YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Ngô Thời Nhiệm

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em tài liệu tham khảo để chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 thật tốt và đạt được kết quả cao, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Ngô Thời Nhiệm. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS NGÔ THỜI NHIỆM

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2,0 điểm). Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi trội.”

(Ngữ văn 9 - tập 2 NXB Giáo dục - 2006)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

Câu 2 (3,0 điểm).

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ."

a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.

b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.

c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?

Câu 3 (5,0 điểm).

Cảm nhận của em về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong trích đoạn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Câu 1 (2,0 điểm).

a. Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. 0,5 đ

b. Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn. 0,5 đ

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết chủ yếu là: phép lặp. 0,5 đ

d. Có lẽ là thành phần biệt lập tình thái trong câu.

Câu 2 (3,0 điểm).

a. Chép tiếp 6 câu thơ (1,0 điểm):

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

b. (1,5 điểm).

- Những câu thơ trên nằm trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. (0,5 điểm).

- Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:

+ Về nội dung (0,5 điểm): Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.

+ Về nghệ thuật (0,5 điểm): Nghệ thuật khắc hoạ nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc.

---(Để xem tiếp đáp án câu 2 và câu 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

"Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.

Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.”

a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?

b. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn: “Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khác.”

c. Chỉ ra 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Câu 2. (2,0 điểm) Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Mọi người sẽ tin cậy ta nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm.

Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng.

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc.

đủ cho ta giật mình."

 (Ánh trăng – Nguyễn Duy)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Những ngôi sao xa xôi" của tác giả Lê Minh Khuê.

b. Thành phần biệt lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn".

c. Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên: so sánh ("như đài hoa loa kèn")

Tác dụng: khắc họa vẻ đẹp của cô gái Phương Định xinh đẹp, trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng.

---(Để xem tiếp đáp án những câu hỏi còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2.0 điểm): Cho đoạn trích:

“Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

a/ Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giá? (0,5 điểm)

b/ Chỉ ra cặp đại tự xưng hô trong đoạn văn trên. (0,5 điểm)

c/ Cụm từ nghi gia nghi thất có nghĩa là gì? (0,5 điểm)

d/ Nêu hàm ý của câu văn: Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thấm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. (0,5 điểm)

Câu 2 (3,0 điểm)

Viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết tự hào về bản thân. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một phép liên kết câu (chỉ ra phép liên kết cấu đó) và một câu văn có chứa thành phần biệt lập tỉnh thái (gạch chân thành phần đó).

Câu 3 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ sau:

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.

Cỏ non xanh tận chân trời,

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

(...)

Tà tà bóng ngả về tây,

Chị em thơ thẩn dan tay ra về.

Bước dần theo ngọn tiểu khê,

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.

Nao nao dòng nước uốn quanh,

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

(Cảnh ngày xuân, trích Truyện Kiều, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 84-85)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Câu 1 (2.0 điểm):

a) Đoạn trích trên thuộc tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.

b) Đại từ xưng hô: thiếp, chàng.

c) Cụm từ nghi gia nghi thất: nên cửa nên nhà, ý nói thành vợ thành chồng, cùng xây dựng hạnh phúc gia đình.

d) Nàng đã nói lên nỗi đau đớn thất vọng khi không hiểu sao mình bị nghi oan, bị đối xử bất công. Đồng thời đó còn là sự tuyệt vọng đến cùng cực khi khao khát của cả đời nàng vun đắp đã tan vỡ. Tình yêu không còn. Cả nỗi đau khổ chờ chồng đến hoá đá như trước đây cũng không còn có thể làm được nữa.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Ngô Thời Nhiệm. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF