YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh bộ 3 đề thi THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019 có đáp án nhằm giúp các em củng cố kiến thức lý thuyết, rèn luyện kỹ năng giải bài tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi THPT QG sắp tới. Mời các em cùng tham khảo.

ADSENSE
YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019

Đề 1: Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019 – Trường THPT Nguyễn Trung Thiên

Câu 41: Để làm mềm nước cứng vĩnh cửu, ta dùng dung dịch

A. Na2CO3. B. Ca(NO3)2. C. NaCl. D. HCl.

Câu 42: Kim loại có các tính chất vật lý chung là:

A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.

B. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.

C. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.

D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.

Câu 43: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là

A. 2 và l. B. 2 và 2. C. 1 và 1. D. l và 2.

Câu 44: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau ?

A. CH3CH2CH2OH, C2H5OH.

B. CH3OCH3, CH3CHO.

C. C2H5OH, CH3OCH3.

D. C4H10, C6H6.

Câu 45: Phương pháp nhiệt luyện là phương pháp dùng chất khử như C, Al, CO, H2 ở nhiệt độ cao để khử ion kim loại trong hợp chất. Hợp chất đó là:

A. oxit kim loại. B. dung dịch muối. C. hidroxit kim loại. D. muối rắn.

Câu 46: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm.Vậy M là:

A. Cu         B. Mg        C. Al      D. Zn

Câu 47: Công thức hóa học của chất mà khi điện li tạo ra ion Ba2+ và NO3 - là

A. BaNO3.      B. Ba(NO3)3.         C. Ba(NO3)2.        D. Ba(NO2)3.

Câu 48: Muốn bảo quản kim loại natri, người ta ngâm kín chúng trong :

A. Dung dịch HCl      B. Dầu hỏa        C. Nước          D. Dung dịch NaOH

Câu 49: Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng

A. trùng ngưng. B. xà phòng hoá. C. trùng hợp. D. thủy phân.

Câu 50: Cấu hình electron nguyên tử của nitơ có Z=7 là

A. 1s2 2s2 2p3 . B. 1s2 2s2 2p5 . C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2 . D. 1s2 2s2 2p1 .

Câu 51: Cho các chất có công thức cấu tạo :

Chất nào thuộc loại phenol?

A.(1) và (3). B. (2) và (3). C. Cả (1), (2) và (3). D. (1) và (2).

Câu 52: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là

A. chỉ có kết tủa keo trắng

B. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan

C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên

D. không có kết tủa, có khí bay lên

Câu 53: Tên gọi của este có công thức HCOOC2H5 là

A. Etyl axetat B. Etyl fomat C. Metyl fomat D. Metyl etylat

Câu 54: Cho các cặp oxi hoá – khử được sắp xếp theo thứ tự: Na+/Na< Fe2+/Fe< Ni2+/Ni< Cu2+/Cu< Fe3+/ Fe2+< Ag+/Ag< Au3+/Au. Trong các kim loại Na(1), Al(2), Fe(3), Ni(4), Cu(5), Ag(6), Au(7) thì kim loại tác dụng được với dung dịch muối sắt III là:

A. 3, 4, 5, 6, 7.

B. 2, 3, 4, 5, 6.

C. 1, 2, 3, 4, 5.

D. 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Câu 55: Xếp các chất sau theo chiều giảm dần tính bazơ: C2H5NH2 (1), CH3NH2(2),NH3(3), NaOH(4).

A. 4 > 1 > 2 > 3

B. 2 > 4 > 1 > 3

C. 3 > 1 > 2> 4

D. 4 > 2 > 1 > 3

Câu 56: Glucozơ không thuộc loại

A. hợp chất hữu cơ tạp chức         B. cacbohidrat          C. monosaccarit         D. đisaccarit

Câu 57: Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. CH3NH2       B. CH3NHCH3          C. NH3         D. C6H5NH2

Câu 58: Đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol một este B thì thu được 33g CO2 và 13,5g H2O. CTPT của B là:

A. C2H4O2         B. C4H8O2          C. C3H4O2           D. C3H6O2

Câu 59: Hòa tan m gam kim loại Na vào nước được dung dịch A và có 10,08 lít H2 bay ra (đkc). Cần dùng bao nhiêu ml dung dịch HCl 2M để trung hòa 1/10 dung dịch A (ml)

A. 45          B. 90          C. 900         D. 450

 Câu 60: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là

A. 5.       B. 4.        C. 2.        D. 3.

...

--- Để xem đầy đủ nội dung vui lòng đăng nhập vào hệ thống---

 

Đề 2: Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019 – Trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh

Câu 1: Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác.Ở nhiệt độ thường X là chất lỏng. X là

A. Pb

B. Hg.

C. W.

D. Cr.

Câu 2: Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure ?

A. Gly-Ala-Gly.

B. Ala-Gly-Gly.

C. Ala-Ala-Gly-Gly.

D. Ala-Gly.

Câu 3: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: CH3NH2, NH3, C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin) và các tính chất được ghi trong bảng bên.

Chất

X

Y

Z

T

Nhiệt độ sôi (o C)

182

184

-6,7

-33,4

pH (dung dịch nồng độ 0,001M)

6,48

7,82

10,81

10,12

Nhận xét nào sau đây không đúng?

A. X có tính axit; Y, Z, T có tính bazơ.

B. X, Y tạo kết tủa trắng với nước brom.

C. Phân biệt dung dịch X với dung dịch Y bằng quỳ tím.

D. Z, T làm xanh quỳ tím ẩm.

Câu 4: Vinyl axetat có công thức cấu tạo là

A. C2H5COOCH3. B. CH3COOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH=CH2.

Câu 5: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Cho hỗn hợp gồm 2a mol Na và a mol Al vào lượng nước dư.

(2) Cho a mol bột Cu vào dung dịch chứa a mol FeCl3.

(3) Cho dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa a mol KHCO3.

(4) Cho dung dịch chứa a mol BaCl2 vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(5) Cho dung dịch chứa a mol Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa a mol AgNO3.

(6) Cho a mol Na2O vào dung dịch chứa a mol CuSO4.

(7) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 1:1) vào dung dịch HCl dư.

Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.

Câu 6: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch X loãng, dư tạo ra muối Fe (III). Chất X là

A. CuSO4. B. H2SO4. C. HCl. D. HNO3.

Câu 7: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch FeCl2.

(b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2.

(c) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch Fe2(SO4)3.

(d) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2.

(e) Cho kim loại Zn vào lượng dư dung dịch FeCl3.

(g) Sục khí SO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.

Câu 8: Kim loại dẫn điện tốt nhất và kim loại cứng nhất lần lượt là

A. Al và Cu. B. Ag và Cr. C. Cu và Cr. D. Ag và W.

Câu 9: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3, Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.Công thức của X và Y lần lượt là

A. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3.

B. C2H5COOH và HCOOC2H5.

C. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO.

D. HCOOC2H5 và HOCH2CH2CHO.

Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng:

(1) X + O2 → axit cacboxylic Y1;

(2) X + H2 → ancol Y2.

(3) Y1 + Y2 → Y3 + H2O

Biết Y3 có công thức phân tử là C6H10O2. Tên gọi của X là

A. anđehit axetic

B. anđehit acrylic

C. anđehit propionic

D. anđehit metacrylic

Câu 11: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Xenlulozơ. B. rezit. C. Amilozơ. D. Amilopectin.

Câu 12: Có các phát biểu sau:

(a) Tất cả ancol đa chức đều có khả năng tạo phức với Cu(OH)2.

 (b) Đốt cháy ancol no, đơn chức X luôn sinh ra số mol nước nhiều hơn số mol CO2.

(c) Tất cả ancol no, đơn chức, mạch hở đều có khả năng tách nước tạo thành olefin.

(d) Oxi hóa ancol đơn chức X cho sản phẩm hữu cơ Y, nếu Y tráng gương thì X là ancol bậc 1.

(e) Phenol là những hợp chất hữu cơ có nhóm -OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon của vòng benzen. (f) Dung dịch phenol (C6H5OH) không làm đổi màu quỳ tím.

Có mấy phát biểu đúng ?

A. 4 B. 3 C. 5 D. 6

Câu 13: Ba dung dịch: metylamin (CH3NH2), glyxin (Gly) và alanylglyxin (Ala-Gly) đều phản ứng được với

A. Dung dịch HCl.

B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch NaNO3.

D. Dung dịch NaCl.

Câu 14: Các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ

(1) Thêm 3-5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.

(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.

(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60-70o C trong vòng vài phút.

(4) Cho 1 ml dd AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.

Thứ tự tiến hành đúng là

A. 1, 4, 2, 3.        B. 1, 2, 3, 4.          C. 4, 2, 1, 3.          D. 4, 2, 3, 1.

Câu 15: Đặc điểm chung của phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là

A. Phản ứng xà phòng hóa

B. Phản ứng không thuận nghịch.

C. Phản ứng cho - nhận electron.

D. Phản ứng thuận nghịch.

Câu 16: Kim loại nào sau đây không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng ?

A. Cu. B. Al. C. Fe. D. Mg.

Câu 17: Chất thuộc loại polisaccarit là

 A. Tinh bột. B. Fructozơ. C. Glucozơ. D. Saccarozơ.

Câu 18: Ấm nước đun lâu ngày thường có một lớp cặn đá vôi dưới đáy. Để loại bỏ cặn, có thể dùng hóa chất nào sau đây?

A. Nước vôi trong. B. Ancol etylic C. Giấm. D. Nước Javen.

Câu 19: Thành phần chính của phân đạm urê là

A. (NH2)2CO. B. (NH4)2CO3. C. Ca(H2PO4)2. D. (NH4)2CO.

 Câu 20: Hoà tan hoàn toàn một lượng Ba vào dung dịch chứa a mol HCl thu được dung dịch X và a mol H2. Trong các chất sau: Na2SO4, Na2CO3, Al, Al2O3, AlCl3, Mg, NaOH, NaHCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch X là

A. 7.               B. 6.                 C. 5.              D. 4.

...

---Để xem nội dung chi tiết vui lòng đăng nhập---

Đề 3: Đề thi thử THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019 – Trường THPT Phan Chu Trinh

Câu 1. Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?

A. Fe3+ . B. Mg2+ . C. Ag+ . D. Cu2+ .

Câu 2. Trong số các phương pháp làm mềm nước cứng, phương pháp nào chỉ khử được độ cứng tạm thời?

A. Phương pháp cất nước.

B. Phương pháp trao đổi ion.

C. Phương pháp hóa học.

D. Phương pháp đun sôi nước.

Câu 3. Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên Trái Đất không bị bức xạ cực tím. Chất khí này là

A. Ozon. B. Oxi. C. Lưu huỳnh đioxit. D. Cacbon đioxit.

Câu 4. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch kiềm cho 2 muối và nước?

A. HCOOC6H5. B. C6H5COOCH3. C. CH3COOCH2C6H5. D. CH3COOCH3.

Câu 5. Chất nào sau tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Al. B. NaHCO3. C. Al2O3. D. NaAlO2.

Câu 6. Phần trăm khối lượng của nguyên tố cacbon trong trong phân tử anilin (C6H5NH2)?

A. 83,72% B. 75,00% C. 78,26% D. 77,42%

Câu 7. Chất nào sau đây không bị oxi hoá bởi H2SO4 đặc, nóng là

A. Al. B. Fe3O4. C. FeCl2. D. CuO.

Câu 8. Cho vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch FeCl3 hiện tượng xảy ra là

A. không hiện tượng gì.

B. có kết tủa màu nâu đỏ xuất hiện.

C. có kết tủa đen xuất hiện.

D. có kết tủa vàng xuất hiện.

Câu 9. Polime nào sau đây không chứa nguyên tố nitơ trong phân tử?

A. Tơ tằm. B. Poliacrilonitrin. C. Polietilen. D. Tơ nilon-6.

Câu 10. Chất X là một bazơ mạnh, được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp như sản xuất nước gia-ven, nấu xà phòng,… Công thức của X là

A. Ca(OH)2. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. KOH.

Câu 11. Nhận xét nào sau đây đúng?

A. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

B. Saccarozơ làm mất màu nước brom.

C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

D. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3.

Câu 12. Lên men ancol etylic (xúc tác men giấm), thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là

A. Anđehit axetic. B. Axit lactic. C. Anđehit fomic. D. Axit axetic.

Câu 13. Cho 8,0 gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch CuSO4 0,5M, sau phản ứng thu được m gam kim loại. Giá trị của m là

A. 11,60. B. 10,00. C. 6,80. D. 8,40.

Câu 14. Đốt cháy 3,24 gam bột Al trong khí Cl2, sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch NaOH loãng dư, thấy lượng NaOH phản ứng là 9,6 gam. Giá trị của m là

A. 7,50. B. 5,37. C. 6,08. D. 9,63.

Câu 15. Cho các chất sau: mononatri glutamat, phenol, glucozơ, etylamin, Gly-Ala. Số chất trong dãy tác dụng với dung dịch HCl loãng là

A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 5,04 lít O2 (đktc), thu được hỗn hợp Y gồm khí cacbonic và hơi nước. Hấp thụ hoàn toàn Y vào dung dịch nước vôi trong (dư) thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là

A. 22,50. B. 33,75. C. 11,25. D. 45,00.

Câu 17. Một α-amino axit X (trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho 9,00 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 11,64 gam muối. X là

A. Glyxin. B. Axit glutamic. C. Alanin. D. Valin.

Câu 18. Phương trình ion thu gọn: Ca2+ + CO32- → CaCO3 là của phản ứng xảy ra giữa cặp chất nào sau đây?

 A. CaCl2 + Na2CO3.

B. Ca(OH)2 và CO2.

C. Ca(HCO3)2 + NaOH.

D. Ca(OH)2 + (NH4)2CO3.

Câu 19. Hình vẽ bên mô tả thu khí X trong phòng thí nghiệm.

Khí X và Y có thể lần lượt là những khí nào sau đây?

A. CO2 và CO. B. SO2 và CO2. C. N2 và NO2. D. CO và N2.

Câu 20. Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C4H8O4. Đun nóng X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được chất hữu cơ Y và ancol Z. Biết Y cho được phản ứng tráng bạc. Công thức của Z là

A. C3H5(OH)3. B. C2H4(OH)2. C. C3H6(OH)2. D. C2H5OH.

...

Trên đây là phần trích đoạn nội dung bộ đề thi THPT QG môn Hóa lần 2 năm 2019, để xem nội dung chi tiết mời quý thầy cô cùng các em vui lòng đăng nhập vào HOC247.net để xem online hoặc tải về máy.

Hy vọng bộ đề thi thử THPT QG môn Hóa sẽ giúp các em đạt kết quả thật cao trong kỳ thi THPT QG sắp tới!

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF