YOMEDIA

Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Tăng Nhơn Phú B

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Tăng Nhơn Phú B có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS TĂNG NHƠN PHÚ B

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (2 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Mẹ!

Có nghĩa là duy nhất

Một bầu trời

Một mặt đất

Một vầng trăng

Mẹ không sống đủ trăm năm

Nhưng đã cho con dư dả nụ cười và tiếng hát.

 (Thanh Nguyên, Ngày xưa có mẹ)

a) Xác định nội dung chính của văn bản trên?

b) Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong văn bản trên?

c) Đặt nhan đề cho văn bản trên?

d) Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh (chị) về vấn đề đặt ra từ văn bản trên?

Câu 2: (3 điểm)

Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến sau: Bản sắc văn hóa dân tộc cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày?

Câu 3: (5 điểm)

Có kiến cho rằng: “Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật”. Hãy phân tích tình huống truyện trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân để làm rõ ý kiến trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1:

a. Nội dung chính:

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự duy nhất và những điều tuyệt diệu mẹ đã đem đến cho chúng ta.

- Từ việc định nghĩa về mẹ, tác giả đã cho chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa thiêng liêng của tiếng gọi ấy, đồng thời khẳng định những điều tuyệt vời mẹ đã đem đến cho chúng ta.

b. Xác định được một trong hai biện pháp tu từ

- Điệp từ “mẹ”, “một”.

- Điệp cấu trúc: “một bầu trời”, “một mặt đất”, “một vầng trăng”.

c. Nhan đề: “Mẹ”

d. Yêu cầu:

- Hình thức: một đoạn văn, có câu mở đoạn .

- Nội dung: cảm nhận đúng theo nội dung của đoạn thơ, học sinh có thể bày tỏ cảm xúc riêng của mình.

Câu 2:

A/ Yêu cầu về kĩ năng

- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.

B/ Yêu cầu về kiến thức

- Nêu được vấn đề cần nghị luận: “Bản sắc văn hóa dân tộc cần được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày”.

- Giải thích: Bản sắc văn hóa dân tộc: là lòng yêu nước, những thuần phong mĩ tục, những nét riêng của người Việt Nam chúng ta.

- Bàn luận, phân tích, chứng minh:

- Truyền thống văn hóa dân tộc được thể hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày:

+ Xây dựng lối sống, nếp sống tích cực, tốt đẹp

+ Bảo tồn các loại hình nghệ thuật, thuần phong mĩ tục

- Phê phán các biểu hiện làm mất đi bản sắc văn hóa: sính ngoại; ăn mặc, cư xử không đúng mực, lố lăng,...

- Suy nghĩ của bản thân về việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1 (2 điểm).

Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

“Mẹ ơi những ngày xa

Là con thương mẹ nhất

Mẹ đặt tay lên tim

Có con đang ở đó

Như ngọt ngào cơn gió

Như nồng nàn cơn mưa

Với vạn ngàn nỗi nhớ

Mẹ dịu dàng trong con!”

 (Trích Dặn mẹ - Đỗ Nhật Nam)

1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ?

2. Tìm từ láy có trong đoạn thơ.

3. Hai câu thơ sau mang hàm ý gì?

“Mẹ đặt tay lên tim

Có con đang ở đó”

Câu 2 (3 điểm).

"Cuộc sống quanh ta đang bị ngập trong rác."

Em hãy viết một bài văn nghị luận nêu ý kiến của mình về vấn đề trên.

Câu 3 (5 điểm).

Phân tích những câu thơ sau trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

“Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.

Đồng chí!

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017, Tr. 128-129)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Về đoạn trích trong bài thơ Dặn mẹ của Đỗ Nhật Nam.

a.

- Đoạn trích được viết theo thể thơ năm chữ (ngũ ngôn).

- Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

b. Từ láy có trong đoạn: Ngọt ngào, nồng nàn, dịu dàng.

c.

- Hai câu thơ muốn người nghe (người đọc) hiểu theo hàm ý: Mẹ luôn yêu con tha thiết và trong trái tim người mẹ luôn lưu giữ hình ảnh của con mình.

- Đồng thời qua đó thể hiện tình yêu mẹ sâu sắc của tác giả.

Câu 2: Đề mang tính mở nên thí sinh có thể viết theo nhiều cách. Dưới đây là một số gợi ý cơ bản nhằm định hướng chấm bài:

* Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận

* Thân bài:

Gợi hướng:

- Rác là gì? Trong đời sống hiện nay có những loại rác nào? (rác: sinh hoạt, sản xuất, âm thanh, … rác văn hóa, rác trong tính cách..)

- Hiện nay, tình trạng rác đang tràn ngập cuộc sống ra sao?

- Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc sống của nhân loại bị ngập bởi rác?

- Rác gây ra những hậu quả gì với cuộc sống của chúng ta?

- Cần làm gì để làm cho cuộc sống không bị ngập bởi rác?

* Kết bài: Trở lại vấn đề nghị luận và nêu lời kêu gọi hành động

Câu 3: Phân tích đoạn thơ trong bài Đồng chí của Chính Hữu

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vị trí đoạn trích và trích dẫn đoạn thơ.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau:

… “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”…

(Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định câu chủ đề của đoạn văn?

Câu 2 (0,5 điểm): Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì?

Câu 4 (2,0 điểm): Theo em, tại sao “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày” ? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì?

Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm)

Hãy kể một kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời học sinh của em. Từ kỷ niệm này, em rút ra bài học bổ ích gì cho bản thân?

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm)

Câu 1 (0,5 điểm)

Câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.”

Câu 2 (0,5 điểm)

- Các câu “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu rút gọn.

Câu 3 (1,0 điểm)

Học sinh có thể có những cách diễn đạt khác nhau nhưng phải hợp lý; giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:

Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh các ý sau:

- Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc – người lao động chân tay;

- Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội;

- Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người.

Câu 4 (2,0 điểm)

Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cần hợp lí và có sức thuyết phục. Giám khảo tham khảo những gợi ý sau để đánh giá câu trả lời:

- Chúng ta cần vươn lên từng ngày vì:

+ Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực;

+ Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị sống của bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

- Để vươn lên từng ngày cần phải:

+ Có ý thức sống: Tôn trọng bản thân và xã hội;

+ Tích cực học tập, có tinh thần học hỏi, trau dồi các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống;

+ Có nghị lực, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống;

+ Có ước mơ, mục tiêu sống tốt đẹp.

Phần II. Tạo lập văn bản (6,0 điểm)

I. Yêu cầu chung

1. Về kiến thức:

- Kỷ niệm được chọn kể phải sâu sắc và mang ý nghĩa tích cực, có tác dụng giáo dục đối với mọi người, nhất là đối với lứa tuổi học trò.

- Nội dung: Có thể kể về một số trường hợp theo gợi ý sau

+ Kỷ niệm về sự quan tâm, chỉ bảo của thầy cô;

+ Kỷ niệm về sự giúp đỡ của bạn bè;

+ Kỷ niệm về việc bản thân mắc những sai lầm lớn, ân hận cả cuộc đời;

+ Kỷ niệm kể về những cảm nhận, suy nghĩ về con người, cuộc sống của tuổi mới lớn;

---(Để xem tiếp đáp án phần Tạo lâp văn bản vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

Phần I: Đọc - hiểu (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

"- Trời ơi, chỉ còn có năm phút!

Chính là anh thanh niên giật mình nói to, giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ. Anh chạy ra nhà phía sau, rồi trở vào liền, tay cầm một cái làn. Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy. Cô gái cũng đứng lên, đặt lại chiếc ghế, thong thả đi đến chỗ bác già."

(Trích: Ngữ văn 9, kì II)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5điểm)

Câu 2: Tìm câu văn chứa hàm ý trong đoạn văn trên và chỉ ra hàm ý đó? (0,5 điểm)

Câu 3: Câu văn chứa hàm ý đó cho thấy nét đẹp gì của nhân vật anh thanh niên? (1 điểm)

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) nêu suy nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên được nhắc đến trong đoạn văn trên. (2 điểm)

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Tăng Nhơn Phú B. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF