YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 trường THPT Lê Hồng Phong

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi học kì 2 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 trường THPT Lê Hồng Phong được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các em ôn tập thật tốt môn GDCD 12, chúc các em có kết quả học tập cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

MÔN: GDCD 12

NĂM HỌC 2022-2023

Thời gian làm bài: 45 phút

1. Đề số 1

Câu 1: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

A. Chính phủ.

B. Nhà nước.

C. Quốc hội.

D. Bộ Quốc phòng an ninh .

Câu 2: Trong các hoạt động bảo vệ môi trường thì bảo vệ rừng có tầm quan trọng.

A. Duy nhất.

B. Bậc nhất.

C. Sau cùng.

D. Đặc biệt.

Câu 3: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:

A. Từ 18 đến 27 tuổi.

B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi,

C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.

D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.

Câu 4: Nghĩa vụ nào sau đây không thuộc những nghĩa vụ trong kinh doanh?

A. Bảo vệ môi trường.

B. Nộp thuế đẩy đủ theo quy định của pháp luật.

C. Tuân thủ các quy định trong kinh doanh.

D. Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

Câu 5: Trong thời gian hưởng án treo do nuôi con nhỏ, A đã mở cho xưởng sản xuất đồ gốm tăng thu nhập do chị quản lý. Chị A băn khoăn không biết việc làm đó đúng hay không?. Em sẽ chọn phương án nào sau đây giúp chị A?

A. Nói với chị A chị thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp (đang chấp hành hình phạt án treo của tòa án)

B. Im lặng và không liên quan tới mình.

C. Em khuyên chị nên trốn đi mở xưởng nơi khác cho thoát án treo.

D. Khuyến khích chị A tạo thu nhập kinh tế.

Câu 6: Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đổng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đổng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyển được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư.

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 7: Những người nào sau đây không có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

A. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

B. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân.

C. Chánh án Tòa án nhân dân.

D. Thẩm phán.

Câu 8: Theo nguyên tắc nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm.

A. Bình đẳng.

B. Trực tiếp.

C. Phổ thông.

D. Bỏ phiếu kín.

Câu 9: Về cơ bản, qui trình giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo

A. 1 bước

B. 3 bước

C. 2 bước

D. 4 bước

Câu 10: Khi khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được cho là liên quan đến vụ việc thì?

A. Khám khi không có người chứng kiến.

B. Khám vào bất cứ lúc nào có thông tin.

C. Tuyệt đối không được khám vào ban đêm.

D. Không được khám vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Câu 11: Anh T bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề phát triển kinh tế của nơi mình đang sinh sống trong một cuộc họp hội đồng nhân dân. Như vậy anh T đã thực hiện:

A. nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ đất nước.

B. quyền tự do ngôn luận.

C. quyền tự do báo chí.

D. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

Câu 12: “Quyền tự do ngôn luận là một chuẩn mực xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự” là một nội dung thuộc

A. Ý nghĩa về quyền tự do ngôn luận.

B. Nội dung về quyền tự do ngôn luận

C. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận.

D. Khái niệm về quyền tự do ngôn luận

Câu 13: Hiến pháp 1992 quy định mọi công dân

A. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyển ứng cử.

B. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Đủ 21 tuổi trở lên có quyển bầu cử và ứng cử.

D. Từ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử.

Câu 14: Nhận định nào sai khi xác định người không được thực hiện quyền ứng cử?

A. Người bị khởi tố dân sự.

B. Người đang chấp hành quyết định hình sự của Toà án.

C. Ngưòi đang bị xử lý hành chính về giáo dục tại địa phương.

D. Người đã chấp hành xong bản án hình sự nhưng chưa được xoá án

Câu 15: Câu ca dao tục ngữ nào sau đây thể hiện khát khao học tập của con người Việt Nam?.

A. Học, học nữa, học mãi.

B. Có công mài sắt, có ngày nên kim.

C. Học một biết mười.

D. Học đi đôi với hành.

Câu 16: Điều nào dười đây không phải là hoạt động nghiên cứu khoa học?

A. Hoạt động tìm ra giải pháp cải thiện tình trạng bạo lực học đường.

B. Hoạt động phát hiện, tìm tòi các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy.

C. Hoạt động sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn,

D. Hoạt động phát minh ra bẫy chuột.

Câu 17: Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là :

A. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.

B. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.

C. Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử.

D. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.

Câu 18: Những ai được phép thành lập và quản lý doanh nghiệp?

A. Những người đang làm việc trong cơ quan Nhà nước.

B. Người chưa thành niên.

C. Công nhân quốc phòng trong các cơ quan công an.

D. Sỹ quan, hạ sỹ quan.

Câu 19: Bố Mai là công an, Bố đang muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nếu là Mai em chọn phương án nào sau đây để giúp bố?

A. Nói với bố, bố là công an thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định luật doanh nghiệp.

B. Khuyến khích bố vì gia đình có thêm thu nhập.

C. Mách với em trai về việc làm của bố.

D. Không nói gì vì mình là trẻ con.

Câu 20: Trên đường đi học về, A thấy một nhóm thanh niên mua bán trái phép chất ma tuý và cùng nhau ngồi tiêm chích. A đã quay vào điện thoại của mình và mang lên công an phường tố cáo hành động của nhóm đối tượng trên. Việc làm của A nhằm mục đích?

A. Bảo vệ Hiến pháp.

B. Bảo vệ chính trị.

C. Bảo vệ pháp luật.

D. Bảo đảm quốc phòng an ninh.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

2. Đề số 2

Câu 1: Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại là :

A. Cơ quan nhà nước

B. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

C. Cơ quan có thẩm quyền.

D. Chỉ có công dân

Câu 2: Ai được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?

A. Mọi công dân.

B. Cán bộ, công chức.

C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên.

D. Đại biểu Quốc hội

Câu 3: Việc quy định mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông .

B. Trực tiếp.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Bình đẳng.

Câu 4: Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, N hãnh diện khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được Bố Mẹ nhờ đi bầu cử thay. Theo em, N đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Nguyên tắc phổ thông.

B. Nguyên tắc bình đẳng.

C. Nguyên tắc trực tiếp.

D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Câu 5: Bố B không biết chữ nên nhờ B viết hộ và đảm bảo bí mật. Sau đó bố B tự mình đi bỏ phiếu là thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Công bằng.

B. Bình đẳng.

C. Bỏ phiếu kín.

D. Trực tiếp.

Câu 6: Ông T là một trong những người trong danh sách ứng cử viên bầu đại biểu Hội đồng nhân dân xã. Trong quá trình bầu, ông T cố tình lén xem một số người hàng xóm có bầu mình hay không để thỏa mãn tính tò mò. Hành vi của ông T đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Phổ thông.

B. Bình đẳng.

C. Trực tiếp.

D. Bỏ phiếu kín.

Câu 7: Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Đồng tình với ý kiến của A

B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.

C. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị X.

D. Lựa lời khuyên chị X ở nhà.

Câu 8: Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?

A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.

B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

C.Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã.

D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Câu 9: Ai có quyền bóc mở thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác?

A. Mọi công dân trong xã hội .

B. Cán bộ công chức nhà nước.

C. Người làm nhiệm vụ chuyển thư.

D. Những người có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

Câu 10: Hành vi nào sau đây là xâm phạm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín ?

A. Kiểm tra số lượng thư trước khi gửi.

B. Nhận thư không đúng tên mình gửi, trả lại cho bưu điện.

C. Bóc xem các thư gửi nhầm địa chỉ.

D. Đọc giùm thư cho bạn khiếm thị.

Câu 11: Một trong những hình thức thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân là

A. tự do nói chuyện trong giờ học.

B. tố cáo người có hành vi vi phạm pháp luật.

C. trực tiếp phát biểu ý kiến nhằm xây dựng trường học.

D. nói những điều mà mình thích.

Câu 12: Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng nào?

A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động.

B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy.

C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy.

D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phương.

Câu 13: Bố A ứng cử đại biểu quốc hội. A vận động mọi người bỏ phiếu cho bố A. Khi a vận động em, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Bỏ cho bố A vì em chơi thân với bạn ấy.

B. Em không quan tâm thế nào cũng được.

C. Em khuyên A nên để mọi người tự do lựa chọn vì đi vận động bỏ phiếu sẽ vi phạm quyền bầu cử của công dân.

D. Lôi kéo người khác cùng bỏ phiếu cho bố bạn A.

Câu 14: Trong quá trình thực hiện chủ trương của Nhà nước về giải phóng mặt bằng, gia đình ông N phát hiện quá trình đền bù của cán bộ địa phương cho nhà mình không đúng như quy định. Gia đình ông N cần làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

A. Làm đơn khiếu nại.

B. Làm đơn kêu cứu.

C. Đơn trình bày.

D. Đơn phản đối.

Câu 15: Bạn A đang là học sinh lớp 12 nhưng lại thường có thơ đăng báo. Vậy A đã thực hiện quyền nào dưới đâu của mình?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền tự do.

Câu 16: Một thủ tục quan trọng mang tính bắt buộc khi các cá nhân tham gia vào quá trình kinh doanh

A. phải có vốn.

B. lựa chọn được lĩnh vực kinh doanh.

C. phải có kinh nghiệm kinh doanh.

D. phải có giấy phép kinh doanh.

Câu 17: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì được đăng kí kinh doanh?

A. 17 tuổi.

B. 18 tuổi.

C. 20 tuổi.

D. 21 tuổi.

Câu 18: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh C?

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe của công dân.

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

D. Tự do ngôn luận của công dân.

Câu 19: “ Danh dự và nhân phẩm của cá nhân được tôn trọng và bảo vệ.” là một nội dung thuộc

A. Khái niệm về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

B. Nội dung về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

C. Ý nghĩa về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

D. Bình đẳng về quyền được PL bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

Câu 20: Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của :

A. Bộ luật Hình sự

B. Luật Dân sự

C. Luật Hành chính

D. Luật Môi trường

Câu 21: Việc trẻ em được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để khám và chữa bệnh là nội dung của quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền khỏe mạnh.

Câu 22: Quyền tự do về thân thể và tinh thần thực chất là :

A. Quyền được pháp luật bảo hộ sức khỏe và tính mạng

B. Quyền được pháp luật bảo hộ nhân phẩm và danh dự

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể

D. Quyền được sống và được làm người với tư cách là thành viẽn của xã hội

Câu 23: “ Trên cơ sở qui định của PL, quyền của công dân được tôn trọng và bảo vệ, từ đó công dân có cuộc sống bình yên, có điều kiện để tham gia vào đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.” là một nội dung thuộc

A. Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

C. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

D. Nội dungvề quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Câu 24: Khẳng định nào dưới đây không đúng về quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của công dân

A. Phát huy sức mạnh của toàn dân.

B. Bảo đảm quyền dân chủ của mỗi công dân.

C. Hạn chế quyền lực của đội ngũ cán bộ các cấp.

D. Hạn chế những vấn đề tiêu cực của xã hội.

Câu 25: Công dân sử dụng quyền nào dưới đây khi có căn cứ đó là hành vi tham nhũng?

A. Quyền tố cáo.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền bầu cử.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 26: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang.” là một nội dung thuộc

A. Nội dung quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

B. Ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

C. Khái niệm quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

D. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm thân thể của công dân

Câu 27: Chị A bị giám đốc kỉ luật với hình thức hạ bậc lương. Chị A cho rằng quyết định này là sai, xâm phạm đến quyền lợi của mình. Vậy chị A cần sử dụng quyền nào dưới đây theo quy định của pháp luật?

A. quyền tố cáo.

B. quyền khiếu nại.

C. quyền bình đẳng của công dân.

D. quyền tự do ngôn luận.

Câu 28: Công dân có quyền học từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

A. quyền học thường xuyên, học suốt đời.

B. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

C. có quyền học bất cứ ngành nghề nào.

D. quyền học không hạn chế.

Câu 29: Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử lý nào dưới đây?

A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm pháp luật.

B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc.

C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó.

D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.

Câu 30: Học sinh lớp 12A đang thảo luận kế hoạch tổ chức liên hoan chia tay sau khi tốt nghiệp phổ thông. Bạn nào cũng hăng hái phát biểu ý kiến. Đây là việc các bạn đang thực hiện

A. quyền tự do của học sinh trong lớp học.

B. quyền bình đẳng trong hội họp.

C. quyền dân chủ trực tiếp.

D. quyền dân chủ gián tiếp.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

3. Đề số 3

Câu 1: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào và bằng hình thức thực hiện gì?

A. Chính trị - gián tiếp

B. Kinh tế - trực tiếp

C. Xã hội - gián tiếp

D. Hành chính - trực tiếp

Câu 2: Pháp luật căn cứ vào đâu để quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp?

A. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh

B. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp

C. Thời gian kinh doanh của các doanh nghiệp

D. Khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp

Câu 3: Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?

A. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

B. Dân chủ gián tiếp

C. Dân chủ tập trung

D. Dân chủ trực tiếp

Câu 4: Nghĩa vụ quan trọng nhất của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh là:

A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

B. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh

C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật

D. Bảo vệ môi trường

Câu 5: Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước là:

A. Dân chủ trực tiếp

B. Dân chủ xã hội chủ nghĩa

C. Dân chủ tập trung

D. Dân chủ gián tiếp

Câu 6: Thế giới chọn ngày phòng chống HIV/AIDS là:

A. Ngày 1 tháng 10 hằng năm

B. Ngày 1 tháng 12 hằng năm

C. Ngày 1 tháng 9 hằng năm

D. Ngày 1 tháng 11 hằng năm

Câu 7: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là các quyền gắn liền với việc thực hiện ...

A. Hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta

B. Quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở

C. Trật tự, an toàn xã hội

D. Hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta

Câu 8: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong ... , là công cụ để nhân dân thực hiện ... trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại

A. Pháp lệnh/dân chủ tập trung

B. Luật/dân chủ xã hội chủ nghĩa

C. Hiến pháp/dân chủ gián tiếp

D. Hiến pháp/dân chủ trực tiếp

Câu 9: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.

C. khẩn trương, công khai, minh bạch.

D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

Câu 10: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản không thể thiếu của công dân trong một xã hội dân chủ, là ... của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự.

A. Năng lực

B. Chuẩn mực

C. Tiêu chuẩn

D. Trách nhiệm

Câu 11: Theo nguyên tắc bầu cử nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm?

A. Nguyên tắc bỏ phiếu kín

B. Nguyên tắc trực tiếp

C. Nguyên tắc phổ thông

D. Nguyên tắc bình đẳng

Câu 12: Quyền bầu cử và ứng cử được thể hiện một cách khái quát tại Điều thứ mấy của Hiến pháp năm 1992?

A. Điều 10

B. Điều 8

C. Điều 7

D. Điều 6

Câu 13: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp luật quy định: chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của ... mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.

A. Bộ luật Tố tụng Hình sự

B. Bộ luật Hình sự

C. Bộ luật Tố tụng Dân sự

D. Bộ luật Dân sự

Câu 14: Trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước ở phạm vi nào?

A. Địa phương

B. Cả nước và địa phương

C. Cả nước

D. Cơ sở

Câu 15: Quyền học tập của công dân được quy định ở đâu?

A. Trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước

B. Trong các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước

C. Trong Hiến pháp, Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước

D. Trong Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước

Câu 16: Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt là:

A. Quân đội nhân dân

B. Quốc phòng

C. An ninh

D. Bảo vệ an ninh quốc gia

Câu 17: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt ... hoặc bị truy cứu ...

A. Vi phạm hình sự/trách nhiệm hành chính

B. Vi phạm hành chính/trách nhiệm dân sự

C. Vi phạm hành chính/trách nhiệm hình sự

D. Vi phạm dân sự/trách nhiệm kỉ luật

Câu 18: Thảo luận và biểu quyết các các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào?

A. Địa phương

B. Cả nước

C. Cơ sở

D. Cơ sở và địa phương

Câu 19: Một trong những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử là:

A. Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án (kể cả không phải là phạt tù)

B. Người đang bị khởi tố về hình sự

C. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án

D. Người đang bị tạm giam

Câu 20: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị:

A. phạt cảnh cáo.

B. cải tạo không giam giữ đến hai năm.

C. phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

D. tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên.

Câu 21: Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhựng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý nhưng bà Hiệp vẫn xông vào và lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?

A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe

D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 22: Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.

B. Quyền tự do dân chủ của công dân.

C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 23: Quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, đến quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức là:

A. Quyền khiếu nại, tố cáo

B. Quyền bãi nại

C. Quyền khiếu nại

D. Quyền tố cáo

Câu 24: Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân ?

A. Quyền sáng tạo.

B. Quyền được phát triển.

C. Quyền học tập.

D. Quyền lao động.

Câu 25: Sau khi tốt nghiệp Trung học phố thông, K xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Nguyên nhân là do K chưa:

A. Đủ tuổi để kinh doanh

B. Quen kinh doanh thuốc tân dược

C. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược

D. Nộp thuế

Câu 26: Một trong những hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu gồm:

A. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước

B. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

C. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, lịch sử

D. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Câu 27: Thuế tính trên khoản tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng được gọi là:

A. Thuế giá trị gia tăng

B. Thuế thu nhập cá nhân

C. Thuế thu nhập doanh nghiệp

D. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 28: Thuế tính trên khoản thu của những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) từ toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ được gọi là:

A. Thuế giá trị gia tăng

B. Thuế thu nhập doanh nghiệp

C. Thuế tiêu thụ đặc biệt

D. Thuế thu nhập cá nhân

Câu 29: Ở phạm vi cơ sở, những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước ... là những việc:

A. Nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra

B. Phải được thông báo để dân biết và thực hiện

C. Dân bàn và quyết định trực tiếp

D. Dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định

Câu 30: Trong quá trình bầu cử, mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Nguyên tắc bỏ phiếu kín

B. Nguyên tắc trực tiếp

C. Nguyên tắc phổ thông

D. Nguyên tắc bình đẳng

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. Đề số 4

Câu 1: Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

Câu 2: Nội dung nào dưới đây KHÔNG thuộc quyền được phát triển của công dân?

Câu 3: Sau khi phát hiện hành vi nhận hối lộ của một cán bộ huyện N, bà M muốn gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền. Vậy bà M phải gửi đến cơ quan nào dưới đây cho đúng pháp luật?

A. Viện kiểm sát nhân dân huyện

B. Cơ quan công an bất kì

C. Ủy ban nhân dân huyện N

D. Ủy ban nhân dân tỉnh

Câu 4: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây ?

A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người tội phạm đang lẩn tránh ở đó.

B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm.

C. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm.

D. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu.

A. quyền quản lí nhà nước.

B. quyền khiếu nại và tố cáo.

C. quyền quản lí xã hội.

D. quyền tự do dân chủ của công dân.

A. Quyền học tập

B. Quyền sáng tạo

C. Quyền được phát triển

D. Quyền lao động

A. Các cơ quan tư pháp

B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước

C. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

D. Mọi cơ quan nhà nước

Câu 8: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của

A. mọi tổ chức, cá nhân.

B. riêng cán bộ kiểm lâm.

C. riêng cán bộ, công chức nhà nước.

D. mọi người quan tâm.

A. 36 giờ

B. 72 giờ

C. 24 giờ

D. 12 giờ

Câu 5: Nhà nước bảo đảm cho công dân thực hiện tốt quyền bầu cử và ứng cử chính là bảo đảm

Câu 6: Sau hơn một năm tìm tòi, nghiên cứu. Anh D, kĩ sư nhà máy đã đưa ra sáng kiến hợp lý hóa quy trình sản xuất, tạo ra năng suất lao động cao hơn trước. Anh D đã thực hiện quyền nào dưới đây của mình?

Câu 7: Những ai dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại?

Câu 9: Kể từ khi nhận được đề nghị xét phê chuẩn việc bắt khẩn cấp, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn trong thời hạn:

Câu 10: Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí xã hội của công dân được thực hiện bằng việc làm nào sau đây?

A. Tuyên truyền chính sách của Nhà nước ở cộng đồng dân cư

B. Tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội tại trường

C. Tham gia giám sát, kiểm tra dự án xây dựng nhà văn hóa xã

D. Tham gia hoạt động từ thiện tại địa phương

Câu 11: “Quy định của pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở nhằm bảo đảm cho công dân - con người có một cuộc sống tự do trong một xã hội dân chủ, văn minh” là một nội dung nói về:

A. Khái niệm về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

B. Bình đẳng về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

C. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

D. Ý nghĩa về quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

Câu 12: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.

B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.

C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.

D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

A. Nói với A, trình độ văn hóa của bạn chưa đủ điều kiện mở quầy thuốc

B. Nói với A, có bằng trung cấp dược mới đủ điều kiện mở quầy thuốc

C. Nói với A, bạn chưa đủ tuổi mở quầy thuốc

D. Nói với A, bạn đủ điều kiện mở quầy thuốc

A. Mọi cá nhân, tổ chức

B. Các cơ quan nhà nước

C. Những người có thẩm quyền

D. Mọi công dân

Câu 15: Hoạt động nào sau đây xâm phạm an nỉnh quốc gia?

A. Tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ địa phương.

B. Tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước cho nhân dân.

C. Tuyên truyền kiến thức lịch sử, văn hóa truyền thống tại các khu du lịch.

D. Tuyên truyền những nội dung có tính chất ,phản động, tung tin bịa đặt, nói xấu các cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Câu 16: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào nội dung nào dưới đây ?

A. Uy tín nguời đứng đầu doanh nghiệp.

B. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.

C. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.

D. Chủ trương kinh doanh của doanh nghiệp.

Câu 13: Sau khi tốt nghiệp THPT, A dự định sẽ mở quầy thuốc tân dược nhỏ. A băn khoăn không biết mình có đủ điều kiện mở quầy thuốc không. Em sẽ chọn cách nào để giúp bạn?

Câu 14: Ai trong những người dưới đây có quyền tố cáo?

Câu 17: Nội dung nào dưới đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân?

A. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng

B. Công dân được bắt người đang bị truy nã

C. Công dân được bắt người đang thực hiện hành vi phạm tội

D. Công dân được bắt người đã thực hiện hành vi tội phạm và đang bị đuổi bắt

A. Chỉ được bắt người khi có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

B. Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật

C. Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt

D. Khi nghi ngờ một người nào đó ăn cắp xe máy thì có quyền bắt giữ

Câu 19: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.

C. khẩn trương, công khai, minh bạch.

D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

A. khởi kiện vụ án hình sự tại Tòa án nhân dân

B. tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo

C. khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân

D. tố cáo với người tiếp nhận đơn tố cáo

A. Học sinh, sinh viên không phải đăng kí

B. Công dân nam đủ 18 tuổi trở lên phải đăng kí

C. Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên phải đăng kí

D. Học sinh lớp 12 không phải đăng kí

A. Đủ 18 tuổi trở lên

B. Đủ 17 tuổi trở lên

C. Đủ 16 tuổi trở lên

D. Đủ 20 tuổi trở lên

Câu 18: Chọn đáp án SAI

Câu 20: Nếu người tố cáo có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo không đúng pháp luật thì người tố cáo có quyền

Câu 21: Mấy bạn học sinh lớp 12 trao đổi với nhau về việc liệu học sinh đang học lớp 12 có phải đăng kí nghĩa vụ quân sự hay không. Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

Câu 22: Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử?

Câu 23: Trong dịp đại biểu hội đồng nhân dân xã Q tiếp xúc với cử tri, nhân dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất kinh doanh của xã. Đây là biểu hiện quyền nào của công dân?

A. Quyền tự do tư tưởng

B. Quyền xây dựng chính quyền

C. Quyền bày tỏ ý kiến

D. Quyền tự do ngôn luận

A. Dưới 18 tuổi

B. Đang nuôi con nhỏ

C. Có quyết định đặc xá

D. Đang phải chịu một hình phạt tù khác

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe

D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân

A. Được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe

C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự

A. Cơ quan thanh tra của chính phủ

B. Tất cả các cơ quan nhà nước

C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền

D. Cơ quan công an các cấp

A. Đặt điều nói xấu người khác

B. Đánh người gây thương tích

C. Tự ý bóc thư của người khác

D. Đi xe máy gây tai nạn cho người khác

A. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp trả lương thấp hơn đồng nghiệp nam

B. Lao động nam tố cáo chủ doanh nghiệp vô cớ cho nghỉ việc

C. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp vô cớ đánh đập mình

D. Lao động nam tố cáo chủ doanh nghiệp ưu tiên lao động nữ hơn nam

A. Khiếu nại đến Cảnh sát giao thông đã xử phạt mình

B. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt

C. Đăng bài lên facebook nói xấu người cảnh sát này

D. Khiếu nại đến giám đốc Công an tỉnh

A. quyền tự do ngôn luận

B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể

C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

D. quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

5. Đề số 5

Câu 1: Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?

A. Đủ 17 tuổi trở lên

B. Đủ 18 tuổi trở lên

C. Đủ 20 tuổi trở lên

D. Đủ 21 tuổi trở lên

Câu 2: Người giải quyết khiếu nại lần hai là

A. người trực tiếp khiếu nại lần đầu

B. người đứng đầu cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp của cơ quan đã giải quyết khiếu nại lần đầu

C. người tiếp nhận đơn khiếu nại lần hai

D. tất cả những người trong cơ quan cấp trên của nơi giải quyết khiếu nại lần đầu

Câu 3: Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình bằng các quyền nào sau đây?

A. Quyền tố cáo

B. Quyền khiếu nại

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

D. Quyền tự do ngôn luận

Câu 1: Công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử?

Câu 4: Quyền học của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc, tôn giáo, nguồn gốc của gia đình thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Bình đẳng về cơ hội học tập.

B. Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

C. Bình đẳng về thời gian học tập.

D. Bình đẳng về hoàn cảnh gia đình.

Câu 5: Mọi công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với

A. sự yêu thích, say mê, mơ ước, điều kiện của mình

B. điều kiện, sở thích, đam mê yêu cầu của xã hội.

C. năng khiếu, khả năng, sở thích, điều kiện của mình

D. năng khiếu, khả năng, điều kiện yêu cầu của mình.

Câu 6: C bị Công an bắt vì hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hành vi của C đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Phòng, chống tội phạm.

B. Kinh doanh trái phép.

C. Phòng, chống ma túy.

D. Tàng trữ ma túy.

Câu 7: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng. Bình đã chửi và xúc phạm Mạnh. Do nóng giận, mất bình tĩnh nên Mạnh đã ném bình hoa ở lớp vào mặt Bình. Bình tránh được nên bình hoa trúng vào đầu Công đang đứng ngoài hành lang. Hành vi của Mạnh đã vi phạm quyền gì đối với Công?

A. quyền bất khả xâm phạm về thân thể

B. quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe

C. quyền bất khả xâm phạm về nhân thân

D. quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự

Câu 8: Nhân dân trong khu dân cư D họp bàn về giữ gìn trật tự, an ninh trong phường. Việc làm này thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được tham gia hội họp

B. Quyền kiểm tra, giám sát Ủy ban nhân dân

C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

D. Quyền tự do dân chủ

Câu 9: Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, X xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Lý do từ chối nào dưới đây là đúng pháp luật?

A. X mới học xong trung học phổ thông.

B. X chưa quen kinh doanh thuốc tân dược.

C. X chưa có chứng chỉ nghề dược.

D. X chưa nộp thuế cho nhà nước.

Câu 10: Anh H (Giám đốc công ty TNHH), chị B (công nhân) kết hôn được 5 năm và sinh được 2 con gái, vì là con một nên anh H bắt chị B phải sinh tiếp để có con trai nối dõi, anh doạ”nếu không, tôi sẽ ly dị và không cho cô đem đi bất cứ tài sản nào cả”. Nếu em là chị B, em chọn cách xử lý nào dưới đây?

A. Khuyên anh H không nên làm như thế, vì sẽ vi phạm pháp luật.

B. Nghe lời anh H để cho gia đình được hạnh phúc.

C. Yêu cầu bố mẹ đẻ của anh H ngăn cản chuyện đó.

D. Cãi lại anh H và bế con về nhà mẹ đẻ sống.

Câu 11: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này. Những ai dưới đây không vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín trong bầu cử?

A. Chị N, cụ P và chị C.

C. Chị N, ông K, cụ P và chị C.

B. Chị N và cụ P.

D. Chị N, ông K và cụ P.

Câu 12: Nhà máy sản xuất chì mới được xây dựng gần khu dân cư có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và nhiễm độc chì cho trẻ em. Nhân dân khu dân cư có thể sử dụng quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo hướng nào?

A. Yêu cầu nhà máy ngừng hoạt động.

B. Chặn các phương tiện ra vào nhà máy.

C. Đe dọa công nhân làm việc trong nhà máy.

D. Gửi kiến nghị của mình lên Ủy ban nhân dân địa phương.

Câu 13: Do bị bạn bè rủ rê, G đã sử dụng và nghiện ma túy. Hành vi sử dụng ma túy của G đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Pháp luật về lĩnh vực giáo dục.

B. Pháp luật về trật tự an toàn xã hội.

C. Pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội.

D. Pháp luật về cưỡng chế.

Câu 14: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật quy định về ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, trong đó có:

A. bài trừ tệ nạn ma túy, mại dâm.

B. bài trừ nạn hút thuốc lá.

C. cấm uống rượu.

D. hạn chế chơi game.

Câu 15: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, anh A đã viết rồi tự tay bỏ lá phiếu của mình và của cụ Q là người không biết chữ vào hòm phiếu. Anh A và cụ Q cùng vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Bỏ phiếu kín.

B. Trực tiếp.

C. Phổ biến.

D. Công khai.

Câu 16: Quy định người ốm đau, già yếu, tàn tật được tổ chức bầu cử mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến nơi ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu, thể hiện nguyên tắc

A. phổ thông

B. bình đẳng

C. bỏ phiếu kín

D. trực tiếp

Câu 17: Nhận định nào sau đây ĐÚNG

Bắt người khẩn cấp khi có người....... là người đã thực hiện hành vi phạm tội mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn được:

A. chính mắt trông thấy

B. nghe người khác nói lại

C. nghi ngờ

D. xác nhận đúng

Câu 18: Đoạt giải quốc gia trong kỳ thi học sinh giỏi, D được tuyển thẳng vào Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. D đã được hưởng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền ưu tiên trong tuyển sinh.

B. Quyền được phát triển của công dân.

C. Quyền ưu tiên lựa chọn nơi học tập.

D. Quyền học suốt đời.

Câu 19: Chỉ được khám xét nhà ở của công dân trong các trường hợp nào sau đây?

A. Cần bắt người bị truy nã đang lẩn trốn ở đó.

B. Vào nhà lấy lại đồ đã cho người khác mượn khi người đó đi vắng.

C. Nghi ngờ người đó lấy trộm đồ của mình.

D. Bắt người không có lí do.

A. Người đang chấp hành hình phạt tù

B. Người đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật

C. Người đang công tác ngoài hải đảo

D. Người đang bị kỉ luật

A. Quyền được khuyến khích

B. Quyền được phát triển

C. Quyền học tập

D. Quyền ưu tiên

Câu 22: Chọn NHẬN ĐỊNH ĐÚNG

A. Cấp trên có quyền đánh người cấp dưới

B. Cán bộ nhà nước có thẩm quyền được phép đánh người

C. Trong một vài trường hợp công an có quyền đánh người

D. Không ai được phép đánh người

Câu 20: Người nào dưới đây KHÔNG có quyền bầu cử?

Câu 21: Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân?

Câu 23: Một trong những nội dung về quyền tự do kinh doanh của công dân là:

A. Công dân được tự do kinh doanh bất cứ mặt hàng nào.

B. Công dân được kinh doanh ở bất cứ nơi nào.

C. Mọi công dân đều có quyền thành lập doanh nghiệp.

D. Công dân có đủ điều kiện do pháp luật quy định đều có hoạt động kinh doanh.

Câu 24: Anh E đi xe máy va chạm với ông Q làm ông bị ngất. Con trai ông Q là anh N đã nhờ anh T giữ anh E tại nhà, còn anh đưa bố mình đi bệnh viện. Hôm sau, khi chắc chắn bố mình không bị ảnh hưởng gì từ vụ tai nạn đó, anh N mới quay lại đòi anh E bồi thường một khoản tiền rồi mới cho anh E về. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh N và T.

B. Anh E

C. Anh E, N, T.

D. Anh N

Câu 25: Ông X nhận tiền của H để vận chuyển sừng tê giác về bán cho H. Trên đường vận chuyển thì bị anh T kiểm lâm huyện M bắt giữ. Vì giá trị số hàng quá lớn nên H đòi X trả lại tiền nhưng ông X khất lần không trả. Bà A vợ ông H đã thuê K đến đe dọa ông T đòi trả lại số hàng. Trong trường hợp này, những ai vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường?

A. Ông X và H.

B. Anh T, K và bà A

C. Ông X, K và bà A

D. Ông X và K.

Câu 26: Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại tố cáo?

A. Theo thời gian thích hợp có thể thực hiện được.

B. Vô thời hạn.

C. Tùy từng trường hợp.

D. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.

Câu 27: Quyền học tập của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây?

A. Quyền được học thường xuyên, học suốt đời.

B. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hộ học tập.

C. Quyền học không hạn chế.

D. Quyền được học ở bất cứ trường đại học nào theo sở thích

Câu 28: Pháp luật quy định những cơ quan nào có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra?

A. Cảnh sát điều tra, Ủy ban nhân dân.

B. Cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát.

C. Viện Kiểm sát, Tòa án.

D. Ủy ban nhân dân, Tòa án.

Câu 29: Tại cuộc họp bàn về việc xây dựng đường liên thôn của xã, chị M không tán thành ý kiến của chị K đề cử chị S làm tổ trưởng tổ giám sát. Tuy nhiên, chị S vẫn được bầu làm tổ trưởng và sau đó giới thiệu người thân của mình vào tổ này nên bị bà Q quyết liệt phản đối. Khi đó, ông N chủ tọa cuộc họp yêu cầu bà Q dừng phát biểu khiến bà bực tức rủ chị M bỏ họp ra về. Những ai dưới đây đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Ông N, chị M và chị S.

B. Chị K, chị S, chị M và bà Q.

C. Chị K, bà Q, ông N và chị M.

D. Chị K, chị M và ông N.

Câu 30: Ông B Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện nên anh K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị anh T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, anh K đã bỏ họp ra về. Những ai dưới đây không vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

A. Chị M, anh H và anh K.

B. Chị M, anh K và ông B.

C. Chị M, anh H và ông B.

D. Anh H, anh K và anh T.

Câu 31: Anh A đóng góp ý kiến xây dựng quy ước, hương ước cho thôn của mình là thể hiện quyền dân chủ nào sau đây?

A. Quyền tự do lập hội và tự do hội họp.

B. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.

C. Quyền bầu cử và quyền ứng cử

D. Quyền khiếu nại và quyền tố cáo.

Câu 32: Chị B đã ly dị chồng được 12 năm. Tuy nhiên, chị B thường xuyên bị chồng cũ là anh R chặn đường để đánh, nhắn tin chửi bới, đe dọa đâm chém. Hành vi của anh R đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

B. Được pháp luật bảo vệ về tính mạng.

C. Đời sống riêng tư.

D. Bất khả xâm phạm về thân thể.

Câu 33: Bạn A có chị X bị bệnh tâm thần nhưng lại thích đi bầu cử. A khẳng định chị mình được đi bầu cử, vì ai đủ 18 tuổi trở lên cũng có quyền bầu cử. Nếu là bạn của A em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp?

A. Đồng tình với ý kiến của A

B. Nói để A biết chị X mất năng lực hành vi dân sự nên không được bầu cử.

C. Khuyên A đi bầu cử hộ để bảo vệ quyền lợi cho chị X.

D. Lựa lời khuyên chị X ở nhà.

Câu 34: Tại một điểm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, khi đang cùng chị C trao đổi về lý lịch các ứng cử viên, anh A phát hiện chị S viết phiếu bầu theo đúng yêu cầu của ông X. Anh A đã đề nghị chị S sửa lại phiếu bầu nhưng chị không đồng ý. Những ai dưới đây vi phạm nguyên tắc bỏ phiếu kín?

A. Anh A, chị S, chị C và ông X.

B. Ông X, chị S và chị C.

C. Chị S, chị C và anh A.

D. Anh A, ông X và chị S.

Câu 35: Trường C đặc cách cho em B vào lóp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh M cùng lóp tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?

A. Được tham vấn.

B. Sáng tạo.

C. Thẩm định.

D. Được phát triển.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn GDCD 12 năm 2022-2023 trường THPT Lê Hồng Phong. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON