YOMEDIA

Bộ 4 đề đọc- hiểu ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 9 - Văn bản Viếng lăng Bác

Tải về
 
NONE

HOC247 chia sẻ đến các em Bộ 4 đề đọc- hiểu ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 9 thuộc văn bản Viếng lăng Bác. Tài liệu này sẽ giúp các em tham khảo làm quen với cấu trúc ra đề, củng cố thêm tri thức đã học. Tin rằng, bằng sự nỗ lực và kiên trì của mình, các em sẽ đạt kết quả cao.

ADSENSE
YOMEDIA

                              BỘ 4 ĐỀ ĐỌC HIỂU ÔN TẬP HỌC KÌ 2 MÔN NGỮ VĂN 9

                                                         VĂN BẢN VIẾNG LĂNG BÁC

Đề 1 :
Trong bài Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải viết :

  "Ta làm con chim hót
       Ta làm một cành hoa."

Kết thúc bài Viếng lăng Bác, Viễn Phương có viết :

"Mai về miền Nam thương trào nước mắt
        Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác."

a.Hai bài thơ của hai tác giả viết về đề tài khác nhau nhưng có chung chủ đề. Hãy chỉ ra tư tưởng chung đó.
b. Viết 1 đoạn văn khoảng 5 câu phát biểu cảm nghĩ về 1 trong hai đoạn thơ trên.

Đề 2:

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu tác phẩm của mình, một nhà thơ viết :

"Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác...
Và sau đó, tác giả thấy:
...Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!..."

Câu 1 : Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy.
Câu 2: Từ những câu đã dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho biết cảm xúc trong bài được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đã ra đi nhưng vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên?
Câu 3: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận quy nạp (có sử dụng phép lặp và có một câu chứa thành phần phụ chú) để làm rõ lòng kính yêu và niềm xót thương vô hạn của tác giả đối với Bác khi vào trong lăng.

Câu 4 : Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. Hãy chép chính xác một câu thơ khác đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm.

Đề 3:

Đoạn thơ

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

                                                                            (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)

a. Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.

b. Chép hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong một bài thơ mà em đã học (Ghi rõ tên và tác giả bài thơ).

Đề 4

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được coi là “một thứ tiếng lòng giản dị, hồn nhiên mà âm vang của nó còn thổn thức lòng người mãi mãi”.

(Theo Lê Bảo, Tìm hiểu vẻ đẹp tác phẩm văn học Ngữ văn 9)

1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ và chép chính xác khổ thơ diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của tác giả khi vào trong lăng.

2. Chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ em vừa chép.

3. Cho câu văn: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Coi câu trên là câu chủ đề, em hãy viết tiếp khoảng 8 đến 10 câu văn để hoàn thành đoạn diễn dịch. Trong đoạn có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu. (Gạch chân và chú thích)

..........HẾT..........

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

ĐÁP ÁN

ĐỀ 1:

a. Khác nhau và giống nhau :

- Khác nhau :

+ Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hoà nhập dâng hiến cho cuộc đời.

+ Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.

- Giống nhau :

+ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân... Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.

+ Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.

b. HS tự chọn đoạn thơ để viết nhằm nổi bật thể thơ, giọng điệu thơ và ý tưởng thể hiện trong đoạn thơ.

Đoạn thơ của Thanh Hải sử dụng thể thơ 5 chữ gần với các điệu dân ca , đặc biệt là dân ca miền Trung, có âm hưởng nhẹ nhàng tha thiết. Giọng điệu thể hiện đúng tâm trạng và cảm xúc của tác giả : trầm lắng, hơi trang nghiêm mà tha thiết khi bộc bạch những tâm niệm của mình. Đoạn thơ thể hiện niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời một cách tự nhiên như con chim mang đến tiếng hót. Nét riêng trong những câu thơ của Thanh Hải là đề cập đến một vấn đề lớn : ý nghĩa của đời sống cá nhân trong quan hệ với cộng đồng.

Đoạn thơ của Viễn Phương sử dụng thể thơ 8 chữ, nhịp thơ vừa phải với điệp từ muốn làm, giọng điệu phù hợp với nội dung tình cảm, cảm xúc. Đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa thiết tha thể hiện đúng tâm trạng lưu luyến của nhà thơ khi phải xa Bác. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ muốn mãi ở bên lăng Bác và chỉ biết gửi tấm lòng mình bằng cách hoá thân hoà nhập vào những cảnh vật bên lăng : làm con chim cất tiếng hót.

Đề 2 :

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, Lăng Hồ Chủ tịch vừa khánh thành. Viễn Phương ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác.
Câu 2: Cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự từ ngoài vào trong, rồi lại trở ra ngoài, hợp với thời gian một chuyến viếng lăng Bác.
- Từ "thăm" thể hiện tình cảm của nhà thơ đối với Bác vừa kính yêu, vừa gần gũi.
- Cụm từ "giấc ngủ bình yên" là một cách nói tránh, nói giảm nhằm miêu tả tư thế ung dung thanh thản của Bác - vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, có đêm nào yên giấc nay đã có được giấc ngủ bình yên.
Câu 3: Đoạn văn viết cần đạt được những yêu cầu sau:
- Bám sát nội dung khổ thơ: phân tích được hình ảnh của Bác được miêu tả trong tư thế ung dung thanh thản, thấy được cảm xúc trào dâng của nhà thơ khi đứng trước Bác.
- Không viết quá dài hoặc quá ngắn so với yêu cầu 10 câu của đề. Trình tự nghị luận là qui nạp, có sử dụng phép lặp và một thành phần phụ chú.

Câu 4: Một bài thơ có nhắc đến trăng, ví dụ như Ánh trăng của Nguyễn Duy
"Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình". Hay "Đầu súng trăng treo" trong Đồng chí của Chính Hữu...
Đề 3 :

 a. Phân tích để thấy :

 - Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc. Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.

 - Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng tôn kính của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.

  b. Hai câu thơ có hình ảnh ẩn dụ mặt trời :

Mặt trời của Bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.

                        (“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” – Nguyễn Khoa Điềm).

Đề 4:

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi 1976.

- Chép chính xác khổ thơ

 Câu 2:

- HS chỉ rõ và cho biết hiệu quả diễn đạt của một hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ vừa chép. Nêu được 1 trong 3 ý sau:

+ Hình ảnh vầng trăng dịu hiền gợi nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, sáng trong của Bác và những vần thơ tràn đầy ánh trăng của Người.

+ Hình ảnh trời xanh gợi nghĩ đến ý nghĩa sâu xa: Bác vẫn còn mãi với non sông đất nước, như  trời xanh còn mãi. Người đã hoá thành thiên nhiên, đất nước, dân tộc.

+ Nghe nhói ở trong tim: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác gợi tả cái nhói đau tê tái đến cực độ của nhà thơ và cũng là tâm trạng cảm xúc của những người đã vào lăng viếng Bác khi nghĩ về sự ra đi của Người.

Câu 3:

HS dựa vào bài thơ, hoàn thành một đoạn văn nghị luận khoảng 9 đến 11 câu theo cách lập luận diễn dịch để làm rõ ý cho câu chủ đề đã cho, trong đó có sử dụng khởi ngữ và phép thế để liên kết câu (gạch dưới và chú thích).

- Hình thức

+ Đúng hình thức đoạn văn, triển khai theo cách lập luận diễn dịch, không có sai sót lớn về diễn đạt.

+ Có khởi ngữ

+ Có phép thế

- Nội dung: Khai thác hiệu quả các tín hiệu nghệ thuật, có lí lẽ, dẫn chứng để làm rõ ý cho câu chủ đề: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét, còn chủ yếu tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của mình đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

+ Ngoại cảnh chỉ được miêu tả chấm phá vài nét (hàng tre, mặt trời, dòng người vào lăng viếng Bác…)

+ Tâm trạng, cảm xúc yêu thương, ngưỡng mộ của nhà thơ đối với Bác.

 

Trên đây là trích dẫn một phần Bộ 4 đề đọc- hiểu ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 9 - Văn bản Viếng lăng Bác. Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi và luyện đề thật tốt để có một kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm Bộ 4 đề đọc- hiểu ôn tập HK2 môn Ngữ Văn 9 - Văn bản Mùa xuân nho nhỏ

---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn---

 

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF