YOMEDIA

Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Văn Luông

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THCS Nguyễn Văn Luông, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm và tự luận với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN LUÔNG

ĐỀ THI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn LỊCH SỬ 9

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1“Lục địa bùng cháy” là đặc điểm của khu vực nào sau chiến tranh thế giới hai?

A. Châu Á                      B. Châu Âu                    C. Mĩ La tinh               D. Châu Phi

Câu 2. Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng “thần kì” nhờ yếu tố:

A. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Triều Tiên           C. Chính phủ tự nỗ lực cải cách

B. Mĩ tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam             D. Sự liên kết trong khu vực

Câu 3. Ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn được hình thành vào những năm 70 của thế kỉ XX.

A. Anh - Mĩ - Liên Xô                                    C. Mĩ - Tây Âu - Nhật Bản

B. Mĩ - Đức - Nhật Bản                                  D. Liên Xô - Nhật Bản - Tây Âu 

Câu 4. Có bao nhiêu nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san”?

A. 10 nước                     B. 16 nước                     C. 25 nước                  D. 11 nước

Câu 5. Tổ chức liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới hiện nay là:

A. Liên Hợp Quốc                                           C. Liên minh Châu Âu

B. Liên minh Châu Phi                                   D. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Câu 6. Lãnh tụ cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế dộ phân biệt chủng tộc của nhân dân Châu Phi là:

A. Góoc-ba-chốp                                             C. Phi-đen Cát-xtơ-rô

B. Mao Trạch Đông                                        D. Nen-xơn Man-đê-la

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Trình bày những nguyên nhân phát triển của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

Câu 2. (3,5 điểm) Cho biết những xu hướng phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói hòa bình, hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc?

Câu 3. (2,0 điểm) Những thành tựu tiêu biểu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay?

ĐÁP ÁN

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (3 điểm)

 Mỗi  ý  trả lời đúng cho 0,5 điểm

Câu

1

2

3

4

5

6

Ý đúng

C

A

C

B

C

D

II. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 1: Sau chiến tranh thế giới thứ hai sự phát triển của kinh tế Mĩ không chỉ ngày một tăng mạnh mà nước Mĩ còn trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới bởi những nguyên nhân sau:

+ Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai đại dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở không bị chiến tranh tàn phá. 

+ Mĩ giàu lên trong chiến tranh do được yên ổn phát triển sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến thu được 114 tỉ USD lợi nhuận.

+ Thừa hưởng những thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến đứng đầu thế giới.

+ Tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào. Nhờ tr?nh độ quản lí và tập trung tư bản.

Câu 2: Những xu hướng phát triển của thế giới ngày nay:                                     

- Hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế

- Thế giới đang tiến tới xác lập một trật tự thế giới đa cực nhiều trung tâm.

- Các nước đều điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

- Ở nhiều nơi trên thế giới vẫn xảy ra xung đột và nội chiến.

- Xu thế chung thế giới ngày nay là hòa bình ổn định hợp tác cùng phát triển.

* Hòa bình, hợp tác vừa là thời cơ vừa là thách thức đối  các dân tộc vì:

- Các nước có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tê thế giới và khu vực,có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào sản xuất…                  

- Các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và nguồn nhân lực còn nhiều hạn chê…nếu nắm bắt đúng thời cơ thì KT – XH của đất nước phát triển. Nêu nắm bắt không đúng thời cơ thì sẽ tụt hậu so với các dân tộc khác…                    

Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật  đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu k? diệu trên tất cả các lĩnh vực.                                                                                                                       

- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản:  Con người đã đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu bước phát triển nhẩy vọt trong Toán học, Vật lí…             

- Về công cụ sản xuất mới: quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động, hệ thống máy tự động..                                                  

- Nguồn năng lượng mới: Năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió..                                                                                                    

- Sáng chế ra rất nhiều vật liệu mới: Chất polyme( chất dẻo), ti tan…                                                                                                            

- Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp: với những phương pháp lai tạo giống mới chống sâu bệnh…nhiều nước khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài.                                                                                                         

- Giao thông vận tải và thông tin liên lạc: máy bay siêu âm khổng lồ, tàu hỏa tốc độ cao..                                                                                                  

- Những thành tựu kỳ diệu trong chinh phục vũ trụ: con người bay vào vũ trụ (1961), đặt chân lên mặt trăng (1969)

2. Đề số 2

Câu 1: (3,0 điểm)

Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào? Mục tiêu hoạt động của ASEAN là gì?

Câu 2: (4,0 điểm )

Nêu các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc? 

Câu 3: (3,0 điểm)

Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam tập trung vào những nguồn lợi nào? So sánh với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?

ĐÁP ÁN

Câu 1: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời trong hoàn cảnh :

- Sau khi giành độc lập, đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội của đất nước nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực  

- Ngày 8/8/1967  hiệp hội các nước Đông Nam Á(ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Phi -lip-pin,Xin-ga-po,Ma-lai-xi-a,Thái Lan. 

Mục tiêu hoạt động của ASEAN là phát triển kinh tế văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình ổn định khu vực.

Câu 2: 

- Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:

+ Hòa hoãn và hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Xác lập một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.         

+ Điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Nhiều khu vực xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến.

- Giải thích:

+ “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ đối với các dân tộc: vì các nước có cơ hội thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực; tiếp thu những thành tựu KH-KT vào sản xuất...

+ “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thách thức đối với các dân tộc: vì phần lớn các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế...nếu không tiến kịp thời thì sẽ tụt hậu.

Câu 3: Chính sách khai thác của Pháp:

- Nông nghiệp: Pháp tăng cường đầu tư vốn, chủ yếu vào đồn điền cao xu,diện tích trồng cao xu tăng nhanh

- Công nghiệp: Pháp chú trọng khai mỏ, số vốn dầu tư tăng, nhiều công ti mới ra đời.Pháp còn mở thêm một số cơ sở công nghiệp chế biến.

-Thương nghiệp: phát triển hơn trước, Pháp độc quyền,đánh thuế nặng hàng hóa các nước nhập vào Việt Nam.

- Giao thông vận tải:đầu tư phát triển thêm, đường sắt xuyên Đông Dương được nối liền nhiều đoạn.

- Ngân hàng: ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy các ngành kinh tế Đông Dương.

So với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất thì chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai lớn hơn cả về mức độ,qui mô và tính chất tập trung khai thác triệt để các nguồn lợi để thu được nhiều lợi nhuận.

3. Đề số 3

Câu 1 (1 điểm) Mục tiêu chung của tổ chức ASEAN là phát triển kinh tế - văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.Vậy Sự kiện nào đánh dấu sự khởi sắc của ASEAN trong năm 1976?

Câu 2: (4,0 điểm) Trình bày sự phát triển của nền kinh tế Mĩ  sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Câu 3: (3,0 điểm) Tại sao phần lớn các dân tộc ở châu Á đã giành được độc lập nhưng trong suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á luôn không ổn định?

Câu 4: (2,0 điểm) Hãy phân tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất ?

ĐÁP ÁN

Câu 1: 

-  Sự khởi sắc của tổ chức….được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao Bali (2/1976)    

- Hiệp ước Bali  xây dựng nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước; tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình ; hợp tác, giúp đỡ nhau cùng phát triển

Câu 2: Sự phát triển kinh tế Mĩ

- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của toàn thế giới:

+ Công nghiệp: Chiếm 56,47% sản lượng công nghiệp thế giới.

+ Nông nghiệp : Gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp 5 nước Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại.

+ Tài chính: Chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, là chủ nợ duy nhất của thế giới.

+ Quân sự: Mĩ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới với các loại vũ khí hiện đại, độc quyền về vũ khí hạt nhân.

Câu 3: - Tình hình châu Á luôn không ổn định là do châu Á có vị trí chiến lược quan trọng, các nước đế quốc cố tìm mọi cách để duy trì địa vị thống trị của chúng ở châu lục này bằng cách gây ra những cuộc xung đột khu vực và tranh chấp biên giới lãnh thổ.

- Các nước đế quốc tiếp tay cho các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man, nhất là ở các khu vực Tây Á (còn gọi là vùng Trung Đông) làm cho cục diện châu Á luôn không ổn định và căng thẳng.

Câu 4: - Giai cấp công nhân: là giai cấp yêu nước ,cách mạng , cùng với giai cấp nông dân họ trở thành hai lực lượng chính của cách mạng và họ là giai cấp lãnh đạo cách mạng, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất của dân tộc.

- Tiếp thu ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới sau chiến tranh của chủ nghĩa Mác LêNin và cách mạng tháng Mười Nga.

- Do đó,giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đi dầu trên mặt trận chống đế quốc phong kiến, nhanh chóng vươn lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng nước ta

4. Đề số 4

Phần I: Trắc nghiệm - Chọn phương án em cho là đúng

Câu 1: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 đã chứng tỏ

A.vị trí cường quốc  số 1 thế giới của Liên Xô.

B. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

C. là nước đầu tiên chế tạo thành công vũ khí nguyên tử.

D.sự lớn mạnh vượt bậc của hệ thống xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Câu 2: Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai? Thuộc quốc gia nào?

A.Dương Lợi Vĩ (Trung Quốc).                                    B. .I-Ga-ga-rin (Liên Xô).               

C.Phạm Tuân (Việt nam).                                          D. Am-strong (Mĩ).

Câu3: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) được thành lập  mục đích

A.tăng cường cạnh tranh với các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa .

B.đối phó với chính sách cấm vận,bao vây kinh tế của Mĩ.

C.cạnh tranh với các nước châu Á.    

D.đẩy mạnh hợp tác ,giúp đỡ  lẫn nhau giữa các nước XHCN

Câu 4: Công cuộc cải tổ ở Liên Xô  nhằm mục đích là

A.khắc phục những sai lầm ,đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng CNXH đúng với bản chất và ý nghĩa nhân văn của nó.

B.đưa nền kinh tế Liên xô tiến nhanh,theo kịp các nước công nghiệp tiên tiến.

C.đưa nền kinh tế đất nước vượt qua thời kì khó khăn.

D.đưa đất nước tiến nhanh lên chủ nghĩa cộng sản.

Câu 5: Kết quả công cuộc cải tổ về kinh tế ở liên Xô là:

A. nền sản xuất trong nước bước đầu phục hồi .    

B.nền kinh tế vẫn trượt dài trong khủng hoảng.

C. bước đầu đáp ứng được những mặt hàng thiết yếu cho nhân dân

D. nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hình thành và bước đầu được củng cố.

Câu 6: Công nghiệp của Liên Xô trong những năm 50 đến nửa đầu những năm 60 của thế kỷ XX đứng vị trí thứ mấy trên thế giới?

A. Đứng thứ hai trên thế giới.                                                  B. Đứng thứ nhất trên thế giới.          

C. Đứng thứ ba trên thế giới.                                                     D. Đứng thứ tư trên thế giới.

Câu 7:  Châu lục đi đầu trong phong trào giải phóng dân tộc sau CTTG II là :

A. Châu Á            B. Châu Âu          C. Châu Phi       D. Mĩ- La Tinh

Câu 8: Việt Nam tuyên bố độc lập vào thời gian nào ?

A. 17/8/1945           B. 2/9/1945               C. 1/10/1949     D. 12/10/1945

Câu 9: Thành tựu lớn nhất về chính trị của các nước Châu Phi trong thời gian gần đây là:

A. Tất cả các nước châu Phi đều giành độc lập.     

B. Hệ thống thuộc địa của đế quốc lần lượt tan rã.  

C. Thành lập tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi (AU).                     

D. Chủ nghĩa thực dân bị sụp đổ ở châu Phi.  

Câu 10: Chiến lược toàn cầu của giới cầm quyền Mĩ nhằm tới mục tiêu cuối cùng là

A.thiết lập sự thống trị của Mĩ trên toàn thế giới.                

B. chống phá các nước xã hội chủ nghĩa.

C. thông qua viện trợ để lôi kéo ,khống chế các nước.

D. ngăn chặn và đẩy lùi phong trào giải phóng dân tộc.

Câu 11: Trong thời kì “Chiến tranh lạnh”, giới cầm quyền Mĩ ráo riết tiến hành nhiều biện pháp để xác lập

A. trật tự thế giới “đơn cực” do Mĩ hoàn toàn chi phối và khống chế.

B. trật tự thế giới “hai cực” do Mĩ và Nga đứng đầu.

C. trật tự thế giới “ ba cực” do Mĩ ,Nhật Bản ,Tây Âu đứng đầu mỗi cực.

D. trật tự thế giới “đa cực ,nhiều trung tâm” trong đó Mĩ đóng vai trò chủ đạo.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ từ những năm 70 của thế kỉ XX đến nay là

A. nền kinh tế bị suy giảm về nhiều mặt,không còn giữ ưu thế tuyệt đối như trước kia.

B. nền kinh tế bị suy giảm nghiêm trọng,bị các nước Tây Âu và Nhật Bản vượt qua.

C. nền kinh tế phát triển chậm lại,chỉ chú trọng đầu tư ra nước ngoài.

D. chiếm ưu thế tuyệt đối về kinh tế.

Câu 13: Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, về đối ngoại, Mỹ đã triển khai chiến lược gì?

A. Chiến lược Mac-san.

B. Chiến lược Aixenhao.           

C. Chiến lược toàn cầu.

D. Chiến lược cam kết và mở rộng.

Câu 14: Điểm nổi bật của kinh tế Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Mỹ  trở thành trung tâm kinh tế-   tài chính lớn nhất của thế giới.

B. Mỹ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất ở châu Mỹ.

C. Mỹ đứng đầu thế giới về không quân và hải quân.

D. Kinh tế Mỹ bị suy thoái, khủng hoảng.

Câu15: Một nhân tố đã mang lại luồng không khí mới và là điều kiện quan trọng giúp Nhật Bản  phát triển mạnh mẽ là

A. những cải cách dân chủ ở Nhật Bản.

B. chủ nghĩa quân phiệt bị xóa bỏ

C. các quyền tự do dân chủ được ban hành

D.chế độ thiên hoàng  được duy trì,cùng với đó là việc bảo tồn các giá trị truyền thống.

Câu 16: Cải cách quan trọng nhất của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. cải cách ruộng đất.                                                                B. cải cách giáo dục.

C. cải cách văn hóa.                                                                  D. cải cách Hiến pháp.

Câu 17: Năm 1977,  Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với:

A. EEC.                   B. EU.                 C. EC.                        D. ASEAN

Câu 18:  Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn lớn nhất là

A. bị quân đội Mỹ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

B. bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

C. nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

D . bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

Câu 19: Để khôi phục nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá,các nước Tây Âu đã

A.nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch do Mĩ đề ra.

B.thành lập tổ chức liên kết khu vực để cùng nhau phát triển kinh tế.

C.quốc hữu hóa các nhà máy xí nghiệp.

D.tiến hành cải cách kinh tế, xã hội.

Câu 20: Khởi đầu sự kiện liên kết khu vực Tây Âu là sự ra đời của

A.Cộng đồng châu Âu.                                  B.Cộng đồng than, thép châu Âu.           

C.Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.                D.Cộng đồng kinh tế châu Âu.

Câu 21:Trật tự thế giới mới được hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai là

A.trật tự hai cực I-an -ta.                                                       B.trật tự Véc -xai -Oa-sinh -tơn. 

C.trật tự một cực do mĩ đứng đầu.                 D.trật tự đa cực của các quốc gia lớn.  

Câu 22: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt “Chiến tranh lạnh” vào thời gian nào?

A.Tháng 12 năm 1988.                                            B. Tháng 12 năm 1989.                           

C. Tháng 12 năm 1990.                                           D. Tháng 12 năm 1991.

Câu 23: Xu thế phát triển của thế giới ngày nay  là

A. quan hệ quốc tế chuyển từ đối đầu sang đối thoại.

B. sự phát triển của phong trào giaỉ phóng dân tộc.

C. xu thế đối đầu trong quan hệ quốc tế.

D. sự xác lập của trật tự “ thế giới đơn cực”

Câu 24: Nước đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật lần thứ hai là

A .Anh .                        B.Pháp .                                    C.Mĩ .                      D.Liên Xô.

Câu 25: Chính sách cai trị  chính trị chủ yếu của thực dân Pháp ở Việt Nam là

A. “chia rẻ dân tộc ,tôn giáo”.                                    B. “dùng người Việt  trị người Việt”.

C. “ điều khiển bộ máy chính quyền tay sai người Việt”. D. “chia để trị”.                                        

Câu 26: Chính sách văn hóa, giáo dục chủ yếu của thực dân Pháp ở các thuộc địa là

A. thi hành chính sách văn hóa nô dịch.         

B. khuyến khích sự phát triển của nền văn hóa bản địa.

C. thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai dân tộc Pháp-Việt.

D. mở nhiều trường học dạy bằng tiếng Việt và tiếng Pháp.

Câu 27: Sự kiện nổi bật nhất trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1925) là

A. phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh.

B. Phong trào chống độc quyền thương cảng Sài gòn và xuất cảng lúa gạo Nam Kì.

C.Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa diện-Trung Quốc .

D.phong trào chấn hưng nội hóa và bài trừ ngoại hóa.

Câu 28: Điểm mới của phong trào công nhân nước ta sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. là những phong trào yêu nước măng tính dân tộc dân chủ.

B. đấu tranh công nhân đã có tổ chức,có mục đích chính trị rõ ràng.

C. các cuộc đấu tranh diễn ra liên tục những còn nặng về mục đích kinh tế.

D.đấu tranh của công nhân còn lẻ tẻ, tự phát song ý thức giai cấp đã phát triển.

II- Tự luận (3 điểm)

Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay? Em có suy nghĩ gì về chủ trương, biện pháp của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết tranh chấp căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông thời gian gần đây.

ĐÁP ÁN

I. Trắc nghiệm (7đ): mỗi ý đúng 0,25đ

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

ĐA

B

B

D

A

B

A

A

B

C

A

A

A

C

A

Câu

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

ĐA

B

D

D

B

A

B

A

B

A

C

D

A

A

B

II- Tự luận

- Học sinh trình bày được

Bốn xu thế và xu thế chung phát triển của thế giới ngày nay: (2 điểm)

- Xu thế hòa hoãn, hòa dụi trong quan hệ quốc tế.

- Hình thành thé giới đa cực nhiều trung tâm.

- Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế làm trọng điểm.

- Lấy những xung đột quân sự hoặc nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực

=>  Xu thế chung của thế giới: Hòa bình,ổn định, hợp tác và cùng phát triển

Nêu suy nghĩ về chủ trương của đảng ta về việc giải quyết tranh chấp ở Biển đông (1 điểm)

- Trình bày suy nghĩ vê những hành động trái phép của TQ: đặt giàn khoan HD 981 và xây dựng các đảo nhân tạo trái phép

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta: kiên quyết bảo vệ chủ quyền, giải quết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình

- Đánh giá chủ trương của ta: đúng đắn, sáng suốt, phù hợp với xu thế ngày nay của thế giới, đem lại kết quả tốt đẹp.

Trên đây là toàn bộ nội dung Bộ 4 đề thi HK1 môn Lịch sử 9 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Văn Luông. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF