YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 năm 2021-2022 có đáp án Trường THPT Lam Sơn

Tải về
 
NONE

HỌC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án Trường THPT Lam Sơn. Đây là một tài liệu tham khảo rất có ích cho quá trình học tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập, ôn tập chuẩn bị cho các kì thi, kiểm tra môn Lịch Sử 6. Chúc các em học tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LAM SƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 11

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

A. TRẮC NGHIỆM.

Câu 1. Trong chính phủ mới của Minh Trị, tầng lớp giữ vai trò quan trọng là

A. quý tộc tư sản hóa.                                    B. tư sản.

C. quý tộc phong kiến.                                    D. địa chủ.

Câu 2. Sau cuộc cải cách Minh Trị năm 1868, tầng lớp Samurai chủ trương xây dựng nước Nhật bằng sức mạnh của

A. quân sự.                                                       B. kinh tế.                                            

C. truyền thống văn hóa.                                 D. chính trị.  

Câu 3. Cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất được sự đồng tình và ủng hộ của vị vua nào?

A. Càn Long.                                                   B. Khang Hy.    

C. Quang Tự.                                                  D. Ung Chính.

Câu 4. Lực lượng tham gia tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là     

A. công nhân, trí thức tư sản, địa chủ, đại biểu công nông.

B. nông dân, trí thức tiểu tư sản, địa chủ, đại biểu công nông.

C. trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ, đại biểu công nông.

D. công nhân, nông dân, trí thức tư sản, tiểu tư sản, địa chủ.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc ở Trung Quốc năm 1851 có ý nghĩa đã mở đầu

A. việc hình thành khối liên minh công – nông.

B. cuộc đấu tranh chống thực dân, phong kiến.

C. thời kì suy yếu của các thế lực thực dân, phong kiến.

D. thời kì tư bản chủ nghĩa.

Câu 6. Hạn chế trong cương lĩnh chính trị của tổ chức Trung Quốc đồng minh hội là chưa xác định được kẻ thù chủ yếu của nhân dân Trung Quốc là

A. tư sản phản động.         

B. đế quốc – thực dân.

C. địa chủ phong kiến.    

D. địa chủ phong kiến và đế quốc.

Câu 7. Điểm khác cơ bản về cơ sở xã hội của cuộc vận động Duy tân Mậu Tuất (Trung Quốc) so với cuộc Duy tân Minh Trị (Nhật Bản) là gì?

A. Tầng lớp quan lại và sỹ phu tiến bộ.

B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp tư sản.

D. Giai cấp phong kiến.

Câu 8. Kết thúc giai đoạn đầu của chiến tranh thế giới thứ nhất, phe Liên minh chuyển sang

A. phòng ngự.                  B. cầm cự.              C. phản công.            D. giằng co.

Câu 9. Trong quá trình Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn trong cục diện chính trị thế giới ?

A. Mĩ tham chiến.                                          

B. Thất bại thuộc về phe liên minh.                   

C. Chiến thắng to lớn ở Véc- đoong.

D. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.

Câu 10. Cách mạng tháng Hai 1917  ở Nga mang tính chất là một cuộc cách mạng

A. dân chủ tư sản kiểu cũ.

C. xã hội chủ nghĩa.D. vô sản kiểu mới.

Câu 11. Kết quả lớn nhất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917 là

A. lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng.

B. bắt giam bộ trưởng và các tướng tá của Nga hoàng.

C. lật đổ hoàn toàn Chính phủ lâm thời, lập chính quyền Xô Viết.

D. quân khởi nghĩa chiếm được Cung điện Mùa Đông.

Câu 12. Để giải quyết khủng hoảng kinh tế 1929-1933 một trong những biện pháp mà các nước Đức, Italia, Nhật Bản đã áp dụng là

A. kêu gọi sự giúp đỡ từ nhiều nước tư bản.         

B. tiến hành những cải cách kinh tế, xã hội.

C. thiết lập chế độ độc tài phát xít.           

D. tiến hành cải cách về quân sự.

B. TỰ LUẬN.

Câu 1. Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

Câu 2. Trình bày ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười đối với nước Nga và thế giới

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. A

2.B

3.C

4.C

5.B

6.B

7.A

8.A

9.D

10.C

11.C

12.C

II. TỰ LUẬN

Câu 1 (4,0 điểm). Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933).

- Nguyên nhân: Cung vượt quá xa cầu

- Hậu quả:

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nên kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.

+ Về chính trị: đe dọa sự tồn tại của các nước tư bản chủ nghĩa

+ Xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.

+ Về quan hệ quốc tế: Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng, các nước tư bản buocj phải xemxets lại con đường phát triển của mình: Anh, Pháp, Mĩ ..........; Đức, Italia, Nhật bản.....

=> Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Ráo riết chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Câu 1. (3,0 điểm). Vì sao sau cách mạng tháng Hai năm 1917, Lê – nin và Đảng Bôn – sê - vích đề ra đường lối để tiếp tục làm cách mạng tháng Mười?

. Tình hình sau cách mạng tháng Hai:

 + Tồn tại hai chính quyền đối lập.

 + “Luận cương tháng Tư” của Lênin chỉ ra mục tiêu chuyển từ CMDCTS sang CMXHCN.

- Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ.......

Kết quả:       

Câu 2 (3,0 điểm).  Tại sao nói quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong hệ thống Vécxai – Oa –sinh- tơn chỉ là tạm thời và mỏng manh?

Sau CTTG thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.

Các nước thắng trận giành được nhiều quyền lợi và xác lập, áp đặt sự nô dịch đối với các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc.

Nảy sinh những bất đồng mâu thuẫn giữa các nước tư bản...

Hội Quốc Liên được thành lập để duy trì trật tự TG mới này.

Quan hệ hòa bình ........ chỉ là tạm thời và mỏng manh.

Đề số 2

Câu 1. Cuộc đấu tranh của nhân dân nước nào nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh ở châu Phi?

A. Ai Cập.B. Ê-ti-ô-pi-a.

C. Li-bê-ri-a.D. Xu- đăng.

Câu 2. Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất các nước đế quốc đã hình thành những khối quân sự nào?

A. Đồng minh, Hiệp ước.          B. Liên minh, Phát xít.           C. Cấp tiến, Ôn hòa.               D. Liên minh, Hiệp ước.

Câu 3. Vì sao Mĩ muốn xâm lược, bành trướng đối với khu vực Mĩ la tinh?

A. Giúp đỡ Mĩ la tinh.                                                  B. Mở rộng ngoại giao.

C. Mở rộng lãnh thổ.                                                  D. Biến Mĩ la tinh thành “ sân sau” của Mĩ.

Câu 4. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân xâm lược?

A. Chế độ phong kiến ở đây đang khủng hoảng, suy yếu.

B. Kinh tế của các nước Đông Nam Á đang phát triển.

C. Có thị trường tiêu thu rộng lớn, nhân công dồi dào.

D. Giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, vị trí địa lí thuận lợi.

Câu 5. Hiện nay, Việt Nam áp dụng được bài học kinh nghiệm gì của Nhật Bản trong cải cách Minh Trị trên lĩnh vực giáo dục ?

A. Mở rộng hệ thống trường học.                                                         B. Chú trọng dạy nghề cho thanh niên.

C. Cử những học sinh giỏi đi thi với các nước phương Tây.                 D. chú trọng nội dung khoa học-kỉ thuật.

Câu 6. Xiêm là nước duy nhất Đông Nam Á không trở thành thuộc địa là do?

A. Duy trì chế độ phong kiến.                                          B. Tiến hành cách mạng vô sản.

C. Tăng cường khả năng quốc phòng.                           D. chính sách duy tân của Ra ma V.

Câu 7. Trung Quốc đồng minh hội là chính đảng của giai cấp nào ở Trung Quốc?

A. Tư sản.                   B. Nông dân   .           C. Công nhân.                       D. Tiểu tư sản.

Câu 8.Trong bối cảnh chung của các nước châu Á cuối TK XIX – đầu TK XX, Nhật Bản thoát khỏi thân phận thuộc địa vì

A. Cắt đất cầu hòa.                                                   B. Lãnh đạo nhân dân đấu tranh.

C. Tiến hành cải cách, mở cửa.                                D. Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến cũ.

Câu 9. Điểm giống nhau cơ bản giữa Duy tân Minh Trị và cuộc cải cách của vua Rama V?

A. Đều là các cuộc cách mạng vô sản.

B. Đều là các cuộc cách mạng tư sản triệt để.

C. Đều là các cuộc cách mạng tư sản không triệt để.

D. Đều là các cuộc đấu tranh chống chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

Câu 10. Năm 1882, phe Liên minh thành lập gồm

A. Anh, Pháp, Nga.                                        B. Đức, Áo–Hung, Italia.

C. Anh, Đức, Italia.                                        D. Pháp, Áo-Hung, Italia.

---(Nội dung chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 

Câu 1: Dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) buộc các nước tư bản phải

  A. tìm cách tiêu diệt Liên Xô.                                      B. chống lại Quốc tế Cộng sản.

  C. xem xét lại con đường phát triển                             D. tăng cường chạy đua vũ trang.

Câu 2: Trong Chính sách kinh tế mới, để nâng cao năng suất lao động đã có nhiều chủ trương quan trọng, ngoại trừ

  A. Nhà nước chấn chỉnh lại việc tổ chức, sản xuất các ngành kinh tế công nghiệp

  B. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao hông vận tải, ngân hàng, ngoại thương

  C. Nhà nước tổ chức lại các xí nghiệp, nhà máy, thành lập các tổ chức nghiệp đoàn

  D. Nhà nước chuyển các xí nghiệp nhỏ sang hạch oán kinh doanh, cải thiện chế độ tiền lương

Câu 3: “Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản sau Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ là tạm thời và mỏng manh” vì

  A. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về việc phân chia quyền lợi

  B. Có sự phát triển không đồng đều về kinh tế,tiềm lực quân sự

  C. Các nước đều cho rằng mình có sức mạnh cạnh tranh riêng

  D. Hệ thống thuộc địa của các nước nhiều, ít khác nhau

Câu 4: Thái độ của hơn 100 dân tộc Nga khi Nga hoàng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ra sao?

  A. Phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng

  B. Biểu tình đòi Nga hoàng phải nhường ngôi cho người khác

  C. Yêu cầu Nga hoàng phải tiến hành một cuộc cải cách

  D. Ủng hộ Nga hoàng để mở rộng lãnh thổ

Câu 5: Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?

  A. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản

  B. Công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn

  C. Gây hậy quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

  D. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản

Câu 6: Trật tự thế giới mới được thiết lập theo hệ thống Vécxai – Oasinhtơn phản ánh

  A. sự ra thất bại của phe Liên minh.

  B. sự mâu thuẫn với nước Nga xô viết.

  C. tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.

  D. chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.

Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử nước Nga đầu năm 1918?

  A. Lênin từ Phần Lan trở về nước

  B. Thủ tướng Kêrenxki (của Chính phủ lâm thời tư sản) bị bắt

  C. Quân khởi nghĩa chiếm Mátxcơva

  D. Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng tình hình nước Nga đầu thế kỉ XX – “đã tiến sát tới một cuộc cách mạng”

  A. Nga hoàng tiến hành cải cách kinh tế để giải quyết những khó khăn của đất nước.

  B. Chính phủ Nga hoàng bất lực không còn thống trị như cũ được nữa.

  C. Đời sống của công dân, nông dân và hơn 100 dân tộc Nga cùng cực.

  D. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng.

Câu 9: “Tự do cho nước Nga” là khẩu hiệu trong cuộc đấu tranh cách mạng nào ở nước Nga?

  A. Cách mạng tháng Mười năm 1917

  B. Cách mạng 1905 – 1907

  C. Cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền Xô viết

  D. Cách mạng tháng Hai năm 1917

Câu 10: Trong thời kì thực hiện công nghiệp hóa, ngành công nghiệp nào chưa được Chính phủ Liên Xô chú trọng đầu tư phát triển

  A. Công nghiệp quốc phòng

  B. Công nghiệp chế tạo máy, nông cụ

  C. Công nghiệp hàng không – vũ trụ

  D. Công nghiệp năng lượng ( điện, han, dầu mỏ), khai khoáng

---(Nội dung chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

I.  PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã:

  A. Xác lập được mối quan hệ hòa bình, ổn định trên thế giới.

  B. Làm nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về vấn đề quyền lợi.

  C. Giải quyết được những mâu thuẫn giữa các nước tư bản.

  D. Giải quyết được những vấn đề cơ bản về dân tộc và thuộc địa.

Câu 2: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời vào năm nào?

  A. Năm 1922.                    B. Năm 1924.                     C. Năm 1917.                     D. Năm 1920.     

Câu 3: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai ở Nga là:

  A. Là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

  B. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

  C. Là cuộc cách mạng tư sản.            

  D. Là cuộc cách mạng vô sản.           

Câu 4: Bản báo cáo quan trọng của Lênin trước Trung ương Đảng Bônsêvích (4-1917) là:

  A. Chính cương tháng tư.                                            B. Cương lĩnh tháng tư.       

  C. Báo cáo chính trị tháng tư.                                      D. Luận cương tháng tư.

Câu 5: Mục đích chủ yếu của các hội nghị hòa bình được tổ chức sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là:

  A. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước tư bản.

  B. Để kí hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.

  C. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước thuộc địa.

  D. Để kí hòa ước và bảo vệ quyền lợi cho nhân dân các nước chịu ảnh hưởng của chiến tranh.

Câu 6: Tại sao Đức lại dễ dàng rút ra khỏi Hội Quốc liên và tự do hành động?

  A. Vì Đức được các nước khác tạo điều kiện.

  B. Vì Hội Quốc liên là một tổ chức quốc tế còn lỏng lẻo, vai trò chưa cao.

  C. Vì Đức có lực lượng quân sự hùng mạnh nhất châu Âu.

  D. Vì Đức có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu.

Câu 7: Đâu là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền Xô viết sau cách mạng?

  A. Đàm phán để xây dựng bộ máy chính quyền cũ.

  B. Đập tan bộ máy nhà nước cũ của giai cấp tư sản và địa chủ.

  C. Xây dựng quân đội Xô viết hùng mạnh.

  D. Duy trì bộ máy chính quyền cũ.

Câu 8: Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, thái độ của Nga hoàng như thế nào?

  A. Nhờ sự giúp đỡ của các đế quốc khác.

  B. Đàn áp, dập tắt được phong trào của nhân dân.

  C. Bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

  D. Bỏ chạy ra nước ngoài.

Câu 9: Thế lực phản động hiếu chiến nhất ở Đức trong những năm 1929 – 1933 là :

  A. Đảng Xã hội dân chủ.

  B. Đảng Công nhân quốc gia xã hội.

  C. Đảng Cộng sản.

  D. Đảng liên minh xã hội thiên chúa giáo.

Câu 10: Mĩ - cường quốc tư bản đứng đầu thế giới đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô vào thời gian nào?

  A. Năm 1934.                    B. Năm 1933.                     C. Năm 1931.                     D. Năm 1932.

---(Nội dung chi tiết của đề thi vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử 11 có đáp án Trường THPT Lam Sơn. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào website hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF