YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK1 môn Địa Lí 10 năm 2021 - 2022 Trường THPT Lê Lợi có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu  giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HK1 môn Địa Lí 10 năm 2021 - 2022 Trường THPT Lê Lợi có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

LÊ LỢI

ĐỀ THI HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 10

Thời gian: 45 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM  (4 điểm)

Câu 1: Gió mùa là

A. loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm.

B. loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.

C. loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.

D. loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.

Câu 2: Gió biển và gió đất là loại gió

A. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.

B. hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.

C. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo ngày và đêm.

D. hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.

Câu 3: Thổ nhưỡng là

  1. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
  2. lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa.
  3. nơi sinh sống của con người.

D. lớp vật chất vụn bở, trên đó con người tiến hành trồng trọt.

Câu 4: Ở nước ta, nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới chế độ nước của sông là

A. Chế độ mưa.                    B. Địa hình.            C. Thực vật.                D. Hồ , đầm.

Câu 5: Sông A – ma – dôn ( sông có diện tích lưu vực lớn nhất thế giới ) nằm ở

A. Châu Âu.                         B. Châu Á.       C. Châu Phi.                       D. Châu Mĩ.

Câu 6: Đá mẹ là nguồn cung cấp chất vô cơ trong đất , có vai trò quyết định tới

A. Độ tơi xốp của đất.           

B. Lượng chất dinh dưỡng trong đất.

C. Thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới của đất.

D. Khả năng thẩm thấu nước và không khí của đất.

Câu 7: Nguyên nhân hình thành quy luật địa đới trên Trái Đất là

  1. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời theo vĩ độ.
  2. sự thay đổi mùa trong năm.
  3. sự thay đổi lượng bức xạ Mặt Trời trong năm.

D. sự chênh lệch thời gian chiếu sáng trong năm theo vĩ độ.

Câu 8: Frông khí quyển là

A. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí di chuyển ngược chiều nhau.

B. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất hóa học.

C. bề mặt ngăn cách giữa hai khối khí khác biệt nhau về tính chất vật lý.

D. bề mặt ngăn cách giữa một khối khí với mặt đất nơi khối khí đó hình thành..

Câu 9:Trên trái đất các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau

A. các đai áp cao nằm ở bán cầu bắc, các đại áp thấp nằm ở bán cầu Nam.

B. các đai áp thấp nằm ở bán cầu bắc, các đại áp cao nằm ở bán cầu Nam.

C. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đại áp thấp xích đạo.

D. các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đường xích đạo.

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu tạo nên sóng biển là

A. Các dòng biển.                      B. Gió thổi.

C. Động đất , núi lửa                 D. Hoạt động của tàu bè, khai thác dầu...

II . TỰ LUẬN  ( 6 điểm )

Câu 1. (3,0 điểm)  

Nêu khái niệm quy luật phi địa đới. so sáng sự khác nhau về khái niệm và nguyên nhân của quy luật địa ô và quy luật đai cao.

Câu 2. (1,0 điểm)  

Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình năm theo vĩ độ.

Vĩ độ

Nhiệt độ trung bình năm (0C)

00

24,5

200

25,0

300

20,4

400

14,0

500

5,4

600

- 0,6

700

- 10,4

Vẽ biểu đồ đường thể hiện nhiệt độ trung bình năm của vĩ độ  00 đến vĩ độ 500.

Câu 3. (2,0 điểm)

a. Tại sao nước trên Trái Đất không cạn kiệt?

b.Việc phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra những hậu quả gì đối với đời sống và môi trường tự nhiên? điểm)

c.Trên báo kinh tế ngày 16/07/ 2018 có thông tin “Hải Phòng từ chối dự án nhà máy giấy có nguy cơ gây ô nhiễm”  có đoạn viết:

“Bí  thư Thành ủy Hải Phòng, ông Lê Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng có y kiến không đồng y về Dự án Nhà máy sản xuất giấy của Tập đoàn Cửu Long(Trung Quốc) tại KCN Nam Đình Vũ, quận Hải An, TP Hải Phòng do lo ngại nguy cơ gây ô nhiếm môi trường”

Em hãy nêu y kiến của mình về sự kiện trên. (0,5 điểm)

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm)

1 C

2 C

3 A

4 A

5 D

6 C

7 A

8 C

9 C

10 B

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

  I. TRẮC NGHIỆM  (4 điểm)

Câu 1: Đặc điểm của gió tây ôn đới là?

A. Thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm.              

B. Thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.

C. Thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.

D. Thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.

Câu 2: Thạch quyển bao gồm

A. phần trên của lớp manti và lớp vỏ Trái Đất.

B. bộ phận vỏ lục địa và vỏ đại dương.

C. lớp vỏ Trái Đất.

D. tầng badan, tầng trầm tích, tầng granit.

Câu 3: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là

A. sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.

B. sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.

C. sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.

D. sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương theo mùa.

Câu 4: Gió đất có đặc điểm

A. thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.              

B. thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.   

C. thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.              

D. thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.

Câu 5: Thủy quyển là lớp nước trên trái đất, bao gồm?

A. Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất.

B. Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, hơi nước trong khí quyển.

C. Nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất, hơi nước trong khí quyển.

D. Nước trong các biển và đại dương, nước trên lục địa, nước trong lòng trái đất, hơi nước trong khí quyển.

Câu 6: Ở kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cây cối hầu như không phát triển, hình thành các hoang mạc, nguyên nhân chủ yếu là do

A. độ ẩm quá thấp.

B. gió thổi quá mạnh.

C. nhiệt độ quá cao.

D. thiếu ánh sáng.

Câu 7: Ở mỗi bán cầu , tự vĩ độ thấp lên vĩ độ cao lần lượt là các khối khí:

A. Chí tuyến , cực , ôn đới , xích đạo.                

B. Cực , chí tuyến , ôn đới , xích đạo.

C. Xích đạo , chí tuyến, ôn đới , cực.               

D. Cực , ôn đới , chí tuyến , xích đạo.

Câu 8: Khối khí có đặc điểm "lạnh" là ?

A. Khối khí cực.                                          B. Khối khí ôn đới.       

C. Khối khí chí tuyến.                      D. Khối khí xích đạo.

Câu 9: Các khu khí áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên thế giới vì

A. không khí ở đó loãng, dễ bị lạnh nên hơi nước ngưng tụ sinh ra mưa.

B. không khí ở đó bị đẩy lên cao, hơi nước gặp lạnh ngưng tụ sinh ra mưa

C. nơi đây nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn nhiệt độ cao nước bốc hơi nhiều sinh ra mưa

D. nơi đây nhận được lượng ẩm từ các nơi thổi đến mang theo mưa

Câu 10: Địa hình đất xấu là do kết quả của

  1. hiện tượng nước chảy tràn.
  2. hiện tượng nước chảy thành dòng thường xuyên.
  3. quá trình mài mòn và thổi mòn của gió.
  4. tác động của băng hà xói mòn đất.

II . TỰ LUẬN  ( 6 điểm )

Câu 1. (3,0 điểm)  

Nêu khái niệm về lớp vỏ địa lí(lớp vỏ cảnh quan). Phân biệt lớp vỏ Trái Đất và lớp vỏ địa lí ( về chiều dày, thành phần vật chất...)

Câu 2. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu:

              NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH CỦA TRẠM KHÍ TƯỢNG HÀ NỘI  (Đơn vị; 0 C)

Tháng

I

III

V

VII

IX

XI

XII

Nhiệt độ (0C)

16,4

20,2

27,3

28,9

27,2

21,4

18,2

Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự  thay đổi nhiệt độ trung bình của trạm khí tượng Hà Nội.

Câu 3. (1,0 điểm)  

“ Sen tàn cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân’’

Bằng kiến thức địa lí hãy giải thích câu thơ trên trong Truyện Kiều. Tại địa phương em sinh sống có quan sát được hiện tượng trong câu thơ  trên không?

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM:(4,0 điểm)

1 C

2 A

3 D

4 A

5 B

6 A

7 C

8 B

9 C

10 A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tỉ lệ dân số thành thị tăng là biểu hiện của

A. Quá trình đô thị hóa.                                 B. Sự phân bố dân cư không hợp lí.

C. Mức sống giảm xuống.                             D. Số dân nông thôn giảm đi.

Câu 2: Ý nào dưới đây là đặc điểm của quá trình đô thị hóa ?

A. Dân cư thành thị có tốc độ tăng trưởng bằng với tốc độ tăng của dân số ở nông thôn.

B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.

C. Hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn giảm mạnh.

D. Ở nông thôn , hoạt động thuần nông chiếm hết quỹ thời gian lao động .

Câu 3 : Ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa là

A. Làm cho nông thôn mất đi nguồn nhân lực lớn.

B. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.

C. Tình trạng thất nghiệp ở thành thị ngày càng tăng.

D. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động .

Câu 4: Hậu quả của đô thị hóa tự phát là

A. Làm thay đổi sự phân bố dân cư.                  B. Làm thay đổi tỉ lệ sinh tử.

C. Làm ách tắc giao thông , ô nhiễm môi trường , tệ nạn xã hội ngày càng tăng.

D.Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế .

Câu 5: Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới ?

A. Gió mậu dịch , gió mùa , gió tây ôn đới .           B. Gió mùa , gió tây ôn đới , gió fơn.

C. Gió mậu dịch , gió đông cực , gió fơn.             D. Gió mậu dịch , gió tây ôn đới , gió đông cực.

Câu 6: Quy luật địa đới có biểu hiện

A. Vòng tuần hoàn của nước.                                 B. Các hoàn lưu trên đại dương.

C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.           D. Các vanh đai đất và thực vật theo độ cao.

Câu 7: Nguyên nhân sâu xa tạo nên quy luật phi địa đới là

A. Sự chuyển động của các dòng biển nóng , lạnh ngoài đại dương đã ảnh hưởng tới khí hậu của các vùng đất ve bờ.

B. Độ dốc và hướng phơi của địa hình làm thay đổi lượng bức xạ mặt trời ở các vùng núi.

C. Năng lượng bên trong trái đất đã phân chia trái đất ra lục địa , đại dương và địa hình núi cao.

D. Năng lượng bên ngoai trái đất đã sinh ra ngoại lực làm hình thành nhiều dạng địa hình khác nhau trên bề mặt trái đất.

Câu 8: Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là

A. Sự giảm nahnh nhiệt độ và sự thay đổi độ ẩm và lượng mưa theo độ cao.

B. Sự giảm nhanh lượng bức xạ mặt trời tiếp nhận theo độ cao.

C. Sự giảm nhanh nhiệt độ , khí áp và mật độ không khí theo độ cao.

D. Sự giảm nhanh nhiệt độ , độ ẩm và mật độ không khí theo độ cao .

Câu 9: Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là

A. Sự phân bố của các vanh đai nhiệt theo độ cao.

B. Sự phân bố của các vanh đai khí áp theo độ cao.

C. Sự phân bố của các vanh đai khí hậu theo độ cao.

D. Sự phân bố của cac vanh đai đất và thực vật theo độ cao.

Câu 10: Nguyên nhân chính tạo nên quy luật địa ô là

A. ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo chiều kinh tuyến.

B. sự phân bố đất liền và biển , đại dương.

C. Sự hình thành của các vanh đai đảo , quần đảo ven các lục địa.

D. Các loại gió thổi theo chiều vĩ tuyến đưa ẩm từ biển vào đất liền.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:

Hãy trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?

Câu 2:  Cho bảng số liệu sau: Diện tích, dân số thế giới và các châu lục, năm 2005

Châu lục

Diện tích (triệu km2)

Dân số (triệu người)

Châu Phi

30,3

906

Châu Mĩ

42,0

888

Châu Á

31,8

3920

Châu Âu

23,0

730

Châu Đại Dương

8,5

33

Toàn thế giới

135,6

6477

a. Tính mật độ dân số thế giới và các châu lục.

b. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện mật độ dân số thế giới và các châu lục.

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

D

C

D

A

C

A

D

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biểu hiện rõ rệt của quy luật địa ô là

A. Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm theo kinh độ.     B. Sự thay đổi của lượng mưa theo kinh độ.

C. Sự thay đổi các kiểu thực vật theo kinh độ.       D.Sự thay đổi các nhôm đất theo kinh độ.

Câu 2: Đại bộ phận dân cư thế giới tập trung ở

A. Châu Mĩ       B. Châu Phi             C. Châu Đại Dương              D. Châu Á

Câu 3: Khu vực nào dưới đây có mật độ dân số dưới 10 người/km2 ?

A. Tây Âu         B. Ô – xtrây – li - a               C. Đông Nam Á                D. Nam Á

Câu 4: Khu vực nào dưới đây có mật độ dân số từ trên 200 người/km2 ?

A. In – đô – nê – xi – a                    B. Phía Đông Trung Quốc.

C. Hoa Kì.                                        D. Liên Bang Nga.

Câu 5: Những nơi dân cư tập trung đông đúc thường là những nơi

A. Có đất đai màu mỡ,có mức độ tập trung công nghiệp cao.

B. Có địa hình cao , khí hậu mát mẻ , có đặc điểm đu lịch.

C. Có lượng mưa rất lớn, có rừng rậm phát triển.

D. Có mặt bằng lớn , có công nghiệp khai thác khoáng sản.

Câu 6: Khu vực nào sau đây dân cư thường tập trung đông đúc hơn ?

A. Khu vực trồng cây công nghiệp dài ngày.                B. Khu vực trồng lúa nước.

C. Khu vực trồng cây ăn quả.                                       D. Khu vực trồng rừng.

Câu 7: Tại sao vùng hoang mạc thường có dân cư thưa thớt.

A. Đất nghèo dinh dưỡng.                          B. Không sản xuất được lúa gạo.

C. Nghèo khoáng sản.        D.Khí hậu khắc nghiệt , không có nước cho sinh hoạt và sản xuất.

Câu 8: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là

A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.             B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.

C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.     D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.

Câu 9: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa

A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.

C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.

D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.

Câu 10: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới

A. Phân bố sản xuất                             B. Tổ chức đời sống xã hội.

C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:  Trình bày vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế. (Lấy ví dụ)

Câu 2:  Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?

Câu 3:  Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế- xã hội?

Câu 4:  Cho bảng số liệu:    

ĐÀN BÒ TRÊN THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1980- 2002

(triệu con)

Năm

Vật nuôi

1980

1992

1996

2002

1218,1

1281,4

1320,0

1360,5

a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng đàn bò trên thế giới, thời kì 1980- 2002.

b. Nhận xét.

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

B

B

A

B

A

D

A

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cơ cấu dân sô thể hiện được tinh hình sinh tử , tuổi thọ , khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

A. Cơ cấu dân số theo lao động.                            B. Cơ cấu dân số theo giới.

C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.                               D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 2: Thông thường , nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.                    B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.                     D. Độ tuổi chưa thể lao động .

Câu 3: Thông thường , nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi ( hoặc đến 64 tuổi ) được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.                    B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.                     D. Hết độ tuổi lao động.

Câu 4: Thông thường , nhóm tuổi từ 60 tuổi ( hoặc 65 tuổi ) trở lên được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.                       B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.                        D. Không còn khả năng lao động .

Câu 5: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 % , nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có

A. Dân số trẻ.   B. Dân số già.     C. Dân số trung bình.           D. Dân số cao.

Câu 6: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35% nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có

A. Dân số trẻ.          B. Dân số già.            C. Dân số trung bình.           D. Dân số cao.

Câu 7: Sự khác biệt giữa tháp mở rộng với tháp thu hẹp là

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn , hai cạnh thoải.                  B. Đáy hẹp , đỉnh phinh to.

C. Đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra.     D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 8: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là

A. Đáy rộng , đỉnh nhọn , ở giữa thu hẹp.            B. Đáy hẹp , đỉnh phình to.

C. ở giữa tháp phình to , thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp .

D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 9: Kiểu tháp thu hẹp có đặc điểm là :

A. Đáy rộng , đỉnh nhọn , hai cạnh thoải.                B. Đáy hẹp ,đỉnh phình to

C. ở giữa thap thu hẹp , phình to ở phía hai đầu.     D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 10: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là

A. nguồn lao động.                              B. Lao động đang hoạt động kinh tế .

C. Lao động có việc làm.                     D. Những người có nhu cầu về việc làm.

II. TỰ LUẬN

Câu 1:  Trình bày vai trò của các nguồn lực đối với phát triển kinh tế. (Lấy ví dụ)

Câu 2: Tại sao ngành nuôi trồng thủy sản thế giới ngày càng phát triển?

Câu 3:

Hãy trình bày ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?

 

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

A

B

B

A

A

C

D

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HK1 môn Địa Lí 10 năm 2021 - 2022 Trường THPT Lê Lợi có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON