YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Cẩm Thịnh

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 6 tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 có đáp án Trường THCS Cẩm Thịnh đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS CẨM THỊNH

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

A. Trắc nghiệm (4điểm)

Khoanh tròn vào câu trả lời đúng

Câu 1.  Có mấy nguồn tư liệu chính để hiểu và dựng lại lịch sử ?

A. 1 nguồn

B. 2 nguồn

C. 3 nguồn

D. 4 nguồn

Câu 2. Truyện “Thánh Gióng” thuộc loại tư liệu gì?

A. Tư liệu hiện vật

B. Truyền miệng

C. Ca dao, dân ca

D. Các lời mô tả của nhân chứng lịch sử

Câu 3. Người xưa đã tính thời gian như thế nào?

A. Dựa vào sự lên xuống của thủy triều.

B. Dựa vào đường chim bay.

C Dựa vào quan sát các sao trên trời.

D. Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt Trời và Mặt Trăng

Câu 4. Người xưa làm ra Dương lịch bằng cách

A dựa vào chu kì quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trăng

B. dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất

C. dựa vào chu kì quay của Trái Đất xung quanh Mặt Trời

Đ, dựa vào chu kì quay của Mặt Trời xung quanh Trái Đất

Câu 5. Con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tác công cụ

A. khoảng 1000 năm TCN

B. khoảng 2000 năm TCN

C. khoảng 3000 năm TCN

D. khoảng 4000 năm TCN 

Câu 6. Người ta đã phát hiện ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)

A. những chiếc răng của Người tối cổ.

B. những chiếc răng của Người tinh khôn.

C. hàng loạt hang động, mái đá.

D. một số đồ gốm, lưỡi cuốc đá

Câu 7. Các tầng lớp chính trong xã hội cổ đại phương Đông là

A. quí tộc, nông dân công xã, nô lệ.

B. địa chủ, nông dân.

C. chủ nô, nô lệ.

D. tiểu tư sản, nông dân công xã.

Câu 8. Kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Tây là

A. buôn bán với nước ngoài

B. nông nghiệp và ngư nghiệp

C. nông nghiệp và thủ công nghiệp

D. thủ công nghiệp và thương nghiệp

Câu 9: Lựa chọn và điền cụm từ cho sẵn dưới đây vào chỗ ………..

A. Bộ lạc

B. Mài đá

C. Đồ trang sức

D. Làng bản

Đến thời Hòa Bình – Bắc Sơn – Hạ Long, con người đã biết (1)........................ làm công cụ. Ngoài hái lượm, săn bắt còn biết trồng trọt , chăn nuôi và biết dùng (2) ..................................... để làm đẹp. Khi định cư lâu dài con người sống thành (3)................................., nhiều làng bản hợp lại thành(4)...............................

Câu 10. Hãy nối tên sông ứng với tên quốc gia cho phù hợp:

Tên sông

Tên quốc gia

Nối

1. Sông Nin

a. Ấn Độ

1 nối với............

2. Sông Ấn, Sông Hằng

b. Trung Quốc

2 nối với............

3. Sông Hoàng Hà, Trường Giang

c. Lưỡng Hà

3 nối với............

4. Sông Ơ-phơ-rát , Sông Ti-gơ- rơ

d. Ai Cập.

4 nối với............

B. Tự luận (6.0 điểm)

Câu 1. Các quốc gia cổ đại phương Tây được hình thành ở đâu và từ bao giờ ?

Câu 2. Nêu những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông. Em thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại.

Câu 3. So sánh điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ thời nguyên thủy theo mẫu sau:

Đặc điểm

Người tinh khôn

Người tối cổ

Công cụ sản xuất

   

Tổ chức xã hội

   

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. Trắc nghiệm (4.0 điểm)

Từ câu 1 đến câu 8 mỗi ý đúng được 0.25đ

1

2

3

4

5

6

7

8

C

B

D

C

D

A

A

D

 

Câu 9. Mỗi ý đúng được 0.25đ

1. Nối với  B (Mài đá)

2. Nối với C (Đồ trang sức)

3. Nối với D (Làng bản)

4. Nối với C (Bộ lạc)

Câu 10. Nối cột mỗi ý đứng được 0.25đ

1 nối với d                                                                     

2 nối với a

3 nối với b                                                                                                 

4 nối với c

B. Tự luận

Câu 1. (1,0 điểm) Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây .

- Địa điểm hình thành: Trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a (0.5đ)

- Thời gian hình thành: Đầu thiên niên kỉ I TCN (0.5đ)

Câu 2. (3,0 điểm)

a. Những thành tựu văn hóa lớn của các quốc gia cổ đại phương Đông (2.0đ)

- Biết làm lịch và dùng lịch âm (0.5đ)

- Sáng tạo chữ viết, gọi là chữ tượng hình (0.5đ)

- Toán học (0.5đ)

+ Phát minh ra phép đếm đến 10

+ Các chữ số từ 1 đến 9 và số 0

+ Tính được số Pi bằng 3,16

- Kiến trúc : các công trình kiến trúc đồ sộ như Kim tự tháp ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà.... (0.5đ)

b. Đánh giá các thành tựu văn hóa lớn của thời cổ đại (1.0đ)

- Các thành tựu văn hóa thời cổ đại rất phong phú, đa dạng, đồ sộ, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc của con người hồi đó. (0.5đ)

- Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và sự phát triển của văn minh nhân loại sau này. (0.5đ)

Câu 3. (2,0 điểm) So sánh điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ thời nguyên thủy theo mẫu sau:

Đặc điểm

Người tinh khôn

Người tối cổ

Công cụ sản xuất

Công cụ sản xuất và đồ dùng đa dạng, bằng nhiều nguyên liệu khác nhau: đá, sừng, tre, gỗ, đồng...          

Chủ yếu bằng đá ghè đẽo thô sơ.

Tổ chức xã hội

Sống theo thị tộc, biết làm nhà, chòi để ở

Sống thành từng bầy

 

Đề số 2

I. TRẮC NGHIỆM: 

Hãy chọn một đáp án đúng nhất:

Câu 1. Một thiên niên kỉ gồm bao nhiêu năm?

A. 100năm.                                B.  10 năm.                            C. 1000 năm.                        D. 10000 năm.

Câu 2. Nhà nước của các quốc gia cổ đại phương Tây là:

A. Xã hội chưa hình thành giai cấp và nhà nước.

B. Dân chủ, chủ nô.

C. Chiếm hữu nô lệ.

D. Xã hội bắt đầu hình thành giai cấp và nhà nước.

Câu 3. Thời văn Lang vào ngày tết có tục lễ:

A. Nhuộm răng ăn trầu.                                                           B. Bánh chưng, bánh dày.

C.  Xăm mình.                                                                         D.  Thờ các vị thần.

Câu 4. Nền văn hóa Óc Eo từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, ở tỉnh :

A. Quãng Ngãi.                                                                       B. Long An.

C. An Giang.                                                                           D. Huỳnh Văn ở Nghệ An

Câu 5. Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là:

A. Vua Hùng Vương thứ nhất                                                B. An Dương Vương

C.  Vua Hùng thứ 18                                                               D.  Triệu Đà

Câu 6. Sự tiến bộ của rìu mài so với rìu ghè đẽo là:

A. Sắc hơn, năng suất lao động cao hơn.         B. Dể mang theo người để cắt gọt các vật khác.

C. Dể chế tạo hơn quí hơn.                              D. Đẹp hơn, gọn nhẹ hơn.

Câu 7. Thời gian hình thành các nước cổ đại Phương Đông là:

A. Đầu thiên niên kỉ III TCN.

B. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN.

C. Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN.

D. Cuối thiên niên kỉ III đầu thiên niên kỉ IV TCN.

Câu8 . Trong các tư liêu sau đây, tư liệu nào thuộc tư liệu hiện vật.

A. Truyện Âu Cơ, Lạc Long Quân.                                        B.  Truyện Thánh Gióng.

C.  Chữ tượng hình ở Ai Cập.                                                D. Trống đồng, bia đá, công cụ lao động

Câu 9. Cuộc sống của người Tinh khôn có gì khác với người Tối cổ.

A. Sống theo bầy đàn.                                      B. Sống đơn lẻ.

C. Sống trong hang động, mái đá.                   D. Sống theo từng nhóm nhỏ gọi chung là thị tộc.

Câu 10. Vua Hùng Vương đứng đầu nhà nước:

A. Đại Việt.                               B.  Đại Cồ Việt.                    C. Văn Lang.                        D.  Âu lạc.

Câu 11. Hai phát minh của thời đại dựng nước Văn Lang là:

A.  Nghề trồng lúa nước và kim loại xuất hiện                       B. Tìm ra lửa và kim loại

C. Tìm ra lửa và công cụ bằng đá                                            D. D. Công cụ đá và công cụ kim loại

Câu12. Ngày nào là ngày giổ tổ Vua Hùng Vương :

A. 3/10                                       B. 8/3                                    C. 10/3                                  D. 2/9

II. Phần Tự Luận:

Câu 1: Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì?

Câu 2: Theo em những thành tựu văn hóa nào của thời Cổ Đại còn được sử dụng đến ngày nay?

Câu 3: Em hãy cho biết đời sống vật chất của người Tinh Khôn so với người Tối Cổ như thế nào?

Câu 4: Điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn, mặc?         

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

I. TRẮC NGHIỆM: 

Hãy chọn một đáp án đúng nhất:

Câu 1. Thời Văn Lang vào ngày tết có tục lễ:

A. Bánh chưng, bánh dày.                                                       B. Nhuộm răng ăn trầu.

C.  Xăm mình.                                                                         D.  Thờ các vị thần.

Câu 2. Vua Hùng Vương đứng đầu nhà nước:

A. Đại Việt.                               B.  Đại Cồ Việt.                    C.  Âu lạc.                             D. Văn Lang.

Câu 3. Hai phát minh của thời đại dựng nước Văn Lang là gì?

A. Tìm ra lửa và kim loại                                                         B. Nghề trồng lúa nước và kim loại xuất hiện

C. Tìm ra lửa và công cụ bằng đá                                            D. D. Công cụ đá và công cụ kim loại

Câu 4. Nền văn hóa Óc Eo từ thế kỉ VIII đến thế kỉ I TCN, ở tỉnh :

A. An Giang.                                                                           B. Quãng Ngãi.

C. Long An.                                                                            D. Huỳnh Văn ở Nghệ An

Câu 5. Trong các tư liêu sau đây, tư liệu nào thuộc tư liệu hiện vật.

A. Trống đồng, bia đá, công cụ lao động                                 B. Truyện Âu Cơ, Lạc Long Quân.

C.  Truyện Thánh Giống.                                                         D.  Chữ tượng hình ở ai cập.

Câu 6. Ngày nào là ngày giổ tổ vua Hùng Vương :

A. 3/10                                       B. 8/3                                    C. 10/3                                  D. 2/9

Câu7. Thời gian hình thành các nước cổ đại Phương Đông là:

A. đầu thiên niên kỉ III TCN.

B. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN.

C. Cuối thiên niên kỉ III đầu thiên niên kỉ IV TCN.

D. Cuối thiên niên kỉ IV đầu thiên niên kỉ III TCN.

Câu 8. Cuộc sống của người Tinh khôn có gì khác với người Tối cổ.

A. Sống theo bầy đàn.                                     B. Sống đơn lẻ.

C. Sống trong hang động, mái đá.                  D. Sống theo từng nhóm nhỏ gọi chung là thị tộc.

Câu 9. Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là:

A. Vua Hùng Vương thứ nhất                                                B.  Vua Hùng thứ 18

C. An Dương Vương                                                              D.  Triệu Đà

Câu 10. Sự tiến bộ của rìu mài so với rìu ghè đẽo là:

A. Dể mang theo người để cắt gọt các vật khác.                    B. Sắc hơn và cho năng suất lao động cao hơn.

C. Dể chế tạo hơn quí hơn.                                                     D. Đẹp hơn, gọn nhẹ hơn.

Câu 11. Một thiên niên kỉ gồm bao nhiêu năm?

A. 10 năm.                                 B.100 năm.                            C. 1000 năm.                        D. 10000 năm.

Câu 12. Nhà nước của các quốc gia cổ đại Phương Tây là:

A. Xã hội chưa hình thành giai cấp và nhà nước.

B. Chiếm hữu nô lệ.

C. Xã hội bắt đầu hình thành giai cấp và nhà nước.

D. Dân chủ, chủ nô.

II. Phần Tự Luận: 

Câu 1: Lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì?

Câu 2: Theo em những thành tựu văn hóa nào của thời Cổ Đại còn được sử dụng đến ngày nay?

Câu 3: Em hãy cho biết đời sống vật chất của người Tinh Khôn so với người Tối Cổ như thế nào?

Câu 4: Điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc?

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Đề số 4

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Người tinh khôn sống theo:

A. Từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình có họ hàng gần gũi với nhau

B. Từng bầy gồm khoảng vài chục người

C. Từng gia đình riêng rẽ, làm riêng, ăn riêng

D. Khoảng vài chục người có họ hàng với nhau, làm chung, ăn chung

Câu 2: Từ Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn, có được sự chuyển biến này là do:

A. Nhờ quá trình lao động

B. Phát hiện ra kim loại để chế tạo công cụ lao động

C. Phát hiện ra lửa, dùng lửa sưởi ấm và nướng chín thức ăn

D. Nhờ quá trình thay đổi điều kiện sống

Câu 3: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc, xã hội phân chia thành giai cấp...Đó là hệ quả xã hội của việc sử dụng:

A. Công cụ bằng kim loại                           B. Công cụ bằng đá mới

C. Công cụ bằng đồng đỏ                           D. Công cụ bằng đồng thau

Câu 4: Trong quá trình sinh sống Người tinh khôn đã biết:

A. Trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức

B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai mỏ, trao đổi hàng hóa

C. Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, lập các phường hội

D. Trồng trọt, chăn nuôi, luyện kim, mở chợ búa

Câu 5: Khi xuất hiện tư hữu, xã hội có sự thay đổi:

A. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa    

B. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến hình thành giai cấp

C. Những người giàu có, phung phí tài sản

D. Người quá giàu, người quá nghèo

Câu 6: Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông:

A. Nền kinh tế nông nghiệp                                   B. Nền kinh tế công nghiệp

C. Nền kinh tế thương nghiệp                    D. Nền kinh tế thủ công nghiệp

Câu 7: Đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở phương Đông là:

A. Hình thành trên các bán đảo

B. Hình thành trên các châu thổ các con sông lớn

C. Lấy nông nghiệp làm cơ sở chủ yếu

D. Câu B, C đúng

Câu 8: “Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm ...(A)... và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng ...(B)...Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về ...(C)...Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do ...(D)... sáng tạo nên”

A. đến 10, 3,16, số học, người Ấn Độ

B. đến 10, 3,16, hình học, người Ấn Độ

C. đến 10, 3,16, số học, người Trung Quốc

D. đến 10, 3,16, số học, người Lưỡng Hà

Câu 9: Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước:

A. Do vua đứng đầu, có quyền cao nhất

B. Vua có danh nhưng không có thực quyền

C. Quyền lực phân tán cho các quan lại, quý tộc

D. Quyền lực tập trung trong tay quý tộc

II. TỰ LUẬN 

Câu 1: Một hiện vật cổ bị chôn vùi vào năm 1000 TCN. Đến năm 1995 hiện vật đã được đào lên. Hỏi hiện vật đó nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian của hiện vật đó?

Câu 2: Vì sao khi công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển nhanh, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều thì xã hội nguyên thủy lại tan rã?

Câu 3: Trình bày những thành tựu văn hóa của người Hi Lạp và Rô-ma cổ đại.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Đề số 5

I. TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Sự xuất hiện tư hữu, gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc, xã hội phân chia thành giai cấp...Đó là hệ quả xã hội của việc sử dụng:

A. Công cụ bằng đá mới                            B. Công cụ bằng kim loại

C. Công cụ bằng đồng đỏ                           D. Công cụ bằng đồng thau

Câu 2: Khi xuất hiện tư hữu, xã hội có sự thay đổi:

A. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến hình thành giai cấp

B. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa

C. Những người giàu có, phung phí tài sản

D. Người quá giàu, người quá nghèo

Câu 3: Từ Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn, có được sự chuyển biến này là do:

A. Phát hiện ra lửa, dùng lửa sưởi ấm và nướng chín thức ăn

B. Phát hiện ra kim loại để chế tạo công cụ lao động

C. Nhờ quá trình lao động

D. Nhờ quá trình thay đổi điều kiện sống

Câu 4: Người tinh khôn sống theo:

A. Từng bầy gồm khoảng vài chục người

B. Từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình có họ hàng gần gũi với nhau

C. Từng gia đình riêng rẽ, làm riêng, ăn riêng

D. Khoảng vài chục người có họ hàng với nhau, làm chung, ăn chung

Câu 5: Trong quá trình sinh sống Người tinh khôn đã biết:

A. Trồng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức

B. Trồng trọt, chăn nuôi, khai mỏ, trao đổi hàng hóa

C. Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, lập các phường hội

D. Trồng trọt, chăn nuôi, luyện kim, mở chợ búa

Câu 6: Đặc điểm của các quốc gia cổ đại ở phương Đông là:

A. Hình thành trên các châu thổ các con sông lớn

B. Hình thành trên các bán đảo

C. Lấy nông nghiệp làm cơ sở chủ yếu

D. Câu B, C đúng

Câu 7: Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông là nhà nước:

A. Do vua đứng đầu, có quyền cao nhất

B. Vua có danh nhưng không có thực quyền

C. Quyền lực phân tán cho các quan lại, quý tộc

D. Quyền lực tập trung trong tay quý tộc

Câu 8: Nền kinh tế chủ yếu của các quốc gia cổ đại phương Đông:

A. Nền kinh tế thủ công nghiệp    

B. Nền kinh tế công nghiệp

C. Nền kinh tế thương nghiệp                   

D. Nền kinh tế nông nghiệp

Câu 9: “Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm ...(A)... và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng ...(B)...Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về ...(C)...Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do ...(D)... sáng tạo nên”

A. đến 10, 3,16, số học, người Ấn Độ

B. đến 10, 3,16, hình học, người Ấn Độ

C. đến 10, 3,16, số học, người Trung Quốc

D. đến 10, 3,16, số học, người Lưỡng Hà

II. TỰ LUẬN 

Câu 1: Một hiện vật cổ bị chôn vùi vào năm 1000 TCN. Đến năm 1995 hiện vật đã được đào lên. Hỏi hiện vật đó nằm dưới đất bao nhiêu năm? Vẽ sơ đồ thời gian của hiện vật đó?

Câu 2: Vì sao khi công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển nhanh, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều thì xã hội nguyên thủy lại tan rã?

Câu 3: Trình bày những thành tựu văn hóa của người Hi Lạp và Rô-ma cổ đại.

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 có đáp án Trường THCS Cẩm Thịnh. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF