YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phạm Thái Bường

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 10 có thêm tài liệu ôn tập, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THPT Phạm Thái Bường dưới đây được biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT PHẠM THÁI BƯỜNG

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Ngay sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, nhân dân ta phải tiến hành kháng chiến chống giặc ngoại xâm nào?

A. Chống quân Tống lần thứ nhất                 

B. Chống quân Tống lần thứ hai

C. Ba lần chống quân Mông – Nguyên         

D. Chống quân Minh

Câu 2. Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (938) đến thế kỉ XV, nhân dân ta còn phải tiến hành nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược đó là

A. Hai lần chống Tống, hai  lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

B. Chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Xiêm

C. Hai lần chống Tống, ba  lần chống Mông – Nguyên và chống Minh

D. Hai lần chống Tống, ba lần chống Mông – Nguyên, chống Minh và chống Thanh

Câu 3. Tinh thần chủ động đối phó với quân Tống của nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương nào?

A. Vườn không nhà trống

B. Tiên phát chế nhân

C. Lập phòng tuyến chắc chắn để chặn giặc

D. Tích cực chuẩn bị lương thảo, vũ khí, luyện quân để chống lại thế mạnh của giặc

Câu 4. Để đối phó với thế mạnh của quân Mông – Nguyên, nhà Trần đã thực hiện kế sách

A. Ngụ binh ư nông                    

B. Tiên phát chế nhân

C. Vườn không nhà trống           

D. Lập phòng tuyến chắc chắn để đánh giặc

Câu 5. Dưới thời nhà Nguyễn, bộ Hoàng Việt Luật lệ còn được gọi là gì?

A. Luật Gia Long.                             

B. Luật Hoàng triều.  

C. Luật Minh Mạng.              

D. Luật Hồng Đức.

Câu 6.“ Nếu Bệ hạ muốn hàng, xin hãy chém đầu Thần trước đã ”, là câu nói của ai ?

A.Trần Hưng Đạo .  

B.Trần Thủ Độ.    

C.Trần Quốc Toản.            

D.Trần Quang Khải.

Câu 7. Nhà Nguyễn đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây như thế nào ?

A. Đặt quan hệ ngoại giao với các nước phương Tây.

B. Thực hiện mở cửa để quan hệ với phương Tây.

C. Thi hành chính sách tương đối mở đối với các nước phương Tây.

D. Chủ trương đóng cửa, không chấp nhận quan hệ với họ.

Câu 8. Thành tựu nào  dưới triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới?

A. Cột cờ Hà Nội                              

B. Quân thể di tích cố đô Huế

C. Nhã nhạc cung đình Huế              

D. Các lăng tẫm và đại nội Huế

Câu 9. Triều đại phong kiến nào của Việt Nam bộ máy nhà nước hoàn chỉnh và đạt đỉnh cao?

A. Nhà Lý      

B. Nhà Trần                       

C. Nhà tiền Lê      

D. Nhà hậu Lê

Câu 10. Con sông lịch sử chia cắt đất nước thành Đàng trong và Đàng ngoài là

A. Sông Thạch Hãn    

B. Sông Bạch Đằng            

C. Sông Gianh      

D. Sông Bến Hải

Câu 11 Ý nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Triều Lê sơ tiến hành cải cách hành chính                    

B. Cục diện Nam triều – Bắc triều

C. Cục diện Đàng Trong – Đàng Ngoài                              

D. Cục diện vua Lê – chúa Trịnh

Câu 12. Đất nước ta bị chia cắt trong những thế kỉ XVI – XVIII là do

A. Nhu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới

B. Quyền lợi của các tập đoàn phong kiến trong nước

C. Sự phát triển của các vùng miền đất nước theo các chiều hướng khác

D. Những biến động của tình hình thế giới tác động đến nước ta

Câu 13. Kết cục cuộc chiến tranh Trịnh –Nguyễn ?

A.Chúa Nguyễn giành thắng lợi, thành lập chính quyền thống nhất.

B.Chúa Trịnh giành thắng lợi, thành lập chính quyền thống nhất .

C.Không phân chia thắng bại, hai bên giảng hòa, đất nước bị chia cắt.

D.Đã xóa bỏ sự chia cắt, tiến tới thống nhất đất nước.

Câu 14. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ chính sách ngoại giao của nhà Mạc là

A.Kiên quyết đấu tranh bất cứ thế lực nào nhằm giữ vững  chủ quyền của quốc gia.

B.Thần phục các nước lớn để giữ vững  chủ quyền của quốc gia.

C.Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhằm giữ vững lãnh thổ quốc gia.

D.Thực hiện chính sách cứng rắn với tất cả các nước láng giềng và thế giới.

Câu 15. Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là

A. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ                 

 B. Phát triển nền văn minh Đại Việt

C. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc

D. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân,….

Câu 16. Nét nổi bật về chính trị Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVI – XVIII là

A.Đất nước tiếp tục phát triển thịnh vượng về mọi mặt.

B.Đất nước liên tục bị chiến tranh, chia cắt bởi các thế lực phong kiến.

C.Đất nước có nền kinh tế, văn hóa tiếp tục phát triển.

D.Đất nước bước vào thời kì khủng hoảng suy yếu.

B.PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1. Nêu  vai trò của phong trào nông dân Tây Sơn đối với sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII.

Câu 2. Em hãy nêu và  đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn.

Câu 3. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến  chống ngoại xâm từ thế kỉ X  đến  cuối thế kỉ XV theo những nội dung sau: Tên triều đại phong kiến; thời gian; kẻ thù; người lãnh đạo; kết quả.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I.TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A

C

B

C

A

B

D

C

D

C

A

B

C

C

C

B

II.TỰ LUẬN:

Câu 1: Vai trò phong trào nông dân Tây Sơn đối  với sự nghiệp thống nhất đất nước:

-Năm 1771 cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra ở Bình Định do 3 anh em Nguyễn Nhạc,Nguyễn Huệ…lãnh đạo

-Cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành một phong trào đấu tranh lật đổ chính quyền chúa Nguyễn đàng trong 1777.

-Từ 1786-1788 phong trào Tây Sơn tiến quân ra bắc lật đổ tập đoàn Lê-Trinh

=>Phong trào Tây Sơn đã hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước cuối thế kỉ XVIII.

Câu 2: Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn:

-Đối với nhà Thanh:chịu thần phục

-Đối với Lào,Chân Lạp:bắt thần phục

-Đối với các nước phương Tây:đóng cửa,không chấp nhận quan hệ ngoại giao

Đánh giá:Hạn chế lớn ,làm cho nước ta bị cô lập,không tiếp thu kỉ thuật tiến bộ bên ngoài,lạc hậu,…

Câu 3:

Tên KN

Thời gian

Kẻ thù

Lãnh đạo

 

Kết quả

Tiền Lê

981

Tống

Lê Hoàn

Thắng lợi

Nhà  Lý

1075-1077

Tống

Lý Thường Kiệt

Thắng lợi

Nhà  Trần

1258,1285,1287-1288

Mông-

Nguyên

Các vua Trần, Trần Hưng Đạo

Thắng lợi

Nhà Hồ

1407

Minh

Hồ Quý Ly

Thất bại

 

1418-1427

Minh

Lê Lợi và Nguyễn Trãi

Thắng lợi

 

ĐỀ SỐ 2

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tôn giáo nào mới được truyền bá vào Việt Nam?

A. Phật giáo            

B. Nho giáo                  

C. Đạo giáo               

D. Kitô giáo

Câu 2. Sắp xếp theo thứ tự thời gian tồn tại của các triều đại phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X-XV

A. Lí, Trần, Ngô,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lê sơ          

B. Ngô,Đinh, Tiền Lê, Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.

C. Ngô ,Đinh, Tiền Lê, Hồ, Lí , Trần , Lê sơ.      

D. Ngô,Đinh, Tiền Lê, Trần, Hồ, Lí, Lê sơ.

Câu 3. Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Thanh thắng lợi là

A. Nguyễn Nhạc       

B. Nguyễn Lữ            

C. vua Quang Trung           

D. Nguyễn Huệ

Câu 4. Nhà Nguyễn thực hiện chính sách “cấm đạo” đối với

A.  Phật giáo      

B. Kitô giáo      

C. Hồi giáo      

D. Đạo giáo

Câu 5. Năm 1054, vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là

A. Vạn Xuân.           

B. Đại Cồ Việt.          

C. Đại Ngu.                   

D. Đại Việt.

Câu 6. Dưới thời Lý – Trần, tôn giáo có vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến trong nhân dân là

A. Phật giáo              

B. Nho giáo                  

C. Đạo giáo                 

D. Kitô giáo

Câu 7. Phong trào Tây Sơn mang tính chất là

A. cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.                      

B. cuộc khởi nghĩa nông dân.

C. chiến tranh giải phóng dân tộc. 

D. cuộc nội chiến giữa các tập đoàn phong kiến trong nước.

Câu 8. Nét nổi bật nhất của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến là

A. Xây dựng, phát triển một nền kinh tế tự chủ                  

 B. Phát triển nền văn minh Đại Việt

C. Chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc

D. Giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc: đoàn kết, thương dân,….

Câu 9. Quốc hiệu đầu tiên của nước ta dưới thời Nguyễn là

A. Việt Nam.              

B. Đại Nam.               

C. Nam Việt.              

D. An Nam.

Câu 10. Thay đổi lớn nhất trong cải cách hành chính dưới thời Minh Mạng là

A. chia cả nước thành 31 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

B. chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

C. chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và Trực doanh.

D. chia cả nước thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và phủ Thừa Thiên.

Câu 11. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh diễn ra ở đâu?

A. Sông Như Nguyệt                       

B. Chi Lăng – Xương Giang

 C. Ngọc Hồi – Đống Đa                 

D. Sông Bạch Đằng

Câu 12. Triều đại nào của nước Đại Việt phải đương đầu với ba lần  xâm lược của quân Mông – Nguyên?           

A.  Nhà Lý .                     

B. Nhà Trần.                      

C. Nhà Hồ.                

D.  Nhà Lê sơ.

Câu 13. Lê Hoàn chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống giành thắng lợi ở đâu?

A.Sông Như Nguyệt.                              

B. Sông Bạch Đằng.  

C. Chi lăng - Xương Giang.                    

D.Tốt Động - Chúc Động

Câu 14. Chiến thắng của quân dân ta đã mở ra thời đại mới: thời đại độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc ta là 

A.chiến thắng Bạch Đằng năm  938       

B.chiến thắng Như Nguyệt năm 1075.

C.chiến thắng Bạch Đằng năm 1288.     

D.chiến thắng Chi Lăng-Xương Giang năm 1427.

Câu 15. Thành tựu nào  dưới triều Nguyễn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa vật thể thế giới ?

A. Cột cờ Hà Nội                              

B. Quân thể di tích cố đô Huế

C. Nhã nhạc cung đình Huế              

D. Các lăng tẫm và đại nội Huế

Câu 16. Bài học kinh nghiệm được rút ra từ chính sách ngoại giao của nhà Mạc là

A.Kiên quyết đấu tranh bất cứ thế lực nào nhằm giữ vững  chủ quyền của quốc gia.

B.Thần phục các nước lớn để giữ vững  chủ quyền của quốc gia.

C.Thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo nhằm giữ vững lãnh thổ quốc gia.

D.Thực hiện chính sách cứng rắn với tất cả các nước láng giềng và thế giới.

B. PHẦN TỰ LUẬN 

Câu 1. Nêu vai trò của phong trào nông dân Tây đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc  cuối thế kỉ XVIII.

Câu 2. Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng có ý nghĩa gì?

Câu 3. Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến  chống ngoại xâm từ thế kỉ XV  đến thế kỉ XVIII theo những nội dung sau: Trận đánh tiêu biểu; thời gian; kẽ thù;người lãnh đạo; triều đại;kết quả.

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

D

B

C

B

D

A

B

C

A

B

C

B

A

A

B

C

 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Sắp xếp đúng thứ tự tiến trình phát triển của loài người

A. Người tối cổ - vượn cổ - người hiện đại - người tinh khôn

B. Vượn cổ - người tối cổ - người tinh khôn - người hiện đại

C. Vượn cổ - người tối cổ - người hiện đại- người tinh khôn

D. Vượn cổ - người tinh khôn -người tối cổ - người hiện đại

Câu 2: Nhờ đâu mà người tối cổ đã dần tự hoàn thiện mình?

A. Nhờ vào quá trình lao động.                     

B. Nhờ thích nghi vớ điều kiện tự nhiên.

C. Nhờ tự tìm kiếm được thức ăn.     

D. Nhờ tự biết cải tạo tự nhiên.

Câu 3: Thị tộc là

A. tập hợp những người đàn bà cùng làm nghề hái lượm.

B. tập hợp những  người sống chung trong hang động, mái đá.

C. tập hợp những người đàn bà giữ vai trò quan trọng trong xã hộ

D. tập hợp những gia đình gồm hai đến ba thế hệ có chung dòng máu.

Câu 4: Biến đổi sinh học nào trên cơ thể người nguyên thủy làm xuất hiện các chủng tộc ?

A. Thể tích hộp sọ tăng lên.                    

B. Lớp lông mao rụng đi.

C. Bàn tay trở nên khéo léo hơn.            

D. Hình thành những ngôn ngữ khác nhau.

Câu 5: Thành tựu được đánh giá quan trọng nhất của người  nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là

A. lưới đánh cá.     

B. làm đồ gốm.      

C. cung tên.         

D. đá mài sắc, gọn.

Câu 6: Ý nghĩa nào sau đây được đánh giá là quan trọng bậc nhất của việc phát minh ra lửa ở thời nguyên thuỷ ?

A. Sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.

B. Nấu chín thức ăn và đốt rừng làm nương rẫy.

C. Chế tạo được  các công cụ bằng kim loại.

D.Giải phóng con người thoát khỏi cuộc sống động vật.

Câu 7: Tác dụng lớn nhất của việc con người sử dụng công cụ bằng kim khí là

A. khai khẩn được nhiều đất hoang.          

B. đưa năng suất lao động tăng lên.

C. sản xuất đủ nuôi sống xã hội.                

D. tạo ra sản phẩm thừa thường xuyên.

Câu 8: Sự xuất hiện tư hữu làm biến đổi xã hội như thế nào?

A. Phân chia giàu nghèo.                         

B. Xuất hiện tính cạnh tranh trong kinh tế.

C. Người giàu có phung phí tài sản.       

D. Chiến tranh giữa các thị tộc, bộ lạc.

Câu 9: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành sớm ở đâu?

A. Trên các hòn đảo.                          

B. Lưu vực các dòng sông lớn.

C. Trên các vựng núi cao .                            

D. Ở các thung lũng.

Câu 10: Nền kinh tế chính của các cư dân phương Đông cổ đại là gì?

A. Thủ công nghiệp                                      

B. Nông nghiệp

C.Giao thông vận tải.                                    

D. Thương nghiệp

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần trắc nghiệm:

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

B

A

D

B

C

D

D

A

B

B

D

C

D

B

C

A

D

A

C

B

A

A

C

B

 

ĐỀ SỐ 4

PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1:  Tổ chức xã hội từ thấp đến cao của loài người nguyên thủy là

A. Bầy đàn - thị tộc - bộ lạc - công xã                            

B. Bầy đàn - bộ lạc - thị tộc - công xã

C. Công xã - bầy đàn - thị tộc - bộ lạc.    

D. Thị tộc - bầy đàn - bộ lạc - công xã

Câu 2: Tính cộng đồng trong thị tộc được thể hiện là

A. Sống chung, làm chung.

B. Sống chung, làm chung, ăn chung.

C.Sống chung, làm chung, ăn chung, ở chung.

D.Không có sự phân biệt giữa người với người.

Câu 3: Phương thức sinh sống của Người tối cổ là

A. săn bắn, hái lượm.             

B. săn bắt, hái lượm.

C. trồng trọt, chăn nuôi.         

D. đánh bắt cá, làm gốm.

Câu 4: Bộ lạc là

A. tập hợp các gia đình cùng chung huyết thống.

B. tập hợp các gia đình cùng lao động trên một khu vực.

C. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng nguồn gốc tổ tiên.

D. tập hợp một số thị tộc sống cạnh nhau, cùng hợp tác với nhau trong lao động.

Câu 5: Hệ quả xã hội đầu tiên của công cụ kim khí là

A. xã hội có giai cấp ra đời.       

B. gia đình phụ hệ ra đời.

C. tư hữu xuất hiện.                   

D. thị tộc tan rã.

Câu 6: Vì sao các nhà khảo cổ coi thời kì đá mới là một cuộc cách mạng?

A. Con người đã biết sử dụng kim loại.

B. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi.

C. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá.

D. Con người đã biết sử dụng đá mới để làm công cụ.

Câu 7: Thành tựu được đánh giá quan trọng nhất của người  nguyên thủy trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí là

A. lưới đánh cá.      

B. làm đồ gốm.    

C. cung tên.       

D. đá mài sắc, gọn.

Câu 8: Ý nghĩa được đánh giá quan trọng bậc nhất của việc phát minh ra lửa ở thời nguyên thuỷ là

A. Sưởi ấm và xua đuổi thú dữ.

B. Chế tạo được các công cụ bằng kim loại.

C. Nấu chín thức ăn và đốt rừng làm nương rẫy.

D. Giải phóng con người thoát khỏi cuộc sống động vật.

Câu 9: Ngành kinh tế chính của cư dân Hy Lạp cổ đại là gì?

A.Nông nghiệp.                                       

B.Thủ công nghiệp.

C.Thủ công nghiệp và nông nghiệp.       

D.Thủ công nghiệp và thương mại

Câu 10. Các quốc gia cổ đại phương Tây hình thành chủ yếu ở đâu?

A.Ven biển Thái Bình Dương.               

B.Ven biển Địa Trung Hải.

C.Ven biển Đại Tây Dương.                  

D.Lục địa Châu Âu ngày nay.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 26 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

PHẦN TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

A

D

B

C

C

B

C

D

D

B

C

B

A

B

B

B

D

B

C

B

C

A

D

D

 

ĐỀ SỐ 5

A.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đỉnh cao dưới triều đại 

A. Nhà Hạ.          

B. Nhà Hán.                

C. Nhà Đường.                   

D. Nhà Chu.

Câu 2. Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nhất của người Trung Quốc là

A. luyện sắt, làm men gốm, la bàn, thuốc súng.

B. luyện sắt, đúc súng, thuốc súng, men gốm.

C. giấy, kĩ thuật in, luyện sắt, thuốc súng.

D. kĩ thuật in, giấy, la bàn, thuốc súng.

Câu 3. Nét đặc sắc của văn hóa Ấn Độ thời Vương triều Hồi giáo Đê-li là

A. Sự giao lưu văn hóa Ấn Độ Hinđu giáo và A-rập Hồi giáo.

B. Sự giao lưu văn hóa Trung Quốc và Ấn Độ.

C. Truyền bá văn hóa Phật giáo đến các nước Đông Nam Á.

D. Văn hóa truyền thống của Ấn Độ được định hình và phát triển.

Câu 4. Nơi nào ở Châu Á chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ rõ nét nhất?

A. Đông Bắc Á            

B. Đông Nam Á           

C. Trung Quốc              

D. Việt Nam.

Câu 5. Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách cai trị của Vương triều Mô-gôn ( 1526  - 1707 ) so với Vương triều Hồi giáo Đê- li ( 1206 - 1526 ) là

A. Áp đặt Hồi giáo vào cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo.

B. Xây dựng khối hòa hợp dân tộc hạn chế phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

C. Thực hiện chính sách phân biệt sắc tộc và tôn giáo.

D. Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa và nghệ thuật.

Câu 6. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng suy thoái của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á?

A. Từ sự tấn công của các thế lực ngoại xâm.

B. Từ sự chia rẽ của các tộc người ở Đông Nam Á.

C. Từ sự suy yếu ngay trong lòng của chế độ phong kiến mỗi nước.

D. Từ các thế lực ngoại xâm và sự suy yếu của chế độ phong kiến mỗi nước.

Câu 7. Vương quốc Lào được thành lập trên cơ sở

A. Nội chiến giữa các mường cổ.        

B. Tác động từ các cuộc chiến tranh với bên ngoài.

C. Sự thống nhất các Mường cổ.         

D. Yêu cầu của sự nghiệp chống ngoại xâm.

Câu 8. Công trình kiến trúc kiến trúc phật giáo nổi tiếng của Vương quốc Lào là 

A. Ăng-co Vát.         

B. Ăng-co Thom.      

C. Tháp Bô-rô-bu-đua.         

D. Thạt Luổng.     

Câu 9. Vì sao nói thời kỳ Ăng co ( 802 - 1432 ) là thời kỳ phát triển nhất của vương quốc Campuchia?

A. Vì đây là thời kỳ dài nhất.

B. Vì đây là thời kỳ có diện tích lãnh thổ rộng lớn  .

C. Đây là thời kỳ phát triển toàn diện nhất.              

D. Trải qua nhiều đời vua nhất.

Câu 10. Nhận xét về điểm tương đồng giữa văn hóa Campuchia và văn hóa Lào là

A. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.

B. ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.

C. sáng tạo chữ viết dựa trên nét cong của chữ Mianma.

D. kết hợp hài hòa giữa văn hóa Ấn Độ và Mianma.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

Phần trắc nghiệm:          

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

C

D

A

B

B

C

C

D

C

A

B

A

A

C

B

C

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT Phạm Thái Bường. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON