YOMEDIA

Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hán Quảng

Tải về
 
NONE

Với mong muốn đem đến cho các em tài liệu tham khảo để chuẩn bị bước vào kì thi tuyển sinh lớp 10 thật tốt và đạt được kết quả cao, Học247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ Văn - Trường THCS Hán Quảng. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS HÁN QUẢNG

ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc phần trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

(1) Nhìn chung người Quảng Bình vẫn ăn nói như người Việt Nam trong cả nước, tuyệt đại bộ phận đều theo lời ăn tiếng nói phổ thông. Tuy nhiên, tiếng nói Quảng Bình được các nhà ngôn ngữ học xếp vào phương ngữ Bình Trị Thiên, nằm trong phương ngữ Bắc Trung Bộ. Quảng Bình thời xa xưa vốn có tiếng là đất rộng người thưa, đường sá đi lại khó khăn, cuộc sống của cư dân nông nghiệp rất tịnh, lời ăn tiếng nói do đó mà rất ít biến động, nhiều tiếng, nhiều lời rất cổ điển đến nay vẫn còn; việc ăn nói khác nhau không những về giọng, về dấu mà có khi khác cả từ vựng (…)

(2) Sự khác biệt giữa tiếng Quảng Bình với tiếng phổ thông, dĩ nhiên là gây khó hiểu với du khách ngoại tỉnh khi đến thăm hoặc làm việc với Quảng Bình. Thế nhưng, lời ăn tiếng nói Quảng Bình cũng có những nét đẹp, nét hay riêng của nó. Đó là một trong những phong cách ăn nói của người Quảng Bình. Trong cách ăn nói đó, nổi lên một nét đặc biệt mà ai ai cũng dễ cảm nhận, dù là mới gặp lần đầu, đó là tính “hài” chất “vui”, cách “trạng” trong lời ăn tiếng nói Quảng Bình.

(Lược trích Vài nét về lời ăn tiếng nói Quảng Bình – Nguyễn Tú. Tài liệ giáo dục địa phương Ngữ văn – Lịch sử - Địa lý lớp 9, NXB GD Việt Nam, 2016)

Câu 1: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đầu đoạn (1)

Câu 2: Theo tác giả, vì sao lời ăn tiếng nói ở Quảng Bình rất ít biến động?

Câu 3: Anh/chị hãy giải thích nghĩa của từ “tịnh” được tác giả dùng trong đoạn (1).

Câu 4: Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng lời ăn tiếng nói của Quảng Bình có tính “hài” và chất “vui” không? Vì sao? (Trả lời từ 5-7 dòng)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Từ nội dung ở phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn khoẳng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về nét đẹp trong lời ăn tiếng nói của người dân Quảng Bình.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I.

Câu 1:

Phương pháp: căn cứ nội dung bài So sánh.

Cách giải:

Biện pháp tu từ được sử dụng: So sánh (Nhìn chung người Quảng Bình vẫn ăn nói như người Việt Nam trong cả nước…)

Câu 2:

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Theo tác giả, lời ăn tiếng nói của người Quảng Bình rất ít biến động vì: từ xưa, Quảng Bình đất rộng, người thưa, đường sá đi lại khó khăn, cuộc sống của cư dân nông nghiệp rất tịnh.

Câu 3:

Phương pháp: giải thích

Cách giải

Nghĩa của từ “tịnh”: yên tĩnh, ít có đổi thay, biến đổi.

Câu 4:

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải

Em có thể tán đồng hoặc không tán đồng. Lí giải theo cách hiểu của riêng mình sao cho hợp lí, thuyết phục.

II.

Câu 1.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

Yêu cầu về hình thức

- Bài văn hoặc đoạn văn

- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả.

Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:

- Giới thiệu nét đẹp trong lời ăn tiếng nói của người dân Quảng Bình.

- Phân tích nét đẹp đó ở một số phương diện như: Từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp,…

- Trách nhiệm thế hệ trẻ bảo vệ, gìn giữ vẻ đẹp của tiếng nói địa phương.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, lí giải, tổng hợp

Cách giải:

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Nguyễn Dữ (khoảng thế kỉ XVI) quê Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.

- Thời đại: nhà Lê bắt đầu khủng hoảng, các tập đoàn phong kiến tranh giành quyền binh, nội chiến liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

- Con người:

+ Nổi tiếng học rộng, tài cao.

+ Chỉ làm quan một năm rồi lui về sống ẩn dật ở miền núi Thanh Hóa.

+ Sưu tầm truyện dân gian để sáng tác “Truyền kì Mạn Lục”.

Tác phẩm:

- Là truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của “Truyền kì Mạn Lục”

- Lấy nguồn gốc từ một truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 1 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Sách kể chuyện hay … sách ca hát

(1) Nhiều lần tôi khóc khi đọc sách: sách kể chuyện hay biết bao về con người họ trở nên đáng yêu và gần gũi biết bao. (2) Là một thằng bé con bị công việc ngu độn làm cho kiệt sức, luôn luôn phải hứng tất những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp mọi người, hết lòng phụ vụ họ.

(3) Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái. (5) Tôi trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống.

(6) Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống ấy.

(M. Gorki, Dẫn theo Tạ Đức Hiền, Tập làm văn THPT, Nxb Giáo dục, 1998)

a. Kiểu văn bản của đoạn văn trên là gì?

b. Nhận biết

Dựa vào văn bản, em hãy chỉ ra 2 tác dụng của việc đọc sách.

c. Nhận biết

Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết trong 2 câu sau:

(3) Như những con chim kì diệu trong truyện cổ tích, sách ca hát về cuộc sống đa dạng và phong phú như thế nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái đẹp. (4) Và càng đọc, trong lòng tôi càng tràn đầy tinh thần lành mạnh và hăng hái.

d. Thông hiểu

Em có đồng tình với ý kiến “Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người” không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Hãy viết một đoạn văn (độ dài khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về việc đọc sách.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

a. Nghị luận

b.

Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn trích

Cách giải:

Lựa chọn hai 2 tác dụng của sách được nêu trong đoạn.

Gợi ý:

- Đọc sách giúp tinh thần hăng hái và lành mạnh, ta trở nên điềm tĩnh hơn, tin ở mình hơn, làm việc hợp lý hơn và ngày càng ít để ý đến vô số chuyện bực bội trong cuộc sống, tinh

- Sách giúp ta tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát về cuộc sống.

c.

Phương pháp: căn cứ bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Cách giải:

- Phép liên kết: phép nối (Và)

- Tác dụng: Nhấn mạnh về ý nghĩa, tác dụng của việc đọc sách đối với con người.

d.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

- Đồng tình với quan điểm

- Vì: đọc sách giúp con người phát triển và hoàn thiện nhiên cách, giúp con người tách dần khỏi phần bản năng (thú) để đi đến phần con người, hướng con người đến cái đích của chân – thiện – mĩ.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giới thiệu vấn đề

2. Giải thích vấn đề

Sách là kho tàng tích lũy tri thức của nhân loại, được lưu truyền từ thế hệ này đến thế khác.

=> Sách có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống con người.

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

Trong một tiết dạy vẽ, có giáo viên bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì làm cho em thích nhất trong đời.

Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán

- "Đó là bàn tay của bác nông dân".

Một em khác cự lại:

- "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....".

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu:

- "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Mai Hương, Vĩnh Thắng – Quà tặng cuộc sống)

Câu 1: (0.5 điểm) Nhận biết

Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản

Câu 2: (0.5 điểm) Nhận biết

Xác định và gọi tên thành phần biệt lập được sử dụng trong câu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Câu 3: (1.0 điểm) Thông hiểu

Thông điệp của văn bản trên là gì?

Câu 4: (1.0 điểm) Vận dụng

Nếu được cô giáo yêu cầu vẽ một điều mà em thích nhất thì em sẽ vẽ gì? Vì sao? (viết 5 – 7 dòng)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1: (2.0 điểm) Vận dụng cao

Từ hình ảnh bàn tay cô giáo trong văn bản phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bày tỏ những suy nghĩ của bản thân về mối quan hệ giữa thầy cô và học sinh trong xã hội hiện nay.

Câu 2: (5.0 điểm) Vận dụng cao

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong tác phẩm “Lặng lẽ Sa Pa” (Nguyễn Thành Long). Từ đó liên hệ với người lính trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật) để rút ra được những nét chung về vẻ đẹp con người Việt Nam qua văn học.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU

1.

Phương pháp: căn cứ các phương thức biểu đạt đã học

Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự

2.

Phương pháp: căn cứ bài Thành phần biệt lập

Cách giải:

- Thành phần biệt lập: Thưa cô (thành phần gọi đáp)

3.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Thông điệp: Tình yêu thương, sự đồng cảm, giúp đỡ trong cuộc sống bắt nguồn từ những điều rất đỗi bình thường nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn. Tình yêu thương khi xuất phát từ tấm lòng chân thành, không toan tính sẽ giúp mọi người xích lại gần nhau hơn, mang lại nghị lực sống, giúp họ vươn lên, vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời.

4.

Phương pháp: phân tích, lí giải

Cách giải:

- Các em lựa chọn điều mình thích vẽ nhất và lí giải sao cho hợp lí.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

Phương pháp: HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.

Cách giải:

*Yêu cầu về kĩ năng:

- Học sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng để viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đoạn văn phải có bố cục, kết cấu rõ ràng; lập luận thuyết phục; diễn đạt mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau; có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

*Yêu cầu về nội dung:

1. Giải thích vấn đề

Mối guan hệ thầy và học trò là mối quan hệ giữa người giảng dạy và người được giảng dạy. Đây là mối quan hệ có sự gắn bó mật thiết với nhau.

2. Bàn luận vấn đề

- Mối quan hệ thầy trò là mối quan hệ đẹp đẽ, tôn trọng nhau: “Nhất tự vi sư/ Bán tự vi sư”. Tôn trọng người dạy là một đạo lí bất biến trong xã hội Việt Nam. Người thầy luôn là người được cả xã hội tôn kính, kính trọng.

- Thực trạng mối quan hệ giữa thầy và học sinh trong xã hội hiện đại:

+ Mối quan hệ giữa thầy và trò đã có sự cởi mở, gần gũi hơn.

+ Bên cạnh đó, mối quan hệ giữ người thầy và học sinh cũng có nhiều vấn đề đáng lo ngại:

Học sinh có thái độ vô lễ, có hành động bạo lực với thầy cô giáo. Mối quan hệ thân thiết thái quá đã dẫn đến sự suồng sã, mất đi tính mô phạm vốn có.

Người thầy cũng có những hành động không đẹp, đáng lên án, hành hung học sinh, ….

(Học sinh lấy dẫn chứng cho từng trường hợp)

=> Đây quả thực là thực trạng đáng buồn và đáng lo ngại của nền giáo dục nước ta.

- Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn trên:

+ Nền kinh tế thị trường.

+ Sự sa sút trong đạo đức, lối sống.

+ Phụ huynh nuông chiều con cái.

- Để mối quan hệ giữa người thầy và học trò trở nên tốt đẹp hơn thì bản thân người thầy phải làm hết trách nhiệm của mình, thực hiện đúng bổn thận, giữ đúng tôn ti trật tự. Bản thân người học cần tôn trọng, biết ơn những người dạy mình, có thái độ ứng xử đúng đắn. Phụ huynh cần phối hợp với nhà trường để giáo dục các em toàn diện.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2.

Phương pháp: phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

* Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học.

- Lý lẽ rõ ràng, dẫn chứng xác thực.

- Văn viết giàu cảm xúc, diễn đạt trôi chảy.

- Bố cục ba phần rõ ràng, cân đối.

- Trình bày sạch đẹp; ít sai lỗi câu, từ, chính tả.

* Yêu cầu về kiến thức: đảm bảo được các ý sau:

1. Giới thiệu chung:

- Tác giả:

+ Sáng tác từ thời kì kháng chiến chống Pháp và nhanh chóng trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi cách mạng Việt Nam.

+ Thành công ở truyện ngắn và kí.

+ Tác phẩm của Nguyễn Thành Long tập trung phản ánh vẻ đẹp của con người Việt Nam mới trong lao động và trong chiến đấu.

+ Lối viết vừa chân thực, giản dị, vừa giàu chất trữ tình.

---(Nội dung đầy đủ của Đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2021 Trường THCS Hán Quảng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF