YOMEDIA

Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Long Sơn

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 9 năm 2021 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THCS Long Sơn, đề thi gồm có các câu tự luận với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS LONG SƠN

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI NĂM 2021

MÔN LỊCH SỬ 9

Thời gian 120 phút

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (6 điểm) Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN? Tổ chức ASEAN hoạt động dựa trên mục tiêu, nguyên tắc nào? Trình bày mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay?

Câu 2: (4 điểm) Hãy nêu ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đối với đời sống xã hội. Con người đã có giải pháp gì để hạn chế các tác động tiêu cực của cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại?

Câu 3: (5 điểm) Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?

Câu 4: (5 điểm) Hãy nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (6 điểm)

* Hoàn cảnh ra đời

- Sau khi giành độc lập và đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển 

- Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.

- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các nước Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. 

* Mục tiêu của ASENAN

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

* Nguyên tắc hoạt động

Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả...... 

* Mối quan hệ giữa ASENAN và Việt Nam

- Khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam , Lào, Cam-phu-chia kết thúc năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa ba nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập. 

- 7/1992, Việt Nam gia nhập vào Hiệp ước Ba-li (1976). Đây là bước đi đầu tạo cơ sở để Việt Nam hòa nhập vào các hoạt động của khu vực Đông Nam Á. 

- 26/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ bảy.

- Từ khi gia nhập vào tổ chức ASEAN, Việt Nam đã có những đóng góp quan trong trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của hiệp hội đồng thời tổ chức nhiều sự kiện quan trong như:

- 12/1998 tổ chức thành công Hôi nghị cáp cao ASEAN 6 tại Hà Nội. 

- Từ tháng 7/2000 đến tháng 7/2001 Việt Nam hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ủy ban thường trực ASEAN.

- 2010 Việt Nam đảm nhiệm vai trò chủ tịch của ASEAN 

- 4/2010 tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN XVI tại Hà Nội 

Câu 2 (4 điểm)

Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật có ý nghĩa to lớn, như cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, mang lại những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống của con người.

Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật đã và đang có những tác động sau:

- Tích cực: Thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng xuất lao động, đưa loài người bước vào một nến văn minh mới, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người; đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động, chất lượng nguồn nhân lực, lao động công-nông nghiệp; hình thành thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

- Tiêu cực: Cuộc cách mạng khoa học–kĩ thuật cũng đã đem lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo nên). Đó là việc chế tạo ra các loại vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá và hủy diệt sự sống, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, tai nạn lao động... cuộc sống của con người luôn bị đe dọa.

Con người đã có những giải pháp hạn chế các tác động tiêu cực đó: Cùng nhau xây dựng môi trường xanh-sạch-đẹp ở mọi nơi mọi lúc, kính cấm sản xuất vũ khí hạt nhân, cắt giảm các khí gây hiệu ứng nhà kính, hạn chế chất thải độc hại... bảo vệ những động vật quý hiếm đẻ bảo tồn và phát triển cho phù hợp quy luật sinh tồn của tự nhiên. 

Câu 3 (5 điểm): Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai? Trong những biến đổi đó biến đổi nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á (Trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước thực dân Phương Tây. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền và tiến hành cuộc đấu tranh chống sự xâm lược trở lại của các nước đế quốc. Đến giữa những năm 50 của thế kỉ XX các nước Đông Nam Á lần lượt giành được độc lập... 

- Sau khi giành được độc lập các nước Đông Nam Á đi vào con đường phát triền kinh tế văn hóa và đến cuối những năm 70 của thế kỉ XX nề kinh tế nhiều nước Đông Nam Á có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như Singapo trở thành con rồng Châu Á, Ma laixia, Thái Lan...

- Từ 1967 một số nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan đã lập ra tổ chức ASEAN để cùng nhau hợp tác phát triển, hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài. 

- Tuy nhiên phải đến đầu những năm 90 khi thế giới bước vào thời kỳ sau "Chiến tranh lạnh" và vấn đề Campuchia được giải quyết một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á. Tình hình chính trị kinh tế khu vực được cải thiện, sự tham gia của các nước trong một tôt chức thống nhất và chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, đồng thời xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa bình ổn định để cùng nhau phát triển.

- Trong các biến đổi trên thì việc giành độc lập của các nước Đông Nam Á là quan trọng nhất. Bởi vì đây là nền tảng để phát triển kinh tế văn hóa, chính trị xã hội và tiến hành hợp tác phát triển. 

Câu 4: (5 điểm):

Cuối năm 1989 "Chiến tranh lạnh" chấm dứt, thế giới có nhiều biến chuyển và diễn ra theo các xu thế sau:

Xu thế hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

Từ đầu những năm 90 các cuộc xung đột quân sự ở nhiều khu vực đi dần vào thương lượng, hòa bình giải quyết các tranh chấp.

- Sự tan rã của các trật tự hai cực và thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.

- Từ sau "Chiến tranh lạnh và dưới tác động to lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh, chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

Các nước đều đẩy mạnh sản xuất và tích cực tham gia vào liên minh khu vực cùng nhau hợp tác phát triển. 

- Tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX ở nhiều khu vực lại xảy ra những cuộc xung đột quân sự hoặc nội chiến giữ các phe phái. 

- Nguyên nhân là do những mâu thuẫn về tôn giáo tranh chấp biên giới, lãnh thổ, gây nhiều đau khổ cho người dân.

- Xu thế chung của thế giới ngày nay là: Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển kinh tế. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỷ XXI. 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (3,0 điểm): Điền các sự kiện lịch sử thế giới tương ứng với các mốc thời gian đã cho:

Thời gian

Sự kiện

17/8/1945

 

12/10/1945

 

01/10/1945

 

8/01/1949

 

18/6/1953

 

5/1955

 

01/01/1959

 

1960

 

1961

 

8/8/1967

 

21/12/1991

 

4/1999

 

 

Câu 2: (6,0 điểm) Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới..." (Bài 8 - SGK Lịch sử 9):

1. Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của nước Mĩ sau chiến tranh.

2. Bằng những dẫn chứng (số liệu) cơ bản hãy chứng minh cho sự giàu mạnh đó của nước Mĩ.

3. Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, "tuy vẫn còn đứng đầu thế giới về nhiều mặt nhưng kinh tế Mĩ không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia nữa". Em hãy nêu những nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế của Mĩ bị suy giảm?

Câu 3: (6,0 điểm) Trình bày những nhiệm vụ, vai trò của Liên Hợp Quốc? Những việc làm của Liên Hợp Quốc giúp nhân dân Việt Nam mà em biết ? Hãy kể tên những tổ chức của Liên Hợp Quốc có mặt tại Việt Nam?

Câu 4: (5,0 điểm) Hãy nêu và phân tích các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta là gì?

  ---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 3

Câu1: (3,5 điểm) Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX.

Câu 2: (5,5 điểm) Trình bày sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX. Những nhân tố nào dẫn đến sự phát triển của kinh tế Nhật Bản?

Câu 3: (5,5 điểm) Trình bày những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trọng nhất? Tại sao?

Câu 4: (5,5 điểm) Trình bày mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của các nước ASEAN? Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN năm nào? Theo em Việt Nam tham gia vào tổ chức ASEAN có những thuận lợi và khó khăn gì?

  ---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 4

LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 ĐIỂM)

Câu 1 (4 điểm) Tại sao nói phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thực chất là một phong trào yêu nước của nhân dân chống Pháp giành độc lập cho đất nước?

Câu 2 (4 điểm) Hãy phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì mới?

Câu 3 (4 điểm) Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du? Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản? Bài học học rút ra từ phong trào Đông du là gì?

LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 ĐIỂM)

Câu 4 (4 điểm) Vì sao nói Cu-Ba là "hòn đảo anh hùng"? Cơ sở nào xây đắp nên tình hữu nghị Việt Nam – CuBa?

Câu 5 (4 điểm) Trình bày những biến đổi của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trong nhất? Tại sao?

  ---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐỀ SỐ 5

A. LỊCH SỬ VIỆT NAM

Câu 1 (3.5 điểm) Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có điểm gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Tại sao Người lại không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối mà quyết định đi tìm đường con đường cứu nước mới?

B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Câu 2: (6 điểm) Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN? Tổ chức ASEAN hoạt động dựa trên mục tiêu, nguyên tắc nào? Trình bày mối quan hệ giữa ASEAN và Việt Nam từ sau năm 1975 đến nay?

Câu 3 (5 điểm): Tại sao nói "Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ, vừa là thử thách đối với các dân tộc"? Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam?

Câu 4 (5.5đ): Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ II? Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đối với con người? Em có suy nghĩ gì về việc áp dụng những thành tựu đó ở Việt Nam hiện nay?

  ---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi chọn đội tuyển HSG môn Lịch Sử 9 năm 2021 có đáp án Trường THCS Long Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF