YOMEDIA

Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Yên Lạc lần 3

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Yên Lạc lần 3 có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề, chuẩn bị cho kì thi THPT Quốc Gia sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

YÊN LẠC

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3

NĂM 2021

MÔN ĐỊA LÍ

Thời gian: 50 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 41: Năng suất lúa của nước ta trong thời gian gần đây tăng nhanh, chủ yếu do

A. thời tiết ổn định hơn so với giai đoạn trước 

B. đẩy mạnh thâm canh.

C. kinh nghiệm của người dân được phát huy.

D. đẩy mạnh tăng vụ.

Câu 42: Đặc điểm nào sau đây không đúng với cấu trúc địa hình nước ta?

A. Cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại.        

B. Có sự phân bậc theo độ cao.

C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.                             

D. Địa hình núi cao chiếm phần lớn diện tích.

Câu 43: Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. giáp một vùng kinh tế và giáp biển.  

B. có biên giới chung với hai nước và giáp biển.

C. giáp Trung Quốc và giáp một vùng kinh tế.

D. giáp Lào và không giáp biển.

Câu 44: Chất lượng nguồn lao động của nước ta được nâng lên nhờ

A. những thành tự trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế.

B. tăng cường giáo dục hướng  nghiệp và dạy nghề trong trường phổ thông.

C. việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước

D. việc tăng cường xuất khẩu lao động sang các nước  phát triển.

Câu 45: Đặc điểm thiên nhiên nào dưới đây không phải của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A. Nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm lớn.  

B. khí hậu phân mùa sâu sắc

C. Khí hậu cận xích đạo gió mùa 

D. Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển.

Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 -5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp biển?

A. Ninh Bình.             B. Hậu Giang.

C. Bình Thuận.           D. Kiên Giang.

Câu 47: Vùng nào sau đây có mật độ dân sô cao nhất ở nước ta?

A. Đông Nam Bộ.   

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Duyên  hải Nam Trung Bộ. 

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 48: Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là

A. nội thủy.                

B. vùng tiếp giáp lãnh hải. 

C. lãnh hải.                 

D. vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 49: Với một mùa đông lạnh và có mưa phùn, Đồng bằng sông Hồng có lợi thế

A. tăng thêm được một vụ lúa   

B. trồng được các loại rau cận nhiệt và ôn đới.

C. trồng được cây công nghiệp lâu năm. 

D. nuôi được nhiều gia súc ưa lạnh.

Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết trạm khí tượng Thanh Hóa thuộc vùng khí hậu nào?

A. Đông Bắc Bộ.           

B. Bắc Trung Bộ. 

C. Trung và Nam Bắc Bộ.   

D. Tây Bắc Bộ.

 

ĐÁP ÁN

41

42

43

44

45

46

47

48

49

50

B

D

B

A

A

B

B

A

B

C

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 41: Giải thích nào sau đây không đúng với việc dân cư tập trung đông ở đồng bằng?

A. có điều kiện tự nhiên thuận lợi.     
B. nghề trồng lúa nước cần nhiều lao động.
C. tập trung nhiều trung tâm công nghiệp.
D. thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi nào sau đây có độ cao lớn nhất ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ?

A.    Ngọc Linh.     B. Bà Đen.     C. Kon Ka Kinh.     D. Chư Pha.
Câu 43: Ý nào sau đây không đúng với đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á lục địa?

A.  Phía bắc Mianma, bắc Việt Nam có mùa đông lạnh. 
B. Ven biển có các đồng bằng phù sa màu mỡ của những con sông lớn như Mê Công.
C. Địa hình bị chia cắt bởi các dãy núi chạy dài theo hướng đông bắc - tây nam hoặc đông - tây.
D. Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Câu 44: Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ngập lụt ở Đồng bằng sông Cửu Long là do

A. mùa mưa kéo dài.     
B. mưa lớn và triều cường.
C. có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
D. mưa bão và nước biển dâng.

Câu 45: Giới hạn độ cao đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc hạ thấp hơn so với miền Nam là do

A. tác động của gió mùa kết hợp với hướng núi.     
B. ảnh hưởng của tín phong Đông Bắc.
C. địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi.
D. hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

Câu 46: Vì sao ở nước ta tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng số người tăng hàng năm vẫn lớn?

A.  Qui mô dân số nước ta lớn. 
B. Ý thức chấp hành pháp lệnh dân số chưa tốt của người dân.
C. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình triển khai chưa đồng bộ.
D. Cơ cấu dân số thuộc loại trẻ.

Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết mỏ vàng Bồng Miêu thuộc tỉnh (thành phố) nào dưới đây?

A. Bình Định.     B. Quảng Ngãi.     C. Quảng Nam.     D. Đà Nẵng.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 16, cho biết phần lớn dân cư thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo tập trung ở vùng nào sau đây?

A. Đông Nam Bộ.     
B. Tây Nguyên.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 49: Rừng tự nhiên của nước ta được chia làm 3 loại là

A.  rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng tái sinh. 
B. rừng khoanh nuôi, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
C. rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
D. rừng phòng hộ, rừng ngập mặn, rừng khoanh nuôi.

Câu 50: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp của nước ta đã làm cho 
A. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của tự nhiên được bảo toàn.
B. địa hình có sự phân bậc rõ ràng.
C. địa hình ít hiểm trở.
D. thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc.

 

ĐÁP ÁN

41

A

42

C

43

B

44

C

45

A

46

B

47

B

48

C

49

C

50

A

 

----

 -(Để xem tiếp nội dung của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đâu là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta?

  A. Nam Định, Vinh, Buôn Ma Thuột, Nha Trang, Biên Hoà.

  B. Vũng Tàu, Plây – cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.

  C. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.

  D. Biên Hoà, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.

Câu 2 (NB): Vùng lãnh hải có đặc điểm nào dưới đây?

  A. Vùng tiếp giáp với vùng biển quốc tế.

  B. Vùng có độ sâu khoảng 200m.

  C. Vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.

  D. Vùng biển rộng 200 hải lí.

Câu 3 (VD): Nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào các tháng IX-X là do

  A. các dãy núi ăn lan ra sát biển ngăn cản dòng chảy sông ngòi trong mùa lũ.

  B. mưa bão lớn, nước biển dâng, lũ về nguồn.

  C. xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc

  D. địa hình thấp ven biển, mưa lớn kết hợp với triều cường.

Câu 4 (VDC): Yếu tố nào sau đây là chủ yếu làm cho Trung du và miền núi Bắc Bộ khai thác có hiệu quả thế mạnh tổng hợp kinh tế biển?

  A. Hoàn thiện và đồng bộ cơ sở vật chất kĩ thuật, hạ tầng.

  B. Thu hút đầu tư, đổi mới chính sách, mở rộng thị trường.

  C. Nâng cao ý thức người dân, đào tạo và hỗ trợ việc làm.

  D. Phân bố dân cư ven biển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Câu 5 (NB): Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Đáp Cầu - Bắc Giang là

  A. vật liệu xây dựng, khai thác than và cơ khí. B. dệt may, xi măng và hoá chất.

  C. cơ khí và luyện kim.                                      D. vật liệu xây dựng và phần hoá học

Câu 6 (VD): Hướng giải quyết việc làm nào cho người lao động nước ta sau đây là chủ yếu?

  A. Tăng cường hợp tác liên kết để thu hút vốn đầu tư nước ngoài

  B. Phân bố lại dân cư và nguồn lao động

  C. Mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu

  D. Thực hiện đa dạng hoá các hoạt động sản xuất

Câu 7 (VD): Nguyên nhân nào sau đây là chủ yếu làm chậm việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?

  A. Số dân đông, thiếu nguyên liệu để phát triển công nghiệp.

  B. Một số tài nguyên đang xuống cấp và đang cạn kiệt.

  C. Các thế mạnh chưa sử dụng hợp lí, mật độ dân số cao

  D. Nhiều thiên tai, phần lớn nguyên liệu lấy từ nơi khác

Câu 8 (NB): Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết đất feralit trên đá vôi tập trung nhiều nhất ở

  A. Tây Bắc                    B. Đông Bắc                 C. Bắc Trung Bộ.   D. Tây Nguyên.

Câu 9 (VDC): Hãy cho biết đâu là nhược điểm lớn của đô thị nước ta làm hạn chế khả năng đầu tư phát triển kinh tế?

  A. Phân bố tản mạn về không gian địa lí.          B. Nếp sống xen lẫn giữa thành thị và nông thôn.

  C. Phân bố không đồng đều giữa các vùng.       D. Có quy mô, diện tích và dân số không lớn.

Câu 10 (NB): Kĩ thuật nuôi tôm ở nước ta được sắp xếp theo trình độ từ thấp đến cao là

  A. quảng canh, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh công nghiệp

  B. bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh và thâm canh công nghiệp.

  C. Quảng canh, quảng canh cải tiến, thâm canh công nghiệp và bán thâm canh

  D. thâm canh công nghiệp, quảng canh, quảng canh cải tiến và bán thâm canh.

 

ĐÁP ÁN

1-A

2-C

3-B

4-B

5-D

6-D

7-C

8-A

9-C

10-A

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 41: Đâu là thế mạnh trong phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Nguồn lương thực đa dạng.

B. Nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên.

C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

D. Nhu cầu thị trường tăng cao.

Câu 42: Đáp án nào sau đây là nguyên nhân làm cho bình quân lương thực theo đầu người ở vùng Đồng bằng sông Hồng rất thấp?

A. Số dân rất đông.

B. Diện tích đồng bằng nhỏ.

C. Năng suất lúa thấp.

D. Sản lượng lúa không cao.

Câu 43: Điều kiện tự nhiên nào thuận lợi hàng đầu để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên?

A. Đất badan có tầng phong hóa sâu, nhiều sông suối.

B. Khí hậu cận xích đạo, nhiều sông suối.

C. Đất badan tập trung trên bề mặt các cao nguyên.

D. Đất feralit diện tích lớn, khí hâu phân hóa theo độ cao.

Câu 44: Việc khai thác dầu khí ở Đông Nam Bộ, cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề gì?

A. Phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu.

B. Mở rộng thị trường xuất khẩu.

C. Ô nhiễm môi trường biển.

D. Đẩy mạnh khai thác, tăng sản lượng.

Câu 45: Đáp án nào sau đây là trở ngại lớn nhất đối với sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Xâm nhập mặn.

B. Thiếu nước ngọt.

C. Cháy rừng.

D. Sâu bệnh.

Câu 46: Cho biểu đồ diện tích gieo trồng lúa nước ta:

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta năm 1995 và năm 2017.

B. Sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng lúa nước ta giai đoạn 1995 – 2017.

C. Quy mô diện tích giao trồng lúa của các vùng của nước ta giai đoạn 1995 – 2017.

D. Tốc độ tăng trưởng diện tích gieo trồng lúa nước ta giai đoạn 1995 – 2017.

Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với sông Tiền?

A. Trà Vinh.

B. An Giang.

C. Long An.

D. Bến Tre.

Câu 48: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 – 7, hãy cho biết địa hình dưới 50m được mở rộng nhất ở khu vực nào sau đây?

A. Hạ lưu sông Hồng.

B. Hạ lưu sông Mê Công.

C. Hạ lưu sông Đồng Nai.

D. Hạ lưu sông Cả.

Câu 49: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, hãy cho biết đáp án nào sau đây không phải tên một bồn trầm tích?

A. Nam Côn Sơn.

B. Tư Chính.

C. Cửu Long.

D. Thổ Chu.

Câu 50: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết tháng nào có tần suất bão từ 1 đến 1,3 cơn bão/tháng?

A. 6.

B. 7.

C. 8.

D. 9.

 

ĐÁP ÁN

41

B

42

A

43

C

44

C

45

B

46

B

47

C

48

B

49

D

50

C

 

----

 -(Để xem nội dung đề và đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí năm 2021 Trường THPT Yên Lạc lần 3. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF