YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hòa An

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THCS Hòa A, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS HÒA AN

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn LỊCH SỬ 9

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

I .Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Lựa chọn phương án trả lời đúng nhất

1.1 Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức ASEAN vào thời gian:

A. Tháng 7 - 1992                              C. Tháng 9 - 1995

B. Tháng 7 - 1995                              D. Tháng 9 - 1997

1.2. Người thực hiện công cuộc cải tổ ở Liên Xô (Tháng 3/1985) là:

A. Lê-nin                 B. En-xin                   C. Goóc-ba-chốp             D. Xtalin

1.3. Nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ là:

A. Liên Xô             B. Mĩ                          C. Nhật Bản                D. Anh                             

1.4. Năm 1960 đã đi vào lịch sử của châu Phi với tên gọi “Năm châu Phi” là vì:

A. Mười bảy nước châu Phi giành độc lập

B. Hệ thống thuộc địa bị tan rã ở châu Phi

C. Chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ

D. Cuộc kháng chiến của nhân dân An-giê-ri giành thắng lợi

Câu 2 (1,0 điểm) Những nét nổi bật của châu Á từ sau năm 1945 đến nay. Hãy lựa chọn “đúng”, “sai” sau mỗi nhận định:

1. Giành độc lập ngay từ những thập kỉ đầu của TK XX sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành “sân sau” của Mĩ

2. Tới những năm 50, phần lớn các nước Châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ,In-đô-nê-xi-a.

3. Gần như suốt nửa TK XX, tình hình Châu Á lại không ổn định bởi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là khu vực Đông Nam Á, Tây Á…

4. Từ nhiều thập niên, nhiều nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Xing-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan.

II. Tự luận: (8 điểm)

Câu 3 (2 điểm): Tháng 12-1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế - xã hội của đất nước. Đường lối mới chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hoá, đưa đất nước Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, văn minh... Em hãy nêu  những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay.

Câu 4 (4 điểm):

Tại sao thực dân Pháp đẩy mạnh khai thác Việt Nam và Đông Dương ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?

Câu 5 (2 điểm): Em hãy phân tích  những thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm ( 2 điểm):

 Câu 1. Mỗi ý  trả lời đúng cho 0,25 điểm

1C; 2D; 3B; 4C

Câu 2.  (1điểm – mỗi ý đúng được 0,25 đ):

1 – S; 2 -  Đ; 3 – Đ; 4 – Đ

Phần II. Tự luận

II.Tự luận: (8 điểm)

Câu 3: Nêu được những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay

- Kinh tế tăng trưởng cao nhất TG, tổng sản phẩm trong nước tăng trung bình hằng năm 9,6%.

- Tiềm lực kinh tế đứng thứ 7 TG,  Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

- Đối ngoại: Trung Quốc đã thu được nhiều kết quả góp phần củng cố địa vị đất nước trên trường quốc tế: Bình thường hoá quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Việt nam,..mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. Trung Quốc đã thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7-1997) và ma cao (12-1999).

Câu 4: Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp

a) Pháp đẩy mạnh xâm lược Việt Nam và Đông Dương vì:

- Bước ra khỏi CTTG thứ nhất, thực dân Pháp thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế kiệt quệ.

- TB Pháp đẩy mạnh chương trình khai thác thuộc địa để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra.

b) Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của TD Pháp

- Nông nghiệp: Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao su làm cho diện tích trồng cây cao su tăng lên nhanh chóng.

- Công nghiệp: Chú trọng khai mỏ, số vốn đầu tư tăng; nhiều công ti mới ra đời. Mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.

- Thương nghiệp: Phát triển hơn trước; Pháp độc quyền, đánh thuế nặng vào hàng hoá các nước nhập vào Việt Nam: Trung Quốc, Nhật Bản.

- Giao thông vận tải: Đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.

- Ngân hàng: Ngân hàng đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế ở Đông Dương.

- Chính sách thuế: Đánh thuế nặng: ruộng đất, thân, rượu, muối,...

Câu 5: HS liên hệ và chỉ ra được những thời cơ và thách thức  khi Việt Nam gia nhập ASEAN:

- Thời cơ: Việt nam có điều kiện tiếp thu những tiến bộ khoa học kĩ thuật và những tinh hoa của văn hoá của các nước, từ đó sẽ rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất kĩ thuật so với các nước trong khu vực và thế giới, kinh tế phát triển hơn, đời sống nhân dân sé được nâng lên.

- Thách thức: Việt Nam phải chụi sự cạnh tranh quyết liệt, nhất là về kinh tế. Hoà nhập nếu không đứng vững thì dễ bị tụt hậu về kinh tế và “hoà tan” về chính trị, văn hoá, xã hội,...

2. Đề số 2

I .Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)

Câu 1 ( 1 điểm). Lựa chọn phương án trả lời đúng

1.1.Trong những năm 50, 60, nửa đầu những năm 70 của thế kỉ  XX vị trí công nghiệp của Liên Xô đứng thứ mấy trên thế giới?

A. Đứng thứ nhất               B. Đứng thứ ba          C. Đứng thứ hai   D. Đứng thứ tư

1.2 Cuộc cách mạng nhân dân ở Cu-ba giành được thắng lợi ngày nào?

A. 26-7-1953                     B. 11-1-1959                 C.1-1-1959         D. 1-11-1959

1.3. Đế quốc Pháp đẩy mạnh khai thác Việt nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm:

A. Phát triển nông nghiệp ở Việt Nam.

B. Bù đắp những thiệt hại to lớn do chiến tranh gây ra.

C. Phát triển nghề khai thác mỏ ở Việt Nam.

D. Phát triển mọi mặt kinh tế của Việt Nam.

1.4 Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào các ngành nào?

A- Công nghiệp nặng.                                 B- Nông nghiệp và khai thác mỏ.

C- Thương nghiệp.                                     D- Giao thông vận tải.

Câu 2 (1 điểm). Nối mốc thời gian (cột A) tương ứng với sự kiện (cột B)

Cột A

( Thời gian )

Cột B

( Sự kiện lịch sử )

a- 01-10-1949

1- Thành lập tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á

b- 01-01-1959

2- Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức ASEAN

c- 08-08-1967

3- Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời

d- 28-07-1995

4- Cuộc cách mạng của nhân dân Cu Ba giành thắng lợi

 

5- Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc

II. Tự luận: (8 điểm)

Câu 3 (2 điểm):    

Mĩ La- tinh là một khu vực rộng lớn trải dài từ Mê- hi- cô ở Bắc Mĩ xuống Nam Mĩ. Từ sau năm 1945 các nước Mĩ La- tinh không ngừng đấu tranh để củng cố độc lập và phát triển kinh tế xã hội nhằm thoát khỏi sự lệ thuộc vào đế quốc Mĩ.

Em hãy nêu tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh từ trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 4 (3 điểm): Trình bày những nét nổi bật về tình hình các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945.Nhận xét về sự phát triển của khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Câu 5( 3 điểm): Hãy nêu những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai. Phân tích tác động của cuộc cách mạng này đối với cuộc sống của con người.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm ( 2 điểm):

Câu 1. Mỗi ý  trả lời đúng cho 0,25 điểm

1B; 2C; 3B; 4B

Câu 2. Nối thời gian  ở cột A cho đúng với sự kiện ở cột B . Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm

1- c;             2- d;            3- a;             4- b.

Phần II. Tự luận

II.Tự luận: (8 điểm)

Câu 3: Nêu tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh từ trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Nhiều nước giành được độc lập từ những thập niên đầu của thế kỉ XIX như: Braxin, Ác- hen- ti- na, Pê- ru, Vê-nê-xu-ê-la, nhưng sau đó lại rơi vào vòng lệ thuộc và trở thành “sâu sau’’ của Mĩ..

- Sau chiến tranh TG thứ hai một cao trào đấu tranh đã diễn ra ở nhiều nước Mĩ La Tinh : Mục tiêu là thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ, tiến hành các cải cách tiến bộ...

+ Tiêu biểu là cách mạng Cu ba (1959).

* Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước

- Các nước MLT thu được nhiều thành tựu quan trọng:

+ Củng cố độc lập dân tộc

+ Dân chủ hoá  đời sống chính trị

+Tiến hành cải cách dân chủ

- Tuy nhiên ở một số nước có lúc gặp phải khó khăn, : Tăng trưởng kinh tế chậm lại,tình hình chính trị không ổn định ...

Câu 4: Trình bày những nét nổi bật về tình hình các nước Đông Nam Á trước và sau 1945.

 - Trước năm 1945, các nước ĐNA là thuộc địa của các nước thực dân phương tây( trừ Thái Lan).

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai nhân dân nổi dậy đấu tranh giành chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân.

- Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân diễn ra sôi nổi và từng bước giành được độc lập.

-Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng do chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.

- Hiện nay, khu vực Đông Nam Á là một khu vực đang có sự phát triển mạnh mẽ. Các nước Đông Nam Á đã thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) hợp tác cùng phát triển. Việt Nam cũng đang là một nước phát triển trong khu vực.

Câu 5: Những thành tựu chủ yếu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai. Những tác động của nó đối với cuộc sống của con người

+ Những phát minh to lớn trong lĩnh vực khoa học cơ bản như: toán học, vật lí, hóa học và sinh học (cừu Đô-li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gen người,…)

+ Những phát minh lớn về công cụ sản xuất mới như: máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động,…

+ Tìm ra được những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú như: năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

+ Sáng chế ra những vật liệu mới như: pô-li-me (chất dẻo), những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dẫn, siêu cứng,…

+ Tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.

+ Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

+ Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ.  

Tác động:

- Tích cực: Tạo bước nhảy vọt về  sản xuất  và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống con người...

- Tiêu cực: Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới   ...

3. Đề số 3

I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất sau mỗi câu hỏi:

Câu 1: Sự khủng hoảng ở Liên Xô bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng:

A. Dầu mỏ               B. Lương thực                    C. Tài chính                   D. Chính trị

Câu 2: Một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Gooc- ba- chốp vào thời gian:

A. Ngày 19/6/1991          B. Ngày 19/7/1991

C. Ngày 19/8/1991          D. Ngày 19/9/1991.

Câu 3: Cộng đồng các quốc gia độc lập ( SNG) gồm có:

A. 10 nước                B. 11 nước         C. 12 nước             D. 13 nước

Câu 4: Chế độ XHCN ở Liên Xô chấm dứt vào thời gian:

A. Ngày 25/9/1991                              B. Ngày 25/10/1991

C. Ngày 25/11/1991                            D. Ngày 25/12/1991.

Câu 5: Nối thông tin ở hai cột sau cho đúng:

Cột A

Cột B

Ngày 8/8/1967

Cộng đồng kinh tế Châu Âu ra đời

Tháng 4/ 1951

Cộng đồng Châu Âu ra đời

Tháng 3/1957

Cộng đồng than- thép Châu Âu được thành lập.

Tháng 7/1967

ASEAN được thành lập

Ngày 3/10/1990

Khối quân sự NATO được thành lập.

Tháng 4/1949

Nước Đức thống nhất hai miền.

Tháng 5/ 1949

 

 Câu 6: Điền thông tin vào chỗ trống để hoàn thành nội dung:

 - Mục tiêu của tổ chức ASEAN là: phát triển kinh tế và ………...thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì …………khu vực.

 - Tháng 2/1976, các nước ASEAN đã ký Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li ( In- đô- nê- xi- a). Hiệp ước xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như: cùng nhau tôn trọng chủ quyền,……..; không can thiệp vào…….., giải quyết các tranh chấp ……….và …………….có kết quả.

II. Tự luận: (6 điểm)

Câu 1: Thế giới sau chiến tranh lạnh chuyển biến theo những xu hướng nào? (2 điểm)

Câu 2: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam đã phân hóa như thế nào? Em hãy phân tích rõ sự phân hóa đó. (4 điểm).

ĐÁP ÁN

I. Phấn trắc nghiệm:

Câu 1: A.      Câu 2: C.       Câu 3: B      Câu 4: D

Câu 5:

Ngày 8/8/1967: ASEAN được thành lập.

Tháng 4/ 1951: Cộng đồng than- thép Châu Âu được thành lập.

- Tháng 3/1957: Cộng đồng kinh tế Châu Âu ra đời.

- Tháng 7/1967: Cộng đồng Châu Âu ra đời.

- Ngày 3/10/1990:  Nước Đức thống nhất hai miền.

- Tháng 4/1949: Khối quân sự NATO được thành lập.

Câu 6: Lần lượt điền các từ ngữ sau:

- ….văn hóa…….hòa bình và ổn định.

- ….toàn vẹn lãnh thổ…..công việc nội bộ của nhau…….bằng biện pháp hòa bình…..hợp tác và phát triển.

II. Phần tự luận:

Câu 1: (2đ) .

Thế giới sau chiến tranh lạnh chuyển biến theo các xu hướng sau:

Một là, xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

Hai là, sự tan rã của trật tự hai cực I- an- ta và thế giới đang tiến tơi xác lập một trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm.

Ba là, từ sau Chiến tranh lạnh và dưới tác động to lớn của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật, hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

Bốn là, tuy hòa bình thế giới được củng cố, nhưng từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái ( như ở Liên bang Nam Tư cũ, châu Phi và một số nước ở Trung Á,..)

Câu 2: (4đ)

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội VN ngày càng phân hóa sâu sắc:

Giai cấp địa chủ ở nông thôn ngày càng câu kết chặt chẽ hơn với thực dân Pháp. Chúng chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột kinh tế, kìm kẹp về chính trị. Cũng có một bộ phận địa chủ yêu nước.

Tầng lớp tư sản ngày càng đông. Phân hóa thành hai bộ phận: Tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế quốc nên câu kết chặt chẽ về chính trị với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có khuynh hướng kinh doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần yêu nước, song chưa rõ ràng.

Tầng lớp tiểu tư sản thành thị tăng nhanh về số lượng. Nhưng cũng bị tư bản Pháp chèn ép, đời sống bấp bênh. Bộ phận trí thức, học sinh sinh viên có điều kiện tiếp xúc với tư tưởng tiến bộ đã trở thành một lực lượng trong quá trình cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta.

Giai cấp nông dân chiếm trên 90% dân số, bị cướp đoạt ruộng đất, bị bần cùng hóa. Đây là lực lượng hăng hái và đông đảo nhất của cách mạng.

Giai cấp công nhân ra đời trước chiến tranh, phát triển nhanh về số lượng và chất lượng. Giai cấp công nhân VN có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên gắn bó với giai cấp nông dân; kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. Đóng vai trò lãnh đạo cách mạng ở nước ta.

4. Đề số 4

Câu 1: (3,0 điểm)

Hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào?  Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?

Câu 2: (4,0 điểm )

Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? 

Câu 3: (3,0 điểm)

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam tập trung vào những nguồn lợi nào? So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

ĐÁP ÁN

Câu 1: (3,0 điểm)

Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh :

- Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực  

- Ngày 8/8/1967  hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Phi -lip-pin,Xin-ga-po,Ma-lai-xi-a,Thái Lan. 

Mục tiêu hoạt động của ASEAN là phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình ổn định khu vực.

Câu 2: (4,0 điểm )

- Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:

+ Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.      

+ Điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Nhiều khu vực xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.

- Giải thích:

+ “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ đối với các dân tộc: vì các nước có cơ hội thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực; tiếp thu những thành tựu KH-KT vào sản xuất...

+ “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thách thức đối với các dân tộc: vì phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế...nếu không tiến kịp thời thì sẽ tụt hậu.

Câu 3: (3,0 điểm)

Chính sách khai thác của Pháp:

- Nông nghiệp: Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao xu,diện tích trồng cao xu tăng nhanh

- Công nghiệp: Pháp chú trọng khai mỏ, số vốn dầu tư tăng, nhiều công ti mới ra đời.Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.

- Thương nghiệp: phát triển hơn trước, Pháp độc quyền,đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.

- Giao thông vận tải:đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.

- Ngân hàng: ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.

So với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất thì chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai lớn hơn cả về mức độ,qui mô và tính chất tập trung khai thác triệt để các nguồn lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Hòa An. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF