Nhằm giúp các em có thêm đề thi tham khảo, chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp đến. Hoc247 đã tổng hợp Bộ 3 đề thi HK1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 có đáp án, đề thi gồm tuyển tập các câu hỏi tự luận được chọn lọc từ đề thi của Trường THCS Cam Đường sẽ giúp các em làm quen với cấu trúc với đề thi. Đồng thời, kèm với mỗi đề thi đều có đáp án và gợi ý giải giúp các em vừa luyện tập vừa đối chiếu kết quả.
TRƯỜNG THCS CAM ĐƯỜNG |
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN 8 NĂM HỌC 2020-2021 |
ĐỀ SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm (2.0 điểm)
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Từ nào có nghĩa bao hàm phạm vi nghĩa của cá từ : xe máy, xe đạp, xích lô, ô tô...
A. Vũ khí
B. Kim loại
C. Xe cộ
D. Y phục
Câu 2: Trong các từ sau từ nào là từ tượng thanh?
A. Xôn xao
B. Chốc chốc
C. Vật vã
D. Mải mốt
Câu 3: Từ “à” trong câu : “mẹ đi làm rồi à?” thuộc loại từ nào?
A. Quan hệ từ
B. Trợ từ
C. Thán từ
D. Tính thái từ
Câu 4: Từ “đi” trong câu nào sử dụng phép nói giảm nói tránh ?
A. Bác đã đi rồi sao Bác ơi ?
B. Trên bến cảng Nhà Rồng, Bác đã ra đi.
C. Đi trên sông Vàm một đêm trăng rằm
D. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần
Phần II: Tự luận (8.0 điểm)
Câu 1: Dấu ngoặc kép dùng để làm gì? Lấy ví dụ minh họa.
Câu 2: Đặt các câu ghép có các vế câu thể hiện các kiểu quan hệ sau:
- Quan hệ điều kiện
- Quan hệ tương phản
- Quan hệ tăng tiến
- Quan hệ lựa chọn
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng phép nói giảm, nói tránh.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm
1. C
2. A
3. D
4. D
Phần II: Tự luận
Câu 1:
- Công dụng dấu ngặc kép:
+ Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp. Ví dụ: Nó nhập tâm lời dạy của chú Tiến Lê: “Cháu hãy vẽ cái gì thân thuộc nhất với cháu”.
+ Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai. Ví dụ: Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa” của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người.
+ Đánh dấu tên tác phẩm, tớ báo, tập san được dẫn. Ví dụ: Hàng loạt vở kịch như “Tay người đàn bà”, “Giác ngộ”, “Bên kia sông Đuống” … ra đời.
Câu 2: Đặt câu ghép:
- Quan hệ điều kiện: Nếu ta chiếm được điểm cao này thì trận đánh sẽ rất thuận lợi.
- Quan hệ tương phản: Anh ấy ốm nặng nhưng anh ấy vẫn lạc quan.
-(Để xem tiếp đáp án của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 2
Phần I: Trắc nghiêm (2.0 điểm)
Hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Dòng nào chứa từ ngữ không phù hợp trong mỗi nhóm từ ngữ sau đây:
A. Đồ dùng học tập: bút chì, thước kẻ, vở,...
B. Xe cộ: xe đạp, xe máy, ô tô...
C. Cây cối: cây tre, cây chuối, cây cao...
D. Nghệ thuật: âm nhạc, văn học, điện ảnh...
Câu 2: Từ nào là từ tượng thanh?
A. Luộm thuộm
B. Xộc xệch
C. Rũ rượi
D. Xào xạc
Câu 3: Câu thơ:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta”.
(Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)
Đã sử dụng biện pháp tu từ gì?
A. Nói quá
B. Nói giảm, nói tránh
C. Nhân hóa
D. Ẩn dụ
Câu 4: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
B. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.
C. Mặt trời xuống biển như hòn lửa
D. Câu hát căng buồm cùng gió
Phần II: Tự luận (8.0 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn dấu ngoặc kép.
Câu 2: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu ghép sau và chỉ rõ quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép:
a. Vợ tôi không ác nhưng thị khổ quá rồi.
b. Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
Phần I: Trắc nghiệm
1. C
2. D
3. B
4. A
Phần II: Tự luận
Câu 1:
- Có nội dung.
- Câu đúng ngữ pháp.
-(Để xem đầy đủ đáp án của phần Tự luận vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
ĐỀ SỐ 3
Phần I: Tiếng Việt (2.0 điểm)
Trong 8 câu hỏi sau, mỗi câu có 4 phương án trả lời A, B, C, D; trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng viết vào tờ giấy làm bài.
Câu 1: Từ “Này” trong phần trích: “Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! (Lão Hạc) thuộc từ loại nào dưới đây?
A. Thán từ
B. Quan hệ từ
C. Trợ từ
D. Tình thái từ
Câu 2: Dấu ngoặc đơn dùng để:
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp.
B. Đánh dấu lời dẫn trực tiếp hay lời đối thoại.
C. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.
D. Đánh dấu phần chú thích.
Câu 3: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Tôi mải mốt chạy sang.
B. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra.
C. Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt.
D. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão.
Câu 4: Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?
- Líu lo
B. Véo von
C. Lon ton
D. Rả rích
Câu 5: Thành ngữ nào dưới đây sử dụng phép tu từ nói quá ?
A. Chuột sa chĩnh gạo
B. Đầu voi đuôi chuột
C. Khỏe như voi
D. Lên thác xuống ghềnh.
Câu 6: Câu văn “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) sử dụng phép tu từ nói giảm nói tránh nhằm:
A. Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
B. Tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề.
C. Tránh thô tục, thiếu lịch sự.
D. Phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, sự việc.
Câu 7: Từ “ạ” trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!” (Nam Cao) là:
A. Trợ từ
B. Thán từ
C. Tình thái từ
D. Quan hệ từ.
Câu 8: Câu văn sau sử dụng biện pháp tu từ gì?
“Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.” (O Hen-ri)
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. Nói quá
D. Nói giảm nói tránh
Phần II: Đọc – hiểu văn bản (3.5 điểm)
Em hãy đọc phần trích sau:
“Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu.
Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:
- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!
Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:
- Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!
Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu…”
(Theo SGK Ngữ Văn 8, tập một, trang 30-31)
Câu 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Từ văn bản có đoạn văn được dẫn ở trên, em rút ra được quy luật gì trong cuộc sống?
Câu 4. Trong cuộc sống hôm nay, nếu chứng kiến cảnh người phụ nữ hay một bé gái bị chồng, cha ngược đãi, em sẽ ứng xử như thế nào? (Viết thành một đoạn văn từ 6 đến 8 dòng).
Phần III: Tập làm văn (4.5 điểm)
Ngày đầu tiên đi học luôn để lại những ấn tượng khó phai mờ trong ngăn kí ức tuổi thơ của mỗi người. Bằng một bài văn, hãy kể lại kỉ niệm ngày đầu tiên đi học của em.
--- HẾT ---
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I: Tiếng Việt
1. A
2. D
3. B
4. C
5. C
6. B
7. C
8. D
Phần II: Đọc – hiểu văn bản
Câu 1.
- Đoạn văn trích từ tác phẩm “Tắt đèn”
- Tác giả: Ngô Tất Tố
Câu 2. Phương thức biểu đạt chủ yếu: Tự sự.
Câu 3.
- Nội dung chính của đoạn văn: Diễn tả cuộc phản kháng quyết liệt của chị Dậu với cai lệ khi hắn cùng người nhà lí trưởng đến nhà vợ chồng chị Dậu đòi bắt anh Dậu vì thiếu sưu.
- Quy luật: Tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh.
Câu 4.
- Giải thích để người ngược đãi hiểu đó là việc làm vi phạm luật bình đẳng giới, vi phạm quyền trẻ em.
- Chạy báo để mọi người xung quanh cùng biết, cùng can ngăn, đưa người bị hại ra khỏi nơi bị ngược đãi.
- Báo cho chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng gần nhất để kịp thời xử lý kẻ ngược đãi.
Phần III: Tập làm văn
a. Mở bài: Giới thiệu về ngày đầu tiên đi học, ấn tượng chung.
b. Thân bài: Lần lượt kể lại các sự việc trong ngày đầu tiên đi học
- Trước ngày khai trường: mẹ đưa đi mua quần áo mới, cặp sách, giày dép…
- Trên đường đến trường
-(Nội dung đầy đủ, chi tiết của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi Học kì 1 môn Ngữ văn 8 năm 2020 Trường THCS Cam Đường. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo tài liệu cùng chuyên mục: