YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Yên Lạc

Tải về
 
NONE

Mời quý thầy cô cùng các em học sinh tham khảo tài liệu Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Yên Lạc. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 10 ôn tập hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 10

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên nguyên tử của hầu hết các nguyên tố là

A. electron, nơtron, proton.                                       B. nơtron, electron

C. electron, proton                                                    D. proton, nơtron

Câu 2: Nguyên tử có cấu tạo như thế nào?

A. Nguyên tử cấu tạo bởi các hạt nhân mang điện dương và lớp vỏ electron mang điện âm.   

B. Nguyên tử được cấu tạo bởi ba loại hạt: proton, nơtron, electron.

C. Nguyên tử có cấu tạo bởi hạt nhân và vỏ electron.

D. Nguyên tử cấu tạo bởi các điện tử mang điện âm.

Câu 3: Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại:

A. electron.                                                           B. proton.

C. nơtron.                                                              D. nơtron và electron.

Câu 4: Nguyên tử S(Z=16) có số electron ở phân mức năng lượng cao nhất là:

A. 4                                B. 3                             C. 2                           D. 1

Câu 5: Kí hiệu nguyên tử cho biết những điều gì về nguyên tố X?

A. Số hiệu nguyên tử và số khối.           

B. Số hiệu nguyên tử.

C. Số khối của nguyên tử.                                  

D. Nguyên tử khối trung bình của nguyên tử.

Câu 6: Nguyên tử có :

A. 13p, 13e, 14n.                                                                                B. 13p, 14e, 14n. 

C. 13p, 14e, 13n.                                                                               D. 14p, 14e, 13n.

Câu 7:  Số phân lớp, số electron tối đa của lớp M lần lượt là:

A. 3, 18                           B. 3, 12                                  C. 3, 6                           D. 4, 32.

Câu 8: Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào :

A. mức năng lượng.                                               B. sự bão hòa của các lớp electron.

C. nguyên tử lượng tăng dần.                               D. điện tích hạt nhân tăng dần.

Câu 9: Ở phân lớp 4d, số electron tối đa là:

A. 10                                  B. 6                                     C. 14                                  D. 18 

Câu 10: Cấu hình e nào sau đây là đúng:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6                                                B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 4s2        

C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p7                                                D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5 4s1

Câu 11: Nguyên tố có Z=15 thuộc loại nguyên tố :

A. p                                     B. s                                 C. d                                D. f

Câu 12: Hãy chọn câu phát biểu đúng :  nguyên tử có cấu hình electron là: 1s2 2s2 2p6 3s2  nguyên tố trên là :

A. Kim loại                                                             B. Phi kim          

C. Khí hiếm                                                          D. Không xác định .

Câu 13: Nguyên tố hoá học là:

A. tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

B. tập hợp các nguyên tử có khối lượng giống nhau.

C. tập hợp các nguyên tử có cùng số khối.

D. tập hợp các nguyên tử có số nơtron giống nhau.

Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử?

A. X và Z có cùng số khối.                                        

B. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hoá học.

C. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hoá học.  

D. X và Y có cùng số nơtron

Câu 15: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6, cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây?

A. oxi(Z = 8)                 B. lưu huỳnh (Z = 16)           C. Fe (Z = 26)      D. Cr (Z = 24)

Câu 16: Cho biết nguyên tử X và Y lần lượt có số hiệu nguyên tử là 15 và 19: Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. X là một phi kim còn Y là một kim loại.             B. X và Y đều là các phi kim.

C. X và Y đều là các khí hiếm.                                 D. X và Y đều là các kim loại.

Câu 17: Nguyên tử X có tổng số hạt p, n, e là 52 và số khối là 35. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 17              B. 18                C. 34              D. 52
Câu 18: Oxi có 3 đồng vị O, O, O số kiểu phân tử O2 có thể tạo thành là:

A. 6                             B. 4                                       C. 5                                 D. 3

Câu 19: Oxi trong tự nhiên là hỗn hợp của các đồng vị: chiếm 99,757%; chiếm 0,039%; chiếm 0,204%. Khi có một nguyên tử thì có:

A. 489 nguyên tử                                                  B. 10 nguyên tử 

C. 5 nguyên tử                                                      D. 1000 nguyên tử 

Câu 20: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng và sát ngoài cùng là  3d34s2. Tổng số electron trong một nguyên tử của X là :

A. 23                               B. 18                                     C. 20                                D. 25

II. Phần tự luận:(4 điểm)

Câu 1:(2 điểm) Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt.

a. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối , viết kí hiệu của nguyên tử của nguyên tố X?

b. Viết cấu hình electron của X. Cho biết X là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? Vì sao?

Câu 2:(2 điểm) Cho nguyên tố X (Z=17). Cho biết:

a. Cấu hình e của X.

b. Nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron?

c. Số electron có mức năng lượng cao nhất là bao nhiêu?

d. X là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm: Các đáp án A là  đáp án đúng

II. Phần tự luận:

Câu 1: Ta có : 2Z + N = 40 và: 2Z- N = 12                                      

Giải hai phương trình ta được: Z = 13, N = 14                                                 

A = 27.                              

Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1

X là nguyên tố kim loại vì có 3 electron ở lớp ngoài cùng.                                       

Câu 2: Mỗi ý đúng 0,5 đ

Đề số 2

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là

A. proton và electron                                                    B. proton, electron và nơtron

C. Nơtron và proton                                                     D. Nơtron và electron

Câu 2: Cho các nhận định sau:

(a) Proton là hạt mang điện tích dương

(b) Nơtron là hạt không mang điện

(c) Điện tích của proton bằng điện tích electron về trị

(d) Trong hạt nhân nguyên tử số proton luôn bằng số nơ tron

số nhận định đúng là

A. 3                                      B. 2                                  C. 4                                  D. 1

Câu 3: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là

A. nơtron và electron                                                   B. proton, electron và nơtron

C. proton và electron                                                    D. nơ tron và proton

Câu 4: Cho các nhận định sau:

(a) Khối lượng của nguyên tử hầu như tập trung ở hạt nhân

(b) Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt proton và nơtron

(c) Khối lượng của 1 proton gần bằng 1u, còn của 1 nơtron nhỏ hơn nhiều so với khối lượng 1 proton

(d) u còn được gọi là đvC

Số nhận định đúng là

A. 3                                      B. 1                                  C. 4                                  D. 2

Câu 5: Những điều khẳng định nào sau đây không phải bao giờ cũng đúng?

A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử Na mới có 11 proton

B. Trong nguyên tử số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ

C. Trong nguyên tử số hiệu nguyên tử bằng điện tích hạt nhân

D. Trong nguyên tử số proton bằng số nơtron

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Về trị số có thể coi nguyên tử khối bằng số khối

B. Các đồng vị của cùng 1 nguyên hóa học luôn có khối lượng nguyên tử giống nhau

C. Đường kính của hạt nhân nguyên tử nhỏ hơn nhiều so với đường kính của nguyên tử.

D. Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt  nhân

Câu 7: Tổng số hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử R là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Số nơtron của nguyên tử R là

A. 35                                    B. 17                                C. 18                                D. 16

Câu 8: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 49. Trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số điện tích hạt nhân của nguyên tử X là

A. 15                                    B. 16                                C. 17                                D. 18

Câu 9: Nguyên tử X có số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là:

A. 25                                    B. 10                                C. 35                                D. 45

Câu 10:  Nguyên tử R có 38 hạt mang điện và 20 hạt không mang điện, ký hiệu nguyên tử nào sau đây đúng?

A. 80R                                  B. 40R                                   C. 39R                             D. 20R

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Chu kì là tập hợp những nguyên tố mà nguyên tử có cùng

A. số electron lớp ngoài cùng.                                           B. số lớp electron.

C. số electron hóa trị.                                                         D. số đơn vị điện tích hạt nhân.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Phi kim mạnh nhất là iot.                                              B. Kim loại mạnh nhất là liti.

C. Nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là flo.                      D. Nguyên tố có độ âm điện bé nhất là natri.

Câu 3: Đối với các nguyên tố thuộc nhóm A, yếu tố nào sau đây không biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

A. Nguyên tử khối.                                                            B. Độ âm điện.

C. Tính kim loại, phi kim.                                                  D. Tính axit, bazơ của các hidroxit.

Câu 4: Liên kết ion là liên kết hóa học được hình thành

A. bằng lực hút tĩnh điện giữa các electron tự do với ion dương kim loại.

B. giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử phi kim.

C. bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

D. giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện nhỏ hơn 1,7.

Câu 5: Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng

A. một hay nhiều cặp electron chung.                           B. một cặp electron chung.                                                    

C. một electron chung.                                                  D. sự cho, nhận electron.                                           

Câu 6: Số oxi hoá của lưu huỳnh trong các hợp chất H2S, S, SO3, SO2, Na2SO4 lần lượt là:                        

A. –2, 0, +4, +4, +6.                                                     B. –2, 0, +6, +4, +6.                                                   

C. –2, 0, +4, +6, +6.                                                      D. –2, 0, +6, +4, +4.                                                  

Câu 7: Dãy nào sau đây gồm các phân tử đều không phân cực?                                                                   

A. N2, CO2, Cl2, H2.              B. N2, Cl2, H2, NaCl.       C. N2, H2O, Cl2, O2.                D. Cl2, HCl, N2, F2    

Câu  8:  Cho  các  nguyên  tố  X,  Y,  L,  T  có  cấu hình  electron  nguyên  tử  lần  lượt  là:  1s22s22p6,      

1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p63s23p63d14s2, 1s22s22p63s23p5. Các nguyên tố cùng chu kì là                           

A. X và Y.                            B. X và L.                       C. X và T                                D.Y và L.                   

Câu 9: Biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X, Y, L, T lần lượt là: 1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s2, 1s22s2. Dãy được xếp theo thứ tự tăng dần tính kim loại từ trái sang phải là:

A. T, L, Y, X.                         B. X, Y, T, L.                     C. T, Y, L, X.                     D. X, Y, L, T.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3. Công thức hợp chất với hiđro và công thức oxit cao nhất của R lần lượt là

A. RH4, RO2.                          B. RH5, R2O5.                    C. RH3, R2O3.                    D. RH3, R2O5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu -8.0 điểm)

Câu 1. Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp với nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?

A. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của điện tích hạt nhân.

B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

C. Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau trong nguyên tử được xếp thành một cột.

D. Các nguyên tố được xếp theo chiếu tăng của nguyên tử khối.

Câu 2 Trong bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, điều khẳng định nào sau đây không đúng?

A. Trong một chu kì, tính phi kim của các nguyên tố mạnh dần.

B. Trong một nhóm A, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.

C. Trong một nhóm A, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần.

D. Trong một chu kì, độ âm điện của các nguyên tố tăng dần.

Câu 3. Yếu tố nào sau đây không biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

A. Độ âm điện                                                                    B. Tính chất của nguyên tố

C. Nguyên tử khối.                                                            D. Tính chất của đơn chất và hợp chất

Câu 4. Ion âm được hình thành khi nguyên tử

A. nhường electron.                B. nhận electron.                C. nhường proton.              D. nhận proton.

Câu 5. Liên kết cộng hóa trị là liên kết hóa học được hình thành giữa hai nguyên tử bằng

A. một electron chung.                                                      B. sự cho, nhận electron.

C. một cặp electron chung.                                                D. một hay nhiều cặp electron chung.

Câu 6. Trong phân tử CH4

A. cộng hóa trị của hiđro là 1, số oxi hóa của hiđro là 1

B. cộng hóa trị của hiđro là 1, số oxi hóa của hiđro là +1.

C. điện hóa trị của hiđro là 1+, số oxi hóa của hiđro là 1.

D. điện hóa trị của hiđro là 1+, số oxi hóa của hiđro là +1.

Câu 7. Nhận định nào sau đây đúng?

A. Các chất mà phân tử có liên kết ion có thể là chất rắn, lỏng hoặc chất khí.

B. Các hợp chất ion có tính kém bền, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy thấp.

C. Các hợp chất ion có tính bền vững, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy cao.

D. Các hợp chất ion thường tan ít trong nước.

Câu 8. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của cation R2+ là 3p6. Nguyên tố R thuộc

A. chu kỳ 4, nhóm IIA.                                                     B. chu kỳ 4, nhóm IIB.

C. chu kỳ 3, nhóm VIIIA.                                                 D. chu kỳ 4, nhóm VIIIA.

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố R có cấu hình electron 1s22s22p3. Công thức hợp chất khí với hiđro và công thức oxit cao nhất của R là

A. RH2, RO.                           B. RH3, R2O5.                    C. RH4, RO2.                      D. RH5, R2O3.

Câu 10. Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s22s22p63s1, 1s22s22p63s2, 1s22s22p63s23p1. Thứ tự tăng dần tính bazơ của hiđroxit tương ứng từ trái sang phải là:

A. Y(OH)2, Z(OH)3, XOH.                                              B. Z(OH)3, XOH, Y(OH)2.

C. XOH, Y(OH)2, Z(OH)3.                                              D. Z(OH)3, Y(OH)2, XOH.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu -8.0 điểm)

Câu 1: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.

Câu 2: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nào sau đây không đúng?

A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.

B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.

D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

Câu 3: Nguyên tử nguyên tố nhóm IA nào dưới đây có bán kính nguyên tử bé nhất?

A. Li (Z=3).                            B. Na (Z=11).                     C. K (Z=19).                      D. Cs (Z=55).

Câu 4: Dãy các hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion ?

A. H2S, Na2O.                       B. CH4, CO2.                    C. CaO, NaCl.                   D. SO2, KCl.

Câu 5: Liên kết cộng hóa trị là liên kết

A. giữa các phi kim với nhau.

B. được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

C. được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. trong đó cặp electron dùng chung bị lệch về một nguyên tử.

Câu 6: Điện hóa trị của Mg và Cl trong MgCl2 lần lượt là

A. 2 và 1.                                B. 2+ và 1-.                        C. +2 và -1.                        D. 2+ và 2-

Câu 7: A, B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong hạt nhân của A và B là 32. Hai nguyên tố đó là

A. Mg và Ca.                          B. O và S.                           C. N và Si.                         D. C và Si.

Câu 8: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm IVA. R có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là

A. 3p2.                                     B. 3s2.                                 C. 2p1                                 D. 2s2.

Câu 9: Cho các chất: NaCl, CH4, Al2O3, K2S, MgCl2, AlCl3 và độ âm điện của các nguyên tố: K (0,82), Al (1,61), S (2,58), Cl (3,16), O (3,44), Mg (1,31), H (2,20), C (2,55). Số chất có liên kết ion là

A. 3.                                         B. 2.                                   C. 5.                                   D. 4.

Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 34. Số hạt mang điện gấp 1,8333 lần số hạt không mang điện. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kỳ 3, nhóm IA.                                                       B. chu kỳ 2, nhóm IIA.

C. chu kỳ 3, nhóm IIA.                                                     D. chu kỳ 2, nhóm IA.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 10 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Yên Lạc. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON