YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 trường THCS Lê Đức Thọ

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 trường THCS Lê Đức Thọ đã được Hoc247 biên soạn. Với các dạng đề khác nhau, các em sẽ có cơ hội luyện tập và chuẩn bị thật tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các em cùng xem chi tiết tư liệu ngay sau đây.

ATNETWORK

BỘ 5 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 9 NĂM 2021

TRƯỜNG THCS LÊ ĐỨC THỌ

1. Đề số 1

Câu 1

(5,5 đ) Cấu trúc môn GDCD gồm 2 chủ đề cơ bản. Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về các vấn đề sau:

a. Đạo đức là gì? Nêu các mối quan hệ cơ bản được thể hiện thông qua đạo đức

b. Pháp luật là gì ,? Đặc điểm của pháp luật ?

c. So sánh sự giống nhau của đạo đức và pháp luật (về chức năng). Sự khác nhau của đạo đức và pháp luật (cơ sở hình thành, hình thức thể hiện, các hình thức đảm bảo thực hiện).

Câu 2

(3 đ) Hiện nay tệ nạn xã hội đang là một vấn đề bức xúc. Em hãy cho biết :

a. Tệ nạn xã hội là gì ?

b. Qui định của pháp luật nước ta về phòng, chống tệ nạn xã hội ?

c. Học sinh THCS có cần tham gia phòng chống tệ nạn xã hội không ? Vì sao ?

Câu 3 : (5 điểm)

“Cả cuộc đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tuột bậc là nước nhà được độc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”

a. Đây là câu nói của ai ?

b. Thể hiện điều gì ?

c. Em học tập được họ những điều gì ?

d. Liên hệ bản thân ?

Câu 4 :

(4,5 điểm) Để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chúng ta cần phải hợp tác quốc tế. Em hãy cho biết:

a. Hợp tác là gì ? Cơ sở của sự hợp tác ?

b. Vì sao trong thời đại ngày nay sự hợp tác quốc tế là một yêu cầu tất yếu ?

c. Trong quá trình hợp tác quốc tế chúng ta có những thời cơ và thách thức gì ?

d. Để hội nhập quốc tế bản thân em đã, đang và sẽ làm gì ?

Câu 5 :

(2điểm) Hoàng trót dừng tiền học phí mẹ cho để chơi điện tử. Hoàng đang lo lắng không biết làm thế nào thì bà hàng nước gần nhà dụ dỗ Hoàng mang một túi nhỏ đi giao cho một người hộ bà, bà sẽ cho tiền đóng học phí và không nói gì với mẹ Hoàng.

Hoàng tự nhủ : “ Làm theo lời bà hàng nước cũng được, còn hơn bị mẹ la mắng; với lại mình chỉ làm một lần thôi, không bao giờ làm như thế nữa”.

Theo em, ý nghĩ của Hoàng đúng hay sai ? Nếu em là Hoàng, em sẽ làm gì ?

ĐÁP ÁN

Câu 1

a. Đạo đức và các mối  quan hệ cơ bản…

Đạo đức là những qui định, những chuẩ-n mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống, được nhiều người ủng hộ và tự giác thực hiện.

Các mối quan hệ cơ bản, ứng xử với:

- Bản thân

- Người khác

- Công việc

- Môi trường sống (Gia đình, cộng đồng, thiên nhiên. . . )

- Lý tưởng sống của dân tộc

b. Pháp luật là gì ? Đặc điểm của pháp luật

- Pháp luật là các qui tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

- Đặc điểm của pháp luật

+ Tính qui phạm phổ biến: Các qui định của pháp luật là thước đo hành vi của mọi người trong xã hội, qui định khuôn mẫu, những qui tắc xử sự chung mang tính phổ biến.

+ Tính xác định chặt chẽ: Các điều luật được qui định rõ ràng, chính xác, chặt chẽ, thể hiện trong các văn bản pháp luật.

+ Tính bắt buộc (tính cưỡng chế): Pháp luật do Nhà nước ban hành, mang tính quyền lực nhà nước bắt buộc mọi người phải tuân theo, ai vi phạm sẽ bị nhà nước xử lí theo qui định.

Ghi chú: Nếu học sinh chỉ nêu được đặc điểm mà không giải thích thì được 1/2 số điểm cầu phần đặc điểm.

c. So sánh đạo đức với pháp luật

* Giống:

+ Đạo đức và pháp luật là các chuẩn mực của xã hội.

+ Đạo đức và pháp luật góp phần hình thành những nhân cách của con người, điều chỉnh hành vi của con người và các quan hệ xã hội.

+ Đạo đức và pháp luật góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, văn minh hơn

- Khác nhau:

 

Đạo đức

Pháp luật

Cơ sở hình thành

Đúc kết từ thực tiễn cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ

Do Nhà nước ban hành

Hình thức thể hiện

Thông qua các câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn.

Các văn bản pháp luật, luật và các điều luật

Biện pháp thực hiện

Tự giác, thông qua tác động của dư luận xã hội lên án, khuyến khích, khen, chê…

Bằng tác động của Nhà nước thông qua giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

Câu 2

a. Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. . .

b. Qui định của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội.

- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.

- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, cưỡng bức lôi kéo sử dựng trái phép ma tuý. Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện.

- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm

- Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khỏe.

- Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích.

- Nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truy, đồ chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ.

c. Học sinh THCS cần có tham gia phông chống xã hội không? Vì sao?

- Tệ nạn xã hội hết sức nguy hiểm, không loại trừ bất cứ một ai, nếu không biết cách phòng chống.

- Pháp luật nước ta đã có nhưng quy định về phòng chống tệ nạn xã hội nên trách nhiệm của công dân là phải tuân theo pháp luật, trong đó có học sinh THCS.

- Tham gia vào các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội là để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng, góp phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh hơn, tốt đẹp hơn.

Câu 3

Dẫn dắt vào đề

a. Đây là câu nói của : Hồ Chủ t ịch (Bác Hồ)

b. Câu nói đó thể hiện lý tưởng sống cao đẹp của Bác :

"Suốt đời phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân"

c. Học tập Bác:

- Về ý chí và nghị lực, vượt qua khó khăn để giành và giữ độc lập cho Tổ quốc

- Về tình thương yêu đối với con người

- Về sự công hiến hy sinh (chí công vô tư) đặt lợi ích của Tổ quốc lên trên lợi ích của bản thân mình

- Về cách nói giản dị.

d. Liên hệ bản thân

- Xác định trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

- Nhiệm vụ cụ thể trước mát: tốt nghiệp THCS rồi vào PTTH.

- Rèn đức luyện tài. . ... (chủ đề năm học)

- Hoạt động tập thể, hoạt động chính trị xã hội . . . (học sinh có thể nêu việc làm cụ thể)    0,5 điểm

Câu 4

a. Hợp tác và cơ sở của hợp tác

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và  không làm phương hại đến lợi ích của những người khác.

b. Sự hợp tác quốc tế là tất yếu vì:

Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, sự hạn chế, bùng nổ dân số khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo. . .) mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu

c. Thời cơ và thách thức

* Thời cơ:

- Tham gia các liên minh kinh tế, khu vực, tổ chức…

- Tiếp thu những tiến bộ của KH-KT của thế giới

- Thu hút nguồn vốn.

- Giải quyết công ăn việc làm

* Thách thức:

- Điểm xuất phát về kinh tế thấp

- Trình độ dân trí và khả năng của người lao động chưa cao

- Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn, của nền kinh tế thị trường.

- Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc

d. Liên hệ

- Học tập

- Lao động

- Lối sống

- Đối với người nước ngoài và văn hoá của các dân tộc

Câu 5

a. Theo em ý nghĩ của Hoàng là sai

b. Nếu là Hoàng em sẽ:

- Từ chối khéo bà hàng nước.

- Thành thật xin lỗi mẹ về việc em đã trót dùng tiền học phí để đánh điện tử và hứa sẽ không tái phạm.

- Báo cho mẹ biết về hành động dụ dỗ của bà hàng nước để mẹ có những biện pháp thích hợp vừa bảo vệ được bản thân mình vừa biết được ý đồ của bà hàng nước

2. Đề số 2

Câu 1:(4 điểm)

   Môi trường và tài nguyên thiên nhiên là gì? Vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với con người? Nêu các biện pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?

Trả lời:

Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người (0.5 điểm)

Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng (0.5 điểm)

Vai trò:

+ Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội (0.5 điểm)

+ Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ, đạo đức…(0.5 điểm)

Các biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là:

+ Giữ cho môi trường trong sạch, đảm bảo cân bằng sinh thái (0.5 điểm)

+ Cải thiện môi trường, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. (0.5 điểm)

+ Khai thác tiết kiệm, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên (0.5 điểm)

+ Cấm mọi hoạt động làm suy giảm, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên  và làm ô nhiễm môi trường. (0.5 điểm)

Câu 2: (4 điểm)

   Tác hại của tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra là gì? Học sinh phải làm gì để phòng chống? Những quy định của nhà nước về nội dung này?

Trả lời:

Tác hại:

- Mất tài sản của cá nhân, gia đình và xã hội. (0.5 điểm)

- Gây bị thương, tàn phế hoặc tử vong (0.5 điểm)

 Học sinh:

- Tự giác tìm hiểu, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại (0.5 điểm)

- Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên. (0.5 điểm)

- Tố cáo các hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định về tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại. (0.5 điểm)

Những quy định của nhà nước:

- Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy nổ, chất phóng xạ và các chất độc hại (0.5 điểm)

- Chỉ những cơ quan nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng những thứ trên. (0.5 điểm)

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy nổ, chất phóng xạ và các chất độc hại phải được huấn luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ quy định về an toàn (0.5 điểm)

Câu 3: ( 11 điểm)

   Nêu ý nghĩa, tác dụng của từng chuẩn mực đạo đức mà em đã được học trong chương trình giáo dục công dân lớp 9?

Trả lời:

Ý nghĩa, tác dụng:

- Chí công vô tư: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng XH, góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, XH công bằng dân chủ văn minh. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và kính trọng (1 điểm).

- Tự chủ: Là một đức tính quý giá. Nhờ có tính tự chủ mà con người sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và thử thách, cám dỗ (1 điểm)

- Dân chủ và kỉ luật: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được đóng góp vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo để dân chủ được thực hiện có hiệu quả. Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí và hành động của mọi người, tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng được mối quan hệ XH tốt đẹp và nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động XH (1 điểm)

- Bảo vệ hòa bình: gìn giữ cuộc sống XH bình yên tránh được đau thương mất mát do chiến tranh gây ra giúp nhân dân có được cuộc sống ấm no hạnh phúc, thực hiện được trách nhiệm của toàn nhân loại trong thời đại ngày nay (1 điểm)

- Tình hữu nghị giữa các dân tộc: tạo điều kiện cho các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học kĩ thuật… tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới nguy cơ chiến tranh. (1 điểm)

- Hợp tác cùng phát triển: Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu như bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa dịch bệnh…mà không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết thì hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu. (1 điểm)

- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: Là vô cùng quý giá, góp phân tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân, chúng ta bảo vệ kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam. (1 điểm)

- Năng động sáng tạo: Đây là phẩm chất rất cần thiết của người lao động trong XH hiện đại. Nó giúp con người có thể vượt qua những ràng buộc của hoàn cảnh, rút ngắn thời gian để đạt được mục đích đề ra một cách nhanh chóng và tốt đẹp. Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang mang lại niềm vinh dự cho bản thân, gia đình và đất nước (1 điểm).

- Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả: Là yêu cầu đối với người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và XH (1 điểm).

- Lí tưởng sống của thanh niên: Làm cho cá nhân mỗi người luôn năng động sáng tạo, luôn vươn tới sự hoàn thiện của bản thân về mọi mặt, giúp con người cống hiến trí tuệ và sức lực cho sự nghiệp chung và họ sẽ được XH, nhà nước tạo điều kiện phát triển những khả năng của mình. Người sống có lí tưởng đẹp luôn được mọi người tôn trọng (1 điểm).

- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước: Làm cho thanh niên thực hiện được lí tưởng của mình trở thành lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp CNH-HĐH và là thời cơ to lớn để thanh niên tự khẳng định mình, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. (1 điểm)

Câu 4: (1 điểm)

   Nêu tác dụng của thuế và cho ví dụ minh họa?

Trả lời:

 Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của nhà nước.

Ví dụ: Nhà nước giảm thuế nông nghiệp, không thu thủy lợi phí để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển. 

(1 điểm)

3. Đề số 3

Câu 1. (3.0 điểm) 

    Hãy trình bày những hiểu biết của mình về câu ca dao sau:

                                       “Non cao cũng có đường trèo

                                  Đường dẫu hiểm  nghèo cũng có lối đi”

Trả lời: Học sinh có thể trả lời nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng cơ bản là những ý sau:

    + HS nói lên ý nghĩa của câu ca dao khuyên chúng ta trong cuộc sống dù khó khăn, gian khổ nhưng nếu chúng ta biết năng động, sáng tạo thì chúng ta dễ dàng vượt qua...

    + Vì năng động, sáng tạo là người luôn say mê tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lý các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày nhằm đạt kết quả cao

Câu 2. (2.5 điểm)

      Em hãy cho biết những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải hoặc không tôn trọng lẽ phải mà các em thấy trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó rút ra khái niệm: “Tôn trọng lẽ phải” và ý nghĩa của nó trong cuộc sống?

Trả lời:

  * Những biểu hiện của hành vi tôn trọng lẽ phải:

  + Chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc và học tập....

  + Biết phê phán những việc làm sai trái đối với bạn bè...

  + Lắng nghe ý kiến của mọi người, nhưng cũng sẵn sàng tranh luận với họ để tìm ra lẽ phải.....

 * Những biểu hiện của hành vi không tôn trọng lẽ phải trong cuộc sống:

  + Không chấp hành tốt mọi nội quy nơi mình sống, làm việc, học tập....

  + Tránh tham gia vào những việc không liên quan đến mình......

  + Gió chiều nào che chiều ấy, cố gắng không làm mất lòng ai....

  * Khái niệm “ Tôn trọng lẽ phải”.

  + Lẽ phải là những điều được coi là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội.

  + Tôn trọng lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn, biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực, không chấp nhận và không làm những việc sai trái.

  + Tôn trọng lẽ phải giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội ổn định và phát triển.

   * Học sinh tự rút ra ý nghĩa.....

Câu 3. (2.5 điểm) 

      Trung là học sinh chậm tiến, Trung thường xuyên vi phạm nội quy của nhà trường như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong giờ học, đôi lần còn đánh nhau với bạn trong trường. Theo em, ai có quyền xử lý những vi phạm của Trung? Căn cứ để xử lý các vi phạm đó? Trong các hành vi trên của Trung, hành vi nào là vi phạm pháp luật?

Trả lời: . 

            + Hành vi vi phạm kỷ luật của Trung như đi học muộn, không làm đủ bài tập, mất trật tự trong lớp, những hành vi đó do Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm và các tổ chức đoàn, đội xử lý, căn cứ vào nội quy của nhà trường.

            + Hành vi đánh nhau với các bạn trong trường là hành vi vi phạm pháp luật, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Trung, điều lệ trường phổ thông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp xử lý thích đáng.

Câu 4. (4.0 điểm) 

       Năm nay Hùng 14 tuổi, đang học lớp 8. Nhà Hùng ở gần cơ sở giết mổ gia súc do ông Khôi làm chủ. Đã nhiều lần Hùng chứng kiến cảnh cơ sở này xả chất dơ bẩn, độc hại xuống dòng sông cạnh đó, gây ô nhiễm nặng nề. Dù rất bất bình với việc làm đó nhưng Hùng còn do dự không biết mình đã đủ tuổi để thực hiện quyền tố cáo hay chưa.

  1. Theo em, Hùng có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Khôi hay không? Nếu có Hùng có thể thực hiện bằng cách nào?
  2. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo?

Trả lời:

    a. Hùng có quyền tố cáo hành vi gây ô nhiễm môi trường của ông Khôi.

          Hùng có thể thực hiện quyền tố cáo bằng hai cách:

        - Gởi đơn tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền.

        - Trực tiếp tố cáo với cơ quan có thẩm quyền.

   b. Yêu cầu phân biệt được những điểm khác nhau cơ bản sau giữa khiếu nại và tố cáo:

* Đối tượng:(1 điểm)

+ Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.

+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

* Cơ sở:(1 điểm)

+ Cơ sở của khiếu nại là quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại bị xâm hại.

+ Cơ sở của tố cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân…

* Mục đích: (1 điểm)

+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm hại hoặc bị thiệt hại.

+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật…

* Người khiếu nại và người tố cáo:(1 điểm)

     + Người khiếu nại phải là người có năng lực hành vi đầy đủ, phải là người có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan trực tiếp đến quyết định, hành vi (vấn đề) mình khiếu nại.

     + Người tố cáo là mọi công dân, bất cứ ai, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp cũng đều có quyền tố cáo.

4. Đề số 4

Câu 1: ( 4 điểm )

Khẩu  hiệu hành động của mọi công dân Việt Nam là “ Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật bằng hiểu biết của mình em hãy làm rõ:

a. Hiến pháp là gì?

b.  Pháp luật là gì ?

c.  Vì sao phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật?

d.  Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên như thế nào ?

Câu 2: (3điểm ): Trong giờ học thực hành ngoại khóa môn GDCD, Cô giáo đã đưa nội dung thảo luận liên quan đến bài học “Quyền tự do ngôn luận”.

" Theo các em hành vi gửi đơn kiện ra tòa đòi quyền thừa kế có thể hiện quyền tự do ngôn luận không? Vì sao?"

            Trong quá trình thảo luận, Hoàng có ý kiến : Hành vi gửi đơn kiện ra toà án đòi quyền thừa kế là không thể hiện quyền tự do ngôn luận .

            Nam thắc mắc : Hành vi đó thể hiện quyền tự do ngôn luận vì người gửi đơn có quyền bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình để bảo vệ quyền lợi.

        Cả hai bạn ai cũng muốn khẳng định ý kiến của mình là đúng nhưng không ai giải thích được vì sao ?

a. Em hãy giúp 2 bạn giải quyết vấn đề trên.

b. Tại sao khi sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật ?

Câu 3 (4,0 điểm) Thế nào là năng động, sáng tạo?  Hãy nêu hai biểu hiện của năng động sáng tạo và hai biểu hiện không năng động và sáng tạo trong học tập của học sinh? Có ý kiến cho rằng “ Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được”. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

Câu 4:  ( 4 điểm )

 Có ý kiến cho rằng: “ Hòa bình là khát vọng của toàn nhân loại.”. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ ý kiến trên? Để thể hiện lòng yêu hòa bình ngay từ khi còn ngồi trên ghế của nhà trường , học sinh cần phải làm gì?

Câu 5: ( 3 điểm ) Cuối năm học, Dũng bàn: Muốn ôn thi cho đỡ vất vả, cần chia ra mỗi người làm một đáp án một môn, ròi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy , khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đáp án. Nghe vậy nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, chất lượng mà lại nhàn thân.

Em có tán thành với ý kiến đó không ? Vì sao?

ĐÁP ÁN

Câu 1:( 4 điểm )

a. Hiến pháp: là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở Hiến pháp, không được trái với Hiến pháp.   ( 1đ)

b. Pháp luật: là những quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc, do Nhà nư­ớc ban hành, đư­ợc Nhà nư­ớc bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. ( 1đ)

c. Chúng ta phải sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật vì:

- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau được pháp luật quy định. Như vậy, mỗi công dân chúng ta phải tuân theo pháp luật và buộc phải: “sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” ( 1đ)

d. Trách nhiệm của bản thân em trong việc thực hiện khẩu hiệu trên là: ( 1đ) (Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn cần nêu được những ý sau)

+ Trong học tập luôn thực hiện những điều thầy, cô giao cho, thực hiện đúng nội quy nhà trường

+ Trong gia đình phải kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, biết ơn và chăm sóc ông bà, cha mẹ

+ Thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, thực hiện đúng Luật giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh nơi đô thị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội như không gây gổ đánh nhau, không nói tục chửi thề, bảo vệ môi trường sống…

Câu 2: (3 điểm)

HS cần nêu được:

a- Khẳng định ý kiến của Hoàng  là đúng .( 0,5 đ)

- Giải thích : vì quyền tự do ngôn luận có 2 đặc điểm :(0,5 đ)

+ Bàn bạc ,thảo luận,bày tỏ ý kiến (mang tính dân chủ công khai)

+ Vì vấn đề chung.

- Hành vi đòi quyền thừa kế có bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình nhưng không phải vì vấn đề chung nên không thể hiện quyền tự do ngôn luận. .( 0,5 đ)

b- Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận phải tuân theo pháp luật vì :

+ Để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân. (0,25 đ )

+ Góp phần xây dựng nhà nước, quản lý xã hội. (0,25 đ )

- Liên hệ: (0,5 đ)

Để sử dụng hiệu quả quyền tự do ngôn luận theo quy định của pháp luật, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, công dân nói chung và học sinh nói riêng cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hóa, xã hội, tìn hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước để có thể đóng góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Câu 3 ( 4 điểm )

- Khái niệm năng động: Năng động là tích cưc, chủ động,dám nghĩ, dám làm (0,5 đ)

-Khái niệm sáng tạo: Sáng tạo là say mê nghiên cứu ,tìm tòi để tìm ra những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. ( 0,5 đ)

- Hai biểu hiện của năng động,sáng tạo trong học tập có thể là: ( 0,5 đ)

+ Mạnh dạn học hỏi khi có điều mình chưa hiểu

+ Sưu tầm thêm bài tập sách giáo khoa để mở rộng them kiến thức

-Hai biểu hiện thiếu năng động, sáng tạo trong học tập có thể là: ( 0,5 đ)

+ Học thuộc lòng mà không hiểu bài.

+ Không biết liên hệ bài học vào trong thực tế.

 - Không tán thành với ý kiến cho rằng “ Học sinh còn nhỏ tuổi chưa thể sáng tạo được”  vì :

+ Sáng tạo không thể chỉ biểu  hiện ở những việc lớn,những phát minh vĩ đại, mà từ những việc nhỏ hàng ngày.( 1 đ)

+Học sinh có thể thể hiện tính năng động sáng tạo trong học tập, trong lao độngvà những công việc cụ thể của bản thân như tìm ra cách học tốt nhất cho mình, vận dụng bài học vào thực tế. .( 1 đ)

Câu 4:( 4 điểm )- Nêu được khái niệm :

- Hòa bình: Là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc,giữa con người với con người. .( 0.5 điểm )

- Nêu được khái niệm bảo vệ hòa bình:

      Bảo vệ hòa bình là giữ gìn cuộc sống bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.( 0.5 điểm )

- Nêu được lí do cần bảo vệ hòa bình vì:

+ Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no tự do, hạnh phúc, là khát vọng của toàn nhân loại.( 0.5 điểm )

+ Chiến tranh chỉ mang lại đau thương, mất mát, đói khát, bệnh tật, gia đình li tán, là thảm họa của loài người.( 0.5 điểm )

 + Trên thế giới ngày nay vẫn còn xảy ra chiến tranh, xung đột vũ trang, các thế lực phản động, hiếu chiến vẫn đang âm mưu phá hoại hòa bình, ngòi nổ chiến tranh vẫn đang âm ỉ nhiều nơi trên hành tinh chúng ta. .( 0.5 điểm )

Nêu được trách nhiệm:

- Bảo vệ hòa bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại. .( 0.5 điểm )

Học sinh cố gắng phấn đấu học tập góp phần nhỏ vào việc giữ gìn hòa bình cho dân tộc và cả nhân loại. .( 0.25 điểm )

- Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, trong các mối quan hệ giao tiếp hằng ngày giữa con người với con người.( 0.25 điểm )

- Học sinh phải biết cư xử với bạn bè và mọi người xung quanh một cách thân thiện và bình đẳng tránh xung đột mâu thuẫn. .( 0.25 điểm )

- Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động vì hòa bình. .( 0.25 điểm )

Câu 5:( 3 điểm ) Học sinh diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được ý cơ bản sau:

a. thích:

b. Việc làm của Dũng tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất nhưng thực ra không có năng suất.     ( 0,5 điểm )

Vì:

- Mỗi người chỉ làm được một đáp án nên đây không phải là việc làm có năng suất ( 0,5 điểm )

- Đây là một việc làm xấu vì nó biểu hiện sự đối phó, dối trá với cô giáo. ( 0,5 điểm )

- Mục đích của việc cô giáo yêu cầu mỗi bạn tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án , qua đó người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu roc bài học hơn. ( 1 điểm )

Câu 6: ( 2 điểm ) Học sinh nêu được.

Câu ca dao trên tỏ lòng tri ân của mọi người tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Ngày 10 - 3 là ngày giỗ Tổ Hùng Vương, nhân dân ta khắp mọi miền tổ quốc đều hướng về đất tổ Đền Hùng – Phú Thọ.( 1 điểm )

- Câu ca dao trên nói về truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta : Uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. .( 0.25 điểm )

- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương được UNESSCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2012. .( 0.25 điểm )

- Học sinh kể thêm được 4 di sản văn hóa thế giới khác như:( 0.5 điểm)

+ Nhã nhạc cung đình Huế

+ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

+ Dân ca quan họ Bắc Ninh

+Ca trù

+ Lễ Hội Gióng

+ Hát Xoan

+ Thánh địa Mỹ Sơn

+ Vinh Hạ Long

+ Phố cổ Hội An

+ Bia tiến sĩ Quốc Tử Giám

+ Động Phong Nha- Kẻ Bàng

+ Hoàng Thành Thăng Long

5. Đề số 5

Câu 1: Nêu các qui định đối với người đi xe đạp? (3đ)

Câu 2: Pháp lệnh phòng chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 31/5/1995 khẳng định:

“Phòng chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình và toạn xã hội.

Nhà nước có chính sách và biện pháp kịp thời để đảm bảo việc phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả”.

Dựa vào kiến thức đã học em hãy làm rõ điều trên?

Câu 3. Em hiểu như thế nào về chủ trương của Đảng và nhà nước ta qua câu “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”?

Câu 4. Vì sao công dân có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công dân? Trách nhiệm của công dân và nhà nước đối với việc bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng như thế nào?

ĐÁP ÁN

Câu 1. (3đ)

- Không đi dàn hàng ngang quá 2 xe.

- Không đi xe lạng lách, đánh võng.

- Không đi vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác.

- Khi điều khiển xe không dùng ô hoặc điện thoại di động.

- Không được kéo xe khác hoặc mang vác cồng kềnh khi tham gia giao thông.

- Không buông cả 2 tay hoặc bám vào các loại xe khác.

- Trẻ em dưới 7 tuổi không được đi xe của người lớn.

- Không được chở quá 1 người đằng sau.

Câu 2. (3đ)

- HIV là một loài vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. AIDS là giai đoạn cuối của HIV. Thể hiện triệu chứng của các bệnh khác nhau, đe dọa tính mạng con người.

- Tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đây là đại dịch của thế giới và Việt Nam. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng con người và tương lai nòi giống của dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế xã hội đất nước.

- HIV/AIDS lây truyền qua 3 con đường đó là: Lây truyền qua đường máu, qua quan hệ tình dục và truyền từ mẹ sang con.

- Để phòng chống HIV/AIDS pháp luật nước ta qui định:

+ Mọi người có trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng chống việc lây truyền HIV/AIDS để bảo vệ cho mình, cho gia đình và xã hội.

+ Nghiêm cấm các hành vi mua bán dâm, tiêm chích ma túy và các hành vi lây truyền khác.

+ Người nhiễm HIV/AIDS có quyền được giữ bí mật về tình trạng bị nhiễm của mình, không bị phân biệt đối xử, nhưng phải thực hiện các biện pháp phòng chống lây truyền bệnh.

- Mỗi chúng ta cần phải tìm hiểu những qui định của pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho mình, gia đình và xã hội.

Câu 3. (4đ)

- Dân biết tức là mọi chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước phải phổ biến đến tận người dân.

- Dân bàn tức là mọi người dân đều có quyền tham gia ý kiến xây dựng dự thảo sửa đổi hiến pháp, pháp luật, các chủ trương chính sách của nhà nước.

- Dân làm tức là mọi người phải tham gia thực hiện đúng chủ trương pháp luật của nhà nước.

- Dân kiểm tra có nghĩa là dân có quyền góp ý, chất vấn đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 4. (4đ)

- Tài sản nhà nước bao gồm đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời,… là của nhà nước, đều thuộc quyền sở hữu toàn dân do nhà nước chịu trách nhiệm quản lí.

- Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.

- Vai trò của tài sản nhà nước và lợi ích công cộng: Nó là cơ sở vật chất của xã hội để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân xây dựng XHCN.

- Nghĩa vụ của công dân về tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng:

+ Cần tìm hiểu các qui định của pháp luật về tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

+ Không xâm phạm tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

+ Khi được nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, không tham ô, lãng phí.

+ Học sinh cần nghiêm chỉnh thực hiện tốt nội qui,những qui định của lớp, của trường, bảo quản cơ sở vật chất của trường.

- Trách nhiệm của nhà nước: Nhà nước thực hiện quản lí tài sản bằng việc ban hành và tổ chức thực hiện các qui định pháp luật về quản lí và sử dụng tài sản nhà nước, tuyên truyền giáo dục mọi công dân thực hiện nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản nhà nước và lợi ích công cộng.

Câu 5. (3đ)

* Khái niệm hợp tác:

- Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Hợp tác phải dựa trên cơ sở bình đẳng, hai bên cùng có lợi và không làm phương hại đến lợi ích của người khác.

* Ý nghĩa của sự hợp tác:

Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu: Bảo vệ môi trường, bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo… mà không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết thì sự hợp tác quốc tế là vấn đề quan trọng và tất yếu.

* Chủ trương của Đảng và nhà nước ta về đối ngoại: Coi trọng tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới với các nguyên tắc:

+ Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp nội bộ, không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.

+ Bình đẳng cùng có lợi.

+ Giải quyết bất đồng bằng thương lượng hòa bình.

+ Phản đối âm mưu và hành động gây sức ép, áp đặt, cường quyền, can thiệp nội bộ nước khác.

* Một số thành quả của sự hợp tác:

- Cầu Mĩ Thuận.

- Nhà máy thủy điện  Hòa Bình.

- Cầu Thăng Long.

- Khu chế xuất lọc dầu Dung Quất.

Câu 6. (3đ)

* Tác hại:

- Ảnh hưởng đến sức khỏa, rối loạn sinh lí, nhiễm HIV/AIDS, viêm gan B, C, các bệnh nhiễm khuẩn kèm theo.

-Ảnh hưởng tới nhân cách, đạo đức.

- Ảnh hưởng tới xã hội.

* Nguyên nhân:

- Sử dụng thuốc có chứa ma túy không theo chỉ định của bác sĩ.

- Thiếu hiểu biết về các chất gây nghiện.

- Tò mò, đua đòi.

- Bế tắc trong cuộc sống.

- Để giải trí, để có thành tích cao trong thể thao.

- Tập quán địa phương.

- Sự gia tăng của thị trường ma túy.

- Bị rủ rê, bị lừa gạt, bị ép buộc.

- Thiếu sự quan tâm của gia đình và xã hội.

- Các nguyên nhân khác.

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 trường THCS Lê Đức Thọ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON