YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021 - 2022 có đáp án Trường THPT Võ Thị Sáu

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 được tổng hợp từ Trường THPT Võ Thị Sáu, đề thi có cấu trúc gồm các câu trắc nghiệm và tự luận với lời giải chi tiết đi kèm sẽ giúp các em học sinh củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng làm bài. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ công tác dạy và học của quý thầy cô và các em!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1. Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế ở Nhật Bản nằm trong tay

A. Thiên Hoàng.                                                         B. Tư sản.

C. Tướng quân.                                                           D. Thủ tướng.

Câu 2. Cuộc cải cách Duy Tân Minh trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao.

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ.

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa- giáo dục.

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 3. Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:

A. Duy trì nền quân chủ chuyên chế.    

B. Tiến hành những cải cách tiến bộ.

C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

D. Thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

Câu 4. Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?

A. Cộng hòa.                                                   B. Quân chủ lập hiến.

C. Quân chủ chuyên chế.                                            D. Liên bang.

Câu 5. Đế quốc đầu tiên buộc Chính phủ Nhật Bản kí Hiệp ước bất bình đẳng là

A. đế quốc Mĩ.                                                            B. đế quốc Anh.

C. đế quốc Pháp.                                                         D. đế quốc Đức.

Câu 6. Để tiến hành cuộc Duy tân 1868, Thiên hoàng Minh Trị dựa vào tầng lớp nào?

A. Nông dân   .                                                           B. Đaimyô.

C. Samurai.                                                                 D. Thợ thủ công.

Câu 7. Nhân tố nào được xem là “chìa khóa vàng” của cuộc Duy tân ở Nhật Bản năm 1868?

A. Giáo dục.                                                               B. Quân sự.

C. Kinh tế.                                                                  D. Chính trị.

Câu 8. Các công ti độc quyền đầu tiên ở Nhật ra đời trong các ngành kinh tế nào?

A. Công nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

B. Công nghiệp, ngoại thương, hàng hải

C. Nông nghiệp, công nghiệp, ngoại thương.

D. Nông nghiệp, thương nghiệp, ngân hàng.

Câu 9. Tính chất của cuộc cải cách Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868 là gì?

A. Cách mạng vô sản.                                    

B. Cách mạng tư sản triệt để.

C. Chiến tranh đế quốc.                 

D. Cách mạng tư sản không triệt để.

Câu 10. Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.                                                                                                       

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 11. Tính chất của cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905)?

A. Chiến tranh giải phóng dân tộc.                

B. Chiến tranh phong kiến.

C. Chiến tranh đế quốc.                       

D. Chiến tranh chính nghĩa.

Câu 12. Tại sao Nhật Bản phải tiến hành cải cách?

A. Để duy trì chế độ phong kiến.

B. Để thoát khỏi nước phong kiến lạc hậu.

C. Để tiêu diệt Tướng quân.

D. Để bảo vệ quyền lợi quý tộc phong kiến.

Câu 13. Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?

A. Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.

B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.

D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ.

Câu 14. Tại sao gọi cải cách Minh Trị năm 1868 là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A. Liên minh qúy tộc - tư sản nắm quyền.

B. Kinh tế Nhật Bản vẫn còn lệ thuộc vào bên ngoài.

C. Vấn đề ruộng đất của nông dân da duoc giải quyết...

D. Chưa xóa bỏ những bất bình đẳng với đế quốc.

Câu 15. Sau cuộc cải cách Minh Trị, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng:

A. Sức mạnh quân sự.                                     

B. Sức mạnh kinh tế.    

C. Truyền thống văn hóa lâu đời.                  

D. Sức mạnh áp chế về chính trị.

Câu 16. Khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc gắn liền với…

A. các cuộc chiến tranh xâm lược.                 

B. mua phát minh từ bên ngoài vào.

C. chú trọng phát triển nông nghiệp.             

C. đẩy mạnh đầu tư giao thông vận tải.

Câu 17. Vì sao nói chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc quân phiệt?

A. Nhật Bản chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh quân sự.

B. Thiên Hoàng tiếp tục quản lý nhà nước về mọi mặt.

C. Nhật Bản chủ trương xây dựng đất nước bằng sức mạnh kinh tế.

D. Nhật Bản vẫn duy trì quyền sở hữu ruộng đất phong kiến.

Câu 18. Yeu to duoc xem la chia khoa duoc rut ra tu cuộc cải cách Minh Trị cho công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay?

A. Chú trọng bảo tồn văn hóa.                                   B. Chú trọng yếu tố giáo dục.

C. Chú trọng phát triển kinh tế.                                  D. Chú trọng công tác đối ngoại.       

Câu 19. Nhật Bản xác định biện pháp chủ yếu để vươn lên trong thế giới tư bản chủ nghĩa là gì?

A. Chạy đua vũ trang với các nước tư bản chủ nghĩa.

B. Mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.     

C. Tiến hành chiến tranh giành giật thuộc địa, mở rộng lãnh thổ.

D. Tăng cường tiềm lực kinh tế và quốc phòng.

Câu 20. Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục ?

A. Mở rộng hệ thống trường học.

B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.

C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.

D. chú trọng nội dung khoa học-kỉ thuật.

Câu 21. Ý nào sau đây không đúng khi nói đến tình hình đất nước Ấn Độ từ đầu TK XVII ?

A. chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng

B. phong trào nông dân diễn ra mạnh mẽ.

C. Cuộc tranh giành quyền lực giữa các chúa phong kiến.

D. Đất nước ổn dịnh, phát triển.

Câu 22. Các nước tư bản chủ yếu đua tranh tiến hành xâm lược Ấn Độ là

A. Anh và Pháp.                                             B. Pháp và Mĩ.

C. Anh và Mĩ.                                                 D. Nhật và Nga.

Câu 23. Đến giữa TK XIX, Ấn Độ là thuộc địa của Đế quốc nào?

A. Nga.                                                           B. Anh.

C. Nhật.                                                          D. Mĩ.

Câu 24. Ấn Độ trở thành đối tượng xâm lược của các nước phương Tây vì

A. có vị trí chiến lược quan trọng.

B. còn trong tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị.

C. có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Á.

D. có nguồn nguyên liệu và nhân công dồi dào.

Câu 25. Đảng Quốc đại là chính đảng cùa giai cấp nào?

A. Công nhân.                                                 B. Nông dân.

C. Tư sản.                                                        D. Địa chủ.

Câu 26. Sự kiện nào đánh dấu giai đoạn giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị?

A. Đảng Quốc dân Đại hội(Quốc đại) thành lập.

B. Đảng Quốc đại đứng lên lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống Anh.

C. Đảng Quốc đại trở thành Đảng cấm quyền.

D. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng chính trong xã hội.

Câu 27. Hình thức cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ là

A. gián tiếp.                                                               

B. trực tiếp.

C. giao toàn quyền cho người Ấn Độ.

D. kết hợp giữa nắm quyền cai trị và thông qua người Ấn Độ.

Câu 28. Đời sống của nhân dân Ấn Độ dưới chính sách thống trị của thực dân Anh là

A. một bộ phận nhỏ bị bần cùng và phá sản.

B. bị bần cùng, nghèo đói, mất ruộng đất.

C. bị ba tầng áp bức của đế quốc, tư sản và phong kiến.

D. đời sống ổn định, phát triển.

Câu 29. Chủ trương, biện pháp của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885 – 1905)?

A. Ôn hòa.                                                        B. Cải cách.

C. Cực đoan.                                                   D. Bạo lực.

Câu 30. Trước đòi hỏi của tư sản Ấn Độ, thái độ của thực dân Anh như thế nào?

A. Đồng ý những đòi hỏi.                               B. Đồng ý nhưng có điều kiện.

C. Kìm hãm bằng mọi cách.                            D. Thẳng tay đàn áp.

Đề số 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6đ)

Câu 1: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) buộc các nước tư bản phải

  A. tìm cách tiêu diệt Liên Xô.                                      B. chống lại Quốc tế Cộng sản.

  C. xem xét lại con đường phát triển                             D. tăng cường chạy đua vũ trang.

Câu 2: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ

  A. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp

  B. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương

  C. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn

  D. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch oán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương

Câu 3: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

  A. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi

  B. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế,tiềm lực quân sự

  C. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng

  D. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau

Câu 4: Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ra sao?

  A. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng

  B. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác

  C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách

  D. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

  A. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

  B. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

  C. Gây hậy quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

  D. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

Câu 6: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh

  A. sự ra thất bại của phe Liên minh.

  B. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết.

  C. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.

  D. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?

  A. Lênin từ Phần Lan trở về nước

  B. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt

  C. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva

  D. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX – “đã tiến sát tới một cuộc cách mạng”

  A. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết những khó khăn của đất nước.

  B. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ được nữa.

  C. Đời sống của công dân, nông dân và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực.

  D. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.

Câu 9: “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga?

  A. Cách mạng tháng Mười năm 1917

  B. Cách mạng 1905 – 1907

  C. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết

  D. Cách mạng tháng Hai năm 1917

Câu 10: Trong thời kì thực hiện công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào chưa được Chính phủ Liên Xô chú trọng đầu tư phát triển

  A. Công nghiệp quốc phòng

  B. Công nghiệp chế tạo máy, nông cụ

  C. Công nghiệp hàng không – vũ trụ

  D. Công nghiệp năng lượng ( điện, han, dầu mỏ), khai khoáng

Câu 11: Mục tiêu trong Luận cương tháng Tư của Lênin là gì?

  A. Duy trì chế độ lâm thời của giai cấp tư sản.

  B. Chuyển từ chế độ phong kiến sang cách mạng dân chủ tư sản.

  C. Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản phát triển.

  D. Chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN.

Câu 12: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga là

  A. Tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản

  B. Đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên làm chủ

  C. Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệp quý báu cho phong trào cách mạng thế giới

  D. Đưa đến sự thành lập tổ chức quốc tế mới của giai cấp công nhân quốc tế

Câu 13: Hai chính quyền song song không thể cùng tồn tại ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 vì

  A. Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau

  B. Bị các nước đế quốc bên ngoài chi phối, can thiệp

  C. Đất nước rộng lớn đòi hỏi có hai chính quyền

  D. Tạo tiền đề để thành lập chính quyền thống nhất trong cả nước

Câu 14: Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

  A. Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước

  B. Chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp nặng,hàng không ,vũ trụ

  C. Quan tâm đến lợi ích của các tập đoàn, tổng công ti lớn

  D. Chỉ tập trung phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn

Câu 15: Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 như thế nào?

  A. Đứng ngoài cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

  B. Tham gia cuộc chiến tranh khi thấy lợi nhuận.

  C. Tham chiến một cách có điều kiện.

  D. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: Vì sao vào đầu thế kỉ XX, nước Nga đứng trước một cuộc cách mạng?

A. chủ nghĩa đế quốc suy yếu                                

B. do có liên minh công nông vững chắc.

C. có giai cấp vô sản Nga.                                       

D. chế độ Nga hoàng khủng hoảng sâu sắc.

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không phản ánh đúng tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 đối với nước Nhật?

A. Giao thông vận tải đình đốn.

B. Trao đổi nông phẩm giảm sút hàng tỉ Yên.

C. Hoạt động ngoại thương gần như tê liệt.

D. Sản lượng công nghiệp giảm sút.

Câu 3: Năm 1932, sản lượng….Mĩ chỉ còn 53,8% so với năm 1929.

A. tài chính-ngân hàng.                                             B. nông nghiệp.

C. công nghiệp.                                                         D. chăn nuôi

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng hậu quả về xã hội mà khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 gây ra cho nước Nhật?

A. Người thất nghiệp được cứu trợ để an sinh xã hội.

B. Công nhân thất nghiệp lên tới hàng triệu người.

C. Đời sống của các tầng lớp nhân dân khốn đốn.

D. Nông dân bị phá sản, mất mùa, đói kém thường xuyên.

Câu 5: Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở

A. Oa –Sinh – Tơn và Giơ-Ne-Vơ.                          B. Vécxai và Oa –Sinh – Tơn.

C. Ianta và Oa –Sinh – Tơn.                                     D. Nui- Oóc  và Oa –Sinh – Tơn.

Câu 6: Trong nông nghiệp, “Chính sách kinh tế mới” đã thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng

A. thuế lương thực nộp bằng tiền.

B. thuế lương thực nộp bằng hiện vật.

C. thuế lương thực nộp hằng tháng.

D. thuế lương thực nộp bằng công lao động.

Câu 7: Hít Le đứng đầu tổ chức chính trị nào ở Đức?

A. Công Đảng.                                                          B. Đảng Xã hội dân chủ.

C. Đảng Quốc xã.                                                     D. Đảng Bảo Thủ.

Câu 8: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) bùng nổ đầu tiên ở nước

A. Mĩ.                                 B. Đức.                          C. Anh.                          D. Nhật.

Câu 9: Tổ chức Hội Quốc Liên ra đời nhằm

A. tăng cường hợp tác hữu nghị giữa các nước thành viên.

B. cải thiện mối quan hệ giữa chính quốc với thuộc địa.

C. tăng cường quan hệ giữa các nước tư bản chủ nghĩa.

D. duy trì trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 10: Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Nga đã tác động như thế nào đến nền kinh tế ?

A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.

B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.

C. Kìm hãm sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản .

D. Bước đầu tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.

Câu 11: Tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên, duy trì trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất là:

A. Liên Hiệp Quốc.                                                   B. Hội Quốc Liên.

C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á                    D. Liên minh Châu Âu.

Câu 12: Để chuyển toàn bộ chính quyền về tay các Xô-viết, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích chủ trương đấu tranh bằng phương pháp

A. hòa bình.                                                               B. khởi nghĩa vũ trang.

C. nghị trường.                                                         D. kết hợp vũ trang và chính trị

Câu 13: Một trật tự thế giới mới được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thường được gọi là

A. trật tự thế giới đa cực.                                          B. hệ thống Vécxai và Oa sinhtơn.

C. trật tự thế giới đơn cực.                                       D. trật tự hai cực Ianta.

Câu 14: Tháng 9/ 1931, Nhật Bản đã tiến hành

A. xâm lược đất nước Trung Quốc rộng lớn.

B. xây dựng chính quyền bù nhìn ở Trung Quốc.

C. đánh chiếm vùng Tây Bắc Trung Quốc.

D. đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Câu 15: Người tự xưng Quốc trưởng suốt đời ở nước Đức là

A. Lê-ông Bơ-lum              B. Hin – đen- bua          C. Ru- dơ ven                D. Hít- le

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

C

A

B

B

C

A

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

B

D

D

A

A

D

C

D

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

B

A

B

D

B

C

C

A

C

C

 

Đề số 4

Câu 1. Cuộc đấu tranh của nhân dân nước nào nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh ở châu Phi?

A. Ai Cập.B. Ê-ti-ô-pi-a.

C. Li-bê-ri-a.D. Xu- đăng.

Câu 2. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?

A. Đồng minh, Hiệp ước.          B. Liên minh, Phát xít.           C. Cấp tiến, Ôn hòa.               D. Liên minh, Hiệp ước.

Câu 3. Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh?

A. Giúp đỡ Mĩ la tinh.                                                  B. Mở rộng ngoại giao.

C. Mở rộng lãnh thổ.                                                    D. Biến Mĩ la tinh thành “ sân sau” của Mĩ.

Câu 4. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.

B. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.

C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.

D. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.

Câu 5. Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục ?

A. Mở rộng hệ thống trường học.                                                         

B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.

C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.                

D. chú trọng nội dung khoa học-kỉ thuật.

Câu 6. Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do?

A. Duy trì chế độ phong kiến.                                          B. Tiến hành cách mạng vô sản.

C. Tăng cường khả năng quốc phòng.                           D. chính sách duy tân của Ra ma V.

Câu 7. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Tư sản.                   B. Nông dân   .           C. Công nhân.                       D. Tiểu tư sản.

Câu 8.Trong bối cảnh chung của các nước châu Á cuối TK XIX – đầu TK XX, Nhật Bản thoát khỏi thân phận thuộc địa vì

A. Cắt đất cầu hòa.                                                   B. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

C. Tiến hành cải cách, mở cửa.                                D. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ.

Câu 9. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V?

A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.

B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để.

C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Câu 10. Năm 1882, phe Liên minh thành lập gồm

A. Anh, Pháp, Nga.                                        B. Đức, Áo–Hung, Italia.

C. Anh, Đức, Italia.                                        D. Pháp, Áo-Hung, Italia.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

I – PHẦN TRẮC NGHIỆM, gồm có 24 câu (6điểm)

Câu 1.  Để thoát kỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã:

A.  Duy trì chế độ phong kiến                                        

B.  Tiến hành những cải cách tiến bộ.

C.  Nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây    

D.  Thiết lập chế độ Mạc Phủ

Câu 2 Trong Hiến pháp mới năm 1889 của Nhật, thể chế mới là?

A.  Cộng hòa.                                                                 

B.  Quân chủ chuyên chế

C.  Quân chủ lập hiến                                                     

D.  Liên bang.

Câu 3: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?

A.  Dân chủ tư sản          

B. Trung lập.                         

C.  Quân chủ lập hiến.    

D.  Nền cộng hòa

Câu 4.  Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc Đồng minh hội sau khi giành được chính quyền ở Nam Kinh là:

A.  Không quan tâm đến việc xây dựng quân đội và bảo vệ chính quyền.

B.  Không giải quyết vấn đề tự do dân chủ.

C.  Không tiếp tục chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.

D.  Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.

Câu 5.  Hạn chế lớn nhất ở mục tiêu hành động mà Trung Quốc Đồng minh hội đưa ra là:

A.  Không đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh.

B.  Chủ trương bình quân ruộng đất nên không được giai cấp phong kiến ủng hộ.

C.  Không chỉ rõ kẻ thù chủ yếu của cách mạng Trung Quốc ngoài chế độ phong kiến còn có cả thực dân đế quốc.

D.  Thực hiện thành lập Trung Hoa dân quốc.

Câu 6: Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á duy nhất không trở thành thuộc địa là do?

A: Duy trì chế độ phong kiến.                                        

B: Tiến hành cách mạng tư sản

C: Tăng cường khả năng quốc phòng.                           

D: chính sách duy tân của Ra ma V

Câu 7 Châu Phi không là thuộc địa của đế quốc nào cuối thế kỉ XIX ?

A.  Hoa kì.                              B.  Anh.                           C.  Pháp.                          D.  Đức.

Câu 8.  Mĩ đã dùng chính sách gì để khống chế các nước khu vực Mĩ La-tinh ?

A.  “Ngoại giao chiến hạm”                        

B.  “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô-la”.

C.  Chính sách “Cái gậy lớn”.                                        

D.  Chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.

Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?

A: Sự thù địch Anh_Pháp.                                             

B: Sự hình thành phe liên minh

C: Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa.                        

D: Tất cả các ý trên đều sai

Câu 10. Nguyên cớ nào dẫn tới bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất ?

A.  Thái tử Áo- Hung bị người Xéc-bi ám sát. 

B.  Vua Vin-hen II của Đức bị người Pháp tấn công.

C.  Nga tấn công vào Đông Phổ. 

D.  Anh phát động chiến tranh trước

....

Trên đây là phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án Trường THPT Võ Thị Sáu để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết phần tự luận các em vui lòng đăng nhập vào hệ thống hoc247.net chọn chức năng xem online hoặc tải về máy tính!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON