YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS An Nhơn

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS An Nhơn sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS AN NHƠN

ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 9

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I (4.0 điểm)

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:

Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. Nhà vua nói "đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị" nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ "Sông núi nước Nam" có nội dung tương tự.

Câu 3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

PHẦN II. (6.0 điểm)

Giới thiệu về chiếc quạt giấy - một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I (4 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm)

- Đoạn văn trên trích trong tác phẩm "Hoàng Lê Nhất Thống Chí". (0.5 điểm)

- Tác giả là nhóm Ngô Gia Văn Phái, gồm có Ngô Thì Chí (1758-1788) và Ngô Thì Du (1772-1840). (0.5 điểm)

Câu 2. (1.0 điểm)

Lời nói của nhà vua "đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị" nhằm khẳng định chủ quyền của đất nước và kín đáo bày tỏ niềm tự hào về chủ quyền đất nước và sự bình đẳng giữa phương Bắc với phương Nam. (0.5 điểm)

Trong bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt có hai câu mang nội dung tương tự:

Sông núi nước Nam, vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

(Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư)

Câu 3. Viết đoạn văn (2.0 điểm)

* Về hình thức (0.5 điểm):

- Đoạn văn có liên kết, mạch lạc.

- Có độ dài khoảng nửa trang giấy thi

* Về nội dung (1.5 điểm):

Học sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây chỉ là một số gợi ý để tham khảo:

- Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

- Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố, ...

- Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,...

- Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,...  

- Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.

- Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả,... nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.

- Hình ảnh của các anh chiến sĩ ngoài biển đảo là những hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp của sự hy sinh vì nghĩa lớn.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (4.0 Điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn

Hai đứa ở hai đầu xa thẳm

Đường ra trận mùa này đẹp lắm

Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.

 

Một dãy núi mà hai màu mây

Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác

Như anh với em, như Nam với Bắc

Như Đông với Tây một dải rừng liền.

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây - Phạm Tiến Duật)

Câu 1. (0.5 điểm) Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. (1.0 điểm) Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc gì?

Câu 3. (2.5 điểm) Nêu cảm nhận của em về tình cảm của con người trong thời chiến.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 Điểm):

Phân tích diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều thể hiện qua đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (0.5 điểm)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2. (1.0 điểm)

Trong đoạn thơ trên tác giả đã thể hiện những cảm xúc: nỗi nhớ dành cho người yêu nhưng tâm trạng vẫn vui tươi, hứng khởi chào đón ngày ra trận.

Câu 3. (2.5 điểm)

Tình cảm của con người trong thời chiến: là những người có trái tim khao khát, rực lửa tình yêu thương. Không chỉ là tình yêu đôi lứa mà còn là tình yêu quê hương, tổ quốc, tinh thần quyết tâm chiến đấu giành lại độc lập.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 Điểm):

a. Mở bài

- Giới thiệu Nguyễn Du và Truyện Kiều.

- Giới thiệu đoạn trích và vấn đề cần nghị luận: diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích.

b. Thân bài 

- Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 của “Truyện Kiều”, Tú Bà đưa Kiều ra sống một mình ở lầu Ngưng Bích thực chất là giam lỏng Kiều, rắp tâm chuẩn bị một âm mưu mới.

- Không gian mênh mang (bốn bề bát ngát), cảnh tình tan tác, chia lìa (non xa -trăng ngần; cát vàng cồn nọ -dặm hồng bụi kia), lòng người phụ bạc đã đẩy Kiều sa vào cảm xúc bẽ bàng, bơ vơ.

- Nỗi nhớ của Kiều 

+ Nàng xót xa, thương nhớ người yêu, thương nhớ cha mẹ.

- Nỗi buồn của Kiều 

+ Sau cảm xúc nhớ người yêu, cha mẹ, lòng Kiều lại hụt hẫng và nỗi buồn điệp điệp (Buồn trông… ghế ngồi). 

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. (4.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) Hoàng Lê nhất thống trí là tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của Văn học Việt Nam thời trung đại.

Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả bằng đoạn văn ngắn (5 -7 câu).

Câu 2. (1.0 điểm) Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

Câu 3. (1.0 điểm) Tóm tắt hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.

Câu 4. (1.0 điểm) Tại sao gọi Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử.

PHẦN II (6.0 điểm):

Kể về một lần mắc lỗi mà em ân hận, day dứt mãi.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. (4.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) 

- Hoàng Lê Nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi do một nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê khi quân Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn thống nhất đất nước.

- Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 -1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan triều nhà Nguyễn.

- Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên trong đó có 7 hồi là do Ngô Thì Du viết, 3 hồi cuối là sự chắp vá, ghép nối những sự việc từ thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết viết.

Câu 2. (1.0 điểm)

- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm: Hoàng Lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Không chỉ dừng lại ở đó, cuốn tiểu thuyết này còn viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào những năm 30 cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.

Câu 3. (1.0 điểm)

Tóm tắt:

Trước thế giặc mạnh, quân Tây Sơn ở Thăng Long phải tạm rút lui về Tam Điệp và cho người vào Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.

Nhận được tin ngày 24/11 Nguyễn Huệ liền tổ chức lại lực lượng chia quân thành hai đạo thủy -bộ. Ngày 25/15 làm lễ tế trời đất, lên ngôi lấy hiệu là Quang Trung, vừa tiến quân vừa mở cuộc tuyển binh. Ngày 30 tháng Chạp, quân Quang Trung ra tới Tam Điệp, hội quân với Sở và Lân. Quang Trung khẳng định, chẳng quá mười ngày có thể đuổi được người thanh. Ông cho mở tiệc khao quân, ngầm hẹn mùng 7 sẽ có mặt ở Thăng Long mở tiệc lớn. Tiếp đó, nghĩa quân lên đường, tới rạng sáng mùng 3 Tết thì bí mật bao vây đồn Ngọc Hồi, dùng kế sách để quân Thanh đầu hàng nhanh, hạ đồn dễ dàng. Rạng sáng ngày 5 Tết, nghĩa quân tấn công đồn Ngọc Hồi, quân giặc dùng mưu hèn nhưng cuối cùng vẫn bị ta đánh bại. Cuối cùng, quân Thanh phải đầu hàng, thái thú Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự tử. Trưa mùng 5 Tết, Quang Trung dẫn quân toàn thắng vào Thăng Long. Trong khi đó, vua tôi Lê Chiêu Thống và tướng giặc Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, bỏ chạy, tàn quân tháo chạy giẫm lên nhau mà chết.

Câu 4. (1.0 điểm)

Hoàng Lê nhất thống chí được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử vì:

- Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm văn xuôi đầu tiên có quy mô lớn của bộ sử thi. Tác phẩm mang giá trị về văn học và sử học.

- Tác giả tái hiện lại bức tranh xã hội phong kiến đầy biến động cuối thế kỉ XVIII, những nhân vật ở tầng lớp trên của xã hội phong kiến không còn giữ đúng vai trò, trách nhiệm với dân. Trong triều đình, vua chúa tham quan sống sa đọa. Vua Cảnh Hưng cam chịu sống bạc nhược, Trịnh Tông trở thành con rối của đám kiêu binh. Vua tôi Lê Chiêu Thống bán nước, luồn cúi. Cuốn tiểu thuyết lịch sử chương hồi này phản ánh rõ nét đời sống cơ cực của người dân dưới thời Lê mạt: bất ổn, đói khổ. Bên cạnh đó là hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn mà nổi bật là hình ảnh người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trí tuệ sáng suốt, có tài cầm quân, có công đánh đuổi ngoại xâm ra khỏi bờ cõi.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

(Quê hương - Tế Hanh)

Câu 1. (1.0 điểm) Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả như thế nào?

Câu 2. (1.0 điểm) Đoạn thơ sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Nên tác dụng.

Câu 3. (2.0 điểm) Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về vẻ đẹp lao động của những con người Việt Nam.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

Đóng vai Trương Sinh để kể lại truyện Chuyện người con gái Nam Xương.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm)

Cảnh con thuyền ra khơi đánh cá được miêu tả: dân trai tráng hăng hái phăng mái chèo, cả con thuyền hăng như con tuấn mã, cánh buồm giương to như linh hồn của làng chài rướn thân hòa mình cùng thiên nhiên.

Câu 2. (1.0 điểm)

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng: so sánh (Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã; Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng), nhân hóa (Rướn thân trắng, góp).

- Tác dụng: làm cho bức tranh ra khơi thêm sinh động hơn, sự vật như có hồn hơn.

Câu 3. (2.0 điểm)

Học sinh hình thành đoạn văn dựa vào gợi ý sau:

- Nét đẹp lao động của con người Việt Nam được biểu hiện như thế nào? (cần cù, chăm chỉ, vượt khó…).

- Thành quả họ đã nhận lại là gì?

- Em học được bài học gì từ những nét đẹp đó.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự

- Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng trình tự tự sự, ngôi kể thứ nhất.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

* Mở bài

- Giới thiệu vào tình huống câu chuyện.

* Thân bài

Khái quát bối cảnh

- Là con trai duy nhất của một gia đình khá giả, được cha mẹ yêu thương, cưng chiều.

- Phải lòng một cô gái có dung nhan xinh đẹp và phẩm chất đoan trang, đầy đủ công dung ngôn hạnh.

- Sau khi lập gia đình có một cuộc sống hạnh phúc: có một cậu con trai mới chào đời kháu khỉnh.

→ Cuộc sống viên mãn, được nhiều người ngưỡng mộ và mơ ước.

---(Đáp án chi tiết phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I (2.0 điểm):

Khoanh tròn các đáp án đúng:

Câu 1. Các thành ngữ: nửa úp nửa mở, nói nước đôi liên quan đến phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất

B. Phương châm về lượng

C. Phương châm quan hệ 

D. Phương châm cách thức

Câu 2. Khi chuyển đổi lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp ta không cần lưu ý điều gì?

A. Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép

B. Có thể thêm “rằng” hoặc “là” trước lời dẫn

C. Có thể lược bỏ 1 số từ ngữ không cần thiết

D. Không cần lược bỏ từ ngữ nào

Câu 3. Các cụm từ sau cụm từ nào không phải là điển tích điển cố.

A. Núi Vọng phu.              

B. Cỏ Ngu mĩ.                

C. Lòng chim dạ cá.                  

D. Ngọc Mị Nương.

Câu 4. Khi giao tiếp phải tuân thủ mấy phương châm hội thoại?

A. Một

B. Hai

C. Bốn

D. Năm

Câu 5. Từ đầu trong dòng nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

A. Đầu bạc răng long.

B. Đầu súng trăng treo.

C. Đầu non cuối bể.

D. Đầu sóng ngọn gió.

Câu 6. Trong các từ sau từ nào là từ láy?

A. Tươi tốt              

B. Rổ rá                    

C. Lao xao                          

D. Bọt bèo

Câu 7. Thành ngữ nào có nội dung được giải thích như sau: dung túng, che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc?

A. Mỡ để miệng mèo

B. Nuôi ong tay áo

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Cháy nhà ra mặt chuột

Câu 8. Thành ngữ ăn ốc nói mò mang nét nghĩa nào trong những nét nghĩa sau:

A. Nói nhảm nhí vu vơ

B. Nói hồ đồ không có căn cứ

C. Nói bịa đặt vu khống

D. Nói ba hoa khoác lác

PHẦN II. (3.0 điểm):

Cho đoạn văn:

Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm, biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em thấy là nơi nương tựa an toàn thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

(Theo SGK Ngữ văn 9 học kì I -NXB GD Việt Nam)

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Thuộc phần nào của văn bản?

Câu 2. Đoạn văn có câu “Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do”. Theo em hiểu “một cuộc sống có trách nhiệm” của trẻ em là gì?

Câu 3. Nhận thức được tầm quan trọng của chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đảng, nhà nước ta đã thể hiện sự quan tâm bằng những việc làm nào? (kể 2-3 việc làm cụ thể).

Câu 4. Từ những nhiệm vụ đặt ra cho mọi người trong đoạn văn. Liên hệ với bản thân em, nếu chứng kiến ở đâu đó trong cuộc sống những hành vi ngược đãi, bạo hành đối với trẻ em, lúc ấy em sẽ làm gì?

PHẦN III (5.0 điểm):

Giới thiệu về chiếc quạt giấy - một đồ vật gần gũi trong cuộc sống con người.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

PHẦN I. (2.0 điểm)

Câu 1: D

Câu 2: D

Câu 3: C

Câu 4: D

Câu 5: A

Câu 6: C

Câu 7: B

Câu 8: A

PHẦN II. (3.0 điểm)

Câu 1.

- Đoạn văn trích trong văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. (0.25 điểm)

- Đoạn văn thuộc phần cuối của văn bản (phần nhiệm vụ). (0.25 điểm)

Câu 2. Em hiểu một cuộc sống có trách nhiệm của trẻ em là:

- Trẻ em tự ý thức được các suy nghĩ, hành động, việc làm của mình một cách đúng đắn theo chuẩn mực đạo đức xã hội. Biết tự điều chỉnh bản thân, biết yêu thương chia sẻ… với người khác, không chỉ sống cho riêng mình mà còn cho gia đình, xã hội. (0.5 điểm)

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2021-2022 Trường THCS An Nhơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON