YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Lê Đại Hành

Tải về
 
NONE

Xin giới thiệu đến quý thầy cô cùng các em học sinh tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Lê Đại Hành. Đề thi bao gồm các câu hỏi tự luận. Hy vọng bộ đề thi này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập môn Ngữ văn 12 hiệu quả và đạt điểm số cao trong kì thi Học kì 2 sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ ĐẠI HÀNH

ĐỀ THI HK2

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2023-2024

(Thời gian làm bài: 90 phút)

Đề số 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận. Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”. Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”. Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực.

Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụn bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn 1 tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.

Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai trước mắt!”

(Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, VÂN ANH SPIDERUM, theo trí thức trẻ 20:55 05/04/2017)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (1,0 điểm). Theo tác giả, đặc điểm chung của những người thành công là gì?

Việc trích dẫn các ví dụ về những người đã thành công trong văn bản có tác dụng gì? Câu 3 (0,75 điểm). Anh (chị) hiểu như thế nào về ý kiến: “Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình”?

Câu 4 (0,75 điểm). Anh (chị) có đồng tình với quan niệm: “Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu?” Vì sao?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung của phần Đọc - hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ: Làm thế nào để không bị tụt hậu so với xã hội hiện nay?

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về sự thật ở đằng sau bức ảnh đẹp qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

---------Hết---------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

Phần/câu

Yêu cầu nội dung

Điểm

I

Đọc hiểu

3,0

 

1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

0,5

 

2

- Theo tác giả đặc điểm chung của những người thành công đó là: là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình.

Tác dụng: Khẳng định những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình.

0,5

 

 

0,5

 

3

Giải thích ý kiến: “Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình”?

- Muốn vượt qua được những biến động của cuộc đời thì trước hết con người phải vượt qua được bản thân mình trước vì bản thân chính là rào cản lớn nhất.

- Bản thân luôn là yếu tố chi phối và quyết định những suy nghĩ và hành động của mỗi người.

0,75

 

 

 

4

Học sinh có thể bày tỏ quan điểm đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến, nhưng cần có sự lí giải thuyết phục thì mới cho điểm tối đa.

0,75

II

Làm văn

7,0

 

1

Từ ngữ liệu của phần Đọc- hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ: Làm thế nào để không để tụt hậu so với xã hội hiện nay?

2,0

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoaṇ văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoăc̣ song hành nhưng phải đảm bảo cấu trúc của đoạn văn.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Mỗi người cần nhận thức và hành động tích cực, linh hoạt để bắt kịp với xu thế của thời đại.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luâṇ theo nhiều cách nhưng có thể theo hướng sau:

- Học sinh giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Làm thế nào để không bị tụt hậu?

- Bàn luận:

+ Phải có thái độ sống tích cực, vượt qua được những rào cản của bản thân và cuộc sống.

+ Hãy ngưng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tốt đẹp.

+ Cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.

- Bài học nhận thức và hành động: Bản thân cần nhận thức đúng đắn và không ngừng học tập, rèn luyện về kiến thức, kĩ năng để thích ứng với môi trường, công việc và hơn cả là không bị tụt hậu.

1,0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. (Sai từ 3 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này)

0,25

e. Sáng tạo: HS có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

0,25

 

2

Cảm nhận của anh (chị) về sự thật ở đằng sau bức ảnh đẹp qua truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.

5,0

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Đằng sau bức tranh đẹp: chiếc thuyền lưới vó trong sương sớm, một cảnh “đắt” trời cho được nghệ sĩ Phùng phát hiện là một bức tranh đời sống đầy đau khổ, nghiệt ngã, trớ trêu. Từ đó, chúng ta cảm nhận được thông điệp của nhà văn: Không nên nhìn nhận sự vật, hiện tượng một cách phiến diện, cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều; nghệ thuật chân chính phải gắn với cuộc đời.

0,25

3. Triển khai vấn đề nghị luận: Triển khai thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1. Mở bài:

Giới thiệu được nhà văn Nguyễn Minh Châu, một cây bút tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học Việt Nam từ sau năm 1975. Giới thiệu được truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” sáng tác năm 1983, có sự đổi mới thực sự về cảm hứng nghệ thuật và cách thức thể hiện.

3.2. Thân bài:

- Bức ảnh nghệ thuật Chiếc thuyền ngoài xa thật đẹp. Đó là cái đẹp toàn bích, toàn mĩ, một cảnh “đắt” trời cho mà người nghệ sĩ bất ngờ phát hiện ra và may mắn ghi lại được.

- Nhưng đằng sau bức ảnh đẹp đó là một bức tranh đời sống thật đáng buồn. Gia đình một làng chài nghèo khổ sống trong cảnh bạo hành nội bộ. Chồng đánh vợ thường xuyên, tàn nhẫn, vợ cam chịu, không thể bỏ chồng, con bênh mẹ, có hành vi tấn công cha... Nhưng người ta cứ phải sống, cứ phải tồn tại. Đó là một bức tranh hiện hữu chân thực đến nhức nhối không phải ít trong đời sống hiện nay, đòi hỏi cả xã hội phải quan tâm, cùng tháo gỡ.

-Với cách cảm nhận mới mẻ, cách viết rất chân thực, dân chủ, nhà văn đã cho người đọc một cái nhìn nhiều chiều, sâu sắc về đời sống.

+ Ở góc nhìn của người nghệ sĩ (Phùng) thì anh nhận ra mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống. Nghệ thuật phải hài hoà với đời sống. Bức ảnh đẹp thật, đáng say mê thật, nhưng đời sống những con người đằng trong bức ảnh chưa đẹp, người nghệ sĩ phải biết đau đớn, cảm thông.

+ Ở góc nhìn của người thực thi pháp luật (Chánh án Đẩu) thì anh nhận ra khoảng cách giữa lí thuyết hành pháp và hiện thực đời sống. Có những việc trong đời sống không thể cứng nhắc giải quyết bằng pháp luật hiện hành được. Pháp luật cũng phải xuất phát từ cuộc sống, sửa đổi cho phù hợp với đời sống.

+ Ở góc nhìn của người đọc thì có thể họ lên án người chồng vũ phu, họ cảm thông cho sự cam chịu của người đàn bà bị chồng hành hạ, họ thấy được nỗi buồn của những đứa con còn trẻ dại phải chịu đựng cảnh cha mẹ bạo hành… Tất cả được cảm nhận tuỳ vào cảm xúc và trải nghiệm của người đọc.

3.3. Kết bài

Khẳng định lại ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.

0, 5

3,25

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,25

4. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

0,25

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu (Sai từ 2 lỗi trở lên sẽ không tính điểm này).

0,25

Tổng điểm

10,0

Đề số 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

        Có một lần tụ tập ăn uống cùng bạn bè, cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước, hốt hoảng kêu lên: “Chết rồi, làm thế nào bây giờ?", cậu bạn ngồi cạnh bật cười: “Nước đổ mất rồi, còn làm thế nào được nữa, lau đi thôi!". Câu chuyện trên chỉ là một tình huống nhỏ, nhưng lại mang đến một triết lý ít người hiểu thấu: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó. Thế nhưng trong thực tế cuộc sống, không nhiều người có thể nắm bắt được triết lý này, khi ly nước bị đổ, nếu không tự oán trách thì họ sẽ chuyển sang tìm nguyên nhân, tự làm loạn suy nghĩ của mình, lãng phí thời gian và sức lực của bản thân, mà quên không làm một động tác đơn giản đó là lau sạch nó.

        Chấp nhận hiện thực là một phần rất quan trọng nhưng cũng rất khó thực hiện trong cuộc sống. Dù bạn có thừa nhận hay không, cuộc sống vẫn biến mất không ngừng. Khi còn nhỏ, chúng ta sẽ mất đi răng sữa, lên trung học sẽ mất đi tuổi thơ, lớn thêm chút nữa thì mất đi mối tình đầu, mất đi tuổi thanh xuân, mất người thân, mất đi sức khỏe... Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Mỗi lần đối diện với sự mất mát, nếu như chúng ta chỉ khư khư ôm lấy những ký ức từng có trong quá khứ, không muốn đối diện với thực tại, thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng thể tiến về phía trước, chúng ta sẽ bỏ lỡ rất nhiều điều tốt đẹp hơn trong tương lai. Sự đổi thay này là một môn học bắt buộc trong quá trình trưởng thành của đời người. Chỉ khi chấp nhận sự thay đổi diễn ra trước mắt, chúng ta mới có được cuộc sống mới mẻ hơn.

       Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

(Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội, 2014)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu như mãi khóc vì bỏ lỡ vầng dương, vậy bạn cũng sẽ bỏ lỡ bầu trời đầy sao. Nếu như bạn không thể ngừng khóc khi bỏ lỡ mặt trời, vậy xin hãy lau khô nước mắt, chờ đợi bầu trời đêm tràn ngập những ánh sao.

Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào về triết lí được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước?

Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai. Nêu rõ lí do tại sao.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu.

---------Hết---------

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ.

* Cách giải:

- Phương thức biểu đạt: nghị luận

Câu 2.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải

- Biệp pháp tu từ cú pháp: lặp cấu trúc: Nếu như mãi…Nếu như bạn…

- Tác dụng: cách lặp cấu trúc câu làm cho cách diễn đạt có tác dụng nhấn mạnh về một lời khuyên chân thành dành cho những người đang nuối tiếc quá khứ mà bỏ quên tương lai tươi đẹp trước mắt.

Câu 3.

* Phương pháp: phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Hiểu về triết lí được rút ra từ sự việc cô bạn tôi chẳng may làm đổ ly nước:

- Triết lí đó là: ly nước bị hất đổ là hiện thực, vậy hãy chấp nhận và lau sạch nó

- Cách hiểu: con người cần chấp nhận sự thay đổi, vạn biến của cuộc đời qua từng giờ, từng ngày. Từ những biến chuyển đó mà ta tiếp tục tiến về phía trước với niềm tin và hy vọng để có cuộc sống tốt đẹp hơn

Câu 4.

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

* Cách giải:

Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói: Không mất đi thì sẽ không có tương lai.

Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.

- Nếu đồng tình với câu nói: Quy luật cuộc sống là sự vận động không ngừng theo chiều hướng đi lên, tích cực. Những gì cũ kĩ, lạc hậu sẽ mất đi để thay vào đó là cái mới, cái tiến bộ…

- Nếu không đồng tình: Tuy chúng ta chấp nhận sự mất đi của sự vật, hiện tượng để hướng về tương lai nhưng thực tế cuộc sống vẫn có những điều không thể mất đi. Những giá trị tinh thần mang tính vĩnh hằng như niềm tin, đạo lí, chân lí, lòng tốt…luôn tồn tại bền vững trước thời gian nghiệt ngã.

- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.

Đề số 3

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

      Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

      Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.

       […] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

     Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 135)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ)

Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì? (0,75đ)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. (0,75đ)

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao? (1,0đ)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: "Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng Xem Online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: nghị luận.

Câu 2.

Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được ngắn gọn vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do.

Câu 3.

Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do.

Câu 4.

Nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương…) và giải thích lý do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó.

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 12 năm 2023-2024 có đáp án trường THPT Lê Đại Hành. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF