HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT An Minh, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT AN MINH |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM 2021 MÔN LỊCH SỬ 10 THỜI GIAN 45 PHÚT |
ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Sự xuất hiện của thời đại kim khí ở Việt Nam đã
A. làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy.
B. tạo điều kiện cho sự ra đời của nhà nước và dân tộc.
C. đưa nền kinh tế sang hoàn toàn sử dụng công cụ bằng đồng.
D. tạo điều kiện cho sự xuất hiện của công xã thị tộc.
Câu 2. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ cư dân Cham – pa có sự học hỏi thành tựu văn hóa nước ngoài để sáng tạo và làm phong phú nền văn hóa đất nước mình?
A. Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo và Đạo giáo Trung Hoa.
B. Hình thành tập tục ăn trầu, ở nhà sàn và hỏa tảng người chết.
C. Có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
D. Nghệ thuật ca múa nhạc đa dạng và phát triển hưng thịnh.
Câu 3. Điểm giống nhau giữa khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí là gì?
A. Chống ách đô hộ của nhà Hán, giành quyền tự chủ.
B. Diễn ra qua hai giai đoạn: khởi nghĩa và kháng chiến.
C. Tạo điều kiện đưa đất nước vươn lên, phát triển thành quốc gia hùng mạnh.
D. Khôi phục lại sự nghiệp của vua Hùng, vua Thục.
Câu 4. Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ sơ khai hình thành dưới các triều đại nào?
A. Ngô, Đinh. B. Hồ, Lê Sơ. C. Lý, Trần. D. Đinh, Tiền Lê.
Câu 5. Biểu hiện nào sau đây không minh chứng cho sự hoàn thiện của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê?
A. Bộ máy nhà nước được hoàn chỉnh và tăng cường tính tập quyền.
B. Xây dựng nhà nước quân chủ sơ khai, tổ chức quân đội chính quy.
C. Giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo và tuyển chọn quan lại chủ yếu.
D. Luật pháp hoàn chỉnh bảo vệ bảo vệ tôn ti trật tự phong kiến.
Câu 6. Đâu là nhân tố quan trọng nào giúp diện tích ruộng đất từ thế kỉ X đến XV ngày càng được mở rộng?
A. Sự quy hoạch hợp lí của phù nông và địa chủ giàu có.
B. Quá trình buôn bán ruộng đất diễn ra mạnh mẽ.
C. Chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp của nhà nước.
D. Tiền đề của công cuộc khai hoang từ thời Bắc thuộc.
Câu 7. Chiến thắng nào của quân dân nhà Trần đánh dấu thất bại đau đớn nhất của quân Mông – Nguyên trong lần thứ ba xâm lược?
A. Đông Bộ Đầu.
B. Hàm Tử.
C. Bạch Đằng.
D. Chương Dương.
Câu 8. Chiến lược: “Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc” được Lý Thường Kiệt thực hiện ở giai đoạn nào của cuộc kháng chiến chống Tống?
A. giai đoạn một.
B. giai đoạn hai.
C. giai đoạn ba.
D. giai đoạn bốn.
Câu 9. Khoa thi đầu tiên ở nước ta được tổ chức dưới triều đại nào?
A. Nhà Tiền Lê.
B. Nhà Lí.
C. Nhà Trần.
D. Nhà Hồ.
Câu 10. Chính sách nào của nhà Mạc khiến nhà Mạc không được nhân dân tin tưởng và ủng hộ?
A. Thân phục các nước Phương Nam.
B. Cắt đất thần phục nhà Minh của Trung Quốc.
C. Thực hiện chính sách “bế quan tỏa căng".
D. Gây chiến tranh với Lào và Chân Lạp.
---(Nội dung từ câu 11 đến 20 của Đề số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
1. A |
2. C |
3. B |
4. D |
5. B |
6. C |
7. C |
8. A |
9. B |
10. B |
11. C |
12. C |
13. A |
14. C |
15. B |
16. C |
17. B |
18. D |
19. C |
20. A |
ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Cư dân của nền văn hóa nào đã mở đầu cho nền nông nghiệp sơ khai ở Việt Nam?
A. Bắc Sơn
B. Sa Huỳnh.
C. Hòa Bình.
D. Óc Eo.
Câu 2. Nền chính trị của Cham-pa không mang đặc điểm nào sau đây?
A. Vua nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, tôn giáo.
B. Cả nước chia thành 4 khu vực hành chính lớn.
C. Giúp việc cho vua có Tể tướng và các đại thần.
D. Cả nước chia thành 15 bộ do Tể tướng đứng đầu.
Câu 3. Đặc trưng nào khiến các làng xóm người Việt trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dưới thời kì Bắc thuộc?
A. Tính khép kín và có tính bền vững.
B. Tính mở rộng và có sự lỏng lẻo nhất định.
C. Tính cố hữu và ảnh hưởng từ bên ngoài.
D. Tình phát triển và là trung tâm buôn bán quan trọng.
Câu 4. Bộ luật nào được ban hành dưới thời Lê sơ?
A. Hình luật.
B. Quốc triều Hình luật.
C. Luật Lê Thánh Tông.
D. Hoàng triều Luật lệ.
Câu 5. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê có điểm gì khác so với thời Đinh – Tiền Lê?
A. Bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ.
B. Bộ máy nhà quân chủ chuyên chế nhưng còn sơ khai.
C. Cả nước chia thành 10 đạo thừa tuyên, mỗi đạo có 3 ti.
D. Dưới vua có ba ban: ban văn, ban võ và tăng ban.
Câu 6. Nội dung nào thể hiện sự phát triển vượt bậc của thủ công nghiệp nước ta trong các thế kỉ X – XV?
A. Sự phong phú của các mặt hàng mỹ nghệ.
B. Sự ra đời của đô thị Thăng Long.
C. Hệ thống chợ làng, chợ huyện phát triển.
D. Sự hình thành các làng nghề thủ công truyền thống
Câu 7. Để đối phó với quân giặc quân dân nhà Trần đã thực hiện kế sách gì?
A. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B. “Vườn không, nhà trống”
C. “Ngụ binh ư nông”.
D. “Tiên phát chế nhân”
Câu 8. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Trong buổi lễ mừng chiến thắng quân Tống.
B. Đang lúc diễn ra trận đánh ác liệt ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.
C. Khi vua Tống đầu hàng Đại Việt.
D. Trong cuộc tập kích lên đất Tống của quân ta.
Câu 9. Thời kì nào Nho giáo, Phật Giáo, Đạo giáo được du nhập vào nước ta
A. Thời Trần.
B. Thời Lý.
C. Thời Bắc thuộc.
D. Thời Văn Lang -Âu Lạc.
Câu 10. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn diễn ra từ
A. năm 1627 đến năm 1672.
B. năm 1945 đến năm 1592.
C. năm 1545 đến năm 1627.
D. năm 1672 đến năm 1592.
---(Nội dung từ câu 11 đến 20 của Đề số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
1. C |
2. D |
3. A |
4. B |
5. A |
6. D |
7. B |
8. B |
9. C |
10. A |
11. B |
12. A |
13. D |
14. A |
15. C |
16. C |
17. D |
18. A |
19. A |
20. B |
ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Người tối cổ ở Việt Nam
A. sống thành thị tộc.
B. sống thành bộ lạc.
C. sống thành từng bầy.
D. có chế độ phụ hệ.
Câu 2. Sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam” (tr. 20) viết:
“Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỉ thứ VI. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công và chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ ngày nay) của đế chế này vào đầu thế kỉ VII...?
Đoạn tư liệu trên thể hiện điều gì?
A. Đế quốc Phù Nam hoàn toàn sụp đổ ở thế kỉ VI.
B. Chân Lạp trở thành đế chế hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
C. Đế quốc Phù Nam suy yếu và bị Chân Lạp tấn công.
D. Chân Lạp tấn công và xâm chiếm toàn bộ đế quốc Phù Nam.
Câu 3. Âm mưu nhất quán của các triều đại phong kiến phương Bắc với nước ta là đều nhằm
A. biến nước ta thành quận huyện, lãnh thổ của Trung Quốc.
B. xây dựng nước ta trở nên giàu mạnh và văn minh.
C. trao trả quyền tự chủ lâu dài cho người Việt.
D. biến nước ta thành phên dậu phía Nam của Trung Quốc.
Câu 4. Tên nước Đại Việt có từ thời vua nào?
A. Lý Thánh Tông.
B. Lý Thái Tông.
C. Lý Nhân Tông.
D. Lý Thái Tổ
Câu 5. Sử dụng các cụm từ cho sẵn dưới đây để hoàn chỉnh những thông tin nói về bộ máy nhà nước thời Lý – Trần
“Từ thời Lý, chính quyền trung ương từng bước được tổ chức hoàn chỉnh. Đứng đầu đất nước ta là …….(1)…..nắm mọi quyền hành về chính trị, luật pháp và quân sự. Giúp việc cho vua là …….(2)…….. và …….(3)……Bên dưới là các cơ quan trung ương như sành, viện, đại. Ngoài ra, còn có các chức quan chuyên trông nom sản xuất nông nghiệp và hệ thống đê điều.
Đất nước được chia thành các…..(4)….., do các hoàng tử (thời Lý) hay An phủ sứ (thời Trần – Hồ) cai quản. Dưới lộ, trấn là các ……(5)……. Và đều có quan lại triều đình trông coi. Đơn vị hành chính cấp cơ sở gọi là xã, do các ……(6)….. đứng đầu”.
A. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) phủ, huyện, châu, 5) lộ, trấn, 6) xã quan
B. 1) vua, 2) các đại thần, 3) tể tướng, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan
C. 1) vua, 2) tể tướng, 3) các đại thần, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) xã quan
D. 1) vua, 2) tể tướng, 3) xã quan, 4) lộ, trấn, 5) phủ, huyện, châu, 6) các đại thần
Câu 6. Nội dung nào không phản ánh chính xác mục đích của việc các triều đại phong kiến nước ta đều thành lập xưởng thủ công nhà nước (quan xưởng), tập trung các thợ giỏi trong nước?
A. Chuyên lo việc đúc tiền
B. Rèn đúc vũ khí và đóng các loại thuyền chiến phục vụ quân đội
C. May mũ áo cho nhà vua, quan lại và quý tộc, xây dựng các cung điện, dinh thự
D. Vừa sản xuất, vừa buôn bán
Câu 7. Nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh đánh dấu bằng sự kiện nào?
A. Năm 980, triều đình nhà Đinh gặp nhiều khó khăn.
B. Năm 1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại.
C. Cuối năm 1427, 15 vạn quân Minh tiến vào Đại Việt.
D. Năm 981, nhà Tổng thất bại và bỏ mộng xâm lược Đại Việt.
Câu 8. Tể tướng Vương An Thạch khuyên vua Tống sai quân sang xâm lược nước ta trong khi nhà Tống đang ở giai đoạn
A. khủng hoảng.
B. phát triển mạnh mẽ.
C. mới hình thành.
D. khôi phục kinh tế.
Câu 9. Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, hệ tư tưởng nào được tiếp nhận và nâng cao thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội phong kiến Việt Nam?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Hinđu giáo.
Câu 10. Cục diện Nam – Bắc triều diễn ra trong khoảng thời gian nào và đó là cuộc tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến nào?
A. Từ 1545 - 1572, giữa các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh – Mạc.
B. Từ 1627 - 1672, giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn.
C. Từ 1527 - 1592, giữa các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh – Mạc.
D. Từ 1545 - 1592, giữa các tập đoàn phong kiến Mạc – Nguyễn.
---(Nội dung từ câu 11 đến 20 của Đề số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
1. D |
2. C |
3. A |
4. A |
5. C |
6. D |
7. B |
8. A |
9. B |
10. C |
11. A |
12. B |
13. D |
14. B |
15. A |
16. C |
17. D |
18. C |
19. A |
20. D |
ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Cư dân Phùng Nguyên
A. sống định cư lâu dài trong các thị tộc mẫu hệ.
B. sống định cư lâu dài trong các thị tộc phụ hệ.
C. có hoạt động kinh tế đường biển rất phát đạt.
D. sử dụng công cụ kim khí muộn nhất ở Việt Nam.
Câu 2. Văn hóa của quốc gia Cham-pa và Phù Nam có điểm gì tương đồng?
A. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ.
B. Chịu ảnh hưởng đậm nét của Phật giáo
C. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán.
D. Chịu ảnh hưởng của văn hóa Đông Nam Á hải đảo
Câu 3. Suốt ngàn năm Bắc thuộc, trước các chính sách của bọn phương bắc, nhân dân ta
A. bị đồng hóa toàn bộ.
B. không bị đồng hóa.
C. bị đồng hóa một phần.
D. hoàn toàn không bị ảnh hưởng.
Câu 4. Quốc hiệu Đại Cồ Việt xuất hiện lần đầu tiên dưới triều đại nào?
A. nhà Đinh.
B. nhà Tiền Lê.
C. nhà Lý.
D. Nhà Ngô
Câu 5. Mục đích quan trọng, xuyên suốt của các nhà nước phong kiến Việt Nam khi tổ chức bộ máy nhà nước là gì?
A. Hỗ trợ, hoàn chỉnh bộ máy nhà nước ở các địa phương.
B. Tập trung quyền lực cao độ vào nhà vua chính quyền trung ương.
C. Thúc đẩy hoàn thiện chính sách đối nội và đối ngoại.
D. Đưa giáo dục thi cử trở thành nguồn đào tạo quan lại chính của nhà nước.
Câu 6. Sự phát triển của thương nghiệp Đại Việt từ thế kỉ X đến XV không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?
A. Sự phát triển của nông nghiệp.
B. Sự phổ biến của hệ thống tàu thuyền hiện đại.
C. Sự phát triển của thủ công nghiệp.
D. Sự thống nhất về tiền tệ, đo lường.
Câu 7. Quân Mông – Nguyên cùng thời gian tiến hành xâm lược Đại Việt còn dong thuyền tấn công quốc gia nào?
A. Chiêm Thành.
B. Phù Nam.
C. Chân Lạp.
D. Champa.
Câu 8. Cho câu thơ sau:
“…nhất trận hỏa công
Tặc binh đại phá, huyết hồng mãn giang”.
Điền vào chỗ trống tên chiến thắng mà quân dân nhà Trần đạt được trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
A. Hàm Tử.
B. Chương Dương.
C. Bạch Đằng.
D. Vạn Kiếp.
Câu 9. “Tướng võ, quan hầu đều biết chữ
Thợ thuyền, thư lại cũng hay thơ”
(Trần Nguyên Đán, Thơ văn Lý – Trần)
Hai câu thơ trên phản ánh điều gì về văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV?
A. Sự phát triển mạnh mẽ của nghệ thuật.
B. Sự hoàn thiện của giáo dục Đại Việt.
C. Sự phát triển của văn thơ thế kỉ XIV.
D. Trình độ dân trí của người dân được nâng cao.
Câu 10. Con sông nào được lấy làm ranh giới chia cắt giữa 2 miền Đàng Trong và Đàng Ngoài giai đoạn thế kỷ XVI – XVIII?
A. Sông Thạch Hãn.
B. Sông Lam.
C. Sông Bến Hải.
D. Sông Gianh.
---(Nội dung từ câu 11 đến 20 của Đề số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
1. A |
2. A |
3. B |
4. A |
5. B |
6. B |
7. D |
8. C |
9. C |
10. D |
11. A |
12. C |
13. C |
14. C |
15. C |
16. A |
17. B |
18. C |
19. A |
20. C |
ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Nhận xét nào đúng về Việt Nam thời nguyên thủy?
A. Trải qua các giai đoạn hình thành, phát triển, tan rã.
B. Kéo dài hơn so với thế giới.
C. Trải qua các tổ chức thị tộc và bộ lạc phụ hệ.
D. Có nhiều trung tâm văn hóa và kinh tế.
Câu 2. Nhân tố nào sau đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ.
B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo trở nên phổ biến.
D. Kinh tế có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 3. Nhận định nào dưới đây là đúng về công lao của Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta thời Bắc thuộc?
A. Đánh bại quân xâm lược nhà Tống và mở ra thời kỳ độc lập tự chủ.
B. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến đánh bại quân xâm lược nhà Ngô.
C. Đánh bại quân xâm lược Nam Hán và mở ra thời kì độc lập tự chủ.
D. Đánh bại quân xâm lược nhà Lương và mở ra thời kỳ độc lập tự chủ.
Câu 4. Bộ luật thành văn đầu tiên của Việt Nam là
A. Hình luật.
B. Hình thư.
C. Gia Long.
D. Quốc triều hình luật.
Câu 5. Cơ sở quan trọng nào xây dựng nên quan hệ giữa các triều đại phong kiến Việt Nam với các triều đại phong kiến Trung Quốc?
A. Học tập từ cách tổ chức bộ máy nhà nước Trung Quốc.
B. Tuân thủ lệ “sách phong – triều cống”.
C. Tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm.
D. Thiết lập mối quan hệ mỗi bên “đều chủ một phương”.
Câu 6. Điều kiện thuận lợi nhất cho sự phát triển kinh tế nông nghiệp nước ta thế kỉ X-XV là
A. có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu.
B. điều kiện khí hậu thuận lợi.
C. đất đai màu mỡ, diện tích lớn.
D. nhà nước có nhiều chính sách khuyến khích phát triển kinh tế.
Câu 7. Năm 1077, quân dân nhà Lý kháng chiến thắng lợi hoàn toàn chống quân xâm lược nào?
A. Nguyên.
B. Mông Cổ.
C. Minh.
D. Tống
Câu 8. Nhân tố nào sau đây thúc đẩy văn học Đại Việt từ thế kỉ XI đến XV phát triển?
A. dân cư.
B. giáo dục.
C. nghệ thuật.
D. kinh tế.
Câu 9. Đất nước chính thức bị chia cắt sau cuộc chiến tranh
A. Trịnh – Nguyễn.
B. Lê – Mạc.
C. Lê – Trịnh.
D. Trịnh – Mạc.
Câu 10. Nhà Mạc đã không thực hiện chính sách nào sau đây trong những năm đầu thống trị?
A. Tổ chức thi cử đều đặn để tuyển chọn quan lại.
B. Xây dựng chính quyền theo mô hình cũ nhà Lê.
C. Xây dựng quân đội mạnh đối phó với mọi tình tình.
D. Thực hiện cải cách ruộng đất trên quy mô lớn.
---(Nội dung từ câu 11 đến 20 của Đề số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
1. A |
2. B |
3. C |
4. B |
5. B |
6. D |
7. D |
8. B |
9. A |
10. D |
11. C |
12. B |
13. D |
14. B |
15. D |
16. D |
17. B |
18. C |
19. D |
20. C |
...
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 có đáp án Trường THPT An Minh. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.