YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hoa Lư

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em tài liệu tham khảo để chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 thật tốt và đạt được kết quả cao, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hoa Lư. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS HOA LƯ

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

Phần I, ĐỌC - HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc bài thơ "Lá đỏ" của Nguyễn Đình Thi, và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

 

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn, nhòa trong trời lửa,

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

 (Trường Sơn, 12/1974)

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0.5 điểm)

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: "Em đứng bên đường như quê hương". (0.5 điểm)

Câu 3: Hãy chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào? (1.0 điểm)

Câu 4: Hình ảnh "em gái tiền phương" được khắc họa như thế nào? (trình bày ngắn gọn từ một đến ba câu). (1.0 điểm)

Phần II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm). Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ), trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.

Câu 2: (4,0 điểm). Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích sau:

“…Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ theo dõi mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

Quả bom nằm lạnh lùng trên một bụi cây khô, một đầu vùi xuống đất. Đầu này có vẽ hai vòng tròn màu vàng…

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. Những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút trôi qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong, mềm. Tôi khỏa đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình.

Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui bên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom…

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu.”

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, tập hai, trang 117-118)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần I, ĐỌC - HIỂU: (3.0 điểm)

Câu 1. Bài thơ viết theo thể thơ tự do (0.5đ)

Câu 2. Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em đứng bên đường - quê hương) (0.5đ)

Câu 3.

- Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơn lộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ. (0.5đ).

- Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió... (0.5đ)

Câu 4.

Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ, gợi hình ảnh cô gái giao liên hay những cô gái thanh niên xung phong thời chống Mĩ. (1.0đ)

Phần II. LÀM VĂN: (7.0 điểm)

Câu 1: (3,0 điểm)

Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu…

- Yêu cầu cụ thể:

a, Nội dung trình bày (1,75 điểm)

- Giải thích: (0,25 điểm)

+ Ý chí: ý thức, tinh thần tự giác, quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích.

+ Đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Cho đoạn văn:

“Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn doi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một xuất sưu của chồng. Ngược lại đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói. Chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.”

a) Chỉ rõ các lỗi và sửa lại cho đúng.

b) Đoạn văn trên có câu chủ đề không? Nếu có, hãy ghi lại câu chủ đề. Nếu không có, hãy viết thêm câu chủ đề cho đoạn văn.

Câu 2. Cho đoạn thơ:

Con ơi tuy thô sơ da thịt

Lên đường

Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con.

(Y Phương, Nói với con, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)

a) Tìm thành phần gọi - đáp trong những dòng thơ trên?

b) Theo em việc dùng từ phủ định trong dòng thơ "Không bao giờ nhỏ bé" được nhằm biểu đạt điều gì?

c) Từ bài thơ trên và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 1/2 trang giấy thi) về cội nguồn của mỗi con người qua đó thấy được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong tình hình đất nước hiện nay.

Câu 3: Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật anh thanh niên trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Ngữ Văn 9 - tập 1) của nhà văn Nguyễn Thành Long.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Câu 1:

a) Yêu cầu học sinh phát hiện và sửa hết các lỗi chính tả, ngữ pháp, liên kết câu. Học sinh có thể có nhiều cách chữa khác nhau song cần ngắn gọn, chính xác, đảm bảo ý của người viết.

- Lỗi chính tả:

+ doi sửa thành: roi

+ xuất sửa thành: suất.

- Lỗi ngữ pháp: thay dấu chấm sau nhịn đói bằng dấu phảy.

- Lỗi liên kết câu : Bỏ từ nối Ngược lại.

(có thể chép lại hoàn chỉnh đoạn văn sau khi đã sửa).

“Thương chồng ốm đau mà bị đánh đập, cùm kẹp, chị Dậu đã lấy thân mình che chở cho chồng trước đòn roi tàn nhẫn của bọn lính tráng. Phải bán con chị như đứt từng khúc ruột nhưng cũng chẳng qua là vì một suất sưu của chồng. Đến khi bị giải lên huyện, ngồi trong quán cơm mà nhịn đói, chị vẫn nghĩ đến chồng, đến cái Tỉu, thằng Dần, cái Tí.”

b)

- Đoạn văn trên không có câu chủ đề.

- Có thể thêm câu chủ đề sau đây: Chị Dậu là một người phụ nữ rất mực thương yêu chồng con.

---(Đáp án chi tiết của những câu còn lại vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

CÂU 1 (5,0 điểm): Trong chương trình Ngữ văn 9 các em đã được học đoạn trích “Con chó Bấc” trích từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã” của nhà văn Jack London.

a. Hãy xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong nhan đề “Tiếng gọi nơi hoang dã.”

b. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận Tổng – Phân – Hợp, có nội dung bàn về ý nghĩa nhan đề “Tiếng gọi nơi hoang dã.”

c. Hãy viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) bàn về bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề “Tiếng gọi nơi hoang dã” và đoạn trích “Con chó Bấc”.

CÂU 2 (5,0 điểm): Thí sinh chọn một trong hai câu dưới đây (câu 2a hoặc câu 2b)

Câu 2 a: Hình tượng Bác Hồ trong cảm thức của nhà thơ Viễn Phương thể hiện trong bài thơ Viếng lăng Bác (Ngữ văn 9, tập 2, Giáo dục, 2005, tr. 58).

Câu 2 b:

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật cô kỹ sư trẻ đã hết sức bàng hoàng, xúc động khi cô nhận được từ anh thanh niên không chỉ một bó hoa tươi mà còn là “bó hoa của những háo hức và mơ mộng”.

Hãy phân tích để làm rõ sự “háo hức và mơ mộng” mà cô gái đã nhận được từ anh thanh niên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

CÂU 1 - 5 ĐIỂM

Bài làm của thí sinh cần đảm bảo các ý cơ bản sau đây:

a. Căn cứ nội dung tư tưởng được thể hiện trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc (Ngữ văn 9, tập 2, Gd, 2005, tr. 151) chúng ta có thể xác định nghĩa tường minh và nghĩa hàm ý trong nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã như sau:

- Nghĩa tường minh: “Nơi hoang dã” là nơi núi rừng, “Tiếng gọi nơi hoang dã” vì thế có thể hiểu là tiếng gọi của đại ngàn, của tổ tiên loài sói, gọi con chó Bấc về với đồng loại của nó ở chốn rừng sâu.

- Nghĩa hàm ý: “Nơi hoang dã” còn là nơi cõi lòng băng giá của một bộ phận người trong xã hội tư bản Mĩ đương thời. Ở đó người với người tàn nhẫn, khái niệm tình thương, sự công bằng, lòng nhân hậu bị xem rẻ. Hàm ý sâu xa của nhan đề này chính là tiếng gọi vào cõi lòng giá lạnh, vô cảm, tàn nhẫn của con người. Tác giả muốn đánh thức lương tri con người, gọi họ trở về với lối sống văn minh, tình nghĩa.

b. Bài làm của thí sinh phải đảm bảo ba yêu cầu:

- Thứ nhất, viết đoạn văn có dung lượng khoảng 10 câu.

- Thứ hai, đoạn văn đó phải được viết theo cách lập luận Tổng – phân – hợp.

- Thứ ba, nội dung của đoạn văn phải bàn về ý nghĩa nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã (đã chỉ ra ở câu a).

c. Bài làm của thí sinh phải đáp ứng các yêu cầu sau:

* Về kỹ năng: Thể hiện rõ sự nhuần nhuyễn kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội, dạng bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí được gợi ra trong một tác phẩm văn học; diễn đạt lưu loát, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; kết cấu bài văn chặt chẽ và hoàn chỉnh.

* Về kiến thức: bài làm cần có một số ý cơ bản sau đây:

1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc

2. Làm rõ bài học lối sống được gợi ra từ nhan đề Tiếng gọi nơi hoang dã và đoạn trích Con chó Bấc, cụ thể là: xã hội đã vô cảm, thì con người cần phải hữu cảm, phải dành cho nhau tình cảm yêu thương, sự quan tâm thành thực; không lạnh lùng vô cảm. Có người từng nói rằng: “Nơi lạnh nhát không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người”.

3. Bàn luận:

- Khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong nhan đề tác phẩm và đoạn trích.

- Nếu con người biết quan tâm, yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì hệ quả như thế nào (ví dụ minh họa)?

- Ngược lại, nếu người với người lạnh lùng, vô cảm, không có tình yêu thương và sự quan tâm lẫn nhau thì hệ quả sẽ ra sao? Cho ví dụ minh họa.

- Trong xã hội tư bản Mĩ đầu thế kỉ XX một bộ phận người vẫn sống lạnh lùng, vô cảm, thiếu vắng tình người. Đây là “vấn nạn” kìm hãm sự phát triển của xã hội loài người trên hành trình hướng đến văn minh.

- Ý nghĩa tư tưởng mà Jack London gửi gắm trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã nói chung và đoạn trích Con chó Bấc nói riêng cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

4. Bài học nhận thức và hướng hành động:

- Tránh xa lối sống vô cảm .

- Coi trọng lẽ sống tình thương.

- Quan tâm chia sẻ, giúp đỡ và yêu thương những cảnh đời nghèo khổ, bất hạnh,…Phát huy tốt truyền thống lá lành đùm lá rách của cha ông tự ngàn xưa.

- Biết rung cảm trước những điều chân, thiện, mĩ; biết loại trừ những gì tàn bạo, xấu xa, độc ác.

- Cố gắng có nhiều hành động thể hiện sự chân thành, yêu thương, quan tâm giúp đỡ đến mọi người, dù là những việc nhỏ nhất.

5. Đánh giá chung: Khái quát toàn bộ bài viết/ hoặc sử dụng một ý kiến, nhận định trực tiếp liên quan đến nội dung bàn luận để nhấn mạnh vấn đề.

CÂU 2 - 5 ĐIỂM

Câu 2a

* Về kỹ năng: Bài làm phải thể hiện nhuần nhuyễn kỹ năng làm văn nghị luận, dạng nghị luận về một hình tượng trong tác phẩm thơ. Kết cấu bài viết chặt chẽ. Diễn đạt lưu loát, trong sáng, giàu cảm xúc,…

* Về kiến thức: Bài làm càn đảm bảo các ý cơ bản sau:

1. Giới thiệu khá quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hoa Lư. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF