YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Phương Liễu

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh cùng tham khảo Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Phương Liễu có đáp án dưới đây nhằm giúp các em nắm được cấu trúc đề thi tuyển vào lớp 10. Từ đó, các em sẽ có sự chuẩn bị chu đáo cho kì thi của mình tốt nhất. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS PHƯƠNG LIỄU

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1: (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

SỨC MẠNH CỦA MỘT BỨC THƯ CẢM ƠN

Giáo sư William L.Stidger ngồi xuống và viết một bức thư cảm ơn cho một giáo viên vì sự động viên lớn lao mà bà dành cho ông khi ông còn là học sinh của bà ba mươi năm về trước. Một tuần sau, ông nhận được thư hồi âm với nét chữ viết tay run rẩy, rằng:

Willie yêu quý của ta! Ta muốn em biết rằng lời nhắn của em vô cùng ý nghĩa với ta. Một cụ già cô đơn tam mươi tư tuổi như ta, sống đơn độc trong căn phòng nhỏ, lủi thủi nấu ăn một mình, dường như chỉ còn lay lắt như chiếc lá cuối cùng trên cây. Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ra đã dạy học năm mươi năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cám ơn đầu tiên ta nhận được. Ta nhận được nó trong một buổi sáng lạnh lẽo và hiu hắt buồn. Chính bức thư ấy đã sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của ta bằng niềm vui mà trước nay ta chưa từng một lần được cảm nhận”.

a. Nhận biết

Xác định thành phần tình thái trong câu văn sau: Có lẽ, em sẽ bất ngờ, Willie ạ, khi biết rằng ra đã dạy học năm mươi năm và trong khoảng thời gian dài đằng đẵng đó, bức thư của em là bức thư cám ơn đầu tiên ta nhận được.

b. Nhận biết

Lí do nào khiến giáo sư William L.Stidger viết thư cảm ơn cô giáo cũ.

c. Thông hiểu

Vì sao bức thư cảm ơn của giáo sư William L.Stidger vô cùng ý nghĩa với cô giáo cũ của ông.

d. Thổng hiểu

Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ văn bản trên

Câu 2: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Từ văn bản ở câu 1, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 150 – 200 chữ) về chủ đề lời cảm ơn.

Câu 3: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương (SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục, 2016)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

a.

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

- Thành phần biệt lập: Có lẽ (thành phần tình thái)

b.

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

- Ông viết thư cảm ơn vì: ba mươi năm trước cô giáo cũ đã có sự động viên lớn lao, ý nghĩa đối với giáo sư.

c.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Bức thư cảm ơn của giáo sư vô cùng ý nghĩa với cô giáo của ông vì: Đó là bức thư cảm ơn đầu tiên cô nhận được trong thời gian 50 năm dạy học. Bức thư ấy sưởi ấm trái tim già nua cô đơn của cô bằng niềm vui mà trước nay cô chưa một lần cảm nhận được.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Học sinh có thể có các bài học tâm đắc khác nhau rút ra từ câu chuyện.

- Bài học tâm đắc nhất từ văn bản: Bài học về lòng biết ơn.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

* Nêu vấn đề.

* Giải thích vấn đề:

- Lời cảm ơn là lời nói lịch sự, bày tỏ sự cảm kích với người đã làm việc gì đó cho mình, giúp đỡ mình.

- Lời cảm ơn có sức mạnh vô cùng to lớn, mỗi người trong cuộc sống hãy biết nói lời cảm ơn.

* Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Ý nghĩa của lời cảm ơn trong cuộc sống:

+ Bày tỏ sự biết ơn, ghi nhận sự giúp đỡ người khác.

+ Thể hiện thái độ lịch sự, người biết nói lời cảm ơn là người có tấm lòng trân trọng những gì người khác làm cho mình.

+ Giúp cho các mối quan hệ trở nên tốt đẹp đẹp hơn.

+ Thể hiện truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam.

- Phê phán những kẻ không biết nói lời cảm ơn, qua cầu rút ván,…

- Liên hệ bản thân.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

 Tác giả:

- Là một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam.

- Thơ Viễn Phương tập trung khám phá ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.

- Lối viết của ông nhỏ nhẹ, trong sáng, giàu cảm xúc và lãng mạn.

Tác phẩm:

- Năm 1976, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa được khánh thành, Viễn Phương là một trong số những chiến sĩ, đồng bào miền Nam sớm được ra viếng Bác. Bài thơ ghi lại những ấn tượng, cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ trong cuộc viếng lăng.

- In trong tập “Như mây mùa xuân” – 1978.

2. Cảm nhận

a.  Cảm xúc của nhà thơ khi đến thăm lăng Bác:

- Bồi hồi, xúc động “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”

+ Cặp đại từ xưng hô “con – Bác” là cách xưng hô gần gũi, thân thiết của người miền Nam, vừa thể hiện sự tôn kính với Bác vừa bộc lộ tình cảm yêu thương.

+ Cách nói giảm nói tránh “thăm” làm giảm bớt nỗi đau thương, mất mát, đồng thời khẳng định sự bất tử của Người trong lòng những người con nước Việt.

- Ấn tượng đậm nét hiện lên trước mắt nhà thơ: “hàng tre bát ngát”:

+ Đây là hình ảnh thực làm nên quang cảnh đẹp cho lăng Bác, mang lại cảm giác thân thuộc, gần gũi của làng quê, đất nước Việt.

+ Đấy cũng là hình ảnh chứa nhiều sức gợi: “hàng tre xanh xanh” gợi vẻ đẹp của con người, đất nước Việt Nam với sức sống tràn trề; “bão táp…thẳng hàng” là vẻ đẹp cứng cỏi, kiên cường, bền bỉ, hiên ngang, bất khuất của con người Việt Nam.

b. Những cảm xúc, suy ngẫm của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác:

- Là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng dành cho công lao của Bác.

+ Sáng tạo hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ sóng đôi: mặt trời trên lăng – mặt trời tự nhiên, mặt trời trong lăng - ẩn dụ cho Bác. Bác đã mang lại ánh sáng chân lí, giúp dân tộc thoát khỏi kiếp sống nô lệ, khổ đau.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1: (1.5 điểm) Nhận biết

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng lão móm mém  của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc …

(Nam Cao, Lão Hạc, ngữ văn 8, tập một, NXB Giáo dục, 2017, trang 42)

a. Tìm những trường từ vựng chỉ hoạt động và chỉ bộ phận của cơ thể trong đoạn văn trên.

b. Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào là chủ yếu?

Câu 2: (1.5 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

a. Nhận biết

 Đoạn thơ được trích từ bài thơ nào? Do ai sáng tác?

b. Thông hiểu

 Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ dược sử dụng trong câu thơ: Đất nước như vì sao.

Câu 3: (2.0 điểm)

Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) bàn về một thói quen xấu cần phải được thay đổi trong giới trẻ hiện nay.

Câu 4 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh người lao động trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận (SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2017)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1.

a)

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Trường từ vựng

Cách giải:

- Trường tự vựng chỉ hoạt động: co, xô, ép, chảy, ngoẹo, mếu, khóc.

- Trường tự vựng chỉ bộ phận cơ thể: mặt, mắt, đầu, miệng.

b)

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp.

Câu 2.

a)

Phương pháp: căn cứ bài Mùa xuân nho nhỏ

Cách giải:

Đoạn thơ được trích trong tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ” của tác giả Thanh Hải.

b)

Phương pháp: căn cứ bài So sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp

Cách giải:

Biện pháp tu từ được sử dựng trong câu thơ “Đất nước như vì sao”: biện pháp so sánh.

Tác dụng:

- Giúp câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn.

- Gợi vẻ đẹp tươi sáng của đất nước trên con đường đi tới tương lai; niềm tin của tác giả vào một ngày mai tươi đẹp, phồn vinh của quê hương, đất nước.

Câu 3.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

* Em có thể lựa chọn một trong các thói quen xấu để bàn luận như: lười lao động, nói tục chửi bậy, chơi game quá nhiều,…

* Các bước bàn luận vấn đề bao gồm:

- Giới thiệu vấn đề

- Giải thích vấn đề: Thói quen xấu là gì?

- Bàn luận vấn đề:

+ Hiện trạng của thói quen xấu đó trong giới trẻ.

+ Nguyên nhân dẫn đến thói quen xấu.

+ Giải pháp để loại bỏ thói quen xấu.

- Mở rộng vấn đề và Liên hệ bản thân.

Câu 4.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Trước cách mạng tháng Tám, Huy Cận là một tên tuổi nổi tiếng của phong trào Thơ mới. Thơ ông có cảm quan vũ trụ và mang nặng một nỗi sầu nhân thế, sầu vũ trụ -> “Nhà thơ cả vạn lí sầu”

- Sau cách mạng, Huy Cận nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống mới. Thơ ông thời kì này vẫn giàu cảm hứng vũ trụ song tràn đầy niềm vui.

 -> Là một trong những gương mặt xuất sắc của nền thơ Việt Nam hiện đại.

Tác phẩm:

- Năm 1958, trong một chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng biển Quảng Ninh. In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958)

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

Bơi vào đi Vàng ơi, tao về đây

Đừng ra xa, thân thể mày bé lắm

Sóng thì to, nước biển kia rất mặn

Mày cứ bơi ra, tao sao thể cầm lòng...

 

Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không

Mày quyến luyến làm lòng tao chợn sóng

Đại dương mênh mông, thân thể mày bé bỏng

Cứ ngước về tàu, sao tao thể cách xa...

 

Bơi vào đi, Vàng ơi, quay lại nhà

Tao phải về thôi bởi đã xong nghĩa vụ

Và tao biết đêm qua mày mất ngủ

Cứ liếm tay tao, sợ trốn mày về.

 

Đừng vậy nữa mà, Vàng ơi, tao thương quá

Thương những đêm tao và mày đứng gác

Gió bão từng cơn mày vẫn không sai khác

Phủ phục canh me bọn cướp biển chực chờ.

 

Về đi mày, đừng bơi nữa, tao nhờ

Tao xin lỗi, bởi đã xong nghĩa vụ

Và tao biết chừng ấy vẫn chưa đủ

Nhưng phải vào bờ, anh em khác ra thay.

 

Về đi mày,

đừng bơi nữa,

mắt cay...

(Hoàng Hải Lý – Học viên Trường Sĩ quan không quân Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa – Báo Tuổi trẻ, ngày 11/8/2016)

Câu 1: (1.0 điểm) Nhận biết

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:

Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không

Mày quyến luyến làm lòng tao chợn sóng

Đại dương mênh mông, thân thể mày bé bỏng

Cứ ngước về tàu, sao tao thể cách xa...

Câu 2: (1.0 điểm) Nhận biết

Nhân vật “tao” về đâu và nhân vật “Vàng” về đâu?

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Ở khổ thơ cuối, nhân vật “tao” khuyên: “Về đi mày” nhưng lại bảo “đừng bơi nữa”; theo anh (chị), điều đấy có mâu thuẫn không, vì sao? Nếu xét câu theo mục đích phát ngôn, dòng thơ sau thuộc loại câu gì:

Bơi vào đi, Vàng ơi, có nghe không

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm)  Vận dụng cao

Anh (chị) hãy viết 1 đoạn văn (không quá 200 chữ) trình bày suy nghĩ về câu nói: “Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt”.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn của nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long và nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I.

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ biện pháp tu từ đã học

Cách giải:

Biện pháp tu từ: Nhân hóa (Vàng ơi – trò chuyện với vật như đối với người).

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Nhân vật “tao” vào bờ - đất liền, nhân vật Vàng về đảo.

Câu 3:

Phương pháp: phân tích

Cách giải:

Ở khổ thơ cuối, nhân vật “tao” khuyên: “Về đi mày” nhưng lại bảo “đừng bơi nữa” không mâu thuẫn nhau vì: nhân vật tao khuyên “Về đi mày” chính là ý bảo Vàng đừng bơi theo nhân vật “tao” nữa mà hãy quay về đảo.

Xét theo mục đích phát ngôn, câu thơ trên thuộc kiểu câu cầu khiến.

II.

Câu 1.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Nêu vấn đề.

* Giải thích vấn đề.

- Giọt nước mắt là một trạng thái cảm xúc, thể hiện sự xúc động cao độ. Giọt nước mắt biểu tượng của sự đồng cảm, sự chia sẻ, sự hối lỗi, niềm xót xa và thậm chí cả khi vui quá người ta cũng khóc. Dân gian có câu: “Cười như anh khóa hỏng thi/Khóc như cô ả được đi lấy chồng.”

- “Cuộc sống cũng cần những giọt nước mắt”: Cuộc sống ngoài cần nụ cười – niềm vui, hạnh phúc, người ta còn cần cả những sự chia sẻ, đồng cảm, sự ăn năn, hối hận, xót xa.

* Phân tích, bàn luận vấn đề:

- Tại sao “Cuộc sống cũng cần cả những giọt nước mắt”?

+ Mỗi người sẽ có những cuộc sống riêng mà không ai là có toàn vẹn và đủ đầy, vì vậy con người cần biết chia sẻ, đồng cảm với nhau.

+ Mỗi người cũng không thể sống thẳng tắp như một đường thẳng mà không mắc những sai lầm, những lỡ dở. Vì vậy chúng ta cần biết suy nghĩ và nhận ra những sai lầm, hối hận về những gì ta sai trái hay lầm lỡ. Giọt nước mắt còn là sự ân hận, hối lỗi.

+ “Giọt nước mắt” sẽ khiến cho chúng ta biết xích lại gần nhau hơn, làm cho cuộc sống có ý nghĩa và giá trị hơn.

- Phê phán những con người vô cảm, chỉ biết sống cho chính mình.

- Cũng không nên chìm đắm trong sự đau khổ, phải dũng cảm vượt qua để hướng đến cuộc sống tốt đẹp.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; không sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu về tác giả: Lê Minh Khuê, Nguyễn Thành Long

- Giới thiệu tác phẩm.

- Nội dung nghị luận: Vẻ đẹp trong lối sống, tâm hồn

2. Phân tích

2.1. Anh thanh niên trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa

a. Là con người thiết tha yêu cuộc sống:

- Được thể hiện qua tình cảm gắn bó, quan tâm, gần gũi của anh với những người xung quanh.

+ Thèm người, nhớ người, mong được trò chuyện anh đã dùng khúc gỗ chắn ngang đường.

+ Anh là người có trái tim biết yêu thương, sẻ chia, thân thiện: gửi củ tam thất cho vợ bác lái xe, trò chuyện cởi mở, tặng hoa, tặng quà ăn đường cho người vừa mới gặp lần đầu là ông họa sĩ, cô kĩ sư.

- Anh còn là người có tinh thần lạc quan trong một hoàn cảnh sống nhiều khó khăn, thử thách:

+ Biết tạo ra niềm vui cho cuộc sống của mình: trồng hoa trước nhà.

+ Biết tổ chức một cuộc sống gọn gàng, ngăn nắp, tìm cho mình những thú vui lành mạnh: căn nhà anh ở sạch sẽ, đọc sách.

b. Là con người sống có lí tưởng, có niềm say mê và trách nhiệm với công việc.

- Rất say mê công việc đo gió, đo mưa trên đỉnh Yên Sơn:

+ Chấp nhận sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao mấy nghìn mét so với mặt biển, anh dám đối mặt và vượt lên nỗi cô đơn vì tình yêu công việc.

+ Coi công việc như một người bạn “ta với công việc là đôi”.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Phương Liễu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF