YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 có đáp án năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Trãi

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 của trường THCS Nguyễn Trãi có đáp án chi tiết năm 2021-2022. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: NGỮ VĂN 8

NĂM HỌC: 2021-2022

(Thời gian làm bài: 90 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và khoanh tròn vào những câu đúng.

“Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực...”

(Hai cây phong - Trích Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp)

Câu 1: Câu văn trên có bao nhiêu từ tượng hình, từ tượng thanh?

A. 1                                   

B. 2

C. 3                                   

D. 4

Câu 2: Câu văn trên có phải là câu ghép không?

A. Đúng                            

B. Sai

Câu 3: Câu văn nào dưới đây có chứa trợ từ?

A. Ôi! Một buổi sáng đẹp trời.

B. Chiều biên giới em ơi!

C. Cuốn truyện này hay ơi là hay!

D. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé!

Câu 4: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?

A. Hắn chửi trời và hắn chửi đời.

B. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận,

C. Rồi hắn cúi xuống, tần ngần ngắm nghía.

D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi.

Câu 5: Thế nào là trường từ vựng?

A. Là tập hợp những từ có nghĩa với nhau.

B. Là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa.

C. Là tập hợp những từ có chung nguồn gốc.

D. Là tập hợp những từ có nghĩa gần giống nhau.

Câu 6: Đánh dấu vào dãy từ đúng với trường từ vựng “văn học”.

A. Tác giả, biên đạo múa, cốt truyện, văn bản, hư cấu, câu văn.

B. Tác giả, cốt truyện, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ, câu thơ, câu văn.

C. Tác giả, tác phẩm, tứ thơ, cốt truyện, bút vẽ, câu thơ, hình ảnh.

D. Tác giả, cốt truyện, nhạc sĩ, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ, câu thơ, câu văn.

Câu 7: Từ nào không phải là từ tượng hình?

A. Lom khom

B. Xao xác

C. Vùng vằng

D. Xộc xệch

Câu 8: Điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là:

A. Tình huống giao tiếp

B. Tiếng địa phương của người nói

C. Địa vị người nói

D. Quan hệ giữa người giao tiếp

Câu 9: Khi nào thì không nên nói giảm, nói tránh?

A. Khi cần nói năng lịch sự, văn hoá.

B. Khi cần nói thẳng, nói thật.

C. Khi muốn bày tỏ tình cảm.

D. Khi muốn trao đổi thẳng với đôi tượng giao tiếp.

Câu 10: Tác dụng của nói quá:

A. Để gợi ra hình ảnh chân thực, cụ thể về sự vật, hiện tượng.

B. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng

C. Để người nghe thấm thìa vẻ đẹp kín đáo, giàu cảm xúc.

D. Để gợi ra cụ thể sự vật, hiện tượng được nói đến.

Câu 11: Chỉ ra những trợ từ sử dụng trong đoạn thơ sau?

“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn

Bà chỉ còn là một nấm cỏ mà thôi”.

 (Đò Lèn - Nguyễn Duy)

A. Đã, biết

B. Biết, còn

C. Chỉ, thôi

D. Đã, chỉ

Câu 12: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để đánh dấu lời đối thoại: “Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cùng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”, đúng hay sai?

A. Đúng                         

B. Sai

II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)

Viết một đoạn văn (từ 6 đến 8 câu), trong đó có sử dụng câu ghép, dùng các dấu câu đã học. Đề tài: Tình bạn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm: (6 điểm)

1. D

2. B

3. C

4. C

5. B

6. B

7. B

8. A

9. B

10. B

11. C

12. B

---(Đáp án chi tiết những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I (5.0 điểm):

Cho đoạn văn: 

(...) Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu. Dù ta tới đây vào lúc nào, ban ngày hay ban đêm chúng cũng nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thủy triều dâng lên vỗ vào bãi cát, có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắm truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình, có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại thở dài một lượt như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão dông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. 

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu xuất xứ của văn bản.

Câu 2. Nhân vật “tôi” trong đoạn là ai? Nhân vật đó có vai trò thế nào trong văn bản?

Câu 3. Xác định một câu ghép trong đoạn.

Câu 4. Tìm ít nhất hai từ tượng thanh, hai từ tượng hình trong đoạn và nêu tác dụng của chúng trong việc biểu đạt nội dung.

Câu 5. Kỷ niệm tuổi thơ luôn có ý nghĩa đặc biệt đối với mỗi người. Với cảm hứng được khơi gợi từ văn bản có những câu văn trên, hãy viết một đoạn văn ngắn về một kỉ niệm sâu sắc của mình. 

Phần II (5.0 điểm):

Văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” có viết: (…) Việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường bởi đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Hiện nay ở Việt Nam mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông, một phần được thu gom, phần lớn bị vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hồ, sông ngòi. 

Câu 1. Hãy cho biết Ngày Trái Đất là ngày nào? Được khởi xướng năm nào và Việt Nam tham gia từ bao giờ?

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn văn.

Câu 3. Thực tế hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng,… đã sử dụng túi giấy và các loại túi thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông. Hãy viết một văn bản thuyết minh để giới thiệu về một trong những loại túi đó.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần I:

Câu 1.

- Tác phẩm: Hai cây phong

- Tác giả: Ai-mai-tốp

- Xuất xứ: trích từ truyện Người thầy đầu tiên

Câu 2.

- Nhân vật tôi: người họa sĩ, người kể lại câu chuyện

- Vai trò:

+ Mạch kể nhân vật tôi, là mạch kể chính trong tác phẩm.

+ Giúp cho câu chuyện trở nên chân thực, hấp dẫn.

+ Giúp câu chuyện giàu cảm xúc hơn

Câu 3.

- Câu ghép: Làng tôi không thiếu gì các loại cây nhưng hai cây phong này khác hẳn - chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu.

Câu 4.

- Từ tượng thanh: rì rào, vù vù

- Từ tượng hình: dẻo dai, nghiêng ngả, rừng rực

- Tác dụng;

+ Hình ảnh hai cây phong hiện lên sinh động, hấp dẫn

+ Làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn đa dạng, phong phú của hai cây phong.

Câu 5.

- Kỉ niệm tuổi thơ ấy là gì? Diễn ra ở đâu? Vào lúc nào?

- Diễn biến kỉ niệm đó

- Kỉ niệm đã để lại cho em ấn tượng, bài học sâu sắc gì?

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)

Học sinh chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Dòng nào chỉ gồm những từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ vẻ đẹp của người mẹ?

A. Khóc, sụt sùi, nước mắt, nức nở.

B. Gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, cánh tay, khuôn miệng.

C. Tươi sáng, xinh xắn, thơm tho, tươi đẹp, mịn, trong.

D. Còm cõi, xơ xác, chầm chậm, sung túc.

Câu 2: Từ “Bầm” (đổng nghĩa với từ "mẹ") là từ địa phương của miền nào?

A. Phú Thọ

B. Miền Trung

C. Miền Nam

D. Miền Bắc

Câu 3: Nguyễn Trãi dùng biện pháp tu từ nào trong hai câu: “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn / Voi uống nước, nước sông phải cạn”?

A. Nhân hoá, nói quá

B. Hoán dụ, nói quá

C. Chơi chữ, nói quá

D. Điệp ngữ, nói quá

Câu 4: Câu văn “Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy...”thuộc loại câu nào?

A. Câu đơn

B. Câu đặc biệt

C. Câu ghép có từ nối

D. Câu ghép không có từ nối

Câu 5: Từ “thì” trong câu thơ: "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi” thuộc loại từ nào?

A. Quan hệ từ

B. Trợ từ

C. Thán từ

D. Tình thái từ

Câu 6: Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép?

A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa

B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa

C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi

Câu 7: Trong số các câu sau đây, câu nào có chứa thán từ?

A. Ngày mai con chơi với ai?

B. Con ngủ với ai?

C. Khốn nạn thân con thế này!

D. Trời ơi!

Câu 8: Quan hệ từ được in đậm trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nào?

Nếu là chim, tôi sẽ là loại bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đoá hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

A. Quan hệ nguyên nhân

B. Quan hệ mục đích

C. Quan hệ điều kiện

D. Quan hệ nhượng bộ

II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

Phân tích giá trị tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình sau:

“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy”.

(Tế Hanh)

Câu 2: (3 điểm)

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 dòng), chủ đề: Mùa đông xứ Huế, trong đó có sử dụng hai câu ghép.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. Phần trắc nghiệm: (5 điểm)

1. C

2. B

3. D

4. D

5. B

6. B

7. D

8. C

II. Phần tự luận: (5 điểm)

Câu 1:

Phân tích giá trị tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình trong đoạn thơ sau:

“Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy”.

(Tế Hanh)

- Từ tượng thanh: Ríu rít: Âm thanh của tiếng chim nghe vui tai gợi lên kí ức về tuổi thơ.

- Từ tượng hình: Chập chờn: trạng thái khi ẩn khi hiện.

- Gợi đến những kỉ niệm tuổi thơ với dòng sông quê hương.

---(Để xem tiếp đáp án phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)

Học sinh chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng nhất.

Câu 1: Các từ “Giật, bịch, túm, tát, xô, đẩy” thuộc trường từ vựng nào dưới đây?

A. Các bộ phận của chân

B. Các hoạt động của chân

C. Các hoạt động của tay

D. Các bộ phận của tay

Câu 2: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng thanh?

A. Rào rào

B. Ríu rít

C. Leng keng

D. Mênh mông

Câu 3: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì khi viết: “Trong lúc ông ta dọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập”?.

(Tôi đi học - Thanh Tịnh)

A. Nhân hoá

B. Ẩn dụ

C. Nói quá

D. Nói giảm, nói tránh

Câu 4: Trong những từ sau đây, từ nào không phải là từ địa phương?

A. Thầy em             

B. Bỏ bễ

C. U nó                    

D. Cai lệ

Câu 5: Tình thái từ trong câu “Trưa nay các em được về nhà cơ mà”(Tôi đi học - Thanh Tịnh) thuộc loại nào?

A. Tình thái từ nghi vấn.

B. Tình thái từ cảm thán,

C. Tình thái từ cầu khiến.

D. Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm.

Câu 6: Trong các câu dưới đây, câu nào không có trợ từ?

A. Ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá.

B. Em thật là một con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi.

C. Đó là chiếc lá cuối cùng trên cây.

D. Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng.

Câu 7: Trong các từ dưới dây, từ nào có mức độ khái quát rộng nhất?

A. Biển

B. Sông nước

C. Sông ngòi 

D. Ao hồ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2021-2022 Trường THCS Nguyễn Trãi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF