YOMEDIA

Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 Tỉnh Tiền Giang

Tải về
 
NONE

Dưới đây là Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 Tỉnh Tiền Giang. Tài liệu được biên soạn nhằm giới thiệu đến các em dạng đề thi học sinh giỏi để các em làm quen với cấu trúc cũng như chuẩn bị thật tốt cho kì thi học sinh giỏi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

BỘ 5 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 9 NĂM 2021

TỈNH TIỀN GIANG

1. Đề số 1

Câu 1 (2,0 điểm):

Thế nào là tự chủ ? Biểu hiện của tính tự chủ? Có ý kiến cho rằng “Tự chủ là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 2 (2,0 điểm):

Nếu chủ đề cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm học 2015- 2016 là: “Bảo vệ hòa bình”, với tư cách một công dân của dân tộc yêu chuộng hòa bình thì em sẽ gửi bức thông điệp nào để bày tỏ những khát vọng của mình đến bạn bè thế giới?

Câu 3 (1,0 điểm)

Ở nước ta hiện nay tai nạn giao thông ngày một tăng cả về số vụ, số người bị chết và bị thương. Trình bày những hiểu biết của em về nguyên nhân của thực trạng trên?

Câu 4 (2,5 điểm):

Nhà em ở gần cánh đồng. Cứ mỗi mùa vụ, em thường chứng kiến nhiều người dân đi bơm thuốc sâu cho lúa. Họ pha thuốc xong rồi vứt luôn chai lọ, vỏ gói thuốc sâu xuống vệ cỏ hoặc xuống kênh mương.

a. Em có nhận xét gì về việc làm của những người dân ấy?

b. Chứng kiến những việc làm như thế, em sẽ có thái độ hoặc cách ứng xử như thế nào để góp phần bảo vệ môi trường?

Câu 5 ( 2,5 điểm):

Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào của dân tộc Việt Nam. Bằng sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu truyền thống tốt đẹp trên?

ĐÁP ÁN

Câu 1

- Khái niệm tự chủ: Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

- Biểu hiện của tự chủ:

+ Không nóng nảy vội vàng, biết kiềm chế cảm xúc của bản thân, khi gặp khó khăn không hoang mang sợ hãi, bình tĩnh tự tin trong mọi tình huống.

+ Trong cách cư xử với mọi người tỏ ra ôn tồn, lịch sự, hòa nhã.

+ Biết điều chỉnh hành vi, thái độ của bản thân khi sai.

+ Biết tự ra quyết định cho mình, không bị lôi kéo trước những cám dỗ, áp lực.

- Lý giải quan điểm: Tự chủ không chỉ là làm chủ bản thân mà còn biết điều chỉnh hành vi, thái độ của mình vì thế cần lắng nghe ý kiến của người khác để tiếp thu một cách có chọn lọc để kịp thời điều chỉnh chứ không phải là bảo vệ quan điểm của mình tới cùng, không cần lắng nghe ý kiến của người khác.

Câu 2

- Đảm bảo hình thức là một bức thư...

- Khái niệm hòa bình: Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh...

- Tác dụng của hòa bình: Đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc ; tạo điều kiện cho cá nhân, xã hội phát triển...

- Tác hại của chiến tranh: Gây đau thương, chết chóc; thiệt hại vật chất...

- Trình bày được một số nét về bối cảnh quốc tế hiện nay: chiến tranh, xung đột, bạo loạn..., lên án các cuộc chiến tranh phi nghĩa.

- Rút ra được, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lúc.

- Biện pháp

+ Xây dựng mối quan hệ thân thiện, tôn trọng, bình đẳng giữa người với người...

+ Thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc, các quốc gia.

+ Ủng hộ và tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình: mít tinh, biểu tình, tuần hành... - Liên hệ bản thân.

Câu 3

* Nguyên nhân

- Nguyên nhân khách quan:

+ Mật độ phương tiện và người tham gia giao thông quá đông.

+ Hệ thống giao thông chưa đảm bảo về cơ sở hạ tầng.

+ Việc cấp phát bằng và giấy phép lái xe chưa đúng, thiếu nghiêm túc.

+ Việc điều hành xử lí các hành vi vi phạm giao thông đôi lúc còn lỏng leo, chưa đủ để răn đe.

+ Công tác tuyên truyền, kiểm tra chưa thường xuyên liên tục....

- Nguyên nhân chủ quan: Ý thức của người tham gia giao thông chưa tốt.

Câu 4

a. Nhận xét về hành vi kể trên: Đó là hành vi thiếu ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước; có thể gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe mọi người, đáng phê phán.

b. Cách xử lý:

+ Bày tỏ thái độ phản đối, không đồng tình với việc làm đó.

+ Nhắc nhở họ không nên vứt vỏ chai lọ bừa bãi ra bờ kênh, mương.

+ Giải thích cho họ hiểu tác hại của việc làm kể trên

+ Khuyên họ nên bỏ vỏ gói thuốc sâu và nơi quy định.

- Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 5

- Khái niệm:

+ Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu, biết ơn những người làm thầy giáo, cô giáo. Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy, trọng đạo lí làm người... -Biểu hiện:

+ Có tình cảm, thái độ lễ phép, biết ơn ... + Có hành động, việc làm tốt đẹp đền ơn đáp nghĩa...

- Ý nghĩa:

+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta, thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo...

+ Là nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng trở lên tốt đẹp hơn...

+ Thể hiện một quan niệm của dân ta: Tôn vinh nghề dạy học...

- Liên hệ trách nhiệm bản thân.

2. Đề số 2

Câu 1 (4,0 điểm)

            Theo em, tại sao tự chủ lại được coi là phẩm chất cần thiết trong cuộc sống? Nếu được sử dụng một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, em sẽ thể hiện tính tự chủ như thế nào?

Câu 2 (3,0 điểm)

            Vì sao nói, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước? Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Câu 3 (3,0 điểm)

            Sau khi tan trường, H (đủ15 tuổi) ghé vào quầy bán quần áo phụ mẹ bán hàng. Tại đây, H đã bị V (đủ 16 tuổi) bán quần áo ở shop đối diện đổ oan cho là ăn cắp mẫu quần áo nhà mình về bán. Hai bên đã xảy ra xô xát. V đã bất ngờ dùng vật sắc nhọn đâm vào mặt H, gây cho H vết thương dài 14 cm và sâu 0,5 cm. Mọi người đã phải đưa H đi cấp cứu. Hiện nay, H đã được về nhà để điều trị nhưng có biểu hiện  chưa ổn định tâm lí, còn V đã bị khởi tố và chờ ngày xét xử.

1. Trong tình huống trên, ai là người vi phạm pháp luật? Chỉ ra các dấu hiệu để khẳng định người đó vi phạm pháp luật ?

2. Người vi phạm pháp luật trong tình huống trên đã  xâm phạm đến quyền nào của công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?

3. Để tránh hậu quả đáng tiếc như trên, em cần phải có những kĩ năng sống cơ bản nào?

Câu 4 (5,0 điểm)

 Ngày mùng 4 Tết Mậu Tuất vừa qua, 3 học sinh ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng trên đường đi chơi Tết đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có hơn 40 triệu đồng và các giấy tờ tùy thân. Các em đã đem đến cơ quan công an nhờ tìm, trả lại người đánh mất. Mặc dù còn nhỏ tuổi, gia đình còn nhiều khó khăn nhưng hành động cao đẹp này của các em đã thể hiện được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen ngợi. Các em chia sẻ: Lúc mới mở ví ra, thấy nhiều tiền là con nghĩ đến việc người đánh rơi chắc chắn sẽ buồn lắm, chạy đi tìm lại ngay nên tụi con phải nhờ công an giúp họ. Mình mất 10.000 đồng còn thấy xót, huống chi người ta mất nhiều tiền.

1. Em hãy chỉ ra những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của 3 bạn học sinh trong câu chuyện trên?

2. Em hãy đưa ra những nhận xét của bản thân về đạo đức, lối sống của học sinh hiện nay?

Câu 5 ( 5,0 điểm)

Sáng ngày 3/1/2018, cái chết thương tâm và đột ngột của nữ sinh L (học sinh lớp 7A,  huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) do tự tử khiến cho các bạn cùng lớp cũng như những người quen biết em L không khỏi bàng hoàng. Nội dung bức thư để lại của L đề cập tới việc trong thời gian gần đây nữ sinh đã gặp những vấn đề trong cuộc sống và không thể nào giải quyết được.

Từ thông tin trên, em có suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh tự tử trong thời gian gần đây?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

Câu 1

            Theo em, tại sao tự chủ lại được coi là phẩm chất cần thiết trong cuộc sống? Nếu được sử dụng một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet, em sẽ thể hiện tính tự chủ như thế nào?

- Tự chủ là làm chủ bản thân. Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

- Sự cần thiết của tính tự chủ trong cuộc sống:

+ Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hóa.

+ Tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn, những thử thách và cám dỗ của cuộc sống.

+ Trong xã hội, nếu mọi người đều biết tự chủ, biết xử sự như những người có văn hóa thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn.

-  Ngược lại nếu không biết tự chủ sẽ có những suy nghĩ và hành vi mang tính bột phát, thiếu cân nhắc, chín chắn, do đó dễ mắc sai lầm, gây ra những hậu quả xấu.

VD thực tế để chứng minh

-Liên hệ bản thân:

 Mỗi người cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

 Sau mỗi việc làm cần xem lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa.

* Nếu sử dụng một chiếc điện thoại thông minh với nhiều chức năng em sẽ tự chủ trong việc sử dụng nó:

- Tự chủ về thời gian khi sử dụng điện thoại thông minh vào việc giải trí

- Biết sử dụng các chức năng của điện thoại thông minh vào  phục vụ cho học tập và cuộc sống một cách đúng đắn.

- Biết sử dụng điện thoại đúng lúc, đúng chỗ (Không sử dụng trong giờ học,...)

- Khi sử dụng điện thoại thông minh để tham gia vào mạng xã hội cần có lời nói, phát ngôn chuẩn mực; đăng và tải các thông tin, hình ảnh cần phù hợp ....

- Không lạm dụng các chức năng của điện thoại thông minh dẫn đến  sống ảo, ảnh hưởng bởi những tiêu cực trên mạng xã hội ( nghiện game, bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy....)

Câu 2

 Vì sao nói, kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước? Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

 

- Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là trân trọng, bảo vệ, tích cực tìm hiểu, học tập, thực hành theo những huẩn mực, giá trị truyền thống, để cái hay, cái đẹp của truyền thống dân tộc tiếp tục phát triển và tỏa sáng

- Kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc là yếu tố vô cùng quan trọng trên con đường phát triển, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước vì:

 

 

+ Mỗi dân tộc muốn phát triển phải có sự giao lưu với các dân tộc khác, với nền văn hóa khác.

+Trong quá trình giao lưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu được tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác nhưng vẫn giữ được bản sắc riêng của mình.

+ Truyền thống dân tộc là yếu tố làm nên cái riêng, cái bản sắc của dân tộc.

+ Nếu không biết kế thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống đó, mỗi dân tộc có thể đánh mất bản sắc riêng của mình và bị đồng hóa bởi dân tộc khác, nền văn hóa khác.

+ Hiện nay, trong điều kiện xã hội còn đang đổi mới, mở cửa, giao lưu rộng rãi với các nước, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống, bản sắc dân tộc, chạy theo những cái mới lạ, coi thường và xa rời những giá trị văn hóa tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc Việt Nam.

- Là học sinh, để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải:

+ Tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Tích cực học tập, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc

+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại

+ Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè và những người xung quanh cùng giữ gìn và phát huy.....

+ Phê phán, đấu tranh loại bỏ những hủ tục lạc hậu không còn phù hợp

+ Lên án, đấu tranh những hành vi làm tổn hại đến truyền thống của dân tộc

Câu 3

    Sau khi tan trường, H (đủ15 tuổi) ghé vào quầy bán quần áo phụ mẹ bán hàng. Tại đây, H đã bị V (đủ 16 tuổi) bán quần áo ở shop đối diện đổ oan cho là ăn cắp mẫu quần áo nhà mình về bán. Hai bên đã xảy ra xô xát. V đã bất ngờ dùng vật sắc nhọn đâm vào mặt H, gây cho H vết thương dài 14 cm và sâu 0,5 cm. Mọi người đã phải đưa H đi cấp cứu. Hiện nay, H đã được về nhà để điều trị nhưng có biểu hiện chưa ổn định tâm lí, còn V đã bị khởi tố và chờ ngày xét xử.

1. Trong tình huống trên, ai là người vi phạm pháp luật? Chỉ ra các dấu hiệu để khẳng định người đó vi phạm pháp luật ?

2. Người vi phạm pháp luật trong tình huống trên đã  xâm phạm đến quyền nào của công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lý gì?

3. Để tránh hậu quả đáng tiếc như trên, em cần phải có những kĩ năng sống cơ bản nào? 

 

1. - V là người vi phạm pháp luật.

- Các dấu hiệu khẳng định V là người vi phạm pháp luật:

+ Vi phạm của V được thể hiện bằng hành vi

+ Hành vi của V là trái pháp luật (Gây thương tích cho H)

+ V có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý (Đủ tuổi, nhận thức được hành vi của mình…)

+ V là người có lỗi (Cố ý gây thương tích)

2. - V xâm phạm tới quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân.

- Hành vi của V phải chịu trách nhiệm hình sự vì làm tổn hại sức khỏe người khác và đã bị khởi tố

b. Để tránh hậu quả đáng tiếc như trên cần có các kĩ năng sống cơ bản:

- KN giải quyết mâu thuẫn (…)

- KN giao tiếp

- KN kiểm soát cảm xúc (…)

- KN thương lượng...

- ......

Câu 4

 Ngày mùng 4 Tết năm 2018 vừa qua, 3 học sinh ở huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng trên đường đi chơi Tết đã nhặt được một chiếc ví, trong đó có hơn 40 triệu đồng và các giấy tờ tùy thân. Các em đã đem đến cơ quan công an nhờ tìm, trả lại người đánh mất. Mặc dù còn nhỏ tuổi, gia đình còn nhiều khó khăn nhưng hành động cao đẹp này của các em đã thể hiện được phẩm chất đạo đức tốt đẹp và đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi thư khen ngợi. Các em  chia sẻ: Lúc mới mở ví ra, thấy nhiều tiền là con nghĩ đến việc người đánh rơi chắc chắn sẽ buồn lắm, chạy đi tìm lại ngay nên tụi con phải nhờ công an giúp họ. Mình mất 10.000 đồng còn thấy xót, huống chi người ta mất nhiều tiền.

 1. Em hãy chỉ ra những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của 3 bạn học sinh trong câu chuyện trên?

2. Em hãy đưa ra những nhận xét của bản thân về việc thực hiện đạo đức của học sinh hiện nay?

 

1- Những phẩm chất tốt đẹp của 3 bạn học sinh:

+Trung thực

+Tự trọng

+Liêm khiết

+Yêu thương con người.

 

* Hiện nay, đa phần học sinh đều có phẩm chất đạo đức tốt đẹp như các bạn học sinh trong câu chuyện ở trên

- Ở nhà:

 ngoan ngoan, hiếu thảo với ông bà, bố mẹ; biết giúp đỡ gia đình những công việc phù hợp với lứa tuổi.

- Ở trường:

+ Tôn trọng kỉ luật: Tự giác chấp hành nội qui, qui định của nhà trường, của Đoàn thanh niên

+ Tôn sư trọng đạo:  Kính trọng, lễ phép với thầy cô.

+ Sống chan hòa với mọi người; Tôn trọng người khác.

- Xã hội:

Yêu thương con người, đoàn kết, tương trợ: Sẵn sàng nhường nhịn, giúp đỡ nhau trong trong cuộc sống.

 

* Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một bộ phận học sinh thiếu ý thức đạo đức:

+ Thái độ vô lễ: Thiếu kính trọng với thầy cô, người lớn tuổi; văng tục, chửi bậy

+ Thiếu trung thực: Học đối phó, gian lận trong thi cử.

+ Giải quyết mọi việc bằng bạo lực; lối sống thờ ơ, sự vô cảm trước nỗi đau của người khác.

+ Lười lao động, thiếu ý thức bảo vệ môi trường, thiếu ý thức tiết kiệm.  

+ Thiếu tôn trọng kỉ luật: Vi phạm nội qui, pháp luật

+...

 

- Phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong đạo đức, lối sống của học sinh cần:

+ Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống cho hs ở gia đình và nhà trường.

+ Lên án, phê phán, xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm đạo đức của học sinh.

+ Tuyên dương, khen thưởng, động viên kịp thời những tấm gương thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức.

 

Liên hệ bản thân: Là học sinh cần tu dưỡng, rèn luyện lối, sống đạo đức tốt

Câu 5

 Sáng ngày 3/1/2018, cái chết thương tâm và đột ngột của nữ sinh T. P. L (học sinh lớp 7A, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) do tự tử khiến cho các bạn cùng lớp cũng như những người quen biết em L không khỏi bàng hoàng. Nội dung bức thư để lại của L đề cập tới việc trong thời gian gần đây nữ sinh đã gặp những vấn đề trong cuộc sống và không thể nào giải quyết được nên đã dẫn đến kết cục đau lòng này.       

  Thông tin trên gợi cho em suy nghĩ gì về hiện tượng học sinh tự tử nhiều trong thời gian gần đây?

 

-Khái niệm: Tự tử là hành vi tự tước tính mạng của bản thân.

-Thực trạng:

 + Ở VN trong những năm gần đây hiện tượng học sinh tự tử có xu hướng gia tăng.

*Hậu quả

- Đối với bản thân:

+ Vĩnh viễn mất đi cơ hội được sống.

+ Tự tử ko thành công để lại những di chứng nặng nề về tâm lý và sức khỏe, danh dự

- Đối với gia đình:

+ Mất đi 1 thành viên, là nỗi đau tinh thần đối với gia đình.

+ Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình.

- Đối với nhà trường và xã hội:

+ Gây tâm lý hang mang cho các bạn học sinh nhà trường và dư luận xã hội.

+ Nỗi đau, sự thương tiếc của thầy cô bạn bè và người xung quanh.

*Nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan:

+ Do bản thân thiếu kỹ năng sống.

+ Do thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi, muốn khẳng định cái tôi, suy nghĩ nông cạn, hời hợt, thiếu chín chắn…

- Nguyên nhân khách quan.

+ Cha mẹ thiếu quan tâm quản lý, buông lỏng, không tâm lý, đặt yêu cầu kỳ vọng quá cao ở con; Do hoàn cảnh gia đình, bố mẹ li hôn, li thân.

+ Nhà trường ít chú trọng trang kỹ năng sống và giá trị sống.

+ Sự ảnh hưởng từ phim ảnh, thần tượng ....

*Giải pháp:

- Bản thân:

+ Lối sống lành mạnh, tự rèn luyện trang bị kiến thức kỹ năng sống, giá trị sống cho bản thân.

+ Tích cực học tập lao động tham gia các hoạt động vui vơi giải trí, giảm bớt áp lực, cân bằng cuộc sống.

-Gia đình:

+ Cần quan tâm gần gũi và giáo dục, là điểm tựa tâm lý vững chắc cho con.

+ Không kì vọng quá cao so với khả năng của con; xây dựng không  khí  gia đình đầm ấm, hạnh phúc.

-Nhà trường và xã hội:

+ Tăng cường chương trình giáo dục kỹ năng sống.

+ Quan tâm động viên, không xa lánh kỳ thị, mở nhiều trung tâm chăm sóc, tư vấn tâm lý.

 

- Liên hệ bản thân:...

3. Đề số 3

Câu 1  (4,0 điểm)

   “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”

       a. Dựa vào hiểu biết của mình và kiến thức đã học, hãy làm rõ nhận định trên.

       b. Nêu một số ví dụ cụ thể về phát huy tính dân chủ và kỉ luật ở trường lớp em.

Câu 2: (4,0 điểm)

Sắp tới trường em dự định tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề: “Tuổi trẻ học đường với bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên”. Với tư cách là người tham dự cuộc thi em hãy trình bày hiểu biết của mình về vấn đề trên?

Câu 3: (4,0 điểm)

           Lối sống “vô cảm” khiến trái tim con người hóa thành sỏi đá. Suy nghĩ của em?

Câu 4: ( 4,0 điểm)

       Trong thời gian vừa qua trên các phương tiện thông tin đại chúng đang tổ chức cuộc thi viết về chủ đề “mái ấm gia đình ”. Để thể hiện lòng tự hào và tinh thần trách nhiệm với gia đình em hãy trình bày suy nghĩ và hành động của mình về vấn đề trên.

Câu 5: (4,0 điểm)

Hiện nay có một số học sinh học tập qua loa, đối phó, không học thật sự. Vận dụng những kiến thức đã học em hãy viết bài văn ngắn phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó.

ĐÁP ÁN

Câu 1 (4,0đ)

a.

- Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể của xã hội, mọi người phải được biết được tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, cộng đồng và đất nước.

- Kỉ luật là tuân theo những quy đinh chung của cộng đòng của một tổ chức xã hội nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.

- Giải thích ý nghĩa của câu “Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”

+ Dân chủ tạo cơ hội để moi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung.

+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật  sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức ý chí hành động của mọi người.

+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

+ Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức các hoạt động xã hội.

  b. Nêu một số ví dụ cụ thể về phát huy tính dân chủ và kỉ luật ở trường lớp em. (học sinh tự liên hệ)

Câu 2: (4.0 điểm)

HS trình bày được các ý sau (GK có thể linh hoạt trong khi chấm)

- Nêu hiểu biết của em về vấn đề môi trường và tài nguyên thiên (nêu khái niệm)

- Tầm quan trọng của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người và sự phát triển của xã hội …

- Thực trạng về vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên nói chung và địa phương em nói riêng …

- Nguyên nhân của thực trạng trên …

- Đề xuất hướng khắc phục …

- Khẳng định được bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ trọng yếu và cấp bách của quốc gia, là sự nghiệp của toàn dân.

- Liên hệ bản thân trong công tác bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên…

Câu 3: (4,0đ)

- Lối sống vô cảm là thái độ thờ ơ không cảm xúc với các sự vật, hiện tượng, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác

- HS khẳng định: đây là cách sống tiêu cực, đáng phê phán, đi ngược truyền thống đạo đức, mặt trái của lối sống hiện đại …

- Thực trạng:

 + Đa số mọi người biết quan tâm, chia sẻ. Tuy nhiên lối sống này chiếm  1 bộ phận không nhỏ trong xã hội, trong mọi tầng lớp, lứa tuổi dưới nhiều hình thức, mức độ…

 +VD: thấy người bị nạn không giúp đỡ, thiếu quan tâm, thiếu hòa đồng với bạn bè, người thân…

- Nguyên nhân:

+ KQ: mặt trái của sự phát triển xã hội, cách giáo dục trong gia đình…

+ CQ: tính ích kỷ, nhận thức hạn hẹp, lệch lạc…

- Hậu quả:

+ Với cá nhân: kết quả lao động, học tập giảm sút; ảnh hưởng nhân cách…

+Với gia đình: Sự gắn kết giữa các thành viên lỏng lẻo; không hạnh phúc… 

+ Với đất nước, xã hội: Làm mất niềm tin giữa con người và con người; mai một truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc, xã hội kém phát triển, kém văn minh…

- Hành động:

+ Cá nhân: xây dựng mối quan hệ thân thiện với mọi người; có tinh thần tương thân, tương ái; tham gia các hoạt động tập thể, xã hội mang tính chất nhân đạo; đồng tình, cổ vũ tinh thần đoàn kết, vị tha lên án, phê phán thói thờ ơ, vô trách nhiệm …

+ Gia đình: Quan tâm, chăm sóc, yêu thương, gần gũi, chia sẻ lẫn nhau…

+ Nhà  nước, xã hội: Tuyên truyền, giới thiệu những tấm gương điển hình người tốt, việc tốt trên hệ thống truyền thông; tổ chức các chương trình nhằm kết nối cộng đồng; lên án thói thờ ơ; xử phạt các hành vi vô cảm gây hậu quả xấu cho mọi người…

+  Liên hệ bản thân: ……    

Câu 4 ( 4.0đ)

Yêu cầu học sinh nêu được:

- Hiểu biết của mình về gia đình …

- Nêu được vai trò của gia đình: Là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách …

- Mối quan hệ giữa gia đình và xã hội là mối quan hệ mật thiết với nhau. gia đình là tế bào của xã hội, gia đình tốt là xã hội tốt, xã hội tốt là điều kiện tốt cho gia đình phát triển

- Khẳng định việc tổ chức cuộc thi đó là sự thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng,Nhà nước và các tổ chức xã hội về vấn đề gia đình …

* Học sinh nói lên được suy nghĩ của mình là các thành viên trong gia đình phải ý thức được quyền  và trách nhiệm của mình đối với gia đình cụ thể:

- Ông bà, cha mẹ đối với con cháu:

+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của các con, không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.

+ Ông bà nội ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật cháu không có người nuôi dưỡng

- Quyền của con cháu đối với ông bà cha mẹ: Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ ông bà; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ ông bà đặc biệt khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ ông bà

- Anh chị em có bổn phận yêu thương, chăm sóc giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ

* Hành động:

- Yêu quý, kính trọng, lễ phép, quan tâm, hiếu thảo với ông bà cha mẹ

- Yêu thương, nhường nhịn anh chị em, tham gia công việc gia đình phù hợp với khả năng …

- Tôn trọng quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình …

 - Tích cực học tập, rèn luyện, tránh xa các tệ nạn xã hội …

Câu 5: (4,0đ)

Phân tích bản chất của lối học đối phó

  Qua bài phân tích, học sinh cần nêu được các ý sau:

 - Học đối phó là học mà không lấy việc học làm mục đích, xem học là việc phụ...

- Học đối phó là học bị động, không chủ động, cốt đối phó với sự đòi hỏi của thầy cô, trong thi cử...

 - Do học đối phó nên không thấy hứng thú, dẫn đến chán học, hiệu quả thấp...

- Học đối phó là học hình thức, không đi sâu vào thực chất kiến thức của bài học; học đối phó thì dù có bằng cấp nhưng đầu óc vẫn trống rỗng ...

- Hậu quả của học đối phó dẫn đến thiếu kiến thức cơ bản khi bước vào đời thiếu năng lực, thiếu kỷ năng sống, thiếu tự tin, thiếu bản lĩnh …..

- Khẳng định chân lí Có kiến thức thì con người mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình.

- Nêu vài tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập: Bác Hồ, giáo sư Ngô Bảo Châu, các thủ khoa trong các đợt thi vào đại học hàng năm...

4. Đề số 4

Câu 1: (4 điểm)

Hãy so sánh sự khác nhau giữa pháp luật và kỉ luật ? Học sinh cần có tính tôn trọng pháp luật và kỉ luật không ? Vì sao ? Tính kỉ luật của học sinh được biểu hiện như thế nào trong học tập , trong sinh hoạt hằng ngày ,ở nhà trường và cộng đồng ?

Câu 2: (4 điểm)

Hiến pháp là gì? Hiến pháp nước ta có bao nhiêu lần ban hành, sửa đổi và bổ sung? Lý do vì sao phải ban hành, sửa đổi và bổ sung Hiến pháp mới?

 Tại sao nói: “Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân”? Bộ máy nhà nước gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất? Vì sao?

Câu3: (3 điểm)

Hưởng ứng đợt phát động thi đua lập thành tích chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, là một học sinh để thể hiện lòng thành kính với thầy cô giáo em hãy giới thiệu một câu ca dao hoặc tục ngữ về chủ đề “ Tôn sư trọng đạo ” và trình bày hiểu biết của em về chủ đề đó .

Câu 4:(5 điểm)

a) Hãy cho biết ý kiến của em trước hiện tượng lười học, lười rèn luyện thân thể, đua đòi ăn chơi của một số thanh niên hiện nay?

b) Theo em, tại sao Đảng và nhân dân ta lại tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước?

c) Là học sinh lớp 9, các em  cần phải làm gì để góp phần thực hiện thành công sự nghiệp vẻ vang này?

Câu 5: (4 điểm)

a) Em hãy giải thích mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật trong câu nói của Bác Hồ: “ Khi bàn bạc công việc gì xong, đã quyết định thì phải triệt để thi hành”

b) Đầu năm học, bất kì trường nào cũng tổ chức cho học sinh học tập nội quy. Có bạn cho rằng có mấy điều nội quy mà năm nào cũng học, mất thì giờ quá! Theo em, ý nghĩ  của bạn đó đúng hay sai? Vì sao? Trong nội quy có nội dung dân chủ và kỉ luật. Em hãy nêu ra một số điều.

c) Phân tích và chứng minh nhận định; “ Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể”

ĐÁP ÁN

Câu 1:  (4 điểm)

                 Pháp luật

                          Kỉ luật

  • Là các quy tắc xử sự chung
  • Có tính bắt buộc
  • Đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục , thuyết phục cưỡng chế

VD: Luật giao thông đường bộ quy định chung cho mọi người và các phương tiện giao thông phải thực hiện , nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo quy định của pháp luật

- Quy định , quy ước của một cộng đồng , tập thể

- Do cơ quan , tập thể , tổ chức đề ra

- Đảm bảo hành động thống nhất , chặt chẽ

VD : học sinh đến trường phải đồng phục , nghỉ học phải có đơn xin phép … nếu không thực hiện đúng nội quy tùy theo mức độ xử lí có thể bị nhắc nhỡ , phê bình

+ Học sinh cần có tính kỉ luật và tôn trọng pháp luật vì : ( Học sinh tự nêu theo quan điểm cá nhân )

  • Mỗi cá nhân học sinh biết thực hiện tốt kỉ luật thì nội quy nhà trường sẽ được thực hiện tốt , nề nếp học tập sẽ đạt được kết quả tốt , có chất lượng
  • Học sinh biết tôn trọng pháp luật sẽ góp phần làm cho xã hội bình yên có trật tự , kỉ cương ….

+ Tính kỉ luật của học sinh được thể hiện :

  • Trong học tập : Tự giác , đi học đúng giờ , đều đặn , làm bài tập đầy đủ , không quay cóp, không sử dụng tài liệu khi kiểm tra , khi thi , chú ý nghe giảng bài , giữ trật tự trong giờ học …
  • Trong sinh hoạt hằng ngày , ở nhà trường và ở cộng đồng : Hoàn thành trách nhiệm được giao , giúp đỡ bố mẹ , có trách nhiệm với công việc chung , có lối sống lành mạnh …

Câu 2: (4 điểm)

- Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của Hiến pháp không được trái với Hiến pháp

- Hiến pháp nước ta có 5 lần ban hành và sửa đổi  đó là vào các năm: 1946;1959;1980;1992; 2013.

- Lý do: Để phù hợp với tình hình đất nước trong từng giai đoạn cách mạng

- Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân vì: Nhà nước ta là thành quả của cuộc cách mạng của nhân dân, do nhân dân lập ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

- Bộ máy nhà nước bao gồm loại cơ quan:

   + Cơ quan quyền lực .

   + Cơ quan hành chính.

   + Cơ quan xét xử.

   + Cơ quan kiểm sát.

- Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất vì: Quốc hội do nhân dân bầu ra và được nhân dân giao cho nhiệm vụ trọng đại của quốc gia. Để quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước.

Câu 3 ( 3.0 điểm) Yêu cầu trình bày được các nội dung sau:  

- Nêu được một câu ca dao hoặc tục ngữ đúng chủ đề tôn sư trọng đạo

- Nêu được: Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu và biết ơn đối với thầy cô giáo ở mọi lúc mọi nơi; coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo, có những hành động đền đáp công ơn thầy cô giáo

- Nêu được ý nghĩa của tôn sư trọng đạo:

+ Đối với bản thân: tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội…

+ Đối với xã hội: tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội…

+ Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, chúng ta cần giữ gìn và phát huy. (so sánh trước đây, hiện nay)

- Nêu được những tình cảm thái độ cao đẹp trong cuộc sống hàng ngày thể hiện tôn sư trọng đạo …

- Phản ánh hiện tượng trái với tôn sư trọng đạo trong xã hội hiện nay (lấy ví dụ liên hệ …) =>

- Liên hệ bản thân, cảm xúc …

Câu 4 ( 5.0 điểm) Yêu cầu nêu được:

a)

- Lười học : Không có kiến thức về ( văn hoá , khoa học kỹ thuật ) sẽ không làm  được gì , nhất là trong thời đại công nghiệp hoá hiện nay.                       

- Lười rèn luyện thân thể : Sẽ dẫn đến tình trạng thân thể  không có sức khoẻ, nên dù cho có trình độ , kiến thức khoa học kỹ thuật cũng khó làm được việc                 

- Đua đòi ăn chơi : Ông bà xưa có câu : “ Chỉ biết ăn chơi mà không làm thì vàng chất bằng non có ngày cũng hết” (Hoặc những câu có ý nghĩa tương tự) Nếu mọi ngưòi đều chỉ biết đua đòi ăn chơi thì sẽ không có người xây dựng và bảo vệ đất nước , đất nước sẽ tụt hậu.              

 Nhận xét chung : Những thanh niên như thế sẽ đánh mất tương lai của mình và trở thành gánh nặng cho xã hội , góp phần đẩy lùi sự phát triển của đất nước                  

b) Giải thích được: (2đ)

- Thanh niên học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước , là lực lương nồng cốt đảm đương trách nhiệm lịch sử , khơi dậy hào khí Việt Nam và lòng tự hào dân tộc trong tương lai.

- Thanh niên là những người có sức trẻ, sức khoẻ, thích ứng nhanh,năng động, sáng tạo trong việc ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật vào cuộc sống.

- Thanh niên được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo điều kiện giáo dục, phát triển toàn diện về sức khoẻ, đạo đức, tri thức, năng lực và kĩ năng sống.

- Thanh niên học sinh ngày  nay được kế thừa những thành thành quả tốt đẹp mà thế hệ cha anh đi trước đã phải đổ bao xương máu mới có được .

Vì vậy, đảng và nhân dân ta luôn tin tưởng vào thế hệ thanh niên trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

c) Trách nhiệm của bản thân: ( 1 điểm).

+ Ra sức học tập, tu dưỡng rèn luỵện toàn diện về đức , trí, thể , mĩ, vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao văn hoá - khoa học để chuẩn bị hành trang vào đời thực hiện lí tưởng cao đẹp của thanh niên ngày nay đó là phấn đấu thực hiện mục tiêu xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .

+ Trước mắt là học sinh lớp 9, phải xác định lí tưởng sống đúng đắn, có thái độ, động cơ và xây dựng kế hoạch học tập, tu dưỡng, rèn luyện đúng đắn. Phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của người học sinh, trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan của Bác Hồ kính yêu.

Câu 5: ( 4 điểm)

a/ - Thể hiện đã phát huy quyền dân chủ: Tham gia bàn bạc.

    -  Khi đã bàn bạc xong, đã nhất trí thì phải thực hiện để đảm bảo kỉ luật.

b/

- Ý nghĩ đó là sai. Vì học sinh cần nắm rõ nội quy của nhà trường để thực hiện đúng bổn phận, nghĩa vụ của người học sinh thực hiện tốt quyền nghĩa vụ của mình

- Một số điều thể hiện tính dân chủ

+ Góp ý kiến khi phát hiện thấy những điều không phù hợp trong nội quy;

+ Đưa ra ý kiến xác đáng về học tập...

-  Một số việc làm thể hiện tính kỉ luật:

+ Mặc đồng phục theo quy định;

+ Có thái độ tôn trọng thầy cô giáo;

+ Học bài cũ, làm bài tập, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp …

c/  

- Nêu nội dung dân chủ, kỉ luật

- Làm rõ ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật, cho ví dụ minh hoạ.

Một tập thể nếu đảm bảo tốt cả tính dân chủ và kỉ luật tạo ra sức mạnh tập thể thống nhất ý chí và hành động đưa ra phương hướng tốt cho tập thể đó, xây dựng tập thể ngày càng mạnh.

5. Đề số 5

Câu 1: (2 điểm)

a/ Thế nào là quyền tự do ngôn luận,  Theo em những hành vi nào là vi phạm pháp luật khi sử dụng quyền tự do ngôn luận ?

b/ Cho tình huống sau:

An và Bình tranh luận với nhau về chủ đề: Quyền tự do ngôn luận của công dân.

   - An cho rằng : Tự do ngôn luận nghĩa là muốn nói gì  là tuỳ ý thích của mình.

   - Bình phản đối : Cậu nói thế không được. Tự do cũng phải tuân theo kỉ luật và pháp luật chứ.

   - An nói: Nếu phải tuân theo kỉ luật và pháp luật thì còn gọi gì là tự do nữa .

   - Bình ???

Áp dụng kiến thức đã học, em hãy giải thích giùm Bình ?

Câu 2: (2,5 điểm)

Tệ nạn xã hội là gì? Nêu tác hại của tệ nạn xã hội?

Cho tình huống:

 Bố Huệ bị nhiễm HIV, Huệ lo lắng và thương bố nên việc học tập ngày càng giảm sút. Hằng rủ Giang đến động viên giúp đỡ gia đình Huệ nhưng Giang  bảo: Tất cả những người nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội. Nếu chúng mình gần gũi với họ thì sẽ gây nhiễm và ảnh hưởng đạo đức. Em có đồng ý với ý kiến của bạn Giang  trong tình huống trên không? Vì sao?

Câu 3: (2,5 điểm)

a/ Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? Hãy nêu những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam?

b/ Có ý kiến cho rằng ngoài truyền thống đánh giặc ra dân tộc ta có truyền thống gì đáng tự hào đâu. Vả lại trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa .

Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Câu 4: (3 điểm)

a/ Vì sao cần phải hợp tác quốc tế? Hãy nêu các ví dụ về hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống HIV/AIDS ?

b/ Để xây dựng và bảo vệ tổ quốc chúng ta cần phải hợp tác quốc tế .Em hãy cho biết .

Trong quá trình hợp tác quốc tế  chúng ta có những thời cơ và thách thức gì ?

c/ Để hội nhập quốc tế bản thân em đã ,đang và sẽ làm gi?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (2 điểm)

Ý/Phần

Đáp án

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

 - Đúng khái niệm quyền tự do ngôn luận .

- Các hành vi sử dụng quyền tự do ngôn luận trái pháp luật.:

   + Lợi dụng tự do để phát biểu lung tung,cố tình kéo dài thời gian,làm lạc nội dung ,sai vấn đề cần bàn.

   + Vu khống,vu cáo làm hại đến người khác.

   + Xuyên tạc sự thật,tiết lộ bí mật Nhà nước,kích động,xúi dục, phá hoại, chống lại lợi ích quốc gia,tập thể và của công dân.

. Em giải thích giùm bình: Tự do ngôn luận không có nghĩa là muốn nói gì thì nói :

Vì như thế thì:

    * Tập thể, xã hội sẽ rối loạn.

    * Mọi hoạt động không thể thống nhất hành động.

    * Không phù hợp với lợi ích chung.

    *Ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội

 

Câu 2 (2,5 điểm )

Ý/Phần

Đáp án

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

  •  Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. Có nhiều tệ nạn xã hội, nhưng nguy hiểm nhất là tệ nạn cờ bạc, ma túy, mại dâm.
  • Tác hại:

+ Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi dân tộc và làm giảm sút nền kinh tế gia đình, đất nước.

+Là con đường ngắn nhất lây truyền HIV/ AIDS, dẫn đến cái chết.

* Không đồng ý với ý kiến của bạn Hồng,vì:

- Không phải tất cả những người bị nhiễm HIV đều có lối sống buông thả, tham gia các tệ nạn xã hội mà có thể do nhiều nguyên nhân như: bác sĩ bị lây nhiễm từ bệnh nhân, chiến sĩ công an bị lây nhiễm từ tội phạm...

- HIV/AIDS không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường...

- Mỗi người chúng ta cần có những hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS để chủ động phòng tránh cho bản thân và gia đình, không được phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ.

 

Câu 3: (2,5 điểm)

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

  * Nêu được khái niệm  :Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần( những tư tưởng , đức tinh, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ...) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dái của dân tộc , được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

*Nêu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam:

- yêu nước, bất khất chống giạc ngoại xâm, cần cù lao động , nhân nghĩa, hiếu học, hiếu thảo..( 1đ)

-Các truyền thống về văn hóa(các phong tục tập quán , cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam....)

-Các truyền thống về nghệ thuật: chèo, tuồng làn điệu dân ca...

- Không đồng ý với ý kiến đó. Đó là thái độ thiếu tôn trọng, phủ nhận, xa rời truyền thống dân tộc.  

- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào. Ngoài truyền thống yêu nư­ớc chống giặc ngoại xâm còn có truyền thống : Đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học,tôn s­ư trọng đạo, hiếu thảo, các truyền thống về văn hoá, về nghệ thuật….

- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc, và mỗi cá nhân.

+ Mỗi dân tộc muốn phát triển cần có sự giao l­ưu với các dân tộc khác. Trong quá trình giao l­ưu đó, dân tộc nào cũng cần tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác mà vẫn giữ đ­ược bản sắc riêng của mình. Đó chính là yếu tố làm nên cái riêng của, cái bản sắc của dân tộc… Hiện nay nư­ớc ta đang đổi mới, ở thời kì mở cửa và giao l­uư rộng rãi với thế giới, nếu chúng ta không chú ý giữ gìn truyền thống,bản sắc dân tộc, chạy theo cái mới lạ, coi thư­ờng và xa rời những giá trị tốt đẹp bao đời nay, chúng ta sẽ có nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc .        

+  Đối với cá nhân, kế thừa phát huy truyền thống dân tộc giúp ta dễ dàng hoà nhập với cộng đồng dân tộc .         

      Chúng ta phải bảo vệ, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. 

Câu 4: (3 điểm)

a)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c)

* Trong bối cảnh thế giới đang đứng tr­ước những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu ( bảo vệ môi trư­ờng, hạn chế bùng nổ dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo…) mà không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết thì sự hợp tác quốc tế là một vấn đề quan trọng và tất yếu.

* Ví dụ về sự hợp tác quốc tế :

- Bảo vệ môi trư­ờng : Tham gia “ngày trái đất” tổ chức vào 22/4 hàng năm với nội dung thiết thực bảo vệ môi trư­ờng. 

- Chống đói nghèo : Ch­ương trình lư­ơng thực thế giới WFP . 

- Chống HIV/ AIDS :   

+ Ch­ương trình kiểm soát ma tuý của liên hợp quốc tại Việt Nam ( UNDCP )

+ Ngày 1 /12 hàng năm : Ngày thế giới phòng chống HIV/ AIDS

 Thời cơ và thách thức

* Thời cơ:

-Tham gia các liên minh kinh tế, khu vực, tổ chức như WTO,

ASEAN; FAO...

-Tiếp thu những tiến bộ của KH-KT của thế giới

-Thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

-Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

* Thách thức:

-Do điểm xuất phát về kinh tế thấp ảnh hưởng đến quá trình hội nhập.

-Trình độ dân trí và khả năng của người lao động chưa cao.

-Sự cạnh tranh quyết liệt của các nước lớn, của nền kinh tế thị trường.

-Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc không để mai một hoặc ảnh hưởng xấu đến truyền thống văn hóa.

* Liên hệ .

-Học tập:Tích cực học tập , trau dồi kiến thức,hợp tác với bạn bè

-Lao động : Hợp tác với bạn bè trong lao động .

-Lối sống: gương mẫu ,không tham gia cá tệ nạn xã hội, tích cực tham gia lao động ở trường, giúp đỡ gia đình lao động sản xuất ...

-Đối với người nước ngoài và văn hoá của các dân tộc .Cư xử thân thiện ,giao lưu tìm hiểu về phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc trên thế giới ,viết thư quốc tế UPU...

---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 năm 2021 Tỉnh Tiền Giang. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo tư liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON