YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lục Khu

Tải về
 
NONE

Dưới đây là nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 năm 2021 Trường THPT Lục Khu được hoc247 biên soạn và tổng hợp, với nội dung đầy đủ, chi tiết có đáp án đi kèm sẽ giúp các em học sinh ôn tập củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LỤC KHU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2

MÔN LỊCH SỬ 10

THỜI GIAN 45 PHÚT

 

ĐỀ SỐ 1

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1. Chữ viết đầu tiên của người phương Đông cổ đại là chữ gì?

A. Chữ tượng hình                 

B. Chữ tượng ý                      

C. Chữ tượng thanh               

D. Chữ Nôm

Câu 2. Ngành kinh tế chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là gì?

A. Thủ công nghiệp               

B. Thương nghiệp      

C. Nông nghiệp                                  

D. Công nghiệp

Câu 3. Hoàng đế cuối cùng của Ấn Độ là ai?

A. A-cơ-ba                                         

B. Ao-reng-dép                      

C. Gian-han-ghia                    

D. Sa-gia-ha

Câu 4. Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập?

A. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN          

B. A-sô-ca sáng lập vào thế kỉ II

C. A-cơ-ba sáng lập vào thế kỉ IV                                         

D. Gúp-ta sáng lập, vào đầu công nguyên

Câu 5. Bắc Kinh và Nam Kinh vừa là trung tâm kinh tế vừa là trung tâm chính trị vào thời kì nào ở Trung Quốc?

A. Thời Minh - Thanh.                                       

B. Thời Đường - Tống

C. Thời Tần - Hán                                               

D. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc

Câu 6. Thời nhà Minh bỏ các chức Thừa tướng, thái uý và thay vào đó bằng chức gì?

A. Quan văn, quan võ                                         

B. Tiết độ sứ

C. Các quan thượng thư phụ trách các bộ.                

D. Không thay thế chức nào

Câu 7. Chế độ quân điền dưới thời nhà Đường là gì?

A. Lấy ruộng đất của địa chủ, quan lại chia cho nông dân

B. Lấy ruộng đất của nông dân giàu chia cho nông dân nghèo

C. Lấy ruộng đất của nhà nước chia bình quân cho mọi người

D. Lấy ruộng công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân

Câu 8. Người nước nào đã tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên họ định ra một tháng có 30 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày.

A. Hi Lạp                               

B. Rô-ma                                

C. Trung Quốc                                   

D. Ai Cập

Câu 9. Nhóm người gồm 2-3 thế hệ già trẻ cùng có chung dòng máu, đó là biểu hiện của tổ chức nào trong xã hội nguyên thuỷ?

A. Thị tộc                                                                                           

B. Bộ lạc

C. Bầy người nguyên thủy                                         

D. Người vượn cổ

Câu 10. Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?

A. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa

B. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp

C. Những người giàu có phung phí của cải thừa

D. Người tối cổ đã bắt đầu biết chế tác công cụ.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 18 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

A

C

B

D

A

C

D

B

A

B

D

C

C

A

D

B

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Con người xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

a. Cách ngày nay 2-3 triệu năm                     

b. Cách ngày nay 4-5 triệu năm         

c. Cách ngày nay 4 vạn năm              

d. Cách ngày nay khoảng 4-6 triệu năm

Câu 2: Con người có nguồn gốc từ đâu?

a. Từ một loài vượn cổ                                 

b. Từ một loài vượn

c. Do thần thánh sáng tạo ra              

d. Từ động vật

Câu 3: Sự khác biệt cơ bản giữa người tối cổ và vượn cổ là gì?

a. Hành động - bàn tay                                               

b. Công cụ – ngôn ngữ

C. Hành động - hộp sọ - công cụ - ngôn ngữ         

d. Hành động - hộp sọ - bàn tay

Câu 4: Đặc điểm phân biệt chủ yếu giữa người tối cổ và người tinh khôn là gì?

a. Thể tích óc phát triển                                 

b. Bàn tay khéo léo

c. Óc sáng tạo                                    

d. Xương cốt nhỏ

Câu 5: “Cách mạng đá mới” là gì?

a. Con người biết trồng trọt                           

b. Con người biết chăn nuôi

c. Cả a và b                                                   

d. Công cụ cải tiến

Câu 6: Công xã thị tộc thời kỳ nguyên thuỷ có đặc điểm gì?

a. Hợp tác lao động                                        

b. Hưởng thụ bằng nhau

c. Cộng đồng                                                  

d. Cả a, b, c

Câu 7: Đồ sắt ra đời vào thời gian nào?

a. 5000 năm trước đây                       

b. 5.500 năm trước đây

c. 3000 năm trước đây                                 

d. 4000 năm trước đây

Câu 8: Tính cộng đồng trong xã hội nguyên thuỷ bị phá vỡ khi nào?

a. Sản phẩm thừa thường xuyên                                

b. Tư hữu xuất hiện

c. Cuộc sống thấp kém                                               

d. Cụng cụ kim loại xuất hiện

Câu 9: Xã hội có giai cấp xuất hiện khi nào?

a. Vai trò của người đàn ông được nâng cao 

b. Trong xã hội xuất hiện giàu nghèo

c. Con cái lấy theo họ bố                               

d. Tư hữu và gia đình phụ hệ xuất hiện

Câu 10: Lửa ra đời có ý nghĩa như thế nào trong xã hội bầy người nguyên thuỷ?

a. Sưởi ấm                                                      

b. Nấu chín thức ăn

c. Xua đuổi thú dữ                                         

d. Cả a, b, c

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 25 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào?

A. Việt Nam, Ấn Độ.

B. Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam.

C. Mông Cổ, Cham-pa.

D. Bán đảo Triều Tiên, các nước phương Nam và Nam Việt.

Câu 2. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc?

A. Thời nhà Đường.

B. Thời nhà Hán.

C. Thời nhà Tần.

D. Thời nhà Tống.

Câu 3. Ở Trung Quốc, Nho giáo là một trường phái tư tưởng xuất hiện vào thời kì nào? Do ai sáng lập?

A. Thời phong kiến Tần - Hán, do Khổng Tử sáng lập

B. Thời cổ đại, do Khổng Minh sáng lập.

C. Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, do Mạnh Tử sáng lập

D. Thời cổ đại, do Khổng Tử sáng lập.

Câu 4. Chế độ phong kiến Trung Quốc phát triển đến đỉnh cao vào thời nhà nào?

A. Thời nhà Tống     

B. Thời nhà Đường

C. Thời nhà Tần       

D. Thời nhà Hán

Câu 5. Chế độ phong kiến Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà nào?

A. Nhà Hạ.                         

B. Nhà Tần.

C. Nhà Hán.                       

D. Nhà Chu.

Câu 6. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Trung Quốc thời phong kiến với Việt Nam là

A. Lúc hòa hiếu, lúc chiến tranh.

B. Bế quan tỏa cảng.

C. Bành trướng, xâm lược.

D. Hòa hảo, mềm dẻo.

Câu 7. Người đầu tiên khởi xướng tư tưởng Nho học ở Trung Quốc là

A. Tuân Tử           

B. Mạnh Tử

C. Lão Tử             

D. Khổng Tử.

Câu 8. Dưới thời nhà Đường, tôn giáo phát triển thịnh hành nhất là

A. Phật giáo           

B. Nho giáo

C. Hin đu                

D. Bà la môn.

Câu 9. Nhà Thanh ở Trung Quốc là

A. Triều đại ngoại tộc

B. Triều đại phong kiến dân tộc

C. Triều đại đánh dấu sự phát triển đến đỉnh cao

D. Triều đại được thành lập sau phong trào khởi nghĩa nông dân rộng lớn

Câu 10. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các triều đại phong kiến Trung Quốc là

A. quan hệ hoà hiếu với các nước láng giềng

B. mở rộng quan hệ sang phương Tây

C. thần phục các nước phương Tây

D. gây chiến tranh xâm lược, thôn tính đất đai các nước xung quanh.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 21 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

D

B

B

C

D

A

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

A

A

A

A

C

D

C

D

 

ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: Phật giáo được truyền bá rộng khắp dưới thời vua nào của ấn Độ?

A. A-sô-ca.                         B. A-cơ-ba

C. Bim-bi-sa-ra                   D. Gup-ta

Câu 2: Vương triều Gup-ta có bao nhiêu đời vua? Trải qua bao nhiêu năm?

A. 9 đời vua - 150 năm

B. 8 đời vua - 140 năm

C. 10 đời vua - 150 năm

D. 7 đời vua - 120 năm

Câu 3: Trong bốn thần chủ yếu mà người ấn Độ thờ, thần Bra-ma gọi là thần gì?

A. Thần Tàn phá

B. Thần Bảo hộ

C. Thần Sấm sét

D. Thần Sáng tạo thế giới.

Câu 4: Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các ông vua cuối triều đại Mô-gôn ở Ấn Độ đã

A. xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

B. tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược.

C. xây dựng một chính quyền mạnh dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc.

D. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc.

Câu 5: Vương triều Hồi giáo Đê-li do người gốc ở đâu lập nên?

A. Người Hồi giáo gốc Trung Á

B. Người Mông Cổ           

C. Người Ấn Độ

D. Người Trung Quốc

Câu 6: Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ?

A. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo).

B. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn.

C. Phổ biến công trình kiến trúc Nho giáo.

D. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật.

Câu 7: Hồi giáo không chiếm được ưu thế ở đất nước Ấn Độ vì

A. Người dân Ấn Độ gắn bó mật thiết với Hinđu giáo và Phật giáo.

B. Hồi giáo là một tôn giáo ngoại bang.

C. Hồi giáo mới được du nhập vào Ấn Độ.

D. Hồi giáo thực hiện các chính sách tôn giáo khắc nghiệt.

Câu 8. Con sông nào được xem là nơi khởi nguồn của nền văn hóa Ấn Độ?

A. Sông Namada           B. Sông Hằng

C. Sông Gôđavari          D. Sông Ấn 

Câu 9. Vương triều Gúp-ta do ai sáng lập? Vào thời gian nào?

A. Gúp-ta sáng lập, vào đầu công nguyên

B. A-cơ-ba sáng lập, vào thế kỉ IV

C. A-sô-ca sáng lập, vào thế kỉ II

D. Bim-bi-sa-ra sáng lập, vào năm 1500 TCN

Câu 10. Đạo Hinđu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ đã được hình thành trên cơ sở nào?

A. Giáo lí của đạo Phật

B. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ

C. Giáo lí của đạo Hồi

D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 22 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

D

D

A

C

A

D

A

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

C

D

A

D

A

A

B

A

A

 

ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Thế kỉ XII, đạo nào có ảnh hưởng lớn ở Cam-pu-chia?

A. Đạo Phật.                  B. Ấn Độ giáo.

C. Đạo Hin-đu.               D. Đạo Ki-tô.

Câu 2. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn được gọi là thời kì gì?

A. Thời kì thịnh đạt.

B. Thời kì Bay-on.

C. Thời kì hoàng kim.

D. Thời kì Ăng-co.

Câu 3. Nước Lan Xang ở Lào được thành lập vào năm nào?

A. 1533.                                  B. 1363.

C. 1353.                                  D. 1336.

Câu 4. Nhân tố nào sau đây được coi là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của cư dân Đông Nam Á?

A. lãnh thổ rộng, chia cắt bởi những dãy núi.

B. gió theo mùa kèm theo mưa nhiều.

C. lãnh thổ hẹp, chia cắt bởi rừng nhiệt đới, biển.

D. có nhiều thảo nguyên mệnh mông và rộng lớn.

Câu 5. Đến những thế kỉ đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã biết sử dụng kim loại gì?

A. Vàng                                  B. Sắt

C. Đồng                                  D. Thiếc

Câu 6. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á được hình thành trong khoảng thời gian nào?

A. 10 thế kỉ đầu Công nguyên

B. Thế kỉ VII - thế kỉ X

C. Thế kỉ X - thế kỉ XIII

D. Thế kỉ XIII

Câu 7. Sự kiện nào đóng vai trò mở đầu cho quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Mi-an-ma?

A. Vương quốc Pa-gan mạnh lên và tiến hành thống nhất lãnh thổ.

B. Dòng vua Gia-va mạnh lên, chinh phục được Xu-ma-tơ-ra.

C. Sự giúp đỡ của Đại Việt đối với Mi-an-ma.

D. Tiềm lực kinh tế mạnh của vương quốc Mi-an-ma.

Câu 8. Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á bước vào thời kì suy thoái trong thời gian nào?

A. nửa sau thế kỉ XVII.

B. nửa sau thế kỉ XVIII.

C. nửa đầu thế kỉ XVII.

D. nửa đầu thế kỉ XVIII.

Câu 9. Cuối thế kỉ XIX, tình hình nổi bật ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á là

A. Chế độ phong kiến khủng hoảng suy vong và bị biến thành thuộc địa của tư bản phương Tây

B. Chế độ phong kiến khủng hoảng sâu sắc

C. Sự bùng phát của các cuộc khởi nghĩa nông dân

D. Sự chia rẽ về sắc tộc và tôn giáo của các quốc gia trong khu vực

Câu 10. Nhân tố nào sau đây tạo nền tảng cho sự hình thành các quốc gia phong kiến dân tộc hùng mạnh ở Đông Nam Á?

A. Sự sụp đổ của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á.

B. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á nhỏ, phân tán trên đia bàn hẹp.

C. Các quốc gia cổ ở Đông Nam Á sông chia rẽ, phân tán.

D. Nhiều quốc gia cổ Đông Nam Á có sự tranh chấp lẫn nhau.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 21 của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

C

B

B

B

A

B

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

B

A

D

B

C

C

D

D

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK2 môn Lịch Sử 10 có đáp án năm 2021 Trường THPT Lục Khug. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF