YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 trường THCS Nguyễn An Ninh

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 trường THCS Nguyễn An Ninh. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp ôn tập môn Ngữ văn 9 hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi Học kì 2 sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS NGUYỄN AN NINH

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2022-2023

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Hãy đọc trích đoạn bài báo dưới đây rồi trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:

“(...) Đã từng nghe ai đó nói: “đọc sách là khoản đầu tư có lãi nhất cuộc đời”. Vậy thì phải chăng là người Việt đang có sự “đầu tư” chệch hướng. Khi mà trong khoảng thời gian hữu hạn của một ngày, một tháng, một năm... mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận” thì khoảng thời gian ta dành cho việc đọc sách sẽ là bao nhiêu? Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy. Ở đó còn là thời gian, công sức, sự chiêm nghiệm, suy tư... và sau cùng, thu về được? Đó chắc chắn là những giá trị đích thực mà chỉ khi tác giả, nhà xuất bản, độc giả cùng nghiêm túc. (...)”.

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề gì?

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra phép liên kết câu trong 2 câu sau:

“Đã bao giờ mỗi chúng ta tự hỏi chính mình về sự đầu tư cho “văn hóa đọc”. Đó không đơn giản chỉ là sự đầu tư 100, 200 nghìn cho việc sở hữu cuốn sách nào đấy.".

Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách?

Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Em hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về lợi ích của việc đọc sách.

Câu 2 (5,0 điểm):

(...) "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim!

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

(Trích "Viếng lăng Bác" (Viễn Phương), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2018)

Trình bày cảm nhận cả em về hai khổ thơ trên. Em cần làm gì để xứng đáng với những công lao to lớn của Bác.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (3,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm): Văn bản trên bàn về vấn đề: văn hóa đọc

Câu 2 (0,5 điểm): Phép liên kết câu trong 2 câu sau:

- Phép thế: Đó = văn hóa đọc.

- Phép lặp: "đầu tư".

Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả bài báo đưa ra lý do nào để giải thích người Việt ít dành thời gian cho việc đọc sách: mỗi chúng ta vẫn đang say mê với những “like, share, bình luận”

Câu 4 (1,0 điểm): Để đọc - hiểu một cuốn sách mang lại hiệu quả, em phải đọc như thế nào:

- Xác định mục đích của việc đọc sách đó

- Phải đọc kỹ, vừa đọc vừa nghiền ngẫm suy nghĩ, ghi chép những điều bổ ích.

- Thực hành, vận dụng những điều học được từ sách vào cuộc sống hàng ngày.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn:

Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2018, tr.198)

Trả lời các câu hỏi sau:

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn.

3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ so sánh trong đoạn văn. Câu 2 (2,0 điểm)

4. Viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo hình thức tổng - phân - hợp, trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của những việc làm tử tế.

Câu 3 (6,0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau. Từ đó trình bày suy nghĩ về những điều bản thân cần làm để góp phần vào “mùa xuân của đất nước”

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập h ai NXB Giáo dục, 2018, tr.55 và tr.56)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

- Đoạn trích trên thuộc tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

- Phép liên kết trên đoạn văn: từ "đó" thế cho "tiếng kêu"

- Phép tu từ so sánh:

+ Tiếng kêu của nó như tiếng xé => Diễn tả tiếng kêu thất thanh, chất chứa yêu thương mà bé Thu dành cho ba mình.

=> Tác giả thể hiện rõ nét khi bà lần đầu tiên bé thu gọi một tiếng ba - vừa thể hiện tình yêu và nỗi mong nhớ suốt bao năm trời bị dồn nén nhưng cũng là một sự dũng cảm, mạnh mẽ của chính cô bé và trong đó có cả cả sự hối hận.

Câu 2:

* Giới thiệu vấn đề: Việc tử tế

* Bàn luận vấn đề:

- Việc tử tế là gì?

- Việc tử tế: những việc làm tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đạo đức, có ích cho mình và cho mọi người.

- Người tử tế: là người có tấm lòng tốt, biết quan tâm và chia sẻ, biết đặt lợi ích chung trên lợi ích cá nhân.

- Người tử tế không từ chối những việc tốt cần làm.

- Những việc tưởng chừng như rất nhỏ mà có ý nghĩa lớn: nhặt một mảnh chai giữa đường để người khác không dẫm phải, một chiếc xe nghiêng đố có nhiều bàn tay cùng dựng dậy, một bạn học sinh nhỏ sau giờ học giúp các cô lao công nhặt rác trên sân trường…

- Những việc lớn lao cần có sự hi sinh: một nhân viên gác cống xe lửa nhanh tay cứu một em bé chơi trên đường ray, cộng đồng chung tay góp sức xoa dịu nỗi đau của một người bệnh nan y,…

- Vì sao cần lắm những việc làm tử tế trong cuộc sống?

+ Những việc làm tử tế tuy nhỏ sẽ tạo thành thói quen tốt cho mỗi người, dần dàn hình thành nhân cách cao đẹp.

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Có một cậu bé ngỗ nghịch hay bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng giữa cánh rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu thét lớn: “Tôi ghét người”. Khu rừng có tiếng vọng lại: "Tôi ghét người”. Cậu bé hốt hoảng quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được lại có tiếng người ghét cậu.

Người mẹ cầm tay con, đưa cậu trở lại khu rừng. Bà nói: “Giờ thì con hãy hét thật to:

Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu bé vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì con sẽ nhận lại điều đó. Ai gieo gió thì ắt gặt bão. Nếu con thù ghét người thì người cũng thù ghét con. Nếu con yêu thương người thì người cũng yêu thương con”.

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Trẻ, 2002)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta”.

Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến thành ngữ nào? Hãy giải thích ý nghĩa thành ngữ đó.

Câu 4. (1,0 điểm) Câu chuyện mang đến cho người đọc thông điệp gì?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn (khoảng 100 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng thương người.

Câu 2. (5,0 điểm) Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của nhà văn Nguyễn Thành Long.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. (0,5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản: tự sự

Câu 2. (0,5 điểm) Thành phần biệt lập gọi đáp "Con ơi"

Câu 3. (1,0 điểm) Câu nói “Ai gieo gió thì ắt gặt bão” gợi cho em nghĩ đến "Gieo nhân nào gặt quả nấy"

Ý nghĩa tục ngữ gieo nhân nào gặt quả nấy có nghĩa là khi bạn ở hiền thì gặp lành và khi bạn đối xử không tốt với ai thì sau này bạn sẽ bị người ta đối xử không tốt lại, và cứ thế cứ thế thì những đời kế tiếp bạn cũng sẽ bị như thế, vì thế hãy sống tốt và biết giúp đỡ người khác như thương người như thể thương thân thì sau này bạn nhận lại sẽ là lòng tốt của họ đối với mình.

Câu 4. (1,0 điểm)

Thông điệp: Con người nếu cho đi những điều gì sẽ nhận lại được những điều như vậy, cho đi điều tốt đẹp sẽ nhận được điều tốt đẹp.

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

- Giới thiệu lòng thương người: Mỗi chúng ta ai cũng đã từng nghe câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân”, đó là một nghĩa cử rất cao đẹp của con người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về lòng thương người.

- Bàn luận vấn đề

1. Giải thích thế nào là lòng thương người:

- Lòng thương người được hiểu là sự đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu, giúp đỡ giữa con người với nhau.

- Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn nạn.

- Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (Câu 1 đến Câu 4).

... Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung...

 

(SGK, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục 2005, Trang 183,184)

Câu 1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào? Của ai? (1.0 điểm)

Câu 2. Đoạn văn là lời của nhân vật nào? Những tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và công việc của nhân vật? (1.0 điểm)

Câu 3. Theo em, những điều gì đã giúp nhân vật sống yêu đời, hoàn thành tốt nhiệm vụ? (1.0 điểm)

Câu 4. Chỉ ra hàm ý trong câu văn sau: Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. (1.0 điểm)

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Câu 1. (2,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa.

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Đoàn thuyền đánh cả lại ra khơi,

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2017, tr.139)

a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b. Từ “lại" trong câu thơ thứ ba được tác giả sử dụng chủ yếu để diễn tả điều gì?

c. Xác định và chỉ rõ các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu.

d. Khái quát nội dung đoạn thơ bằng một câu văn.

Câu 2. (3,0 điểm)

Ngày 18/3/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức gặp mặt, trao bằng khen cho nhóm học sinh Ngô Anh Tài và Nguyễn Đức Hoàn (trường Trung học cơ sở Tân An, thị xã Quảng Yên) vừa đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học h thuật cấp quốc gia đánh cho học sinh trung học khu vực phía Bắc năm học 2018 - 2019, với đề tài “Máy làm sạch bề mặt bạt đáy ao nuôi tôm”. Đề tài đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá cao về tính sáng tạo và là nông tứng dụng thực tiễn, Đây chính là kết quả của quá trình miệt mài học tập, không ngừng sáng tạo và niềm đam mê khoa học cháy bỏng của hai em.

(Theo báo Giáo dục ngày 19/3/2019)

Từ tấm gương hai học sinh trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của sáng tạo trong đời sống. Đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập tinh thái (gạch chân thành phần tình thái).

Câu 3. (5,0 điểm)

Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Qua đó, em hiểu gì về ý nghĩa của gia đình đối với mỗi con người?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Câu 1

a. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

b. Từ “lại” nói lên rằng hằng ngày vào cái thời điểm ấy, khi trời yên biển lặng, đoàn thuyền ra khơi đã thành một cảnh quen thuộc.

c. Biện pháp tu từ trong câu thơ các em có thể chọn là so sánh và nhân hóa. Tác dụng:

- Câu thơ viết về cảnh biển đêm, ngày tàn, nhưng cảnh vẫn không hoang vắng nhờ hình ảnh rực sáng này. Trong cản quan của Huy Cận, vũ trụ là một ngôi nhà khổng lồ. Khi ngày đã tàn, “Mặt trời xuống biển”, màn đêm buông xuống “Đêm sập cửa” thì sóng biển như “then cài” đóng lại cánh cửa khổng lồ ấy. Những hình ảnh ẩn dụ này chứng tỏ nhà thơ có trí tưởng tượng phong phú.

- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa.

d. Cảnh đoạn thuyển đánh cá ra khơi thật đẹp biết bao.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2022-2023 trường THCS Nguyễn An Ninh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON