Với mong muốn có thêm tài liệu cung cấp giúp các em học sinh lớp 9 có tài liệu ôn tập rèn luyện chuẩn bị cho kì thi HK2 sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Quốc Tuấn có đáp án với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em.
TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TUẦN |
ĐỀ THI HK2 NĂM HỌC 2020-2021 MÔN SINH HỌC 9 Thời gian: 45 phút |
1. ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
Câu 1. Hãy nối ví dụ ở cột (A) với một mối quan hệ khác loài ở cột (B) cho phù hợp và ghi kết quả vào cột (C).
A - ví du |
B – Quan hệ |
C - kết quả |
1. Dê và bò cùng ăn trên một cánh đồng 2. Cây nắp ấm băt ruồi 3. Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng, số lượng hươu, nai bị khổng chế bởi số lượng hổ 4. Rận và bét sống bám trên da trâu, bò chúng sống được nhờ hút máu của trâu bò 5. Địa y sông bám trên cành cây 6. Vi khuẩn sống trên nốt sần ở rễ cây họ đậu 7. Hải quỳ và tôm kí cư 8. Trâu ăn lúa |
A. Cộng sinh B. Hội sinh C. Canh tranh D. Ký sinh E. Thưc vât bắt sâu bọ F. Động vật ăn động vật. G. Động vật ăn thực vật. |
1…………… 2……………. 3……………. 4…………… 5…………… 6………….. 7…………. 8…………. |
Câu 2. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất.
1. Cây trồng nổi tiếng của vùng núi phía bắc là:
A. Trồng cây công nghiệp như quế, hồi,... cây lương thực có lúa.
B. Trồng chè, sắn củ, khoai lang
C. Trồng cà phê, cao su, chè.
D. Trồng lúa nước.
2. Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái?
A. Quan hệ dinh dưỡng
B. Quan hệ giữa thực vật với động vật ăn thực vật
C. Quan hệ giữa động vật ăn thịt bậc 1 với động vật ăn thịt bậc 2
D. Quan hệ động vật ăn thịt và con mồi.
3. Rừng ngập mặn ven biển là:
A. Một quần thể B. Một quần xã
C. Một loài D. Một giới
4. Ví dụ nào là một quần thể sinh vật trong số các ví dụ sau đây?
A. Tập hợp một số cá thể rắn hổ mang, cú mèo và lợn rừng trong rừng mưa nhiệt đới.
B. Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau.
C. Rừng cây thông nhựa phân bố ở vùng đông bắc việt nam.
D. Tập hợp các cây chuối, ổi, xoài ... trong vườn.
5. Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi, chù yếu người ta dùng phép lai nào sau đây?
A. Lai khác dòng B. Lai kinh tế
C. Lai khác thứ D. Cả A, B và C đều đúng.
6. Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên từ đó gây nhiều hậu quả xấu đỏ là:
A. Khai thác khoáng sản
B. Săn bắt động vật hoang dã
C. Phá huỷ thảm thực vật, đốt rừng lấy đất trồng trọt
D. Chăn thả gia súc
II. Tự luận: (5 điểm)
Câu 1. So sánh các quan hệ: cạnh tranh khác loài, kí sinh, sinh vật ăn sinh vật khác và nêu thí dụ minh hoạ.
Câu 2. Em hãy nêu sơ đồ của 3 chuỗi thức ăn (mỗi chuồi thức ăn có 5 mắt xích) và phối hợp 3 chuỗi thức ăn đó lại thành một lưới thức ăn?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (5 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
A |
A |
B |
C |
B |
C |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
2. ĐỀ SỐ 2
I. Trắc nghiệm: (4.5 điểm)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Các sinh vật trong một nhóm thường:
A. Hỗ trợ B. Cạnh tranh
C. Tiêu diệt lẫn nhau D. Hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau
2. Tỉ lệ giới tính thay đổi chủ yếu theo:
A. Theo lứa tuổi
B. Theo cá thể đực
C. Theo cá thể cái
D. Theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong giữa cá thể đực và cá thể cái
3. Ưu thế lai biểu hiện cao nhát:
A. Ở F1 B. F2
C. Ở tất cả các thế hệ la D. Ở thế hệ lai thứ 2
4. Để tạo được ưu thế lai ở cây trồng người ta chủ yếu dùng phương pháp:
A. Lai kinh tế B. Lai khác dòng
C. Lai F1 với F2 D. Cả A, B, C đều đúng.
5. Nhiệt độ của môi trường đã có ảnh hưởng đến:
A. Hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật
B. Đến bộ lông của động vật
C. Đến bộ chân của động vật
D. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, tuần hoàn.
6. Đặc trưng quần thể người là:
A. Gồm cá thể cùng loài
B. Cùng chung sống trong một khu vực nhất định
C. Có kinh tế và xã hội
D. Có khả năng tạo môi trường sống
Câu 2. Sắp xếp thông tin ở cột A ứng với cột B sao cho phù hợp và ghi kết quả vào cột C trong bảng sau.
Mối quan hệ khác loài (A) |
Đặc điểm (B) |
Kết quả (C) |
1. Cộng sinh |
a. Khi nguồn sống không đủ, các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, chỗ ở và các điều kiện sống |
1…………… |
2. Hội sinh |
b. Sinh vật sống nhờ trên cơ thể sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu từ vật chủ |
2………….. |
3. Cạnh tranh |
c. Gồm các trường hợp: động vật ăn thịt con mồi, động vật ăn thực vật, thực vật bắt sâu bọ |
3………… |
4. Kí sinh, nửa kí sinh |
d. Sự hợp tác có lợi của các loài sinh vật |
4……….. |
5. Sinh vật ăn sinh sinh vật khác |
e. Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không bị hại |
5……….. |
6. Hợp tác |
f. Cũng giống như quan hệ cộng sinh nhưng hai loài không phụ thuộc nhau chặt chẽ, không nhất thiết phải thường xuyên sống với nhau |
6………….. |
II. Tự luận: (5.5 điểm)
Câu 1. Quần thể người có những đặc điểm nào giống và khác với những quần thể sinh vật khác, nguyên nhân và ý nghĩa của sự khác nhau đó là gì?
Câu 2. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
Câu 3. Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai? Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (4.5 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
D |
D |
A |
B |
A |
C |
Câu 2.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
d |
e |
a |
b |
c |
f |
----
-(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
3. ĐỀ SỐ 3
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Mối quan hệ đảm bảo tính gắn bó trong quần xã sinh vật là
A. Hợp tác B. Cộng sinh
C. Dinh dưỡng D. Hội sinh
2. Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của 1 quần thể?
A. Mật độ B. Cấu trúc tuổi
C. Độ đa dạng D. Tỉ lệ đực cái
3. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khái niệm quần thể?
A. Nhóm cá thể cùng loài có lịch sử phát triển chung
B. Tập hợp ngẫu nhiên nhất thời
C. Có khả năng sinh sản
D. Có quan hệ với môi trường
4. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết có ý nghĩa:
A. Tạo dòng thuần.
B. Củng cố và giữ ổn định những tính trạng mong muốn
C. Đánh giá được kiểu gen, loại bỏ những gen xấu.
D. Cả A, B và C đều đúng.
5. Ưu thế lai biêu hiện cao nhất ở
A. F1 B. F2
C. Tất cả các thế hệ lai D. Thế hệ lai thứ 2
Câu 2. Các yếu tố sau đây là những đặc điểm của cây ưa sáng và cây ưa bóng. Em Hãy chọn ra những đặc điểm phù hợp cho từng loại cây rồi ghi vào phần trả lời bên dưới:
A. Thân gỗ cao, to.
B. Lá to, màu xanh sẫm
C. Tán cây to mọc phần ngọn cây
D. Tán cây vừa và nhỏ, dạng lùn, bụi
E. Tán cây thấp, nhỏ, mem
F. Lá nhỏ, xanh nhạt
Trả lời:
- Cây ưa sáng: ………
- Cây ưa bóng: ………
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1. Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào? Theo em đó là những hậu quả gì?
Câu 2. Thế nào là một hệ sinh thái? Cho ví dụ. Phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó.
Câu 3. Giải thích cách làm của 2 biện pháp sau:
- Biện pháp xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt
- Biện pháp trồng cây gây rừng để điều hoà khí hậu
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
C |
C |
B |
D |
A |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
4. ĐỀ SỐ 4
I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Trong chọn giống vật nuôi,………. là phương pháp chủ yếu để tạo nguồn biến dị cho chọn giống mới, cải tạo giống năng suất thấp và tạo ưu thế lai.
A. Lai kinh tế B. Lai giống
C. Lai khác dòng D. Lai khác thứ
Câu 2. Chọn lọc ……… là dựa trên kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp nhất với mục tiêu chọn lọc để làm giống.
A. Cá thể B. Cá thể và hàng loạt
C. Hàng loạt D. Giống
Câu 3. Hoạt động dưới đây của cây xanh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ánh sáng là:
A. Hô hấp, quang hợp.
B. Quang hợp, hút nước và muối khoáng,
C. Hút nước và muối khoáng
D. Hô hấp, quang hợp, hút nước và muối khoáng
Câu 4. Để góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, cần phải xoá bỏ hành vi nào sau đây?
A. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng.
B. Du canh, du cư
C. Xử lí rác thải và không ném rác bừa bãi ra môi trường.
D. Tham gia vận động người xung quanh giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên.
Câu 5. Để vừa khai thác nguồn tài nguyên biển, vừa bảo vệ môi trường biển và phục hồi nguồn tài nguyên này, cần phải:
A. Khai thác hợp lí kết hợp với cải tạo, phục hồi và nuôi bổ sung.
B. Đánh bắt hải sản bằng chất nổ.
C. Tăng cường đánh bắt ở ven bờ.
D. Dùng hoá chất hoặc xung điện để đánh bắt hải sản.
Câu 6. Đối với động vật hoang dã, luật bảo vệ môi trường quy định:
A. Không săn bắn động vật non B. Nghiêm cấm đánh bắt.
C. Vừa đánh bắt, vừa nuôi phục hồi. D. Chỉ được săn bắt thú lớn.
Câu 7. Những cây sống ở vùng nhiệt đới, để hạn chế sự thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao, lá có đặc điểm thích nghi nào sau đây?
A. Bề mặt lá có tầng cutin dày.
B. Số lượng lỗ khí của lá tăng lên.
C. Lá tăng tổng hợp chất diệp lục tạo màu xanh cho nó.
D. Lá tăng kích thước và có bản rộng ra.
Câu 8. Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?
A. Nguồn thức ăn trong môi trường dồi dào.
B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí còn thừa cho các cá thể.
C. Số lượng cá thể trong bầy nhóm tăng lên quá cao.
D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm đến nhau.
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1. Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đến các nguồn tài nguyên khác (như đất và nước)?
Câu 2. Hãy xây dựng 4 sơ đồ về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái mà em đã quan sát trong giờ thực hành.
Câu 3. Khi điều tra tình hình ô nhiễm quanh khu vực trường học, theo em học sinh có nhiệm vụ gi trong công tác phòng chống ô nhiễm môi trường?
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
B |
C |
D |
B |
A |
B |
A |
C |
----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
5. ĐỀ SỐ 5
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1. Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất:
1. Đặc điểm của lợn Ỉ ở nước ta là:
A. Tầm vóc to, tăng trọng nhanh
B. Thịt có nhiều mỡ, chân ngắn, lưng võng, bụng sệ
C. Thịt nhiều nạc, tỉ lệ mỡ thấp
D. Trọng lượng tối đa cao
2. Được xem là tiến bộ nổi bật của thế kỷ xx. Đó là việc tạo ra:
A. Cà chua lai B. Đậu tương lai
C. Ngô lai D. Lúa lai
3. Trong một hệ sinh thái, cỏ là:
A. Sinh vật phân giải B. Sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật sản xuất D. Sinh vật phân giải hoặc sản xuất
4. Đặc trưng cơ bản nhất của quần thể là:
A. Ti lệ giới tính B. Thành phần nhóm tuổi
C. Mật độ quần thể D. Tỉ lệ tử vong
Câu 2. Ghép các ví dụ ở cột A với các mối quan hệ ở cột B sao cho phù hợp rồi điền vào phần kết quả ở cột C:
Ví dụ (A) |
Các mối quan hệ (B) |
Kết qủa (C) |
a. Dây tơ hồng sống bám b. Vi khuẩn ở nốt sần rễ cây họ đậu c. Giun đũa kí sinh trong ruột người d. Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối e. Địa y sông bám trên vỏ cây f. Cáo ăn thỏ |
1. quan hệ cộng sinh 1 2. Quan hệ kí sinh 3. Quan hệ hội sinh 4. Quan hệ sinh vật ăn sinh vật khác |
1……………. 2……………… 3………….. 4……………. |
II. Tự luận: (6 điểm)
Câu 1. Trình bày các biện pháp sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên tái sinh.
Câu 2. Thế nào là ưu thế lai? Cho ví dụ.
Câu 3. Quần thể sinh vật là gì? Hãy lấy hai ví dụ chứng minh các cá thể trong quần thể hỗ trợ, cạnh tranh lẫn nhau.
ĐÁP ÁN
I. Trắc nghiệm: (4 điểm)
Câu 1.
1 |
2 |
3 |
4 |
B |
C |
C |
C |
Câu 2.
1 |
2 |
3 |
4 |
b |
a,c |
d,e |
f |
-----
-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Trần Quốc Tuấn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: