YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 trường THCS Lê Văn Tám

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có tư liệu tham khảo, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi sắp đến, Hoc247 đã biên soạn và gửi đến các em Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 trường THCS Lê Văn Tám. Tài liệu gồm các dạng bài tập khác nhau và kèm theo đáp án sẽ giúp các em ôn tập kiến thức hiệu quả. Chúc các em học tập tốt!

ATNETWORK

BỘ 5 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 9 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS LÊ VĂN TÁM

1. Đề số 1

Câu 1: (2,5 điểm).

 Hiến pháp là gì? Từ khi thành lập Nhà nước đến nay, nước ta đã ban hành mấy bản Hiến Pháp. Kể tên?

Câu 2: (4 điểm)

          Điền các từ(cụm từ)còn thiếu vào chỗ trống sau:

UNICE là tên viết tắt của:………………………….

ASEAN là tên viết tắt của:..........................................

UNECO là tên viết tắt của:……………………..

WHO là tên viết tắt của:……………………………..

Câu 3: (4,5 điểm).

   a,  Hợp tác là gì? Vì sao trong giai đoạn hiện nay, sự hợp tác quốc tế là một vấn đề rất cần thiết? Là học sinh em cần phải làm gì để phát huy tinh thần hợp tác? 

   b,   Em hiểu như thế nào về quan điểm “ Hòa nhập chứ không hòa tan” trong quan hệ giao lưu hợp tác quốc tế?

Câu 4:(4điểm).

a,  Tự chủ là gì? Tại sao chúng ta phải rèn luyện tính tự chủ?

 b, Toàn là học sinh lớp 9. Bố mẹ toàn là công nhân của một nhà máy dệt, đời sống có phần eo hẹp. Thấy nhiều bạn đi học bằng xe đạp thể thao, trông rất thời trang và bắt mắt, Toàn đòi bố mẹ nhất định phải mua xe đạp mới cho mình.

Câu hỏi:

  - Em có tán thành với việc làm của Toàn không? Tại sao?

 - Nếu em là bạn của Toàn, em sẽ khuyên Toàn như thế nào?

Câu 5:(5điểm).

a,  Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Dân tộc Việt Nam có những truyền thống nào đáng tự hào?

b,  Hưởng ứng đợt phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

20-11, là một học sinh để thể hiện lòng thành kính với thầy cô giáo, em hãy nêu một câu ca dao hoặc tục ngữ về chủ đề: Tôn sư trọng đạo  và trình bày hiểu biết của em về chủ đề đó.

ĐÁP ÁN

Câu 1:(4,5 điểm).

  a, Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.(1điểm)

Từ khi thành lập nhà nước đến nay, nước ta đã ban hành 5 bản Hiếp Pháp.(1,5điểm)

1.Hiến pháp năm 1946

2.Hiến pháp năm 1959

3.Hiến pháp năm 1980

4.Hiến pháp năm 1992

5.Hiến pháp năm 2013

Câu 2(4điểm):

          Mỗi cụm từ đúng được 1 điểm

- UNISEF là tên viết tắt của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc.

- ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

- UNESCO là tên viết tắt của Tổ chức Giáo dục,văn hoá và Khoa học Liên hợp quốc.

- WHO là tên viết tắt của Tổ chức Y tế thế giới.

Câu 3(4,5 điểm):

a, - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. (0,5điểm)

   - Sự hợp tác quốc tế là cần thiết vì: Thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn câu(bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo,…) mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.(1điểm)

 - Trách nhiệm của học sinh: Ngay từ bây giờ, học sinh phải rèn luyện tinh thần hợ tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.(1điểm)

b, Câu: “Hòa nhập nhưng không hòa tan” là quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Được hiểu như sau:

   - Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng, chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác. Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu những tinh hoa văn hóa và những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến của nhân loại, đó là hòa nhập.(1điểm)

- Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, gìn giữ, phát huy truyền thống dân tộc; tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình, không bị đồng hóa bởi các dân tộc khác, đó là không hòa tan.(1điểm).

Câu 4: (4 điểm)

a, - Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong moi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.(1 điểm)

     - Vì tự chủ là một đức tính quý giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.(1điểm)

b, - Em không tán thành với việc làm của Toàn. Vì việc làm đó cho thấy Toàn là một người không có tính tự chủ(không biết kiềm chế những ham muốn của bản thân, chỉ hành động theo ý mình mà không quan tâm đến hoàn cảnh của gia đình).(1điểm)

 - Em có thể khuyên Toàn là: Không nên đòi bố mẹ mua xe mới cho mình, làm như vậy là không biết thương bố mẹ. Hơn nữa đang là học sinh thì việc quan trọng nhất phải là học tập chứ không phải là việc chạy theo mốt. Có như vậy thì sau này chúng ta mới có một cuộc sống tốt đẹp…(1điểm).

Câu 5:(5điểm)

a, - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần(tư tưởng, đức tính, lối sống,cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.(0.5điểm)

- Việt Nam có những truyền thống đáng tự hào: yêu nước, bất khuất, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, hiếu thảo; các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuật.(0,5điểm)

 b, - Nêu được một câu ca dao hoặc tục ngữ đúng chủ đề Tôn sư trọng đạo, (0,5điểm)

 -  Nêu được : Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi; coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo.(0,5điểm)

 - Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo:

    + Đối với bản thân: tôn trọng và làm theo những lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.(0,5điểm)

    + Đối vỡi xã hội: tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình…(0,5điểm)

    + Tôn sư trong đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát huy bằng những tình cảm, thái độ cao đẹp trong cuộc sống hàng ngày….(0,5điểm)

 + Phản ánh hiện tượng trái với tôn sư trọng đạo trong xã hội hiện nay(lấy ví dụ liên hệ). (0,5điểm)

 + Liên hệ cảm xúc, trách nhiệm bản thân…(1điểm).

2. Đề số 2

Câu 1 (2.0 điểm):

          Hãy điền các từ hoặc cụm từ đúng vào chỗ …. để hoàn thành điều luật sau:

          Điều 32 (Luật giao thông đường bộ 2008). Người đi bộ.

         3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải.......(1)......., các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi........(2).........an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

         4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào các phương tiện giao thông.......(1)......; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không.........(2)........cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Câu 2 (3.0 điểm):

          Di sản văn hóa là gì? Di sản văn hóa có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển nền văn hóa Việt Nam và nhân loại? Là công dân - học sinh chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ các di sản văn hóa?

Câu 3 (3.0 điểm):

          Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? Vì sao cần phải tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. Chúng ta nên học tập, tiếp thu những gì ở các dân tộc khác trên thế giới? Cho ví dụ.

Câu 4 (3.0 điểm):

          Thế nào là quyền tự do ngôn luận? Nêu những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận? Là học sinh em cần phải làm gì để thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận?

Câu 5 (2.0 điểm):

         Vì sao cần phải bảo vệ hòa bình? Nêu biểu hiện của các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh hiện nay? Trong sinh hoạt hằng ngày em cần phải làm gì để thể hiện là người sống hòa bình?

Câu 6 ( 4.0 điểm):

          Em hiểu thế nào là quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Nêu trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo quyền và nghĩa vụ lao động của công dân? Trình bày những quy định của pháp luật về sử dụng lao động trẻ em. Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ bây giờ em phải làm gì?

Câu 7 (3.0 điểm):   Bài tập tình huống:

An (16 tuổi) đi xe máy đến một ngã tư đường phố, mặc dù có báo hiệu đèn đỏ nhưng không dừng lại. Do không tuân thủ tín hiệu đèn nên đã bị một cảnh sát giao thông bắt dừng lại và yêu cầu nộp phạt. An cho rằng cảnh sát giao thông xử lý như vậy là không hợp lý vì lúc đó đường rất vắng, An không gây ra tai nạn giao thông nên không cần phải phạt.

Câu hỏi:

1. Em có nhận xét gì về hành vi của An?

2. An có phải chịu trách nhiệm pháp lý không?  Nếu có thì đó là trách nhiệm gì ? Giải thích ?

ĐÁP ÁN

Câu 1

3.(1) Quan sát, (2) Bảo đảm

4.(1) Đang chạy, (2) Gây trở ngại  (Mỗi ý đúng cho 0.5 điểm)

Câu 2

* Khái niệm: Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác.

* Ý nghĩa:

- Di sản văn hóa là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thể hiên kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.

- Những di sản, di tích và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn, phát huy trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới

* Trách nhiệm của công dân:

- Hiểu, nhận thức đúng đắn về di sản văn hóa đồng thời có thái độ đúng đắn trong việc giữ gìn bảo tồn những di sản văn hóa

- Gương mẫu thực hiện và động viên mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa

Câu 3. (3.0)   - Là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

- Vì mỗi dân tộc đều có những thành tựu nổi bật về kinh tế, khoa học- kĩ thuật, văn hoá, nghệ thuật, những công trình đặc sắc, những truyền thống quý báu. Đó là vốn quý của loài người cần được tôn trọng tiếp thu và phát triển. Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc.

- Chúng ta nên học tập, tiếp thu những tinh hoa, kinh nghiệm về văn hoá về những thành tựu khoa học, về phát triển kinh tế xã hội…của các dân tộc khác trên thế giới. Không kì thị chế giễu, coi thường hoặc phân biệt giữa các dân tộc, đồng thời phải thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình.

   VD: Tôn trọng về ngôn ngữ, trang phục, tập quán của các dân tộc trên thế giới. Giữ gìn bản sắc các phong tục, tập quán của dân tộc mình.

Câu 4

- Khái niệm quyền tự do ngôn luận: quyền tự do ngôn luận là quyền công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến đối với những vấn đề chung của đất nước, của xã hội.

- Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:

+  Quyền công dân được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật, tự do báo chí.

+ Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Kiến nghị với đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng…

 + Sử dụng quyền tự do ngôn luận  phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội.

- Là HS cần phải:

+ Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận của mình. VD….

+ Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.VD…

+ Biết phê phán những hiện tượng vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.VD…

HS phải lấy được VD , mỗi ví dụ đúng cho 0.25 điểm

Câu 5

* Cần phải bảo vệ hòa bình vì:

Hòa bình là môi trường, là điều kiện thuận lợi để con người va xã hội phát triển. Bảo vệ hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, là điều kiện để con người phát triển toàn diện.

* Biểu hiện :

- Dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn , xung đột giữa cá dân tộc, tôn giáo quốc gia.

- Kiên quyết đấu tranh không để xảy ra xung đột vũ Trang

* Trách nhiệm:

- Mỗi công dân phải có ý thức xây dựng mối quan hệ tôn trọng bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người.

- Thiêt lập quan hệ hiểu biết hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới.

Câu 6

- Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

+ Quyền lao động: Mọi công dân có quyền tự do sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.

+ Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình, góp phần duy trì và phát triển đất nước. Lao động là nghĩa vụ của mỗi công dân đối với bản thân, với gia đình, đồng thời cũng là nghĩa vụ đối với xã hội, với đất nước.

- Trách nhiệm của Nhà nước

+ Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho  cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người  lao động.

+ Các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm, sản xuất, kinh doanh thu hút lao dộng đều được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi hoặc giúp đỡ.

- Quy định của pháp luật về sử dụng lao động

+ Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc

+ Cấm sử dụng người lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại

+ Cấm lạm dụng sức lao động của người lao động dưới 18 tuổi.

+ Cấm cưỡng bức, ngược đãi người lao động

- Để trở thành người lao động tốt, có ích cho xã hội em cần phải: học tập tốt để trau dồi kiến thức, rèn luyện sức khoẻ, ý thức tự giác…..

Câu 7

Bài tập tình huống:

1. Hành vi của An là sai: vượt đèn đỏ.

2. An phải chịu trách nhiệm pháp lý.

- Cụ thể ở đây An phải chịu trách nhiệm hành chính vì An đã xâm phạm nguyên tắc quản lý nhà nước ( vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ).

- An phải chấp hành nghiêm chỉnh quy định xử phạt hành chính của cảnh sát giao thông. Vì theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính thì người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt hành chính về  mọi vi phạm hành chính do  mình gây ra.

3. Đề số 3

CÂU 1: (4,5 điểm)

a. Pháp luật là gì ? Vai trò của Pháp luật Việt Nam ?

b. Thế nào là tính bắt buộc (tính cưỡng chế) của Pháp luật ? Hãy nêu 02 ví dụ về tính bắt buộc của Pháp luật ?

c. Có câu ca dao:                         “Người trên ở chẳng kỉ cương

                                                  Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa

Câu ca dao trên là biểu hiện trái với chủ đề đạo đức nào mà em đã được học ? Nêu ý nghĩa của chủ đề đạo đức đó ?

CÂU 2: (4,5 điểm)

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) đóng trụ sở ở Anh ngày 31/12/2015  công bố báo cáo cho biết trong  năm 2015 vừa qua, tình trạng bạo lực tại Syria đã cướp đi sinh mạng  55.219 người, trong đó có 13.249 dân thường. Trong số những nạn nhân thiệt mạng có tới 2.574 trẻ em. Số người thiệt mạng trong năm 2015 thấp hơn so với 76.021 người của năm 2014, song đây vẫn là con số đáng báo động trong bối cảnh cuộc xung đột kéo dài tại Syria vẫn chưa tìm được lối thoát. 

                                                (Theo Báo điện tử VietnamPlus  -Thứ Sáu, ngày 01/01/2016)

Từ thông tin trên em hãy:

a. Nhận định, đánh giá về tình hình hòa bình thế giới hiện nay ?

b. Nêu những biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày ?

c. Phân biệt giữa “chiến tranh chính nghĩa” và “chiến tranh phi nghĩa” ?

CÂU 3: (4 điểm)

a. Tình huống:

Chị Hoa năm nay 20 tuổi, bị cha mẹ ép gả cho một người mà chị không yêu, với lý do người đó giàu nên có thể đảm bảo cuộc sống cho chị.

  - Em có đồng ý với việc làm của bố mẹ chị Hoa không ? Vì sao ?

  - Nếu là người thân của chị Hoa, em sẽ làm gì ?

b. Pháp luật nước ta quy định những trường hợp nào cấm kết hôn ? Ngày gia đình Việt Nam là ngày nào ?                                                                                                                     

CÂU 4: (3 điểm)

 Điều 2  Hiến pháp 2013 quy định:
“ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.”

   Từ thông tin trên, em hãy cho biết:

a. Hiến pháp là gì ? Nội dung cơ bản của Hiến pháp ?

b. Hiến pháp 2013 có hiệu lực từ ngày tháng năm nào ? Gồm bao nhiêu chương bao nhiêu điều ?

ĐÁP ÁN

CÂU 1: (4,5 Điểm)

a. Khái niệm: Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình.

Vai trò của pháp luật Việt Nam:

- Là công cụ để thực hiện quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, văn hóa, xã hội.(0.25 đ)

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. (0.25 đ)

- Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của công dân, bảo đảm công bằng xã hội. (0.5 đ)

b. Tính bắt buộc(cưỡng chế) của pháp luật là: Khi pháp luật đã ban hành mang tính quyền lực nhà nước thì mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật (0.5 đ)

Ví dụ: (mỗi VD 0,5 điểm)

- Luật Hôn nhân và gia đình quy định nghiêm cấm con ngược đãi cha mẹ, nên ai vi phạm cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

- Luật bảo vệ môi trường ở nước ta quy định công dân có nghĩa vụ bảo vệ môi trường, nếu ai vi phạm, tùy mức độ sẽ bị xử phạt hành chính hoặc bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự.

(hs có thể nêu ví dụ khác nhưng phải nêu rõ hành vi vi phạm và hình thức xử lý)

c. Câu ca dao trên là biểu hiện trái với chủ đề đạo đức: “Dân chủ và kỉ luật(0,5 điểm)

Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật

- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể; (0,5 điểm) tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp; nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội. (0,5 điểm)

CÂU 2: (4,5 Điểm)

a. Nhận định, đánh giá về tình hình hòa bình thế giới hiện nay

  - Hiện nay ở nhiều khu vực trên thế giới vẫn còn đang xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố…diễn biến với tính chất phức tạp ngày càng tăng (1 điểm)

-Tuy nhiên, hòa bình , hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, phản ánh đòi hỏi bức xức của các quốc gia dân tộc (1 điểm)                                                                                    

b. Nêu những biểu hiện của sống hòa bình trong sinh hoạt hằng ngày

- Biết lắng nghe, biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và thông cảm với họ. (0.25 đ)

- Biết thừa nhận những điểm khác biệt của người khác với mình. (0.25 đ)

- Biết dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn(0.25 đ)

- Biết học hỏi những tinh hoa (những điều tốt đẹp), những điểm mạnh của những người khác. (0.25 đ)

-Sống hòa đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị người khác; biết tôn trọng các dân tộc khác, các nền văn hóa khác... . (0,5 điểm)

c. Phân biệt giữa “chiến tranh chính nghĩa” và “chiến tranh phi nghĩa”

- Chiến tranh chính nghĩa:

“Chiến tranh chính nghĩa là cuộc chiến tranh của các dân tộc bị áp bức tiến hành để giải phóng dân tộc thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài hoặc chiến tranh chống xâm lược bảo vệ nền độc lập tự do, tiến bộ xã hội”. (0,5 điểm)

- Chiến tranh phi nghĩa:

Cuộc chiến  tranh chống lại sự tiến bộ loài người; chống lại hòa bình thế giới; trái đạo lý và luật pháp quốc tế; chống phá 01 quốc gia có độc lập, có chủ quyền. (0,5 điểm)

CÂU 3: (4 Điểm)

a. Tình huống:

- Em không đồng ý với việc làm của bố mẹ chị Hoa (0.25 đ)

Vì: Cưỡng ép con kết hôn là vi phạm pháp luật (0.5 đ) và hôn nhân phải dựa trên cơ sở tình yêu và sự tự nguyện mới có hạnh phúc (0.5 đ) chứ không phải tiền bạc là yếu tố cơ bản tạo nên hạnh phúc gia đình (0.25 đ)

- Nếu là người thân của chị Hoa em sẽ khuyên chị Hoa dứt khoát từ chối việc kết hôn với người đàn ông đó (0.25 đ) và lựa lời phân tích cho bố mẹ hiểu; chỉ có dựa trên cơ sở tình yêu chân chính và sự tự nguyện mới tạo nên hôn nhân hạnh phúc (0.25 đ) (hoặc nhờ người có uy tín can thiệp để bố mẹ hiểu và từ bỏ ý định ép con kết hôn)

b. - Pháp luật nước ta quy định những trường hợp cấm kết hôn:                                                          

 + Người đang có vợ hoặc chồng;

+ Mất năng lực hành vi dân sự;

+ Cùng dòng máu về trực hệ;

+ Có họ trong phạm vi 3 đời;

+ Cha mẹ với con nuôi;

+ Bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố mẹ kế với con riêng;

+ Giữa những người có cùng giới tính;

- Ngày gia đình Việt Nam là ngày 28/6 hàng năm (0.5 đ)

CÂU 4( 3 Điểm)

a. Hiến pháp là gì? Vị trí của Hiến Pháp trong hệ thống Pháp luật ?

Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, (0.25 đ) mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở của Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp. (0.25 đ)              

Nội dung cơ bản của Hiến pháp

- Quy định những vấn đề nền tảng, những nguyên tắc mang tính định hướng của đường lối xây dựng và phát triển đất nước (0.5 đ) như:

- Bản chất nhà nước. (0.25 đ) 

- Chế độ chính trị. (0.25 đ)  

- Chế độ kinh tế. (0.25 đ) 

- Chính sách văn hóa, xã hội. (0.25 đ) 

- Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. (0.25 đ) 

- Tổ chức bộ máy nhà nước. (0.25 đ) 

b. Hiến pháp 2013 có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 gồm 11 chương 120 điều

CÂU 5: (4 Điểm)

a. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là: Những giá trị tinh thần (tư tưởng, đạo đức…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế  hệ này sang thế hệ khác.(1 đ)

Kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Truyền thống về đạo đức: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, Hiếu học, Tôn sư trọng đạo, Hiếu thảo. (0.5 đ)

- Truyền thống về văn hóa: Phong tục, tập quán, cách ứng xử... (0.25 đ)  

- Truyến thống về nghệ thuật: tuồng chèo, các làn điệu dân ca…(0.25 đ)  

b. Nêu ít nhất 04 biểu hiện chưa kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong học sinh hiện nay (1 điểm; mỗi VD 0,25 điểm)

Ví dụ:

- Thiếu lễ độ với thầy cô giáo, lười học.

- Ít hiểu biết về truyền thống dân tộc                                                        

- Không thích nghệ thuật dân tộc.

- Sính nhạc ngoại, chạy theo mốt ngoại ( đầu tóc, quần áo…)

Đề xuất 04 hoạt động của nhà trường nhằm tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh (1 điểm; mỗi VD 0,25 điểm)

Ví dụ:

- Tổ chức cho học sinh biểu diễn văn nghệ, trong đó có các tiết mục mang đậm tính dân tộc.

- Tổ chức các trò chơi dân gian.

- Tham gia các lễ hội truyền thống.

- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo…v.v

4. Đề số 4

Câu 1: ( 4,0 điểm )

          Hãy trình bày những hiểu biết của em về pháp luật, kỷ luật? Theo em bản nội quy nhà trường có phải là pháp luật không? Vì sao? Tính kỹ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập, sinh hoạt ở nhà trường và ngoài cộng đồng?

Câu 2: ( 4,0 điểm )

          Bài tập tình huống: trong tiết giáo dục công dân lớp 6: An và Khoa tranh luận với nhau về quyền học tập. An nói “ Học tập là quyền của mình, thì mình học cũng được mà không học cũng được chẵng sao, không ai được bắt mình phải hoc ”.

a. Nếu em là Khoa em sẽ giải thích với An như thế nào?

b. Về học tập luật pháp nước ta quy định như thế nào?

c. Là học sinh em xác định mục đích học tập như thế nào?

Câu 3: ( 4,0 điểm )

          Trong bức thư của đồng chí Nông Đức Mạnh gửi thanh niên, đăng trên báo Nhân dân ngày 26/03/2003, với tiêu đề “ Công nghiệp hóa , hiện đại hóa chính là sự nghiệp của thanh niên”, có đoạn viết:

“ Đó chính là trách nhiệm vẽ vang, cũng là thời cơ to lớn để các cháu, trước hết là thế hệ tri thức trẻ đua tài cống hiến cho sự phát triển thịnh vượng và bền vững của dân tộc, vì hạnh phúc của Nhân dân ...”

a. Theo em tại sao nói công nghiệp hóa, hiện đại hóa là trách nhiệm vẽ vang và là thời cơ to lớn đối với thanh niên?

b. Em hãy nêu trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước? Nhiệm vụ của người thanh niên - học sinh là gì?

Câu 4: ( 4,0 điểm )

          Thế nào là hợp tác cùng phát triển? Hãy nêu một số ví dụ về sự hợp tác quốc tế? Hợp tác quốc tế sẽ đem lại lợi ích gì cho nhân loại, cho Việt Nam và cho bản thân em?

ĐÁP ÁN

Câu 1

- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước xây dựng, ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước.      0,5 đ

- Pháp luật bao gồm các quy định về: những việc được làm; những việc phải làm; những việc không được làm.       0,5 đ

- Kỷ luật là những quy định, quy ước của một cộng đồng ( tập thể) về những hành vi cần tuân theo nhằm đảm bảo sự phối hợp hành động thống nhất, chặt chẽ của mọi người.   0,5 đ

* So sánh

- Pháp luật có tính bắt buộc chung ở phạm vi rộng, thống nhất trong cả nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo ...           0,5 đ

- Kỷ luật là những quy định, quy ước ở phạm vi hẹp trong một tập thể , một cơ quan ...Nhưng không được trái quy định của pháp luật.   0.5 đ

- Những quy định của pháp luật và kỷ luật giúp cho mọi người có một chuẩn mực chung để rèn luyện và thống nhất trong hoạt động        0,5 đ

Hiểu biết học sinh   

- Bản nội quy trường không phải là pháp luật mà là kỷ luật vì bản nội quy đó không do nhà nước ban hành.  0,5 đ

- Trong học tập: tự giác, thực hiện nghiêm nội quy của nhà trường,..   0,25 đ

- Trong sinh hoạt hằng ngày ở ngoài cộng đồng: biết giúp đỡ bố mẹ, có trách nhiệm với công việc chung, có lối sống lành mạnh...      0,25 đ

Câu 2

a/ Giải thích được nhũng ý cơ bản sau:    

- Việc học tập đối với mọi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.  1,0 đ

- Học tập là quyền nhưng cũng là nghĩa vụ bắt buộc đối với trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi.            0,5 đ

b/ Về học tập luật pháp nước ta quy định:

- Quyền được học tập: mọi công dân có thể học không hạn chế, từ bậc giáo dục tiểu học đến trung học, đại học và sau đại học; có thể học bất kì ngành nghề nào thích hợp với bản thân; tùy điều kiện cụ thể , có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học suốt đời.    0,5 đ

- Nghĩa vụ học tập: trẻ em trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi có nghĩa vụ phải hoàn thành bậc giáo dục tiểu học. Gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện cho con em hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình.            0,5 đ

c/ Mục đích học tập của học sinh: 

- Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội.       0,5 đ

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.  1,0 đ

Câu 3

a/ là trách nhiệm vẽ vang và là thời cơ to lớn đối với thanh niên?       

- Vì thanh niên là lực lượng nồng cốt khơi dậy hào khí Việt Nam, là lực lượng xung kích góp phần to lớn vào mục tiếu phấn đấu của toàn dân tộc.        0,5 đ

- Thanh niên là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ nắm giữ vận mệnh của dân tộc, là thế hệ sẽ đưa đất nước ta sánh vai với các cường quốc năm châu.            0,5 đ

- Thanh niên, học sinh là thế hệ được sống trong hòa bình, được đào tạo và phất triển một cách toàn diện, được tiếp cận nhanh chóng với những thành tựu khoa học kĩ thuật – đó chính là thời cơ để tu dưỡng đạo đức và tích lũy kiến thức nhằm tạo dựng cuộc sống bản thân và xây dựng đất nước.     0,5 đ

- Đảng, nhà nước và toàn xã hội luôn giành sự quan tâm và đầu tư cho thế hệ trẻ, trong đó xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu – đó cũng chính là thời cơ.       0,5 đ

- Đất nước đang bước vào thời kì mở cửa, hội nhập một cách sâu rộng với thế giới – đó là thời cơ để thế hệ trẻ đua tài cống hiến cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực.        0,5 đ

b/ Trách nhiệm của thanh niên và nhiệm vụ của học sinh:        

- Ra sức học tập văn hóa, khoa học kỉ thuật, rèn luyện các kĩ năng nghề nghiệp. Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội, tham lao động ... Tu dưỡng đạo đức, tư tưởng chính trị có lối sống lành mạnh. 0,5 đ

- Xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.

- Học sinh: ra sức học tập văn hóa, xác định lý tưởng đúng đắn, rèn luyện toàn diện thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh lớp 9.           0,5 đ

Câu 4

-Hợp tác cùng phát triển là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì sự phát triển chung của các bên.    0,5 đ

- Lấy được ví dụ về sự hợp tác như: Nước ta hợp tác với Liên bang Nga trong khai thác dầu khí, hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, ...      0,5 đ

Đối với nhân loại     

- Để cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu: hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường.     0,5 đ

- Để đạt được mục tiêu hòa bình cho nhân loại. Giúp đỡ tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển.            0,5 đ

Đối với Việt Nam    

- Thu hút được vốn đầu tư, giải quyết việt làm... 0,5 đ

- Học hỏi được kinh nghiệm, tiếp thu được những thành tựu khoa học – công nghệ kỹ thuật. 0,5 đ

- Nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. 0,5 đ

Đối với bản thân      

- Hiểu biết rộng hơn, tiếp cận với sự tiến bộ, trình độ khoa học kỹ thuật và văn minh của các nước.            0,25 đ

- Có cơ hội giao lưu với bạn bè các nước, đời sống vật chất, tinh thần của bản thân và gia đình được nâng cao.       0,25 đ

Câu 5

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này qua các thế hệ khác.     0,5 đ

- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như : Hiếu học, đoàn kết, tôn sư trọng đao, yêu nước…vv  0,5 đ

- Truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam đó là truyền thống yêu nước đã được thực tiễn lịch sử chứng minh…           0,5

Truyền thống thể hiện        

- Trước đây trong công việc xây dựng và bảo vệ …       0,5 đ

- Hiện nay trong công việc xây dựng và phát trển đất nước,phòng chống thiên tai,...            0,5 đ

Ý nghĩa         

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc vô cùng quý giá ,góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và của mỗi cá nhân.            0,5 đ

- Góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam.          0,5 đ

Liên hệ bản thân      

- Thể hiện lòng tự hào,giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc.          0,5 đ

5. Đề số 5

Câu 1:  ( 12 điểm)

a. Hợp tác là gì? Vì sao trong tình hình hiện nay hợp tác là một vấn đề quan trọng và tất yếu?

b. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hợp tác quốc tế. Nêu một ví dụ về hợp tác quốc tế ở địa phương mà em biết?

c. Em hiểu như thế nào về quan điểm “ Hoà nhập chứ không hoà tan” trong quan hệ giao lưu hợp tác quôc tế?

Câu 2: ( 8  điểm)

Hiện nay chiến tranh còn xảy ra ở một số nơi trên thế giới. Chiến tranh đã gây ra sự bất hạnh cho nhiều trẻ em, gia đình và quốc gia.

a. Hãy nêu 3 việc học sinh có thể làm để thể hiện thái độ hòa bình, mong muốn đoàn kết giữa các dân tộc.

b. Nếu em được đại diện cho HS Việt Nam tham dự trại hè thiếu nhi Quốc tế, em sẽ làm gì để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam?

ĐÁP ÁN

Câu 1: ( 12 điểm)

a. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung . (1 đ )

- Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề cấp thiết, đe dọa sự sống còn của toàn nhân loại (bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường, khủng bố quốc tế, dịch bệnh hiểm nghèo...) để giải quyết những vấn đề đó cần phải có sự hợp tác quốc tế, không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được. Do đó hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu). (3 đ)

b.  Học sinh nêu được:

+ Tăng cường hợp tác quốc tế. (0,5 đ )

+ Tuân theo nguyên tắc: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bình đẳng cùng có lợi. . (1,5 đ )

+ Giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng thương lượng, hòa bình . (0,75 đ)

+ Phản đối mọi âm mưu và hành động gây sức ép áp đặt, cường quyền (0,75 đ)

- VD: Hợp tác với các tổ chức MAG, RENEW  để rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh  . (0,5 đ)

c. - Câu “ Hoà  nhập chứ không hoà tan” là quan điểm của chúng ta trong quá trình hội nhập quốc tế. Được hiểu như sau:

+  Trong xu thế hội nhập, hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng,chúng ta muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác,với nên văn hoá khác, Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc ta sẽ tiếp thu tinh hoa văn hoá và những thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của nhân loại đó là hoà nhập ()

+Tuy nhiên trong quá trình ấy chúng ta luôn biết kế thừa, gìn giữ phát huy truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc, không đánh mất bản sắc riêng của mình,không bị đồng hoá bởi các dân tộc khác (2đ)

Câu 2: (8 điểm)

Đây là đề mở giám khảo linh hoạt trong việc chấm bài làm của HS. Cần đánh giá năng lực cảm nhận và tổng hợp của HS.

a. HS trả lời đúng  việc học sinh có thể làm như viết thư, gửi quà ủng  hộ trẻ em và nhân dân các vùng có  chiến tranh; Tham gia vẽ tranh để phê phán chiến tranh ;  Viết thư  thăm hỏi các chú bộ đội đang bảo vệ chủ quyền biên giới, hải đảo của tổ quốc…(3 đ iểm,  trả lời đúng 1 việc làm 1đ)

b. HS có thể trả lời  nhiều việc làm để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam như thuyết trình, giới thiệu hình ảnh hay  hát các bài hát ca ngợi đất nước con người Việt nam... nhưng phải trình bày được nội dung  quảng bá sau:

- Đất nước và con người Việt Nam có lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng....

- Đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di sản văn hóa thế giới: Vịnh Hạ Long, động Phong Nha...

- Con người Việt Nam yêu nước, yêu hòa bình,  dũng cảm, đoàn kết, thông minh, cần cù, thân thiện, thông minh....

Điểm tối đa  5 đ, tùy vào bài viết và năng lực của HS để giám khảo cho điểm

Câu 3:  (12 điểm)

a. Lợi ích của việc học tập (2đ)

Việc học tập đối với mọi người là vô cùng quan trọng. Có học tập, chúng ta mới có kiến thức, có hiểu biết, được phát triển toàn diện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

b. Yêu cầu nêu được:

* Mục đích học tập đúng là: (3đ)

- Học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt có ích cho gia đình và xã hội. (1.5đ)

- Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. (1.5đ)

* Mục đích học tập sai là: (3đ)

+ Chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt (như vì điểm số…) mà không nghĩ đến điều quan trọng hơn là học để nắm vững kiến thức. (1.5đ)

+ Chỉ nghĩ đến lợi ích, tương lai của bản thân (như để có nhiều tiền, sống sung sướng…). (1.5đ) 

c. Tình huống: (4đ)

- Em không tán thành với suy nghĩ của Đào. (1đ)

- Vì: + Học tập  để có việc làm nhàn nhã là một mục đích học tập sai, tầm thường, chỉ nghĩ đến lợi ích của bản thân (1,5đ)

         + Học tập không chỉ vì tương lai của bản thân mà phải học tập vì tương lai của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước. (1,5đ)

Câu 4: (12 điểm)

a. Nguyên nhân phổ biến gây nên các vụ tai nạn giao thông hiện nay: (4 đ)

- Do ý thức của người tham gia gia thông chưa tốt.

- Kém hiểu biết pháp luật về ATGT hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành

- Cơ sở hạ tầng giao thông không đảm bảo( đường xấu và hẹp, )

- Người tham gia giao thông đông, phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn

Trong đó nguyên nhân phổ biến nhất là do ý thúc của người tham gia giao thông.

b. Đặc điểm và ý nghĩa của các loại biển báo giao thông: HS phải kể được đầy đủ các nội dung sau: (4 đ)

+ Biển báo cấm: Hình tròn, nền màu trắng có viền đỏ, hình vã màu đen  thể hiện điều cấm.

+ Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, nền màu vàng có viền đỏ, hình vẽ màu đen thể hiện điều nguy hiểm, cần đề phòng.

+ Biển hiệu lệnh: Hình tròn, nền màu xanh lam, hình vẽ màu trắng nhằm báo điều phải thi hành.

+ Biển chỉ dẫn: Hình chữ nhật ( vuông) nền xanh lam- Báo những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác.

+ Biển báo phụ: Hình chữ nhật ( vuông)- thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ hơn các biển báo khác.

+ Vạch kẻ đường.

+Hàng rào chắn, tường bảo vệ. cọc tiêu...

c. Ý nghĩa của việc con người thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông (4 đ)

- Đảm bảo an toàn giao thông cho mình và cho mọi người.

-Tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra, gây hậu quả đau lòng cho mình và cho mọi người.

- Đảm bảo cho giao thông được thông suốt, tránh ùn tắc, gây khó khăn trong giao thông

- Hạn chế  ảnh hưởng đến hoạt động của xã hội.

Câu 5 (6 điểm)

- Điểm nhấn năm học: " Tăng cường văn hóa học đường và giáo dục kỷ năng sống cho HS". (2,0 điểm)

- HS trình trách nhiệm của bản thân: ( 4,0 điểm); mỗi viẹc làm đúng ( 1 điểm)

+ Tiếp tục tìm hiểu và nắm vững các nội dung quy định đối với HS: 5 tiêu chí đối với văn hóa học đường và 20 tiêu chí GD kỷ năng sống cho HS.

+ Lên kế hoạch và thực hiện tốt các tiêu chí trên.

+ Có thái độ phê phán đối với các bạn HS có hành vi vi phạm văn hóa học đường, và không tích cực rèn kỷ năng sống.

+ Tích cực tham gia các hoạt động của Nhà trường, Liên độ nhằm rèn luyện kỷ năng sống cho bản thân.

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 trường THCS Lê Văn Tám. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON