YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 năm 2021-2022 có đáp án Trường THCS Minh Tiến

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 có đáp án Trường THCS Minh Tiến sẽ​​ giúp các em dễ dàng ôn tập lại kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Hi vọng đây  là tài liệu hữu ích cho các em.

ADSENSE

TRƯỜNG THCS MINH TIẾN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 6

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

I. Phần trắc nghiệm 

1. Khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau 

Câu 1: Các chiềng chạ có quan hệ với nhau gọi là:

A. Làng.                     B. Bộ lạc.                     C. Xã.                         D. Thị tộc.

Câu 2: Dấu tích người tối cổ tìm thấy ở:

A. Lạng Sơn, Lai Châu, Đồng Nai.               B. Thanh Hoá, Quảng Bình, Đồng Nai.

C. Lạng Sơn, Thanh Hoá, Đồng Nai.            D. Lạng Sơn , Hà Tình, Đồng Nai.

Câu 3: Tổ chức xã hội sơ khai của người tối cổ là:

A. Thị tộc.                                                      B. Bộ lạc.

C. Xã hội nguyên thuỷ.                                  D. Bầy người nguyên thuỷ.

Câu 4: Cây lương thực chính của người Việt cổ là:

A. Cây lúa nước.                                            B. Cây khoai lang.

C. Cây lúa mì.                                                D. Cây ngô.

Câu 5: Đứng đầu nhà nước Văn Lang là:

A. Lạc hầu.                   B. Bồ chính.                    C. Vua Hùng.              D. Lạc tướng.

Câu 6:Nhà nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào?

A. Khoảng thế kỉ VIII TCN.                                   B. Khoảng thế kỉ VII TCN.

C. Khoảng thế kỉ VI TCN.                                      D. Khoảng năm 207 TCN.

Câu 7: Giai cấp có vai trò quan trọng nhất trong xã hội phương Đông cổ đại là:

A. Vua.                   B. Nông dân.                   C. Quý tộc.                       D. Nô lệ.

Câu 8: Giỗ tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày nào:

A. 10/3.                       B. 3/10.                       C. 21/3.                             22/3.

2. Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp (2đ).

A (lĩnh vực nghiên cứu)

Nối

B (Tên nhà khoa học)

1. Triết học.

 

a. Acsimet

2. Sử học.

 

b. Pi ta go, Ta let, Ơ cơ lit

  1. Vật lý.

 

c. Pla- tôn, A- ri-xtốt

4. Toán học.

 

d. Hê-rô-đốt, Tuy-xi-đít

5. Y học.

 

 

Phần tự luận (4đ).

Câu 1 (2đ). Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Âu Lạc? Em có nhận xét gì về nhà nước Âu Lạc?

Câu 2 (2đ). Nêu đời sống vật chất đời sống và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần trắc nghiệm 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

C

D

A

C

D

B

A

2. Nối đúng: 1- c; 2 - d; 3 - a; 4 - b. 

Phần tự luận

Câu 1.

- Vẽ đúng sơ đồ bộ máy nhà nước Âu lạc: 

- Nhận xét: Về cơ bản giống bộ máy nhà nước Văn Lang nhưng vua có quyền cai trị đất nước hơn. 

Câu 2.

- Nêu được đời sống vật chất của của cư dân Văn Lang (1,0 đ) về các mặt: Ăn, ở, mặc, đi lại.

- nêu được đời sống tinh của cư dân Văn Lang về các mặt: Lễ hội, tín ngưỡng: 1đ.

Đề số 2

Câu 1(1 điểm): Khoanh tròn vào phương án đúng nhất:

1. Người tinh khôn xuất hiện vào thời gian nào?

A. khoảng 3 - 4 triệu năm trước đây               C. khoảng thiên niên kỉ thứ I TCN

B. khoảng 4 vạn năm trước đây                      D. khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN

2. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN con người đã phát minh ra công cụ chất liệu gì?

A. Đá             

B. Xương                   

C. Kim loại                 

D. Gốm

3. Địa điểm hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây là:

A. Sông Hoàng Hà                                        

B. Bán đảo Italia và Ban Căng

C. Châu Phi                                        

D. Ai Cập

4. Xã hội cổ đại phương Tây có mấy giai cấp?

A. 2                

B. 4                            

C. 5                            

D. 3

Câu 2(5 điểm): Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy là gì? Hãy nhận xét về tập tục chôn công cụ lao động theo người chết ở thời nguyên thủy?                                               

Câu 3 (4 điểm): So sánh các quốc gia cổ đại phương Tây và phương Đông về điều kiện tự nhiên, thời gian hình thành, kinh tế, chính trị - xã hội.

Đề số 3

A. Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái đầu đáp án mà em cho là đúng nhất

Câu 1: Lịch sử là  

A. khoa học tìm hiểu về quá khứ.

B. những gì đã diễn ra trong quá khứ

C. sự hiểu biết của con người về quá khứ

D. sự ghi lại các sự kiện diễn ra xung quanh con người.

Câu 2: Theo Công lịch một năm có  

A. 365 ngày, chia làm 12 tháng

C. 366 ngày, chia làm 12 tháng

B. 365 ngày, chia làm 13 tháng

D. 366 ngày, chia làm 13 tháng

Câu 3: Điểm khác nhau giữa Người tinh khôn và Người tối cổ là gì?

A. Mặt phẳng, trán cao, không còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não lớn (1450 cm3)

B. Trán cao, còn lớp lông trên người, dáng đi thẳng, thể tích sọ não từ (850-1100 cm3)

C. Khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn; dáng đi còn hơi còng, thể tích sọ não từ (850-1100 cm3)

D. Trán thấp và bợt ra phía sau, u mày nổi cao, khắp cơ thể còn phủ một lớp lông ngắn.

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là đúng về xã hội nguyên thủy ?  

A. Xã hội loài người bắt đầu phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp

B. Xã hội loài người thời công nghệ cao, đã đạt được thành tựu trong khoa học - kĩ thuật

C. Xã hội loài người, mới xuất hiện, còn nguyên sơ không khác động vật lắm

D. Xã hội loài người đã có vua, quan lại, và các tầng lớp khác

Câu 5: Điểm tiến bộ trong kĩ thuật chế tác công cụ đá của Người tinh khôn so với Người tối cổ là:

A. Công cụ được ghè đẽo thô sơ                     B. Công cụ được ghè đẽo cẩn thận hơn.

C. Công cụ đã biết mài ở lưỡi cho sắc             D. Công cụ bằng kim loại.

Câu 6: Một thiên niên kỷ gồm bao nhiêu năm?

A. 2000 năm       

B. 10 năm       

C. 100 năm     

D. 1000 năm

Câu 7: Để tính thời gian, con người dựa vào điều gì?

A. Ánh sáng của mặt trời

B. Nước sông hàng năm

C. Thời tiết

D. Chu kỳ mọc, lặn, di chuyển của mặt trời, mặt trăng

Câu 8: Câu nào sau đây diễn tả không đúng về điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại phương Tây ?

A. Là vùng bán đảo, có rất ít đồng bằng.

B. Chủ yếu là đất đồi, khô và cứng.

C. Đất đai phì nhiêu màu mỡ, được phù sa bồi đắp hằng năm.

D. Có nhiều hải cảng tốt, thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.

Câu 9. Nối tên các nhà khoa học sao cho phù hợp lĩnh vực nghiên cứu:

Tên các nhà khoa học

 

Lĩnh vực nghiên cứu

1. Ác-si-mét

a. Triết học

2. Stơ-ra-bôn

b. Sử học

3. Hê-rô-đốt, Tu-xi-đít

c. Địa lí

4. Pla-tôn, A-ri-xtốt

d. Vật lí

B. Tự luận: (7điểm)

Câu 10: Người ta đã dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử ?

Câu 11: Hãy giải thích vì sao khi sản xuất phát triển thì xã hội nguyên thủy tan rã?

Câu 12: Người Hi lạp và Rô-ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?

Câu 13: Vì sao nước Âu Lạc sụp đổ? Qua đó em rút ra bài học gì đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước hiện nay?

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1. Ở Việt Nam có những điều kiện tự nhiên thuận lợi như thế nào cho người nguyên thủy tồn tại và phát triển?

Câu 2. Tại sao chế độ phụ hệ lại thay thế cho chế độ mẫu hệ?

Câu 3. Trình bày những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang?

Câu 4. Điểm giống và khác nhau giữa nhà nước của vua Hùng và nhà nước An Dương Vương?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

Câu 1:

* Ở Việt Nam có những điều kiện thuận lợi cho người nguyên thủy tồn tại và phát triển là:

- Có vùng rừng núi rậm rạp.

- Có nhiều hang động mái đá.

- Nhiều sông suối.

- Có vùng ven biển dài.

- Khí hậu hai mùa nóng, lạnh thuận lợi cho cuộc sống muông thú, cỏ cây và con người.

Câu 2:

* Chế độ phụ hệ thay thế cho chế độ mẫu hệ vì:

- Sản xuất phát triển, kéo theo sự phân công lao động.

- Người đàn ông gánh vác những công việc nặng nhọc, đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất (chế tạo công cụ, đúc đồng)

- Vì vậy, vai trò của người đàn ông quan trọng hơn người mẹ.

- Người đàn ông dần trở thành người chủ gia đình, chủ thị tộc.

Câu 3:

* Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà nước Văn Lang:

- Sản xuất phát triển hình thành những bộ lạc lớn.

- Xã hội có sự phân chia thành người giàu, kẻ nghèo.

- Nhu cầu đoàn kết để bảo vệ sản xuất nông nghiệp (chống thiên tai).

- Cần có người chỉ huy (tổ chức) để giải quyết các xung đột.

Câu 4: * Giống nhau: là tổ chức bộ máy nhà nước đầu tiên, còn sơ khai, đơn giản.

* Khác nhau: nhà nước của An Dương Vương phát triển hơn (chặt chẽ hơn, vua có quyền lực cao hơn).

Đề số 5

Phần trắc nghiệm

1.  Khoanh tròn vào chữ cái chỉ đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau (4đ):

C âu 1: Tổ chức xã hội sơ khai của người tối cổ là:

A. Thị tộc.                                                      

B. Bầy người nguyên thuỷ.

C. Xã hội nguyên thuỷ.                                 

D. Bộ lạc.

Câu 2: Nền kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại phương Đông là:

A. Nông nghiệp.                                      

B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.

C. Thương nghiệp.                                 

D. Nông nghiệp và buôn bán.

Câu 3: Người cổ đại xây dựng kim tự tháp ở:

A. Ai Cập.               B. Trung Quốc.               C. Ấn Độ.                    D. Lưỡng Hà.

Câu 4: Hệ thống chữ cái a, b, c... là phát minh vĩ đại của người:

A. Trung Quốc và Ấn Độ.                                    B. Rô Ma và La Mã.

C. Hi Lạp và Rô Ma.                                          D. Ấn Độ.

Câu 5: Câu nói “Dân ta phải biết sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Vit Nam” là của:

A. Lê Văn Hưu.          B. Xi-x ê-rông.          C. Hồ Chí Minh.           D. Lê Văn Lan.

Câu 6: Giai cấp có vai trò quan trọng nhất trong xã hội phương Tây cổ đại là:

A. Chủ nô.                   B. Nô lệ.                   C. Quý tộc.                       D. Nông dân.

Câu 7: Nhà nước Văn Lang ra đời vào thời gian nào?

A. Khoảng thế kỉ VIII TCN.                                  

B. Khoảng năm 207 TCN .

C. Khoảng thế kỉ VI TCN.                                     

D. Khoảng thế kỉ VII TCN.

Câu 8: Đứng đầu nhà nước Âu L ạc là:

A. Vua Hùng.           B. Bồ chính.            C. An Dương Vương.           D. Lạc tướng.

2. Nối ý ở cột A với ý ở cột B sao cho phù hợp (2đ).

A (thời gian)

Nối

B (sự kiện)

1. Thiên niên kỉ III TCN.

 

A. Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời.

2. Thiên niên kỉ I TCN.

 

B. Các quốc ra cổ đại phương Đông ra đời.

  1. Thế kỉ VII TCN.

 

C. Nước Âu Lạc thành lập.

4. Năm 217 TCN.

 

D. Nước Văn Lang thành lập.

5. Năm 207 TCN.

 

 

Phần tự luận (4đ).

Câu 1 (2đ). Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước V ăn Lang? Vì sao gọi nhà nước Văn Lang là nhà nước sơ khai?

Câu 2 (2đ). Nêu đời sống vật chất đời sống và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?

---(Để xem tiếp nội dung của đề thi các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là một phần nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 6 có đáp án Trường THCS Minh Tiên. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF