YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch Sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tô Hiến Thành

Tải về
 
NONE

Để cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập chuẩn bị trước kì thi HK1 sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch Sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tô Hiến Thành được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TÔ HIẾN THÀNH

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn LỊCH SỬ 9

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

Câu 1. Trụ sở chính của Liên Hợp quốc đặt ở đâu?

A. Niu-óoc.

B. Xan Phran-xi-scô.

C. Oa-sinh-tơn.

D. Ca-li-phóoc-li-a.

Câu 2. Cơ sở nào dẫn đến sự hình thành Trật tự thế giới hai cực Ianta?

A. Những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (Liên Xô).

B. Những thỏa thuận của ba cường quốc sau Hội nghị Ianta.

C. Những thỏa thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở Hội nghị Ianta.

D. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.

Câu 3. Quyết định của Hội nghị Ianta đưa đến sự phân chia hai cực trong quan hệ quốc tế như thế nào?

A. Liên Xô tham gia chống Nhật ở châu Á.

B. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới.

C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

D. Thỏa thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.

Câu 4. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại, sau “Chiến tranh lạnh” các nước ra sức điều chỉnh chiến lược

A. lấy quân sự làm trọng điểm.

B. lấy chính trị làm trọng điểm.

C. lấy kinh tế làm trọng điểm.

D. lấy văn hóa, giáo dục làm trọng điểm.

Câu 5. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Mỹ.

B. Liên Xô.

C. Trung Quốc.

D. các nước phương Tây.

Câu 6. Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự ra đời của các tổ chưc liên kết kinh tế.

C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).

D. Việc duy trì sự liên minh Mỹ và Nhật.

Câu 7. Đâu là mặt hạn chế của xu thế toàn cầu hóa?

A. Cơ cấu kinh tế các nước có sự biến động không đều.

B. Đặt ra yêu cầu phải tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh.

C. Thúc đẩy sự thay đổi về kinh tế và xã hội hóa của lực lượng sản xuất.

D. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.

Xu thế toàn cầu hóa diễn ra, các quốc gia có nhiều cơ hội tiếp xúc giao lưu về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt với các nước nhỏ, việc tiếp xúc, tiếp nhận một các không kiểm soát, không chọn lọc kinh tế, văn hóa từ các quốc gia lớn dẫn đến dễ đánh mất bản sắc dân tộc.

Câu 8. Tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA).

B. Diễn đàn hợp tác Á-ÂU (ASEM).

C. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO).

D. Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Câu 9. Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại nửa sau thế kỷ XX với cách mạng công nghiệp thế kỷ XVIII là gì?

A. Khoa học gắn liền với kỹ thuật.

B. Có nhiều phát minh lớn cho nhân loại.

C. Kỹ thuật đi trước mở đường cho sản xuất.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Câu 10. Năm 1923, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây.

A. Bãi công của công nhân Ba Son.

B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.

C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.

D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo

Câu 11. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp thi hành chính sách như thế nào về văn hóa-giáo dục?

A. Khai hóa dân tộc Việt Nam.

B. Pháp-Việt đuề huề.

C. Văn hóa nô dịch.

D. Phát triển văn hóa truyền thống.

Câu 12. Tư bản Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam vì lý do chủ yếu nào dưới đây?

A. Đầu tư xây dựng các đô thị mới ở Việt Nam.

B. Củng cố địa vị của Pháp trong thế giới tư bản.

C. Tiếp tục kiểm soát thị trường Đông Dương.

D. Để bù đắp thiệt hại do Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra.

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là nước thắng trận tuy nhiên lại bị thiệt hại nặng nề doPháp là một trong những chiến trường chính ở châu Âu, do đó, sau chiến tranh, Pháp tăng cường bóc lột thuộc địa mà trọng tâm là Đông Dương, nhất là Việt Nam nhằm bù đắp thiệt hại chiến tranh gây ra.

Câu 13. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mới là do nguyên nhân chủ yếu nào dưới đây?

A. Chính sách tăng cường đầu tư vào công nghiệp của tư bản.

B. Chính sách đầu tư vốn của tư bản Pháp.

C. Chính sách tăng thuế khóa của tư bản Pháp.

D. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.

Câu 14. Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), kinh tế Việt Nam có đặc điểm gì?

A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa du nhập.

B. Phát triển cân đối giữa các ngành.

C. Phát triển chậm và lệ thuộc vào Pháp.

D. Phát triển mất cân đối, lệ thuộc vào Pháp.

Câu 15. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, Pháp thi hành chính sách như thế nào về văn hóa-giáo dục?

A. Khai hóa dân tộc Việt Nam.

B. Pháp-Việt đuề huề.

C. Văn hóa nô dịch.

D. Phát triển văn hóa truyền thống.

Câu 16. Trong những năm 1919-1925, giai cấp tiểu tư sản ở Việt Nam đấu tranh nhằm mục đích

A. giành độc lập dân tộc.

B. đòi những quyền tự do, dân chủ.

C. “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.

D. ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.

Câu 17. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu bước tiến mới của giai cấp công nhân Việt Nam trong những năm 1919-1925?

A. Công nhân Ba Son bãi công.

B. Công hội thành lập ở Sài Gòn-Chợ Lớn.

C. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập.

D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ra đời.

Câu 18. Đảng Lập hiến của Bùi Quang Chiêu thỏa hiệp với thực dân Pháp vì lý do nào dưới đây?

A. Thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi.

B. Thực dân Pháp đàn áp các hoạt động của Đảng.

C. Giai cấp tư sản không ủng hộ chủ trương của Đảng.

D. Nhân dân không tham gia các hoạt động của Đảng.

Câu 19. Trong những năm 1919-1925, giai cấp nào dưới đây đã tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tình, bãi khóa, lập các tổ chức chính trị?

A. Giai cấp tư sản.

B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp công nhân.

D. Giai cấp tiểu tư sản.

Câu 20. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?

A. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).

B. Phong trào “vô sản hóa” (1928).

C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).

D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).

Câu 21. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, sự kiện nào dưới đây đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới?

A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

B. Quốc tế cộng sản được thành lập.

C. Đảng Cộng sản Pháp ra đời.

D. Đảng Cộng sản Trung Quốc được thành lập.

Câu 22: Nhận định nào sau đây đánh giá đúng sự phát triển của kinh tế của Nhật Bản từ năm 1960-1973?

A. Phát triển nhảy vọt.

B. Phát triển vượt bậc.

C. Phát triển thần kì.

D. Phát triển to lớn.

Câu 23: Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản hạn chế chi phí cho quốc phòng?

A. Tập trung vào phát triển kinh tế.

B. Đứng dưới chiếc “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ.

C. Đứng dưới chiến “ô bảo trợ kinh tế” của Mĩ.

D. Đất nước được bao bọc bởi đại dương.

Ngay sau năm 1945, Nhật Bản đã bị Mĩ chi phối. Để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và ngăn chặn sự thâu tóm của Mĩ, Nhật đã kí với Mĩ bản hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, theo đó Mĩ được đặt căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Nhật cũng sẽ được đúng dưới chiếc ô bảo trợ hạt nhân tức là về mặt quân sự. Tạo điều kiện cho Nhật tập trung phát triển kinh tế và hạn chế chi phí quốc phòng.

Câu 24: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cam kết đã cam kết KHÔNG

A. duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài.

B. cho bất cứ nước nào đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

C. nghiên cứu và chế tạo bất kì loại vũ khí chiến lược nào.

D. nộp mọi phương tiên chiến tranh cho quân Đồng minh.

Câu 25: Đặc trưng nổi bật của các giai đoạn phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Kinh tế Mĩ luôn đứng đầu thế giới.

B. Chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973.

C. Bao vây kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Không chịu sự tác động cuộc khủng hoảng kinh tế.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là quốc gia có nhiều lợi thế nhất, Mỹ hầu như không chịu quá nhiều ảnh hưởng bởi chiến tranh, thu lợi nhuận từ bán vũ khí, đồng thời các quốc gia khác trên thế giới đều bị chiến tranh tàn phá nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, tận dụng cơ hội đó, Mỹ tiến lên trở thành nước phát triển nhất. Trong suốt những năm sau đó dù chịu sự tác động khủng hoảng kinh tế nhưng Mĩ chưa bao giờ đánh mắt vị thế đứng đầu của mình.

Câu 26: Chủ trương liên minh chặt chẽ với Mĩ trong chính sách đối ngoại đã giúp Nhật Bản sớm kí được hiệp ước nào dưới đây?

A. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

B. Hiệp ước Hòa bình.

C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.

D. Hiệp ước Vác-sa-va.

Câu 27: Kinh tế Mĩ khủng hoảng trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991 là do

A. Tác động của cuộc khủng hoảng thừa của thế giới.

B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng của thế giới.

C. Tác động của cuộc khủng hoảng than đá của thế giới.

D. Tác động của cuộc khủng hoảng thiếu của thế giới.

Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng trên thế giới bùng nổ, nước Mỹ không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, từ đó dẫn đến sự khủng hoảng trong kinh tế Mỹ với sự tăng lên nhanh chóng của giá dầu, sau đó ảnh hưởng đến các ngành khác như sản xuất công nghiệp, tài chính tiền tệ, dự trữ vàng… cuộc khủng hoảng kéo dài từ năm 1991, đến năm 1983 cơ bản kinh tế phục hồi, đến năm 1991 Mỹ bắt đầu ổn định.

Câu 28: Nội dung nào không phải là chính sách đối nội của các nước tư bản Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.

B. Xóa bỏ các cải cách tiến bộ.

C. Ngăn cản phog trào công nhân và phong trào dân chủ.

D. Thực hiện quyền tự do dân chủ.

Câu 29: Tổ chức liên kết khu vực châu Âu đầu tiên được thành lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai là tổ chức nào?

A. Cộng đồng than – thép châu Âu.

B. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

C. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Câu 30: Liên minh châu Âu là tổ chức

A. Liên minh quân sự.

B. Liên minh kinh tế - chính trị.

C. Liên minh giáo dục – văn hóa – y tế.

D. Liên minh về khoa học – kĩ thuật.

ĐÁP ÁN

1A-

2-D

3-D

4-C

5-D

6-D

7-D

8-C

9-D

10-D

11-C

12-D

13-D

14-C

15-B

16-A

17-A

18-A

19-D

20-A

21-B

22-C

23-B

24-A

25-A

26-A

27-B

28-A

29-A

30-B

2. Đề số 2

Câu 1. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Đông Đức, Đông Âu, Bắc Triều Tiên?

A. Mỹ

B. Anh.

C. Pháp.

D. Liên Xô.

Câu 2. Nội dung nào không phải là vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh vào đầu năm 1945?

A. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

B. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.

C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

Câu 3. Tham dự hội nghị Ianta (2/1945) gồm nguyên thủ đại diện cho các quốc gia nào?

A. Anh, Pháp, Mỹ.

B. Anh, Pháp, Liên Xô.

C. Liên Xô, Mỹ, Anh.

D. Liên Xô, Mỹ, Pháp.

Câu 4. Theo thỏa thuận của hội nghị Ianta, quân đội nước nào sẽ chiếm đúng các vùng lãnh thổ Tây Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên?

A. Mỹ.

B. Anh.

C. Pháp.

D. Liên Xô.

Câu 5. Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai

A. Bùng nổ.

B. Đã kết thúc.

C. Đang diễn ra ác liệt.

D. Bước vào giai đoạn kết thúc.

Câu 6. Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của “Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động?

A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.

B. Mỹ đã thiết lập “Thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.

C. Các cường quốc phải chi khoản tiền khổng lồ để chế tạo sản xuất vũ khí.

D. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi, chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.

Chiến tranh lạnh là một cuộc chiến không vũ khí nhưng luôn khiến thế giới trong tình trạng căng thẳng bởi các cuộc chạy đua vũ trang, các cuộc chiến. Thực chất của chiến tranh lạnh là sự đối đầu gay gắt của 2 Mĩ và Liên Xô (2 cực Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa)

Câu 7. Con người đã ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để phục vụ lợi ích như thế nào?

A. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chế tạo vũ khí nguyên tử.

B. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chế tạo vũ khí.

C. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để phục vụ đời sống con người.

D. Ứng dụng thành tựu khoa học cơ bản để chinh phục vũ trụ.

Câu 8. Thành tựu về khoa học – kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ XX là gì?

A. Phương pháp sinh sản vô tính.

B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Công bố “Bản đồ gen người”.

D. Phát minh ra máy tính điện tử.

Câu 9. Sáng chế về vật liệu mới quan trọng hàng đầu trong cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật từ năm 1945 đến nay là gì?

A. Chất polime.

B. Hợp kim.

C. Nhôm.

D. Vải tổng hợp.

Câu 10. Trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ, con người đã đạt thành tựu gì?

A. Thử thành công bom nguyên tử.

B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất và đưa con người bay vào vũ trụ.

C. Chế tạo thành công máy bay siêu âm.

D. Xây dựng trạm vũ trụ trên khoảng không.

Câu 11. Nội dung nào không phải ý nghĩa của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại từ năm 1945 đến nay?

A. Là cột mốc chói lọi trong lịch sử văn minh nhân loại.

B. Mang lại những tiến bộ phi thường.

C. Đạt được những thành tựu kỳ diệu, tạo nên những thay đổi to lớn trong cuộc sống.

D. Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động.

Câu 12. Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự ra đời của các tổ chưc liên kết kinh tế.

C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).

D. Việc duy trì sự liên minh Mỹ và Nhật.

Câu 13. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do

A. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá.

B. Việt Nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt.

C. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

D. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Pháp là nước thắng trận, nhưng đồng thời cũng là một trong những mặt trận khốc liệt nhất châu Âu nên bị tàn phá nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, do đó, Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam nhằm bù đắp sự tổn thất trong chiến tranh và tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

Câu 14. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam khi

A. Đã hoàn thành xâm lược Việt Nam.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt nhất.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 15. Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vốn trong những lĩnh vực nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Công nghiệp chế tạo máy móc.

B. Công nghiệp khai mỏ và trồng cao su.

C. Công nghiệp tiêu dùng.

D. Ngoại thương.

Thực dân Pháp tăng cường đầu tư vào hai ngành này vì đây là hai ngành bỏ ít vốn nhưng thu lại lợi nhuận cao, khai mỏ trong đó đặc biệt than đá là nguồn nhiên liệu cực kỳ quan trọng trong vận hành sản xuất, cao su là nguyên liệu quan trọng sản xuất lốp ô tô-ngành sản xuất đang rất phát triển hồi bấy giời, ngoài ra, đầu tư vào những ngành này Pháp sẽ hạn chế đầu tư vào công nghiệp nặng.

Câu 16. Giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những đặc điểm riêng là

A. ra đời tương đối sớm so với các giai cấp khác.

B. sống tập trung, có tinh thần kỷ luật.

C. đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.

D. chịu ba tầng áp bức, có quan hệ tự nhiên, gắn bó với giai cấp nông dân.

Câu 17. Mục đích của Pháp phát triển giao thông vận tải trong cuộc khai thác lần thứ hai là

A. chuyên chở vật liệu và lưu thông hàng hóa thuận lợi.

B. mở mang hệ thống đường sá Việt Nam ngang tầm thế giới.

C. giải quyết nạn thất nghiệp ở Việt Nam.

D. phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa.

Câu 18. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào cách mạng Việt Nam phát triển là do

A. ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và cách mạng Trung Quốc.

B. ảnh hưởng từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp.

C. có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

D. thực dân Pháp bị suy yếu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Câu 19. Đặc điểm cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là

A. chủ yếu đòi quyền lợi về kinh tế nhưng dễ thỏa hiệp với Pháp.

B. chủ yếu đòi quyền lợi về chính trị.

C. chủ yếu đấu tranh dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang.

D. dễ thỏa hiệp với Pháp.

Câu 20. Sự kiện nòa là sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước, dân chủ công khai (1919-1925) của tầng lớp tiểu tư sản?

A. Xuất bản báo “Người nhà quê”.

B. Đấu tranh đòi thả nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu và đưa tang Phan Châu Trinh.

C. Thành lập nhà xuất bản Nam Đồng thư xã.

D. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Câu 21. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (tháng 8/1925) nhằm mục đích

A. đòi tăng lương, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân.

B. đòi giảm giờ làm, cải thiện đời sống công nhân.

C. ngăn cản tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.

D. giành chính quyền ở Sài Gòn về tay công nhân.

Câu 22. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam

A. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.

B. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.

C. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.

D. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.

Cuộc đấu tranh của công nhân Ba Son đã đánh dấu sự phát triển lớn, trước đây công nhân nước ta đấu tranh tự phát, vì sự khổ cực nên đập phá máy móc, gây nên một số vụ bạo loạn, không có tư tưởng, không có tổ chức, lúc này, công nhân Việt Nam đã có ý thức hệ giai cấp, có tổ chức và biết đấu tranh cho giai cấp mình cũng như nhân dân lao động quốc tế.

Câu 23: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ muốn vươn lên làm bá chủ thế giới vì

A. Mĩ là nước có tiềm lực kinh tế to lớn.

B. Mĩ là Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Mĩ có tiềm lực kinh tế - quân sự to lớn.

Câu 24: Nội dung nào sau đây KHÔNG PHẢI là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Do Mĩ tận dụng vốn đầu tư từ bên ngoài.

B. Do Mĩ buôn bán vũ khí và không bị chiến tranh tàn phá.

C. Do Mĩ áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.

D. Do sức cạnh tranh lớn của các tập đoàn tư bản lũng đoạn.

Câu 25: Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Kinh tế phát triển nhanh chóng.

B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

C. Các đảng phát tranh giành quyền lực.

D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần.

Câu 26: Ý nghĩa của những cải cách dân chủ ở Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Giúp kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì”.

B. Giúp Nhật Bản phát triển mạnh mẽ sau này.

C. Giúp Nhật Bản mở rộng quan hệ với các nước lớn.

D. Giúp Nhật Bản thực hiện mục tiêu bá chủ châu Á.

Câu 27: Điểm nào dưới đây KHÔNG phải mục tiêu trong chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thư hai là

A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

B. Tấn công tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố.

C. Ngăn chặn, tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Khống chế, nô dịch các nước đồng minh.

Câu 28: Đến năm 1868, Nhật Bản đã vươn lên trở thành

A. Trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới.

B. Cường quốc kinh tế, đứng thứ hai trong thế giới tư bản.

C. Nước đế quốc quân phiệt với hệ thống thuộc địa rộng lớn.

D. Trung tâm công nghiệp – quốc phòng duy nhất của thế giới.

Câu 29: Nguyên nhân khách quan giúp nền kinh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. được đền bù chiến phí tư các nước bại trận.

B. tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu.

C. sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mác-san.

D. sự giúp đỡ của Liên Xô.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ muốn vươn lên làm bá chủ thế giới trong đó muốn gây ảnh hưởng với Tây Âu nên Mỹ đề ra kế hoạch Mác-san cho các nước Tây Âu vay vốn từ đó giúp các nước Tây Âu phục hồi phát triển và phụ thuộc vào Mỹ.

Câu 30: Chính sách ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

B. Tăng cường bóc lột bằng các hình thức thuế.

C. Tiến hành tổng tuyển cử tự do.

D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ.

ĐÁP ÁN

1-D

2-B

3-C

4-A

5-D

6-B

7-C

8-D

9-A

10-B

11-D

12-D

13-A

14-D

15-B

16-D

17-D

18-A

19-A

20-B

21-C

22-A

23-D

24-A

25-B

26-B

27-B

28-B

29-C

30-D

3. Đề số 3

Câu 1. Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Mỹ.

B. Liên Xô.

C. Trung Quốc.

D. các nước phương Tây.

Câu 2. Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

A. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào

B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

D. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.

Câu 3. Cơ quan nào của Liên hợp quốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới?

A. Ban thư ký.

B. Đại hội đồng.

C. Tòa án quốc tế.

D. Hội đồng Bảo an.

Dựa vào mục đích thành lập và mục tiêu hoạt động của Liên Hợp Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc là cơ quan chính trị quan trọng nhất và hoạt động thường xuyên của Liên Hiệp Quốc, chịu trách nhiệm chính về việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.

Câu 4. Các nước là Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc hiện nay là

A. Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga.

B. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Đài Loan.

C. Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

D. Nga, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Nhật Bản.

Câu 5. Nội dung nào không phải là vấn đề cần giải quyết trong phe Đồng minh vào đầu năm 1945?

A. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.

B. Thực hiện chế độ quân quản ở các nước phát xít bại trận.

C. Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.

D. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.

Câu 6. Nội dung nào không phải hậu quả tiêu cựu của cách mạng khoa học – kỹ thuât hiện đại từ năm 1945 đến nay?

A. Việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn pá và hủy diệt sự sống.

B. Nạn ô nhiễm môi trường.

C. Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, công nghiệp giảm dần, tỷ kệ lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.

D. Xuất hiện những tai nạn lao động và tai nạn giao thông, bệnh dịch mới đối với con người.

Câu 7. Hãy cho biết đặc điểm lớn nhât của cách mạng khoa học – kỹ thuật từ năm 1945 đến nay?

A. Diễn ra ở một số lĩnh vực quan trọng.

B. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.

C. Diễn ra với tốc độ và quy mô chưa từng thấy.

D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật từ năm 1945 đến nay diễn ra trên mọi lĩnh vực khoa học và thực tiễn với quy mô lớn, tốc độ cao, đặc biệt nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp nhờ những thành tựu của mình trên mọi lĩnh vực, với những phát minh, sáng chế lớn, nó thay thế sức lao động của con người trong nhiều khâu, đồng thời thúc đẩy nhanh năng suất lao động và hiệu quả lao động cho con người.

Câu 8. Thành tựu quan trọng nào của cách mạng khoa học – kỹ thuât từ năm 1945 đến nay đã tham gia tích cực vào việc giải quyết lương thực cho loài người?

A. Tạo ra những vật liệu mới.

B. Tạo ra những công cụ sản xuất mới.

C. Tạo ra những nguồn năng lượng mới.

D. Cách mạng xanh trong nông nghiệp.

Câu 9. Mặt hạn chế trong quá trình diễn ra cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật từ năm 1945 đến nay là

A. làm thay đổi cơ cấu dân cư.

B. hình thành một thị trường thế giới với xu thế toàn cầu hóa.

C. làm thay đổi chất lượng nguồn nhân lực.

D. chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá, hủy diệt lớn.

Câu 10. Nội dung nào không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A. Sự phát triển của quan hệ thương mại quốc tế.

B. Sự ra đời của các tổ chưc liên kết kinh tế.

C. Sự ra đời của Liên minh châu Âu (EU).

D. Việc duy trì sự liên minh Mỹ và Nhật.

Câu 11. Mặt tích cực cơ bản nhất của xu thế toàn cầu hóa là

A. Thúc đẩy rất nhanh, mạnh sự phát triển nền kinh tế thế giới.

B. Thúc đẩy rất nhanh sự phát triển nền kinh tế thế giới, đưa lại sự tăng trưởng cao.

C. Thúc đẩy rất nhanh sự hợp tác giữa các quốc gia đưa đến sự tăng trưởng cao.

D. Thúc đẩy rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.

Câu 12. Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp tiến hành ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất được gọi là

A. chương trình khai thác lần thứ nhất.

B. chương trình khai thác lần thứ hai.

C. chương trình phục hưng kinh tế.

D. chương trình khôi phục kinh tế Việt Nam.

Câu 13. Pháp bỏ vốn nhiều nhất vào ngành nào trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?

A. Thương mại.

B. Giao thông vận tải.

C. Công nghiệp nặng.

D. Nông nghiệp và khai mỏ.

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, thực dân Pháp đầu tư vốn mạnh vào nông nghiệp và khai mỏ. Số vốn Pháp đầu tư vào nông nghiệp là 400 triệu Phrăng gấp 10 lần so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Vì đây là hai ngành bỏ vốn ít nhưng lợi nhuận thu lại cao, nhân công giá rẻ, trong đó trọng điểm là cao su và than đá là những nguyên liệu rất có giá trị trên thị trường, ngoài ra, đây là những ngành công nghiệp nhẹ, Pháp đầu tư các ngành này để buộc kinh tế nước ta phụ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp.

Câu 14. Chính sách làm cho nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào kinh tế Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam là

A. phát triển công nghiệp tiêu dùng.

B. phát triển công nghiệp nhẹ.

C. chủ yếu là phát triển thương nghiệp.

D. hạn chế sự phát triển công nghiệp nặng.

Công nghiệp nặng là công nghiệp sản xuất ra tư liệu sản xuất cho các ngành sản xuất khác, nó có vai trò quan trọng trong nền sản xuất lớn, gây nên ảnh hưởng đến toàn bộ nền sản xuất và sự phát triển kinh tế, do đó hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở nước ta để sản xuất ở nước ta phải phụ thuộc vào nền sản xuất ở chính quốc Pháp.

Câu 15. Mục đích của Pháp phát triển giao thông vận tải trong cuộc khai thác lần thứ hai là

A. chuyên chở vật liệu và lưu thông hàng hóa thuận lợi.

B. mở mang hệ thống đường sá Việt Nam ngang tầm thế giới.

C. giải quyết nạn thất nghiệp ở Việt Nam.

D. phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa.

Câu 16. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam khi

A. Đã hoàn thành xâm lược Việt Nam.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu.

C. Chiến tranh thế giới thứ nhất đang trong giai đoạn quyết liệt nhất.

D. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 17. Người sáng lập Công hội bí mật đầu tiên tại Sài Gòn-Chợ Lớn năm 1920 là

A. Ngô Gia Tự.

B. Tôn Đức Thắng.

C. Phan Văn Trường.

D. Trần Văn Giàu.

Câu 18. Mục đích của phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản do tư sản dân tộc lãnh đạo trong những năm 1919-1925 ở Việt Nam là gì?

A. Giành lấy vị thế kinh tế, chính trị tốt hơn.

B. Đòi quyền độc lập tự do.

C. Lật đổ chế độ phong kiến, đuổi Pháp về nước.

D. Đòi thành lập chế độ quân chủ lập hiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bẳn phát triển.

Câu 19. Giai cấp lãnh đạo phong trào “chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa” (1919), đấu tranh chống Pháp độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kỳ (1923) là

A. giai cấp tư sản mại bản.

B. giai cấp tư sản dân tộc.

C. tầng lớp tiểu tư sản.

D. giai cấp công nhân.

Câu 20. Năm 1923, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây.

A. Bãi công của công nhân Ba Son.

B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.

C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.

D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo.

Câu 21. Sự kiện nào là sự kiện nổi bật trong phong trào yêu nước, dân chủ công khai (1919-1925) của tầng lớp tiểu tư sản?

A. Xuất bản báo “Người nhà quê”.

B. Đấu tranh đòi thả nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho Phan Bội Châu và đưa tang Phan Châu Trinh.

C. Thành lập nhà xuất bản Nam Đồng thư xã.

D. Khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân Đảng.

Câu 22: Tham vọng lớn nhất của Mĩ khi triển khai chiến lược toàn cầu của chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

B. Tiêu diệt Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Khống chế và nô dịch các nước đồng minh.

D. Làm bá chủ thế giới.

Câu 23: Nguyên nhân cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. áp dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.

B. nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.

C. tài nguyên thiên nhiên phong phú.

D. trình độ tập trung tư bản, sản xuất cao.

Câu 24: Đặc trưng nổi bật của các giai đoạn phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Kinh tế Mĩ luôn đứng đầu thế giới.

B. Chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng năm 1973.

C. Bao vây kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Không chịu sự tác động cuộc khủng hoảng kinh tế.

Câu 25: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tập trung nguồn lực để ưu tiên phát triển lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Quân sự.

C. Khoa học – kĩ thuật.

D. Giáo dục.

Câu 26: Đặc điểm nổi bật của tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Kinh tế phát triển nhanh chóng.

B. Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh.

C. Các đảng phát tranh giành quyền lực.

D. Bị tàn phá bởi động đất, sóng thần.

Câu 27: Yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. tác dụng của những cải cách dân chủ.

B. biết xâm nhập thị trường thế giới.

C. nhân tố con người.

D. áp dụng những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chú trọng mạnh mẽ vào yếu tố con người để phục hồi và phát triển vì con người là nhân tố chủ chốt, tiếp thu những tinh hoa nhân loại, nắm giữ và áp dụng khoa học kỹ thuật, Nhật Bản chủ động rèn luyện ý chí, tinh thần trong học tập nghiên cứu, lao động sản xuất của con người để tiến tới nền kinh tế tri thức, làm chủ mọi công nghệ trong sản xuất.

Câu 28: Từ năm 1945 đến năm 1950, tình hình kinh tế, chính trị các nước Tây Âu có gì nổi bật?

A. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh thế giới.

B. Giai cấp tư sản tiến hành củng cố chính quyền và các hoạt động khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. Nền kinh tế phát triển mạnh vượt mức so với trước chiến tranh.

D. Giai cấp tư sản tiến hành các hoạt động đàn áp nhân dân lao động.

Câu 29: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì?

A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.

D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 30: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã phải dựa vào đâu để phát triển kinh tế?

A. Dựa vào nội lực của chính mình.

B. Dựa vào nhân dân lao động trong nước.

C. Dựa vào các thuộc địa.

D. Nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch phục hưng châu Âu”.

ĐÁP ÁN

1-D

2-D

3-D

4-A

5-B

6-C

7-D

8-D

9-A

10-D

11-D

12-B

13-D

14-D

15-D

16-D

17-B

18-A

19-B

20-D

21-B

22-D

23-A

24-A

25-A

26-B

27-C

28-B

29-B

30-D

4. Đề số 4

Câu 1. Mục đích lớn nhất của “”Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động là

A. bắt các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mỹ.

B. ngăn chặn và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.

C. thực hiện “Chiến lược toàn cầu” nhằm làm bá chủ thế giới của Mỹ.

D. đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cách mạng thế giới.

Câu 2. Sự kiện nào chấm dứt mối quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mỹ viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.

B. Mỹ giúp đỡ Nhật Bản.

C. Mỹ thành lập khối quân sự NATO.

D. Mỹ phát động “Chiến tranh lạnh”.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ hai nước đồng minh chống phát xít, Xô - Mỹ nhanh chóng chuyển sang thế đối đầu, xuất phát từ việc tổng thống Mỹ Truman đưa ra học thuyết Truman cho rằng sự tồn tại của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội là nguy cơ lớn với Mỹ, do đó yêu cầu viện trợ 400 triệu USD cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ để biến hai nước này thành nơi chống Liên Xô, khởi đầu cho chiến tranh lạnh.

Câu 3. Đầu những năm 90 của thế kỳ XX, nhiều khu vực trên thế giới lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến là do mâu thuẫn về

A. tôn giáo, lãnh thổ.

B. dân tộc, tôn giáo, lãnh thổ.

C. thuộc địa, biên giới lãnh thổ.

D. Dân tộc, tôn giáo, biên giới lãnh thổ.

Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, đây là thời gian các quốc gia trên thế giới đã giành được độc lập và xây dựng kinh tế, từ đây nhiều vấn đề nảy sinh như mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo hoặc tranh chấp biên giới lãnh thổ nổ ra ở nhiều nơi như châu Phi, Trung Đông… gây nên tình trạng xung đột quân sự, nội chiến nặng nề ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về tác động của “Chiến tranh lạnh” do Mỹ phát động?

A. Thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng.

B. Mỹ đã thiết lập “Thế giới đơn cực” để dễ bề chi phối, thống trị thế giới.

C. Các cường quốc phải chi khoản tiền khổng lồ để chế tạo sản xuất vũ khí.

D. Nhân dân các nước châu Á, châu Phi, chịu bao khó khăn, đói nghèo và bệnh tật.

Câu 5. Mục đích của Liên hợp quốc được nêu rõ trong Hiến chương là

A. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào

B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.

C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.

D. duy trì hòa bình, an ninh thế giới và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các nước.

Câu 6. Nhân tố then chốt, quan trọng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ là gì?

A. Tạo ra khối lượng hàng hóa đồ sộ.

B. Đem lại sự tăng trưởng cao về kinh tế.

C. Sự giao lưu quốc tế ngày càng được mở rộng.

D. Thay đổi một cách cơ bản các nhân tố sản xuất.

Nhờ cuộc cách mạng khoa học công nghệ, con người phát minh ra nhiều chất liệu mới, công cụ lao động mới có thể thay thế sức sản xuất của con người, từ đó nâng cao cường độ lao động, tạo năng suất lao động cao hơn và hiệu quả lao động lớn hơn, mang lại nhiều giá trị cho con người.

Câu 7. Thương mại quốc tế tăng lên mạnh mẽ đã phản ánh vân đề nào sau đây?

A. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới ngày càng cao.

B. Thu nhập quốc dân của tất cả các nước trên thế giới tăng.

C. Nền kinh tế các nước trên thế giới quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau.

D. Các công ty xuyên quốc gia đẩy mạnh hoạt động ở các nước đang phát triển.

Câu 8. Mặt tích cực cơ bản nhất của xu thế toàn cầu hóa là

A. Thúc đẩy rất nhanh, mạnh sự phát triển nền kinh tế thế giới.

B. Thúc đẩy rất nhanh sự phát triển nền kinh tế thế giới, đưa lại sự tăng trưởng cao.

C. Thúc đẩy rất nhanh sự hợp tác giữa các quốc gia đưa đến sự tăng trưởng cao.

D. Thúc đẩy rất mạnh sự phát triển và xã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao.

Câu 9. Trước những thách thức lớn lao của xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam cần phải làm gì để tận dụng những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực?

A. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học – công nghệ.

B. Đi tắt đón đầu những thành tựu công nghệ, sử dụng hiêu quả các nguồn vốn.

C. Đi tắt đón đầu những thành tựu khoa học – công nghệ, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến.

D. Tiếp thu, ứng dụng những thành tựu khoa học – công nghệ, xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giữ vững chủ quyền độc lập.

Câu 10. So với cuộc khai thác thuộc đia lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp có điểm mới nào dưới đây?

A. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.

B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.

C. Tăng cường đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng.

D. Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.

Câu 11. Nhận xét nào dưới đây là đầy đủ nhất về chuyển biến của giai cấp nông dân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, bị áp bức bóc lột nặng nề nên hăng hái đấu tranh.

B. Phát triển nhanh về số lượng, trở thành lực lượng lớn nhất của cách mạng, mâu thuẫn với đế quốc phong kiến tay sai nên hăng hái tham gia cách mạng.

C. Bị phong kiến, thực dân tước đoạt tư liệu sản xuất, không lối thoát, mâu thuẫn vơi đế quốc phong kiến tay sai gay gắt, là lực lượng to lớn của cách mạng.

D. Bị tước đoạt tư liệu sản xuất, mâu thuẫn vơi đế quốc phong kiến tay sai gay gắt nên kiên quyết đòi lật đổ chính quyền thực dân và phong kiến.

Câu 12. Lĩnh vực giao thông vận tải trong cuộc khai thác lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam có chuyển biến gì?

A. Cầu Long Biên được xây dựng.

B. Đường bộ xuyên Bắc – Nam được xây dựng.

C. Đường sắt xuyên Đông Dương đươc nối liền ở nhiều đoạn.

D. Nhiều cảng được xây dựng.

Câu 13. Trong cuộc khai thác lần thứ hai, ngân hàng đại diện cho thế lực tư bản tài chính Pháp ở Việt Nam là

A. Ngân hàng Việt Nam.

B. Ngân hàng quốc gia Pháp.

C. Ngân hàng tư bản Pháp.

D. Ngân hàng Đông Dương.

Câu 14. Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là do

A. Pháp là nước thắng trận nhưng bị chiến tranh tàn phá.

B. Việt nam có nguồn nhân công lớn và rẻ mạt.

C. Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

D. Việt Nam là nơi có vị trí chiến lược quan trọng ở Đông Nam Á.

Câu 15. Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?

A. Bãi công của công nhân Ba Son (8/1925).

B. Phong trào “vô sản hóa” (1928).

C. Bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng (1928).

D. Bãi công ở đồn điền cao su Phú Riềng (1929).

Câu 16. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8/1925) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào công nhân Việt Nam vì lý do nào dưới đây?

A. Đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.

B. Quy mô bãi công lớn.

C. Thời gian bãi công dài.

D. Hình thức đấu tranh phong phú.

Cuộc bãi công của công nhân Ba Son diễn ra có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu, cuộc bãi công diễn ra nhằm ngăn chặn thuyền Pháp chở lính sang đàn pháp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc, thể hiện tình đoàn kết vô sản quốc tế của giai cấp công nhân Việt Nam.

Câu 17. Cuộc bãi công của công nhân Ba Son (tháng 8/1925) đánh dấu sự phát triển phong trào công nhân Việt Nam

A. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.

B. bước đầu chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.

C. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác.

D. hoàn thành chuyển từ đấu tranh tự giác sang tự phát.

Câu 18. Năm 1923, giai cấp tư sản Việt Nam đã tổ chức hoạt động đấu tranh nào dưới đây.

A. Bãi công của công nhân Ba Son.

B. Thành lập các nhà xuất bản tiến bộ.

C. Kêu gọi quần chúng ủng hộ tư tưởng quân chủ chuyên chế.

D. Chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo.

Câu 19. Thành tựu về khoa học – kỹ thuật quan trọng nhất của thế kỷ XX là gì?

A. Phương pháp sinh sản vô tính.

B. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

C. Công bố “Bản đồ gen người”.

D. Phát minh ra máy tính điện tử.

Câu 20: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản cam kết đã cam kết KHÔNG

A. duy trì quân đội thường trực và không đưa các lực lượng vũ trang ra nước ngoài.

B. cho bất cứ nước nào đóng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

C. nghiên cứu và chế tạo bất kì loại vũ khí chiến lược nào.

D. nộp mọi phương tiên chiến tranh cho quân Đồng minh.

Câu 21: Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX có sự thay đổi như thế nào?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Chú trọng phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.

C. Tăng cường quan hệ với các nước Tây Âu.

D. Mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới.

Câu 22: Cải cách quan trọng nhất Nhật Bản thực hiện sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. cải cách Hiến pháp.

B. cải cách ruộng đất.

C. cải cách giáo dục.

D. cải cách văn hóa.

Câu 23: Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là do

A. những khoản lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí và lương thực.

B. Mĩ ở xã chiến trường nên không bị chiến tranh tàn phá, được yên ổn phát triển sản xuất, đồng thời thu lợi nhuận khổng lồ nhờ buôn bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến.

C. Có thời gian hòa bình dể phát triển sản xuất và buôn bán vũ khí, buôn bán cho các nước tham chiến.

D. Mĩ tham chiến muộn nên không phải chi phí nhiều cho chiến tranh.D.

Câu 24: Kinh tế Mĩ khủng hoảng trong giai đoạn từ năm 1973 đến năm 1991 là do

A. Tác động của cuộc khủng hoảng thừa của thế giới.

B. Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng của thế giới.

C. Tác động của cuộc khủng hoảng than đá của thế giới.

D. Tác động của cuộc khủng hoảng thiếu của thế giới

Câu 25: Nội dung nào KHÔNG PHẢI là nguyên nhân làm cho địa vị kinh tế Mĩ bị suy giảm sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản.

B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Mĩ chịu nhiều tổn thất nặng nề khi tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 26: Khi nhận được sự viện trợ của Mĩ từ “kế hoạch phục hưng châu Âu” mối quan hệ giữa các nước Tây Âu và Mĩ như thế nào?

A. Các nước Tây Âu ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

B. Các nước Tây Âu bình đẳng với Mĩ.

C. Mĩ phụ thuộc vào các nước Tây Âu.

D. Mĩ và Tây Âu đối địch với nhau.

Câu 27: Tính đến năm 2004, Liên minh châu Âu (EU) bao gồm bao nhiêu nước?

A. 25 nước.

B. 26 nước.

C. 27 nước.

D. 28 nước.

Câu 28: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

A. Trở lại xâm lược các nước thuộc địa.

B. Chống Liên Xô.

C. Tham gia khối quân sự NATO.

D. Thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đề ra kế hoạch Mác-san nhằm giúp các nước châu Âu phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời tạo ảnh hưởng với các nước châu Âu, trong đó về quân sự, để liên kết các nước Tây Âu chống lại Liên Xô, Mỹ thành lập tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương do Mỹ đứng đầu chống lại phe xã hội chủ nghĩa.

Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu khiến các nước Tây Âu liên kết kinh tế với nhau nhằm

A. thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

B. cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

C. khẳng định sức mạnh và tiềm lực kinh tế.

D. thành lập Nhà nước chung châu Âu.

Câu 30: Việc Mĩ thực hiện kế hoạch Mác-san đã tác động như thế nào đến tình hình các nước châu Âu?

A. Giúp phục hồi kinh tế Tây Âu.

B. Giúp Tây Âu trở thành trung tâm kinh tế, tài chính thế giới.

C. Tạo nên sự đối lập về kinh tế, chính trị giữa Tây Âu và Đông Âu.

D. Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ.

ĐÁP ÁN

1-C

2-D

3-D

4-B

5-D

6-D

7-C

8-D

9-D

10-A

11-C

12-C

13-D

14-A

15-A

16-A

17-A

18-D

19-D

20-A

21-B

22-A

23-B

24-B

25-D

26-A

27-A

28-C

29-A

30-D

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch Sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Tô Hiến Thành. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON