YOMEDIA

Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm bài để chuẩn bị cho kì thi giữa HK1 sắp đến được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em.

Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT NGUYỄN DU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn TIẾNG ANH

Thời gian: 45 phút

1. Đề số 1

Câu 1: Pháp luật XHCN mang bản chất của ai?

A. nhân dân lao động B. giai cấp tiến bộ

C. giai cấp công nhân D. giai cấp cầm quyền

Câu 2: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người sản xuất là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?

A. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí

B. bình đẳng về quyền lao động

C. bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh

D. bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh

Câu 3: Pháp luật quy định độ tuổi kết hôn của nam giới là:

A. đủ 21 tuổi trở lên B. đủ 18 tuổi trở lên

C. đủ 20 tuổi trở lên D. đủ 22 tuổi trở lên

Câu 4: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi:

A. dân tộc, độ tuổi, giới tính B. thu nhập, tuổi tác, địa vị

C. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo D. dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo

Câu 5: Quyền và nghĩa vụ của công dân được nhà nước quy định trong:

A. hiến pháp B. luật và chính sách C. luật, hiến pháp D. hiến pháp và luật

Câu 6: Vi phạm hình sự là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội và bị coi là:

A. tội xâm phạm B. tội phạm C. tội cố ý D. lừa đảo

Câu 7: Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ là bình đẳng về cơ hội tiếp cận việc làm, bình đẳng về tiêu chuẩn, ………. khi tuyển dụng.

A. bằng tuổi B. lứa tuổi C. mức tuổi D. độ tuổi

Câu 8: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân?

A. bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân

B. bảo vệ mọi nhu cầu của công dân

C. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

D. bảo vệ mọi lợi ích của công dân

Câu 9: Người lao động tự ý bỏ việc nhiều ngày mà không có lí do chính đáng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật gì?

A. dân sự B. hình sự C. kỉ luật D. hành chính

Câu 10: Pháp luật quy định con đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì có quyền có tài sản riêng?

A. 14 tuổi B. 16 tuổi C. 18 tuổi D. 15 tuổi

Câu 11: Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là:

A. tòa án nhân dân B. chính phủ C. nhà nước D. quốc hội

Câu 12: Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời đến nay, nước ta đã có mấy bản Hiến pháp?

A. 5 bản B. 4 bản C. 6 bản C. 3 bản

Câu 13: Khi yêu cầu vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình, anh Nam đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ:

A. tài sản chung B. nhân thân C. tình cảm D. tài sản riêng

Câu 14: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm tới:

A. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân B. quan hệ lao động và công vụ nhà nước

C. quy tắc quản lí nhà nước D. quy tắc quản lí xã hội

Câu 15: Bình đẳng giữa vợ và chồng được hiểu là:

A. người chồng chịu trách nhiệm về việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình

B. vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình

C. vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về tài sản riêng

D. người vợ chịu trách nhiệm về việc nuôi dạy con cái

Câu 16: Điều 52 – Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992 quy định mọi công dân đều:

A. bình đẳng trước pháp luật B. bình đẳng về quyền lợi

C. bình đẳng trước nhà nước D. bình đẳng về nghĩa vụ

Câu 17: Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng được thể hiện trong quan hệ nào?

A. nhân thân B. tài sản riêng C. tài sản chung D. tài sản

Câu 18: Người chưa thành niên theo quy định của pháp luật Việt Nam là người chưa đủ:

A. 18 tuổi B. 14 tuổi C. 15 tuổi D. 16 tuổi

Câu 19: Để giao kết hợp đồng lao động, chị Yến cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. tự giác, trách nhiệm, tận tâm B. tự do, tự nguyện, bình đẳng

C. dân chủ, công bằng, tiến bộ D. tích cực, chủ động, tự quyết

Câu 20: Người có hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm pháp lí cao nhất là:

A. hành chính B. hình sự C. dân sự D. kỉ luật

Câu 21: Người lao động trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày …….. trong thời gian làm việc mà vẫn hưởng đủ lương.

A. 45 phút B. 90 phút C. 30 phút D. 60 phút

Câu 22: Pháp luật quy định người đủ bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm về mọi

hành vi vi phạm pháp luật của mình?

A. đủ 14 tuổi trở lên B. đủ 16 tuổi trở lên

C .đủ 17 tuổi trở lên D. đủ 18 tuổi trở lên

Câu 23: Một trong những nội dung về bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là mọi công dân đều có quyền lựa chọn:

A. thời gian làm việc theo ý muốn chủ quan của mình

B. điều kiện làm việc theo nhu cầu của mình

C. việc làm theo sở thích của mình

D. việc làm phù hợp với khả năng của mình mà không bị phân biệt đối xử

Câu 24: Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra những giá trị vật chất và ……. cho xã hội.

A. tinh thần B. nghệ thuật C. của cải D. văn hóa

Câu 25: Phóng nhanh, vượt ẩu khi đi xe máy là vi phạm:

A. dân sự B. hình sự C. kỉ luật D. hành chính

Câu 26: Một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong

quan hệ nhân thân là:

A. vợ, chồng trẻ cần có sự đồng ý của cha mẹ khi lựa chọn nơi ở

B. cả hai vợ chồng cùng có quyền quyết định nơi ở.

C. phụ nữ phải lo việc gia đình nên có quyền quyết định nơi ở

D. người chồng là trụ cột gia đình nên có quyền quyết định nơi ở

Câu 27: Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm 150.000 đồng.

Trong trường hợp này cảnh sát giao thông đã:

A. tuân thủ pháp luật B. sử dụng pháp luật

C. áp dụng pháp luật D. thi hành pháp luật

Câu 28: Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm:

A. hành chính B. hình sự C. dân sự D. kỉ luật

Câu 29: Giữa lao động nam và lao động nữ đều phải đóng Bảo hiểm xã hội. Điều này thể hiện ở:

A. bình đẳng trong giao kết hợp hợp đồng lao động

B. bình đẳng trong kinh doanh

C. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ

D. bình đẳng trong lao động

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1 C 6 B 11 D 16 A 21 D 26 B 31 B 36 C

2 A 7 D 12 A 17 D 22 B 27 C 32 C 37 D

3 C 8 C 13 B 18 A 23 D 28 B 33 B 38 D

4 D 9 C 14 A 19 B 24 A 29 C 34 A 39 D

5 D 10 D 15 B 20 B 25 D 39 D 35 B 40 A

2. Đề số 2

Câu 1: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh công dân phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với nhà nước?

A. Nộp thuế.

B. Trả nợ.

C. Đóng góp.

D. Trả tiền nhân công.

Câu 2: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm làm là hình thức

A. thi hành pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 3: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới

A. các quy tắc quản lí nhà nước.  

B. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính.

C. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

D. các điều luật và các quan hệ hành chính.

Câu 4: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới?

A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế.

B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. quan hệ lao động và quan hệ xã hội.

D. quan hệ kinh tế và quan hệ lao động

Câu 5: Mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Sự quan tâm của Nhà nước đến nhân dân.

B. Khả năng hiểu biết của mỗi người dân.

C. Phụ thuộc vào học vấn của mỗi người. 

D. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

Câu 6: Người nào sao đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?

A. Say rượu

B. Bị bệnh tâm thần

C. Bị dụ dỗ vi phạm pháp luật

D. Bị ép buộc vi phạm pháp luật

Câu 7: H và L ở cùng phòng. Do ghen ghét với L, H đã lập Nicname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật

A. hình sự.

B. dân sự.

C. hành chính.

D. kỉ luật

Câu 8: Việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 9: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức?

A. Thi hành pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 10: Những dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là dấu dấu hiệu để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước

B. Pháp luật được hình thành từ thực tiễn đời sống

C. Quy định pháp của pháp luật không bao giờ bao hàm nội dung đạo đức

D. Pháp luật mang tính xã hội

Câu 11: Trong quá trình làm ăn, vợ anh A đã nghi ngờ anh A quan hệ bất chính với một người trong xóm. Nên vợ chồng anh A đã nãy sinh mâu thuẫn và cự cải nhau, anh A hành hung vợ gây thương tích nặng, tình cờ anh H và anh C đi ngang qua thấy vậy vào can ngăn, nhưng do nóng tính nên anh H đã xông vào đánh anh A gây thương tích. Theo em những ai vi phạm pháp luật?

A. Anh H, vợ anh A và anh C

B. Anh H, anh C và anh A

C. Anh A và anh H

D. Anh A và vợ

Câu 12: H, Q, T và L đều 19 tuổi đã bị công an xã A bắt tại chỗ vì tội đánh bạc ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với H, T và L. Q là cháu của ông chủ tịch xã A nên không bị xử phạt, chỉ bị công an xã A nhắc nhở rồi cho về. Trong các trường hợp trên ông A đã

A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.                            B. Không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

C. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.   D. Bình đẳng về quyền của công dân.

Câu 13: Pháp luật bao gồm mấy đặc trưng cơ bản

A. 3 đặc trưng

B. 4 đặc trưng

C. 5 đặc trưng

D. 6 đặc trưng

Câu 14: Chị M là thợ may gia công tại nhà may X. Trong quá trình làm việc, chị M thường xuyên bị bà N là chủ nhà may X buộc tăng ca nhưng không tăng lương. Nghe theo lời khuyên của chị H cũng là thợ may gia công, M đã mạnh dạn đến  hỏi trực tiếp bà N về việc tăng lương, bà N tỏ ra bực tức và có những lời lẻ xúc phạm đến chị M trước anh C và con trai mình là anh K. Không chấp nhận được thái độ của bà chủ nhà may, trong buổi tối tăng ca, lợi dụng lúc mọi người không chú ý, chị M đã châm lửa đốt cháy toàn bộ nhà kho chứa vải và các vật dụng của nhà may. Người nào dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Chị M, K, N

B. Bà N, M

C. Anh K, C

D. Chị H, M

Câu 15: Thực hiện pháp luật bao gồm mấy hình thức

A. 4 hình thức

B. 3 hình thức

C. 5 hình thức

D. 6 hình thức

Câu 16: Sau khi tốt nghiệp THPT, anh T đã quyết định theo nghề mộc của cha. Sau 10 năm theo nghề của cha mình, T đã trở thành một chủ cơ sở chuyên bán sỉ và lẻ các loại vật dụng gia đình bằng gỗ nổi tiếng ở địa phương. Trong quá trình sản xuất-kinh doanh, T luôn thực hiện tốt các quy định của pháp luật về sản xuất-kinh doanh. Trong trường hợp này, anh T đã

A. Thi hành pháp luật .

B. Áp dụng pháp luật .

C. Tuân thủ pháp luật .

D. Sử dụng pháp luật .

Câu 17: A, B, C, D là 4 bạn học chung lớp 12. A tự tiện đăng ảnh B lên facebook. B rủ C, D đón đường đánh A, B đánh A gây thương tích, C ngồi lên đầu A cho D quay phim tung lên mạng. Ai trong những học sinh trên không vi phạm pháp luật hình sự?

A. Bạn C

B. Bạn A

C. Bạn D

D. Bạn B

Câu 18: Sau khi nhận ba trăm triệu đồng tiền đặt cọc từ vợ chồng chị A, với ý đồ chiếm đoạt số tiền trên, Chị H nói với chồng đó là tiền trúng xổ số, rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá thời hạn giao hàng đã lâu, vợ chồng chị A tìm gặp H nhiều lần không được, vợ chồng chị A đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị H. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, vợ chồng chị A đã vào nhà lấy xe máy của chị H để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?

A. Vợ chồng chị A                                                     B. Chị H và vợ chồng chị A

C. Chị H và vợ chồng chị A                                     D. Chồng chị H và vợ chồng chị A

Câu 19: Dù rất tốn kém nhưng cơ sở giết mổ gia cầm K đã xây dựng hệ thống xử lí chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Điều này cho thấy cơ sở giết mổ gia cầm K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. Thi hành pháp luật .

B. Tuân thủ pháp luật .

C. Áp dụng pháp luật .

D. Sử dụng pháp luật .

Câu 20: Nội dung nào sau đây không quy định về quyền của công dân?

A. Mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm.

B. Công dân có quyền học tập.

C. Người kinh doanh phải nộp thuế đầy đủ.

D. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

Câu 21: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ

A. ý kiến các Luật sư.                                                 B. các quy tắc chung của cộng đồng.

C. thực tiễn đời sống xã hội.                                     D. ý kiến của nhân dân.

Câu 22: Tính quyền lực của pháp luật thể hiện

A. tổ chức công Đoàn.

B. ý thức tự giác của công dân.

C. sức mạnh quyền lực Nhà nước.

D. kỷ luật của Đảng.

Câu 23: Hội đồng kỉ luật nhà trường X đã lập biên bản xử phạt kỉ luật học sinh Y về tội thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp. Trong trường hợp này, Hội đồng kỉ luật nhà trường X đã vận dụng hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 24: Điều nào sau đây không đúng khi nói về các đặc trưng của pháp luật

A. Tính quy phạm phổ biến                                     B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính quy tắc xử sự chung của Nhà nước           D. Tính quyền lực bắt buộc chung

Câu 25: Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ

A. công dân và xã hội.

B. kinh tế tài chính.

C. tài sản và hợp đồng.

D. lao động, công vụ nhà nước.

Câu 26: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

A. từ đủ 16 đến dưới 18.

B. từ đủ 14 đến dưới 16.

C. từ 16 đến đủ 18.

D. từ 14 đến đủ 16.

Câu 27: Trong các hành vi sau, hành vi nào phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Công nhân X rất chăm chỉ trong công việc

B. Ông S thường xuyên mở tiệc nhậu tại nhà.

C. Học sinh Q thường xuyên nghỉ học không lí do.

D. Anh P vì quá ghen nên đã đánh vợ gây thương tích.

Câu 28: Pháp luật và đạo đức cùng hướng tới các giá trị cơ bản nhất là

A. trung thực, công bằng, bình đẳng.                       B. công bằng, bình đẳng, tự do, lẽ phải.

C. hòa bình, tự do, tôn trọng.                                    D. tự do, công minh, bình đẳng, bác ái.

Câu 29: Bạn M (17 tuổi) vì mâu thuẫn với anh K (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang theo hung khí đến đánh anh K gây thương tích 15%. Hành vi của bạn M thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Vi phạm dân sự.

B. Vi phạm hành chính.

C. Vi phạm hình sự.

D. Vi phạm kỷ luật.

Câu 30: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào vi phạm pháp luật hình sự?

A. A 8 tuổi ăn trộm điện thoại của hàng xóm.

B. Anh A bị tâm thần đánh người dẫn đến tử vong.

C. N có ý định ăn trộm xe máy trong trường học.

D. H (16 tuổi) tổ chức đua xe trái phép.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

1

A

2

B

3

A

4

B

5

D

6

B

7

B

8

D

9

A

10

A

11

C

12

B

13

A

14

B

15

A

16

A

17

B

18

B

19

A

20

C

21

C

22

C

23

D

24

C

25

D

26

B

27

D

28

B

29

C

30

D

31

D

32

C

33

C

34

C

35

C

36

A

37

D

38

A

39

A

40

D

3. Đề số 3

Câu 1: Luật giao thông đường bộ quy định cấm xe ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều. Quy định này được áp dụng chung cho mọi người tham gia giao thông. Điều này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                         B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Quy tắc an toàn giao thông.                                  D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 2: Vai trò của pháp luật đối với nhà nước được thể hiện

A. Pháp luật là công cụ để nhà nước bảo vệ các giai cấp.

B. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý các tổ chức trong xã hội.

C. Pháp luật là công cụ để nhà nước bảo vệ mọi công dân.

D. Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội.

Câu 3: Trên đường chở vợ và con gái 10 tuổi về quê, xe mô tô do anh K điều khiển đã va quệt và làm rách phông rạp đám cưới do ông M dựng lấn xuống lòng đường. anh P là em rể ông M đã đập nát xe mô tô và đánh anh K gãy tay. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính

A. Anh K, ông M và anh P                                        B. Anh K và anh P

C. Anh K và ông M                                                    D. vợ chồng anh K, ông M và anh P

Câu 4: Học sinh Đ đem điện thoại di động đến lớp bị giáo viên phát hiện và tịch thu. Trong trường hợp này Đ đã vi phạm

A. nội quy nhà trường

B. dân sự

C. hành chính

D. kỉ luật

Câu 5: Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân.Trong trường hợp này ông A đã.

A. Thi hành pháp luật

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 6: Câu hỏi: “Pháp luật là của ai, do ai và vì ai?”Đề cập đến vấn đề nào của pháp luật?

A. Nội dung của pháp luật.                                        B. Hình thức thể hiện của pháp luật.

C. Khái niệm cơ bản của pháp luật.                          D. Bản chất của pháp luật

Câu 7: Từ ngày15-12-2007, theo nghị quyết32/CP/2007mọi người ngồi trên xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, điều này thể hiện

A. Nội dung của pháp luật.

B. Đặc trưng của pháp luật.

C. Bản chất của pháp luật.

D. Vai trò của pháp luật.

Câu 8: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến  

A. quy tắc quản lí nhà nước.

B. quy tắc kỉ luật lao động  

C. quy tắc quản lí xã hội.

D. nguyên tắc quản lí hành chính

Câu 9: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lí

B. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lí.

C. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí

D. Tất cả các hành vi trái pháp luật đều có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lí.

Câu 10: Quy định trong các văn bản diễn đạt chính xác, một nghĩa để mọi người đều hiểu đúng và thực hiện đúng là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.           B. Tính quy phạm phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                         D. Tính chặt chẽ và thuận lợi khi sử dụng.

Câu 11: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự?

A. Đi ngược chiều

B. Vượt đèn đỏ, gây tai nạn chết người

C. Tụ tập và gây rối trật tự công cộng

D. Cắt trộm cáp điện.

Câu 12: Quyền bình đẳng của công dân được hiểu là:

A. Mọi người đều có quyền bằng nhau, ngang nhau trong mọi trường hợp.

B. Trong cùng điều kiện và hoàn cảnh như nhau, công dân được đối xử như nhau, có quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.

C. Mọi người đều có quyền hưởng thụ vật chất như nhau.

D. Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ như nhau

Câu 13: Đặc trưng làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật là

A. tính quy phạm phổ biến                                       B. tính ràng buộc chặt chẽ.

C. tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.           D. tính quyền lực, bắt buộc chung

Câu 14: Ông H là phó giám đốc sở X, nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương.  Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỷ luật?

A. Anh P, anh N và ông H

B. Anh K và anh N

C. Ông H và anh P

D. Ông H, anh P và ông K

Câu 15: Trên cơ sở Luật Doanh nghiệp, công dân thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Điều này thể hiện vai trò của pháp luật là phương tiện để công dân

A. bảo vệ nhu cầu cuộc sống của công dân.

B. thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

C. thực hiện quyền  và lợi ích hợp pháp của mình.

D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Câu 16: Tình trạng sức khỏe – tâm lí là căn cứ để xác định

A. các loại vi phạm pháp luật.                                   B. lỗi cố ý và lỗi vô ý.

C. mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.       D. năng lực trách nhiệm pháp lí.

Câu 17: Đặc trưng nào của PL nói lên sự khác nhau giữa pháp luật và đạo đức?

A. Tính khuôn mẫu                                                     B. Tính qui phạm, phổ biến.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.                         D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Câu 18: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Thực hiện pháp luật.

B. Vi phạm pháp luật.

C. Trách nhiệm pháp lí.  

D. Nghĩa vụ pháp lí.

Câu 19: Trong áp dụng pháp luật, ai là người đưa ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức?

A. Chủ tịch nước.                                            B. Nhà nước.

C. Các cơ quan nhà nước.                              D. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền

Câu 20: Tìm câu phát biểu sai trong các câu sau:

A. Pháp luật là phương tiện hữu hiệu nhất để nhà nước quản lý xà hội.

B. Pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lý xã hội

C. Quản lý xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính dân chủ, công bằng

D. Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh quyền lực của nhà nước

Câu 21: Ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị K 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông K đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn kiện ông K ra tòa.Việc chị Hằng kiện ông K là hành vi.

A. Thi hành pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 22: Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.                                      B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.           D. Tính thuyết phục, nêu gương.

Câu 23: Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm hành chính.

B. Vi phạm hình sự.

C. Vi phạm dân sự.

D. Vi phạm kỉ luật

Câu 24: Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã

A. tuân thủ pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 25: Pháp luật mang bản chất xã hội vì pháp luật

A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.              B. luôn tồn tại trong mọi xã hội.

C. do Nhà nước ban hành.                                         D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 26: Hình thức phạt tiền, phạt cảnh cáo khi xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước được áp dụng với người có hành vi vi phạm

A. hành chính.

B. kỉ luật.

C. dân sự.

D. hình sự.

Câu 27: Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. sau đó anh S vè nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái anh N đã đâm vào ông B đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?

A. ông X, anh K, và anh N

B. ông X, anh N và ông B

C. anh K, anh N và ông B

D. Anh K, anh N và anh S

Câu 28: Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào?

A. Vi phạm luật dân sự.

B. Vi phạm luật hình sự.

C. Vi phạm kỉ luật.

D. Vi phạm luật hành chính.

Câu 29: Chọn câu trả lời sai

Người nào có điều kiện mà không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết, thì:

A. Vi phạm đạo đức

B. Bị xử phạt hành chính

C. Vi phạm pháp luật hình sự

D. Bị dư luận xã hội lên án

Câu 30: Quyền và nghĩa vụ công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính, tôn giáo, giàu, nghèo, thành phần, địa vị xã hội thể hiện nội dung công dân bình đẳng về

A. quyền.

B. nghĩa vụ.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. quyền và nghĩa vụ

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

1

D

2

D

3

C

4

D

5

C

6

D

7

B

8

A

9

B

10

A

11

B

12

B

13

A

14

C

15

C

16

D

17

C

18

C

19

D

20

B

21

B

22

A

23

C

24

D

25

A

26

A

27

A

28

D

29

C

30

D

31

A

32

B

33

A

34

B

35

B

36

C

37

A

38

B

39

D

40

C

4. Đề số 4

Câu 1: Dù rất tốn kém nhưng cơ sở giết mổ gia cầm K đã xây dựng hệ thống xử lí chất thải theo tiêu chuẩn môi trường. Điều này cho thấy cơ sở giết mổ gia cầm K đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. Áp dụng pháp luật .

B. Thi hành pháp luật .

C. Sử dụng pháp luật .

D. Tuân thủ pháp luật .

Câu 2: Mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ phụ thuộc vào yếu tố nào?

A. Sự quan tâm của Nhà nước đến nhân dân.  B. Khả năng, điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người.

C. Phụ thuộc vào học vấn của mỗi người.        D. Khả năng hiểu biết của mỗi người dân.

Câu 3: Trong quá trình sản xuất, kinh doanh công dân phải thực hiện nghĩa vụ gì đối với nhà nước?

A. Trả nợ.

B. Trả tiền nhân công.

C. Nộp thuế.

D. Đóng góp.

Câu 4: Công ty A lấy nhãn hiệu của công ty B dán vào nhãn hiệu nước giải khát của công ty mình để bán được nhiều sản phẩm. Hành vi của công ty A thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Dân sự.

B. Kỷ luật.

C. Hành chính.

D. Kinh doanh.

Câu 5: Chị M là thợ may gia công tại nhà may X. Trong quá trình làm việc, chị M thường xuyên bị bà N là chủ nhà may X buộc tăng ca nhưng không tăng lương. Nghe theo lời khuyên của chị H cũng là thợ may gia công, M đã mạnh dạn đến  hỏi trực tiếp bà N về việc tăng lương, bà N tỏ ra bực tức và có những lời lẻ xúc phạm đến chị M trước anh C và con trai mình là anh K. Không chấp nhận được thái độ của bà chủ nhà may, trong buổi tối tăng ca, lợi dụng lúc mọi người không chú ý, chị M đã châm lửa đốt cháy toàn bộ nhà kho chứa vải và các vật dụng của nhà may. Người nào dưới đây đã vi phạm pháp luật?

A. Anh K, C

B. Chị M, K, N

C. Bà N, M

D. Chị H, M

Câu 6: Người nào sao đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?

A. Say rượu

B. Bị ép buộc vi phạm pháp luật

C. Bị bệnh tâm thần

D. Bị dụ dỗ vi phạm pháp luật

Câu 7: Công dân dù ở địa vị nào, làm bất cứ nghề gì khi vi phạm pháp luật đều phải chịu

A. buộc thôi việc.

B. trách nhiệm pháp lí.

C. trách nhiệm kỉ luật.

D. chuyển công tác khác.

Câu 8: Hội đồng kỉ luật nhà trường X đã lập biên bản xử phạt kỉ luật học sinh Y về tội thường xuyên vi phạm nội quy trường lớp. Trong trường hợp này, Hội đồng kỉ luật nhà trường X đã vận dụng hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 9: Quyền của công dân không tách rời

A. lợi ích của công dân.

B. nghĩa vụ của công dân.

C. nhu cầu của xã hội.

D. nhu cầu của công dân.

Câu 10: Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Áp dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 11: Trong các hành vi sau, hành vi nào phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Anh P vì quá ghen nên đã đánh vợ gây thương tích.

B. Công nhân X rất chăm chỉ trong công việc

C. Học sinh Q thường xuyên nghỉ học không lí do.

D. Ông S thường xuyên mở tiệc nhậu tại nhà.

Câu 12: Trách nhiệm pháp lí được hiểu là

A. Là nghĩa vụ mà các tổ chức, cá nhân phải thực hiện khi vi phạm pháp luật

B. Là nghĩa vụ của cá nhân phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình

C. Là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình

D. Là nghĩa vụ phải gánh chịu khi xâm phạm đến các cá nhân, tổ chức gây hậu quả xấu

Câu 13: Vi phạm kỉ luật là hành vi xâm phạm các quan hệ

A. kinh tế tài chính.

B. tài sản và hợp đồng.

C. công dân và xã hội.

D. lao động, công vụ nhà nước.

Câu 14: H, Q, T và L đều 19 tuổi đã bị công an xã A bắt tại chỗ vì tội đánh bạc ăn tiền. Ông trưởng công an xã A đã kí quyết định xử phạt hành chính đối với H, T và L. Q là cháu của ông chủ tịch xã A nên không bị xử phạt, chỉ bị công an xã A nhắc nhở rồi cho về. Trong các trường hợp này ông A đã

A. Không bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.                  B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.

C. Bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ trước pháp luật.      D. Bình đẳng về quyền của công dân.

Câu 15: Những dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là dấu dấu hiệu để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật mang tính xã hội

B. Quy định pháp của pháp luật không bao giờ bao hàm nội dung đạo đức

C. Pháp luật được bảo đảm bằng biện pháp cưỡng chế của nhà nước

D. Pháp luật được hình thành từ thực tiễn đời sống

Câu 16: A, B, C, D là 4 bạn học chung lớp 12. A tự tiện đăng ảnh B lên facebook. B rủ C, D đón đường đánh A, B đánh A gây thương tích, C ngồi lên đầu A cho D quay phim tung lên mạng. Ai trong những học sinh trên không vi phạm pháp luật hình sự?

A. Bạn C

B. Bạn D

C. Bạn B

D. Bạn A

Câu 17: Việc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước là vi phạm

A. dân sự.

B. hình sự.

C. kỉ luật.

D. hành chính.

Câu 18: Chị H đã giao hàng hóa cho anh H đúng theo hợp đồng kinh doanh giữa hai người. Qua đó cho thấy, chị đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 19: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm làm là hình thức

A. áp dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. sử dụng pháp luật.

D. thi hành pháp luật.

Câu 20: Sau khi tốt nghiệp THPT, anh T đã quyết định theo nghề mộc của cha. Sau 10 năm theo nghề của cha mình, T đã trở thành một chủ cơ sở chuyên bán sỉ và lẻ các loại vật dụng gia đình bằng gỗ nổi tiếng ở địa phương. Trong quá trình sản xuất-kinh doanh, T luôn thực hiện tốt các quy định của pháp luật về sản xuất-kinh doanh. Trong trường hợp này, anh T đã

A. Tuân thủ pháp luật .

B. Sử dụng pháp luật .

C. Áp dụng pháp luật .

D. Thi hành pháp luật .

Câu 21: Sau khi nhận ba trăm triệu đồng tiền đặt cọc từ vợ chồng chị A, với ý đồ chiếm đoạt số tiền trên, Chị H nói với chồng đó là tiền trúng xổ số, rồi hai vợ chồng về quê mua đất làm trang trại. Quá thời hạn giao hàng đã lâu, vợ chồng chị A tìm gặp H nhiều lần không được, vợ chồng chị A đã đến nhà dọa nạt, đập phá đồ đạc và hành hung gây thương tích cho con chị H. Trong lúc mọi người tập trung cấp cứu cháu bé, vợ chồng chị A đã vào nhà lấy xe máy của chị H để siết nợ. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?

A. Chồng chị H và vợ chồng chị A                           B. Vợ chồng chị A

C. Chị H và vợ chồng chị A                                       D. Chị H và vợ chồng chị A

Câu 22: Trong quá trình làm ăn, vợ anh A đã nghi ngờ anh A quan hệ bất chính với một người trong xóm. Nên vợ chồng anh A đã nãy sinh mâu thuẫn và cự cải nhau, anh A hành hung vợ gây thương tích nặng, tình cờ anh H và anh C đi ngang qua thấy vậy vào can ngăn, nhưng do nóng tính nên anh H đã xông vào đánh anh A gây thương tích. Theo em những ai vi phạm pháp luật?

A. Anh A và anh H

B. Anh H, vợ anh A và anh C

C. Anh A và vợ

D. Anh H, anh C và anh A

Câu 23: H và L ở cùng phòng. Do ghen ghét với L, H đã lập Nicname giả về L trên mạng xã hội để gây chia rẽ tình cảm của L với mọi người. Như vậy H đã vi phạm pháp luật

A. hành chính.

B. kỉ luật

C. hình sự.

D. dân sự.

Câu 24: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ

A. ý kiến của nhân dân.                                               B. các quy tắc chung của cộng đồng.

C. ý kiến các Luật sư.                                                 D. thực tiễn đời sống xã hội.

Câu 25: Thực hiện pháp luật bao gồm mấy hình thức

A. 4 hình thức

B. 5 hình thức

C. 6 hình thức

D. 3 hình thức

Câu 26: Nội dung nào sau đây không quy định về quyền của công dân?

A. Công dân có quyền học tập.

B. Người kinh doanh phải nộp thuế đầy đủ.

C. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục.

D. Mọi người có quyền tự do kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm.

Câu 27: Do gia đình ông B thiếu nợ phó giám đốc H, nên sau khi giám đốc đi công tác, phó giám đốc H lên điều hành đã cho nhân viên Q ở bộ phận nhận hồ sơ lao đông hợp thức hóa hồ sơ xin việc của con ông B, đồng thời thuê hai tên giang hồ C và G đến nhà ông B dọa, khống chế ông B và yêu cầu ông B phải cho con trai đang học lớp 7 nghỉ học, đến công ty để làm công nhân để trừ tiền lương vào khoản nợ nói trên. Những ai đã vi phạm về pháp luật trong lao động?

A. Ông H và ông Q

B. Ông B, giang hồ C và G

C. Ông B, ông H và ông Q

D. Ông Q, giang hồ C và G

Câu 28: Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông A sẽ chịu hình thức xử lý nào của Ủy ban nhân dân phường?

A. Cảnh cáo, phạt tiền                                       B. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép

C. Thuyết phục, giáo dục                                  D. Phạt tù

Câu 29: Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là

A. từ đủ 14 đến dưới 16.

B. từ 14 đến đủ 16.

C. từ đủ 16 đến dưới 18.

D. từ 16 đến đủ 18.

Câu 30: Tính quyền lực của pháp luật thể hiện

A. kỷ luật của Đảng.

B. tổ chức công Đoàn.

C. sức mạnh quyền lực Nhà nước.

D. ý thức tự giác của công dân.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết phần đáp án của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

1

B

2

B

3

C

4

C

5

C

6

C

7

B

8

A

9

B

10

C

11

A

12

C

13

D

14

A

15

C

16

D

17

C

18

B

19

B

20

D

21

D

22

A

23

D

24

D

25

A

26

B

27

A

28

B

29

A

30

C

31

D

32

B

33

C

34

B

35

D

36

B

37

D

38

A

39

D

40

A

...

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi giữa HK1 môn GDCD 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Nguyễn Du. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan

Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF