YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Thủ Thiêm

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Thủ Thiêm. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT THỦ THIÊM

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Phần I: Trắc nghiệm: 2,5 điểm

Câu 1: Cho dãy các chất sau: HCl, H2SO4, H3PO4, NaOH, C2H5OH, Ba(OH)2, Fe(NO3)3, NH4Cl, KAlO2. Số chất điện li mạnh là:

A. 6                    B. 7                           C. 8                      D. 9

Câu 2: Cho các chất sau: KOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, Zn(OH)2, Sn(OH)2 và Pb(OH)2. Số chất có tính chất lưỡng tính là:

A. 2.                    B. 3                          C. 4                      D. 5

Câu 3: Khi trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,125M với 400 ml dung dịch HCl 0,05M thu được dung dịch có pH là:

A. 2                     B. 6                          C. 10                     D. 12

Câu 4: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. NH4+, NO3-, HCO3-, OH-                        B. K+, H+, SO42-, OH-

C. Na+, NH4+, H+, CO32-                              D. Ca2+, Fe2+, NO3-, Cl-

Câu 5: Thể tích dung dịch HNO3 0,3M vừa đủ để trung hòa 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là

A. 100 ml            B. 150 ml                   C. 200 ml                  D. 250 ml

Câu 6: Cho phản ứng hóa học NaOH + HCl →  NaCl + H2O. Phản ứng hóa học nào sau đây có cùng phương trình ion rút gọn với phản ứng trên?

A. 2KOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2KCl

B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O

C. NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O

D. KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

Câu 7: Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí NH3, trong chậu thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt phenolphthalein. Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm là:

A. Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.

B. Nước phun vào bình và chuyển thành màu hồng.

C. Nước phun vào bình và không có màu.

D. Nước phun vào bình và chuyển thành màu tím.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 13 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 37,8 gam             B. 18,9 gam                  C. 28,35 gam                 D. 39,8 gam

Câu 9: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3-; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42-. Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 33,8 gam              B. 28,5 gam                   C. 29,5 gam          D. 31,3 gam

Câu 10: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là:

A. 0,448                 B. 0,792                    C. 0,672                D. 0,746

Phần II: Tự luận. 7,5 điểm

Câu 1:  Chỉ dùng một hóa chất, hãy trình bày phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau đụng trong các lọ mất nhãn sau: NH4Cl, (NH4)2SO4 và KNO3. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

Câu 2: Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa sau (ghi rõ điều kiện nếu có)

NH4NO2 → N2 → NH3 → NO → NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → O→ Al(OH)3

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 23,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe vào dung dịch HNO3 2M (dư), thu được dung dịch A và 7,84 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc)

1. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.

2. Tính khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch A.

3. Tính thể tích của dung dịch HNO3 ban đầu (biết rằng dùng dư 10% so với lượng cần phản ứng)

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I. Trắc nghiệm. 

1. B                  2. C

3. D                 4. D

5. A                  6. D

7. B                  8. D

9. A                  10. C

Phần 2: Tự luận.

Câu 1

- Dùng dung dịch Ba(OH)2

- Trình bày lời đúng cho 1,0 điểm.

- Viết phương trình phản ứng đúng cho 1,0 điểm

Câu 2: Mỗi phương trình đúng cho 0,25 điểm

Câu 3

1. 2,0 điểm.

- Viết phương trình phản ứng đúng cho 0,5 điểm

- Lập hệ phương trình đúng cho 0,5 điểm

- Giải hệ phương trình ra số mol Fe = 0,25 mol. Số mol Cu = 0,15 cho 0,5 điểm

- Tính ra % Fe = 59,32%, % Cu = 40,68% cho 0,5 điểm

2. Tìm ra khối lượng 2 muối = 88,7 gam. Cho 0,75 điểm

3. Số mol HNO3 = 1,4 mol, thể tích HNO3 đủ = 0,7 lít, thể tích HNO3 dư 10% = 0,77 lít

Đề số 2

Câu 1. Chọn câu sai: Đi từ Nitơ đến Butmut thì:

A. Khả năng oxi hóa giảm dần

B. Độ âm điện giảm dần

C. Tính phi kim giảm dần

D. Bán kính nguyên tử tăng dần

Câu 2. Trong PTN người ta thu khí Nitơ bằng pháp dời nước vì:

A. Nito nhẹ hơn không khí

B. Nito rất ít tan trong nước

C. Nito không duy trì sự cháy

D. N2 hóa lỏng, hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp

Câu 3. Trong ion phức [Cu(NH3)4]2+ liên kết giữa NH3 với Cu2+ là

A. Liên kết cộng hóa trị

B. Liên kết hidro

C. Liên kết phối trí (cho-nhận)

D. Liên kết ion

Câu 4. Các tính chất hóa học của HNO3 là:

A. Tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh

B. Tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân hủy

C. Tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân hủy

D. Tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh, tính bazo mạnh

Câu 5. Trong điều kiện thường, photpho hoạt động hóa học mạnh hơn nito là do:

A. Độ âm điện của photpho (2,1) nhỏ hơn nitơ (3,0)

B. Trong điều kiện thường photpho ở dạng rắn, còn nitơ ở trạng thái khí

C. Liên kết trong phân tử photpho kém bền hơn trong phân tử nitơ

D. Photpho có nhiều dạng thù hình, còn nitơ ở một dạng thù hình

Câu 6. Không nên bón phân đạm cùng với vôi vì ở trong nước

A. Phân đạm làm kết tủa vôi

B. Phân đạm phản ứng với vôi tạo khí amoniac làm mất tác dụng của đạm

C. Phân đạm phản ứng với vôi và tỏa nhiệt làm cây trồng chết vì nóng

D. Cây trồng không thể hấp thụ được đạm khi có mặt vôi

Câu 7. Dãy gồm những chất chỉ tác dụng HNO3 mà HNO3 chỉ thể hiện tính oxi hóa là:

A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2

B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO

C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2

D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag

Câu 8. Cho PTHH sau: Al + HNO3 ---> Al(NO3)3 + N2 + N2O + H2O

Biết khi cân bằng tỉ lệ số mol giữa N2O : N2 = 3 : 2

Tỉ lệ mol nAl:nN2O:nN2 lần lượt là:

A. 44:6:9                 B. 46:9:6                      C. 46:6:9                  D. 44:9:6

Câu 9. Cho các mệnh đề sau

(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh

(2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit

(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2

(4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt

Các mệnh đề đúng là:                          

A. (1) và (3)            B. (2) và (4)                C. (2) và (3)           D. (1) và (2)

Câu 10. Thuốc thử duy nhất để nhận biết các dung dịch sau: NaNO3, NaCl, Na3PO4, Na2S là:

A. BaCl2                 B. AgNO3                   C. H2SO4              D.Quỳ tím

---(Ni dung đy đ, chi tiết vui lòng xem online hoc đăng nhp ti v máy)---

Đề số 3

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dãy các chất điện li mạnh gồm

A) BaCO3, KCl, CuCl2, AgNO3.

B) NaOH, HCl, NH4NO3, NaNO3.

C) CO2, FeSO4, KHCO3, Al(OH)3.

D) Fe(NO3)2, Ca3(PO4)2, HCl, CH3COOH.

Câu 2. Phản ứng giữa HNO3 với P tạo khí NO. Tổng số các hệ số trong phản ứng là:

A) 17

B) 20

C) 18

D) 19

Câu 3. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 thu được muối Cu(NO3)2 và hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng của Cu đã phản ứng là:

A) 12,8g

B) 6,4g

C) 3,2g

D) 16g

Câu 4. Axit nitric và axit photphoric cùng có phản ứng với nhóm các chất sau:

A) H2SO4, KOH, NH3

B) NaOH, K2O, NH3

C) KCl, NaOH, NH3

D) NaCl, NaOH, NH3

Câu 5. Thêm 0,15 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:

A) NaH2PO4 và Na2HPO4

B) NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4

C) Na2HPO4 và Na3PO4

D) NaH2PO4 và Na3PO4

Câu 6. Cho các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau đây: H2SO4; Ba(OH)2; BaCl2; HCl; NaCl; NaOH. Hãy chọn một thuốc thử trong các hóa chất sau đây để nhận biết:

A) phenolphtalein

B) Quỳ tím

C) AgNO3

D) Al (nhôm kim loại)

Câu 7. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là:

A) 0,2 M

B) 0,13 M

C) 0,12 M

D) 0,1 M

Câu 8. Dung dịch X gồm các ion: Na+ (0,1M); Mg2+ (0,05 M); Cl- (0,06M) và ion SO42-. Nồng độ ion SO42- trong dung dịch là:

A) 0,07 M

B) 0,14 M

C) 0,05M

D) 0,06M

Câu 9. Tìm phản ứng nhiệt phân sai:

A) Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + 1/2O2

B) 2KNO3 → 2KNO2 + O2

C) 2AgNO3 → Ag2O + 2NO2 + 1/2O2

D) Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + 1/2O2

Câu 10. Một dung dịch không thể chứa đồng thời các ion nào sau đây:

A) Al3+, K+, H+, NO3-, SO42-

B) Fe3+, Cu2+, Na+, NH4+, Cl-

C) Mg2+, Ca2+, H+, OH-, Cl-, SO42-

D) NH4+, K+, Na+, PO43-, CO32-

---(Ni dung đy đ, chi tiết vui lòng xem online hoc đăng nhp ti v máy)---

Đề số 4

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Dãy các chất điện li mạnh gồm

A) BaCO3, KCl, CuCl2, AgNO3.                                   

B) NaOH, HCl, NH4NO3, NaNO3.

C) CO2, FeSO4, KHCO3, Al(OH)3.                                     

D) Fe(NO3)2, Ca3(PO4)2, HCl, CH3COOH.

Câu 2. Phản ứng giữa HNO3 với P tạo khí NO. Tổng số các hệ số trong phản ứng là:

A) 17                                 B) 20                                  C) 18                                  D) 19

Câu 3. Cho Cu tác dụng với dung dịch HNO3 thu được muối Cu(NO3)2 và hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO và 0,2 mol NO2. Khối lượng của Cu đã phản ứng là:

A) 12,8g                            B) 6,4g                               C) 3,2g                               D) 16g

Câu 4. Axit nitric và axit photphoric cùng có phản ứng với nhóm các chất sau:

A) H2SO4, KOH, NH3      

B) NaOH, K2O, NH3                 

C) KCl, NaOH, NH3             

D) NaCl, NaOH, NH3

Câu 5. Thêm 0,15 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối:

A) NaH2PO4 và Na2HPO4                                                             

B) NaH2PO4, Na2HPO4 và Na3PO4

C) Na2HPO4 và Na3PO4                                                                         

D) NaH2PO4 và Na3PO4

Câu 6. Cho các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau đây: H2SO4; Ba(OH)2; BaCl2; HCl; NaCl; NaOH. hãy chọn một thuốc thử trong các hóa chất sau đây để nhận biết:

A) phenolphtalein             

B) Quỳ tím                       

C) AgNO3                                       

D) Al (nhôm kim loại)

Câu 7. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH a mol/l được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là :

A) 0,2 M                            B) 0,13 M                          C) 0,12 M                          D) 0,1 M

Câu 8. Dung dịch X gồm các ion: Na+ (0,1M) ; Mg2+ (0,05 M); Cl- (0,06M) và ion SO42-. Nồng độ ion SO42- trong dung dịch là:

A) 0,07 M                          B) 0,14 M                          C) 0,05M                           D) 0,06M

Câu 9. Tìm phản ứng nhiệt phân sai:

A) Zn(NO3)2 → ZnO + 2NO2 + 1/2O2                     

B) 2KNO3 → 2KNO2 + O2

C) 2AgNO3 → Ag2O + 2NO2 + 1/2O2                                        

D) Mg(NO3)2 → MgO + 2NO2 + 1/2O2

Câu 10. Một dung dịch không thể chứa đồng thời các ion nào sau đây:

A) Al3+, K+, H+, NO3-, SO42-.                                      

B) Fe3+, Cu2+, Na+,NH4+,Cl-

C) Mg2+, Ca2+, H+, OH-, Cl-, SO42-.                                      

D) NH4+., K+, Na+, PO43-, CO32-

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1. Nguyên tố X (Z = 12) ở trong nhóm nào trong bảng tuần hoàn

A. IA

B. IIA

C. IB

D. IIIA

Câu 2:  Tỉ lệ số phân tử H2SO4 đóng vai trò oxi hoá và chất khử là:Câu 2. Cho phản ứng: Fe + H2SO4   → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2.

A. 2:3

B. 3:2

C. 2:1

D. 1:3

Câu 3. Kim loại nào dưới đây không tác dụng được với H2SO4 loãng:

A. Zn

B. Fe

C. Cu

D. Al

Câu 4. Cho 2 phương trình hoá học sau:

Cl+ 2NaBr → 2NaCl + Br2 (1) 

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2 (2).

Từ 2 phản ứng này rút ra nhận xét dưới đây. Hãy cho biết nhận xét nào không đúng.

A. Clo có tính oxi hoá mạnh hơn brom                                    

B. Brom có tính oxi hoá mạnh hơn iot

C. Iot có tính oxi hoá mạnh hơn brom, brom có tính oxi hoá mạnh hơn clo

D. Clo oxi hoá được ion Br-, brom oxi hoá được ion I-

Câu 5. Chất nào sau đây vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa

A. O2

B. SO2

C. H2SO4

D. H2S

Câu 6. Trong lúc đang cặp nhiệt độ, vô tình đánh rơi làm vỡ cặp nhiệt độ, thủy ngân bắn ra ngoài, sử dụng chất nào dưới đây để gom thủy ngân

A. Bột lưu huỳnh

B. Bột sắt

C. Bột than

D. Nước

Câu 7. Cho dãy các chất sau: FeS2, Cu, Na2SO3, Fe2O3, KMnO4. Số chất tác dụng với H2SO4 đặc nóng tạo ra khí SO2 là:

A. 3

B. 2

C. 4

D 5

Câu 8. Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2(k) N2O4(k) (màu nâu đỏ, không màu). Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

A. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt

B. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt

C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt

D. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt

Câu 9. Trộn dung dịch chứa 1 mol axit H2SO4 với dd chứa 1,5mol NaOH. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,cho dung dịch bay hơi đến khô. Chất rắn thu được là:

A. Muối NaHSO4

B. Hỗn hợp muối NaHSO4, Na2SO4

C. Muối Na2SO4                          

D. Hỗn hợp NaHSO4, Na2SO4, NaOH

Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Khi cho sắt tác dụng với dung dịch HCl tạo thành muối FeCl2.

B. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl3

C. Khi cho clo tác dụng với sắt tạo thành muối FeCl2

D. Khi cho clo tác dụng với FeCl2 tạo thành muối FeCl3

---(Ni dung đy đ, chi tiết vui lòng xem online hoc đăng nhp ti v máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5

1B

2B

3C

4C

5B

6A

7D

8B

9B

10C

11D

12A

13A

14D

15D

16A

17D

18B

19D

20A

21A

22A

23D

24D

25A

26B

27D

28A

29C

30D

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 11 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Thủ Thiêm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON