. Chê bai bạn trước mặt người khác.

D. Trêu chọc làm bạn bực mình.

Câu 26. Ai trong những người dưới đây được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác?

A. Cha mẹ có quyền kiểm soát thư, điện thoại của con.

B. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

C. Bạn bè thân có thể xem tin nhắn của nhau.

D. Anh chị có quyền nghe điện thoại của em.

Câu 27. M đang sử dụng máy tính thì có việc ra khỏi phòng, nhân lúc đó, L - sinh viên ở cùng với M đã tự ý đọc email của M. Hành vi này của L đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của M?

A. Quyền tự do cá nhân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm,

C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín

D. Quyền tự do ngôn luận

Câu 28. Nhân lúc trong siêu thị đông người, p đã móc túi lấy trộm tiền của Q, nhưng bị anh s là bảo vệ bắt quả tang. Trong trường hợp này, anh s cần xứ sự theo giải pháp nào dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Đánh cho p một trận.

B. Đánh p xong thì giải đến cơ quan công an.

C. Giam p lại trong phòng kín của siêu thị.

D. Giải ngay đến cơ quan công an.

Câu 29. Công dân thực hiện quyền bầu cử bàng cách nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. Trực tiếp viết phiếu bầu và bỏ phiếu.

B. Nhờ người thân bỏ phiếu hộ.

C. Nhờ những người trong tổ bầu cử bỏ phiếu hộ.

D. Nhờ người khác viết phiếu hộ, rồi tự mình đi bỏ phiếu.

Câu 30. Những ai dưới đây có thể tự ứng cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Mọi công dân Việt Nam.

B. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, không vi phạm pháp luật,

C. Mọi công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trở lên.

D. Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi trợ lên, có năng lực và tín nhiệm với cử tri.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

C

A

D

A

B

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

A

D

A

B

B

C

D

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

A

D

A

B

B

C

D

A

D

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

C

C

C

C

C

D

A

C

C

3. Đề số 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT HUỲNH TẤN PHÁT- ĐỀ 03

Câu 81: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là

A. tư liệu lao động.                 B. cách thức lao động.

C. đối tượng lao động.            D. hoạt động lao động.

Câu 82: Trong sản xuất, quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra từng loại hàng hóa phải phù hợp với

A. tất cả các hình thức cạnh tranh.                  B. khả năng thu hút thông qua quảng cáo.

C. năng lực điều chỉnh của nhà đầu tư.          D. thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 83: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.         B. lợi ích kinh tế của mình.

C. quyền và nghĩa vụ của mình.                     D. các quyền của mình.

Câu 84: Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức là

A. áp dụng pháp luật.  B. điều chỉnh pháp luật.

C. bổ sung pháp luật.  D. sửa đổi pháp luật.

Câu 85: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội

A. mang tính phản diện.          B. được pháp luật bảo vệ.

C. theo chiều hướng tiêu cực. D. đang được hình thành.

Câu 86: Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là

A. xâm phạm pháp luật.          B. trái pháp luật.

C. vi phạm pháp luật.              D. tuân thủ pháp luật.

Câu 87: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?

A. Kê khai nộp thuế thu nhập cao.     B. Tư vấn hỗ trợ pháp lý.

C. Khởi kiện giao dịch dân sự.           D. Hỗ trợ người già neo đơn.

Câu 88: Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc

A. định đoạt tài sản công cộng.          B. bài trừ quyền tự do tín ngưỡng

C. càng sử dụng bạo lực.                    D. lựa chọn nơi cư trú.

Câu 89: Bình đẳng trong kinh doanh nghĩa là bình đẳng trong

A. lựa chọn ngành nghề.         B. tìm kiếm việc làm.

C. quyền làm việc.                  D. lựa chọn việc làm.

Câu 90: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ

A. xóa bỏ các rào cản kinh tế.                         B. phát lương và thưởng cho công nhân.

C. phân chia của cải trong xã hội.                  D. kinh doanh đúng ngành nghề đăng kí.

Câu 91: Các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực

A. chính trị.     B.lao động.      C. kinh tế.       D. kinh doanh.

Câu 92: Công dân có hành vi bịa đặt để hạ uy tín của người khác là xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về

A. tự do thân thể.                                B. tính mạng sức khỏe.

C. danh dự, nhân phẩm.                      D. năng lực thể chât.

Câu 93: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi

A. bảo trợ trẻ em khuyết tật.               B. truy tìm tù nhân vượt ngục.

C. thực hiện giãn cách xã hội.                        D. từ chối thả con tin.

Câu 94: Một trong những hình thức để công dân thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận là

A. ngăn chặn đấu tranh phê bình                    B. lan truyền bí mật quốc gia.

C. kiến nghị với đại biểu Quốc hội.           D. cản trở phản biện xã hội.

Câu 95: Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, các tổ chức hoặc công dân là mục đích của

A. tố cáo.         B. đền bù thiệt hại.      C. khiếu nại.    D. chấp hành án.

Câu 96: Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc thực hiện quyền bầu cử của công dân là

A. bỏ phiếu kín.          B. bằng hình thức đại diện

C. được ủy quyền.      D. thông qua trung gian.

Câu 97: Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời sống của công dân, thể hiện mối quan hệ giữa

A. quyền lợi và nghĩa vụ.       B. tội phạm và Nhà nước.

C. công dân và xã hội.            D. Nhà nước và công dân.

Câu 98: Theo quy định của pháp luật một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được

A. thử nghiệm giáo dục quốc tế.         B. ưu tiên trong tuyển sinh.

C. học bất cứ ngành, nghề nào.          D. bảo mật chương trình học.

Câu 99: Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền được phát triển là mọi công dân đều được

A. thanh toán phụ cấp thâm niên.       B. hưởng sự chăm sóc y tế.

C. phân bổ ngân sách quốc gia.          D. phê duyệt vay vốn ưu đãi.

Câu 100: Công dân có nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là một trong những nội dung cơ bản của pháp luật về

A. điều phối nhân lực.  B. phát triển kinh tế.  C. bảo lưu nguồn vốn. D. cứu trợ xã hội

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

81

82

83

84

85

86

87

88

89

90

C

D

A

A

B

C

C

D

A

D

91

92

93

94

95

96

97

98

99

100

A

C

D

C

A

A

D

C

B

B

101

102

103

104

105

106

107

108

109

110

D

D

A

D

B

C

D

B

B

D

111

112

113

114

115

116

117

118

119

120

C

B

C

C

A

D

D

B

B

D

4. Đề số 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT HUỲNH TẤN PHÁT- ĐỀ 04

Câu 1: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai người vẫn quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.Vậy trong trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng tôn giáo?

A. Gia đình anh H và anh D.  B. Bố mẹ chị K và anh D.

C. Chị K và anh H.                 D. Chị K và bố mẹ chị K.

Câu 2:  Nội dung nào không phải là nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp?

A. Nộp thuế đúng quy định đối với nhà nước.           B. Bắt buộc phải có giấy phép hành nghề.

C. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.             D. Bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh.

Câu 3: Do không làm chủ được tốc độ khi điều khiển xe gắn máy nên ông M đã va chạm vào anh H sinh viên đang điều khiển xe đạp ngược đường một chiều khiến anh bị xây xát nhẹ. Tức giận vì ông M không xin lỗi còn lớn tiếng chửi bới, anh H kể chuyện này với anh rể tên T. Vô tình biết được ông M làm chung công ty với anh P bạn thân mình, anh T bí mật rủ anh P cầm theo hung khí tìm ông M trả thù. Bị ông M lớn tiếng chửi mắng anh P đã đâm ông M trọng thương phải nhập viện điều trị 3 tháng. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Ông M và anh T     B. Ông M, anh H và anh T

C. Anh H và anh T     D. Ông M và anh H

Câu 4: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Truy tìm chứng cứ vụ án.              B. Bí mật giải cứu con tin.

C. Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục.     D. Đồng loạt khiếu nại tập thể.

Câu 5: Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội tàng trữ pháo gây cháy nổ làm một người tử vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?

A. Hành chính và hình sự.      B. Hình sự và dân sự.

C. Kỉ luật và dân sự.               D. Hình sự và kỉ luật.

Câu 6: Ông V trốn khỏi nơi cách ly y tế tập trung là không thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. tuân thủ pháp luật.  B. áp dụng pháp luật.  C. sử dụng pháp luật.  D. thi hành pháp luật.

Câu 7: Chị K kinh doanh mỹ phẩm nhưng bán thêm thực phẩm chức năng giả. Để mua chuộc đoàn thanh tra liên ngành, chị K nhờ chị H đưa 30 triệu đồng cho trưởng đoàn thanh tra là ông Q nhưng bị ông Q từ chối và lập biên bản xử phạt chị K. Khi chị K đến nhà chị H để đòi lại tiền thì giữa hai chị đã xảy ra xô xát, con chị H đã gọi điện báo công an phường. Sau khi xác minh, trưởng công an phường là ông T đã lập biên bản xử phạt chị K về hành vi gây rối trật tự công cộng. Những ai sau đây đã áp dụng pháp luật?

A. Ông Q và chị K.     B. Ông T, ông Q và chị K.

C. Ông T và ông Q.    D. Ông T, ông Q và chị H.

Câu 8: Trường hợp nào dưới đây thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật?

A. Sử dụng dịch vụ truyền thông.                   B. Xử lí thông tin liên ngành.

C. Xử phạt hành chính trong giao thông.       D. Đăng kí kết hôn theo luật định.

Câu 9: Hiến pháp và Luật Giáo dục đều quy định công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Điều đó phản ánh đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.   B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

C. Tính độc lập tương đối.      D. Tính quyền lực bắt buộc chung.

Câu 10:  Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu, các chủ thể kinh tế thường

A. mở rộng quy mô sản xuất. B. đồng loạt tăng giá sản phẩm.

C. thu hẹp quy mô sản xuất.   D. đồng loạt tuyển dụng công nhân.

Câu 11:  M và H được tuyển dụng vào công ty Q với điểm tuyển ngang nhau, nhưng chị L là kế toán trưởng công ty đã xếp M được hưởng lương cao hơn vì M tốt nghiệp ra trường trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại cho giám đốc nhưng giám đốc công ty cho rằng đó là chức năng của anh G trưởng phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ?

A. Giám đốc và anh G.           B. Anh G và chị L.      C. Giám đốc và chị L. D. Chị L và H.

Câu 12:  Giám đốc một công ty là anh Y sử dụng 200 triệu đồng của cơ quan để cá độ bóng đá. Sợ trợ lí của mình là chị V phát hiện, anh Y kí quyết định điều chuyển chị V sang bộ phận sản xuất hóa chất độc hại mặc dù chị không đồng ý. Anh Y đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?

A. Bảo lưu loại hình doanh nghiệp.    B. Bảo vệ lợi ích khách hàng.

C. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm.             D. Giao kết hợp đồng lao động.

Câu 13: Tòa án nhân dân thành phố X đã xét xử ông T - Nguyên giám đốc công ti xuất nhập khẩu thuốc tân dược và đồng phạm về tội nhập khẩu thuốc chữa ung thư giả khiến nhiều người bệnh lâm vào tình trạng nguy kịch. Việc xét xử trên thể hiện pháp luật là phương tiện để

A. nhà nước duy trì quyền lực.           B. nhà nước trấn áp lực lượng phản động.

C. nhà nước quản lí xã hội.                 D. nhà nước phô trương sức mạnh.

Câu 14: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi tự ý thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Sản xuất vũ khí quân dụng.           B. Chiếm dụng hành lang giao thông.

C. Mua bán người qua biên giới.        D. Tổ chức hoạt động khủng bố.

Câu 15:  Nhà nước dành nhiều nguồn vốn ODA đề thực hiện chính sách “ xóa đói giảm nghèo” ở các vùng dân tộc thiểu số là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực

A. văn hóa.      B. giáo dục.     C. chính trị.     D. kinh tế.

Câu 16: Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền?

A. Giữ gìn an ninh trật tự.                  B. Chấp hành quy tắc công cộng.

C. Tiếp cận các giá trị văn hóa.          D. Giữ gìn bí mật quốc gia.

Câu 17:  Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây ?

A. Giá trị trao đổi và giá cả.   B. Giá trị và giá trị trao đổi.

C. Giá trị sử dụng và giá trị.   D. Giá cả và giá trị sử dụng.

Câu 18: Nghi ngờ K lấy trộm máy tính xách tay của mình nên chị M đã tự ý xông vào nhà K để lục soát tìm kiếm. Chị M đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật  B. Sử dụng pháp luật.  C. Tuân thủ pháp luật.            D. Thi hành pháp luật.

Câu 19: Ủy ban nhân dân xã X cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn cho anh A và chị B là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Áp dụng pháp luật. B. Giáo dục pháp luật C. Phổ biến pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 20:  Vào đầu năm học mới, chị B đã bán một đàn gà được 5 triệu đồng để mua sách vở cho con đi học.Trong trường hợp này, tiền đang thực hiện chức năng nào sau đây?

A. Phương tiện lưu thông.      B. Thước đo giá trị.

C. Phương tiện cất trữ .          D. Tiền tệ thế giới.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

1

B

6

D

11

C

16

C

21

D

26

A

31

D

36

C

2

B

7

C

12

D

17

C

22

A

27

A

32

B

37

B

3

D

8

C

13

C

18

C

23

A

28

B

33

B

38

D

4

C

9

B

14

B

19

A

24

D

29

C

34

A

39

A

5

B

10

C

15

D

20

A

25

D

30

D

35

B

40

A

5. Đề số 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN GDCD- TRƯỜNG THPT HUỲNH TẤN PHÁT- ĐỀ 05

Câu 1: Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Hiệu lực tuyệt đối.                         B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Khả năng đảm bảo thi hành cao.    D. Tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 2: Anh N không chấp hành Lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự nên Chủ tịch ủy ban nhân dân xã đã xử phạt hành chính với anh. Việc làm của Chủ tịch ủy ban xã là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Thi hành pháp luật.                        B. Tuyên truyền pháp luật.

C. Thực hiện quy chế.             D. Áp dụng pháp luật

Câu 3:  Trên đường mang thực phẩm bẩn đi tiêu thụ A đã bị quản lý thị trường giữ lại, lập biên bản xử lí. Thấy vậy X nói quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quy phạm phổ biến, B đứng cạnh X cho rằng quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật, Y nghe được liền nói đó là tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. Trong tình huống này quan điểm của ai đúng?

A. B và Y.                      B. Chỉ B đúng.                     C. X và B                  D. X và Y.

Câu 4: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, khi cung lớn hơn cầu, các chủ thể kinh tế thường

A. đồng loạt tăng giá sản phẩm.         B. thu hẹp quy mô sản xuất.

C. mở rộng quy mô sản xuất.             D. đồng loạt tuyển dụng công nhân.

Câu 5: Theo quy định của pháp luật, mức độ sử dụng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mọi công dân phụ thuộc vào

A. nguyện vọng của cá nhân               B. khả năng của mỗi người

C. sở thích riêng biệt                           D. nhu cầu cụ thể

Câu 6: Hình thức thực hiện nào của pháp luật quy định cá nhân, tổ chức chủ động thực hiện nghĩa vụ, không chủ động thực hiện cũng bị bắt buộc phải thực hiện?

A. Thi hành pháp luật                         B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.                         D. Sử dụng pháp luật.

Câu 7: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ

A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.         B. lợi ích kinh tế của mình.

C. các quyền của mình.                                   D. quyền và nghĩa vụ của mình.

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều

A. bị tước quyền con người    B. bị xử lí nghiêm minh

C. được giảm nhẹ hình phạt.   D. được đền bù thiệt hại.

Câu 9: Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

B. Pháp luật bắt buộc với cán bộ, công chức

C. Pháp luật chỉ bắt buộc với mọi cá nhân, tổ chức.

D. Pháp luật bắt buộc với người phạm tội.

Câu 10: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữa từ đủ 18 tuổi trở lên, là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quần chúng rộng rãi.  B. Tính quy phạm phổ biến

C. Tính nhân dân và xã hội.    D. Tính nghiêm minh của pháp luật.

Câu 11: Phát hiện cán bộ xã X là ông S đã làm giả giấy tờ chiếm đoạt 500 triệu đồng tiền quỹ xây nhà tình nghĩa của xã, ông D làm đơn tố cáo gửi cơ quan chức năng. Lãnh đạo cơ quan chức năng là anh V đã phân công anh N đến xã X xác minh thông tin đơn tố cáo này. Muốn giúp chồng thoát tội, vợ ông S là bà B đưa 50 triệu đồng nhằm hối lộ anh N nhưng bị anh N từ chối. Sau đó, anh N kết luận nội dung đơn tố cáo của ông D là đúng sự thật. Những ai sau đây đã thi hành pháp luật?

A. Ông D, anh V và bà B.      B. Ông D, anh N và anh V.

C. Anh V, anh N và bà B.      D. Ông D, ông S và anh V.

Câu 12: Khi biết chị T mang thai, giám đốc công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với chị, chị đã làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc công ty. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào ?

A. Nhà nước quản lý công dân.

B. Nhà nước quản lý các tổ chức

C. Thực hiện nghĩa vụ hợp pháp của công dân.

D. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.

Câu 13: Thực hiện pháp luật là hành vi

A. hợp pháp của cá nhân trong xã hội.                 B. hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

C. trái pháp luật của cá nhân, tổ chức.                  D. không hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Câu 14: Công dân không vi phạm hành chính trong trường hợp nào dưới đây?

A. Tự ý nghỉ việc.       B. Sử dụng ma túy.

C. Cổ vũ đánh bạc.     D. Lấn chiếm vỉa hè

Câu 15: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là

A. công dân bình đẳng về kinh tế.

B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về chính trị.

D. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

Câu 16:  Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                            B. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước.

C. Tính quyền lực bắt buộc chung.                 D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 17: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là

A. công dân bình đẳng về kinh tế.                        

B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.

C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.  

D. công dân bình đẳng về chính trị.

Câu 18: Chị M là nhân viên công ty S, chị đã tiết lộ định hướng chiến lược và kế hoạch kinh doanh của công ty cho công ty khác và gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản. Chị M phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Dân sự và hành chính.        B. Hình sự và dân sự

C. Kỉ luật và hình sự               D. Kỉ luật và hành chính.

Câu 19: Yếu tố nào dưới đây giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất trong quá trình sản xuất?

A. Sức lao động.                     B. Tư liệu lao động

C. Đối tượng lao động.           D. Máy móc hiện đại.

Câu 20: Người có thẩm quyền đã áp dụng pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?

A. Thay đổi nội dung di chúc.                        B. Xóa bỏ các loại cạnh tranh.

C. Thu hồi giấy phép kinh doanh.      D. Ủy quyền giao nhận hàng hóa.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem Online hoặc Đăng nhập vào HOC247 để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

B

B

B

A

A

B

C

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

B

A

D

B

C

C

A

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

A

D

D

D

D

B

B

D

A

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

C

B

C

A

B

D

C

B

C

C

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn GDCD năm 2021-2022 trường THPT Huỳnh Tấn Phát. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF