YOMEDIA

Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Trân

Tải về
 
NONE

Để có thêm tài liệu ôn tập và luyện đề chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kì kì2 sắp tới, HOC247 mời các em cùng tham khảo tài liệu Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Trân dưới đây. Mỗi đề kèm theo đáp án chi tiết nhằm giúp các em đối chiếu kết quả và có phương hướng ôn tập tốt hơn. Chúc các em học tập vui vẻ!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN TRÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Ngữ văn 10

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“… Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều
Rễ siêng không sợ đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm…”

(Trích Tre Việt Nam, Nguyễn Duy)

Câu 1 (0,5 điểm): Cây tre ở đoạn thơ trên mang những phẩm chất gì?

Câu 2 (1,0 điểm): Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ là gì? Nêu tác dụng.

Câu 3 (1,5 điểm): Viết đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của anh/chị về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Tình thương là hạnh phúc của con người.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng.

-----------HẾT-----------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Cây tre mang những phẩm chất: khiêm tốn, chịu thương chịu khó, lạc quan, đoàn kết.

Câu 2 (1,0 điểm):

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: nhân hóa (cây tre mang những phẩm chất tốt đẹp của con người).

Tác dụng: tô điểm, nhấn mạnh vẻ đẹp của cây tre.

Câu 3 (1,5 điểm):

- Cảm nhận về những đức tính quý báu được rút ra từ hình ảnh cây tre:

Là hình ảnh đại diện cho những đức tính quý báu của con người Việt Nam.

Là tấm gương để con người học tập noi theo.

Thêm tự hào về bản chất mộc mạc mà cao đẹp đó.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội: Tình thương là hạnh phúc của con người

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tình thương là hạnh phúc của con người.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh, vì như thế chúng ta sẽ nhận lại tình yêu thương, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống này sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.

b. Phân tích

Trong xã hội có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, xác thực được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,… → những người này cần bị phê phán, chỉ trích.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: ý kiến: “Tình thương là hạnh phúc của con người” và rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Phân tích hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, truyện Kiều và dẫn dắt vào đoạn trích Chí khí anh hùng cũng như nhân vật Từ Hải.

2. Thân bài

a. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ Hải

Sống với Kiều được nửa năm thì Từ Hải đã nghĩ đến nghiệp lớn: “Động lòng bốn phương” công việc và chí lớn của người nam nhi. Từ Hải đã thoát khỏi tình cảm cá nhân nhanh chóng đi làm việc lớn của cuộc đời.

“Mênh mang” càng lộ ra độ rộng và cao của trời đất càng bật lên tư thế của chàng giữa vũ trụ rộng lớn. Từ Hải một mình cưỡi ngựa lên đường thẳng dong, cho thấy ý chí quyết tâm và bản lĩnh của người anh hùng.

Từ Hải ra đi không lưu luyến, bịn rịn tình cảm. Chàng coi Kiều như tâm phúc của mình nhưng không thể để tình cảm cá nhân ảnh hưởng đến nghiệp lớn.

b. Lời hứa của Từ Hải với Kiều

Chàng hứa Kiều khi nào “bao giờ mười vạn tinh binh”, “tiếng chuông ngập đất bóng tinh rợp đường”, “Làm cho rõ mặt phi thường” sự nghiệp ổn định sẽ cưới nàng cho nàng cuộc sống hạnh phúc ấm no.

Sự tự tin và khẳng định của Từ Hải: một năm sau sẽ mang vinh quang về, chàng rất tự tin và chắc chắn về chiến thắng của mình.

c. Sự dứt khoát của Từ Hải

Chim bằng là loài chim của sự dũng mãnh, ý chí tác giả ví với Từ Hải, đã đến lúc chàng tung bay đôi cánh để tìm khát vọng của bản thân.

“Dứt”, “quyết” khẳng định ý chí quyết tâm của Từ Hải.

3. Kết bài

Đoạn trích Chí khí anh hùng là đoạn trích hay và ý nghĩa. Ca ngợi chí làm trai, chí khí của bậc đại trượng phu, lí tưởng về người anh hùng mang lại ánh sáng tươi đẹp cho đời và tình cảm sâu sắc của Từ Hải và Kiều, những ước vọng đẹp cho tương lai.

ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn. Nhưng hãy đừng mất lòng tin. Tôi biết chắc chắn rằng, điều duy nhất đã giúp tôi tiếp tục bước đi chính là tình yêu của tôi dành cho những gì tôi đã làm. Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý. Điều đó luôn đúng cho công việc và cho cả những người thân yêu của bạn. Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời. Và cách để tạo ra những công việc tuyệt vời là bạn hãy yêu việc mình làm. Nếu như các bạn chưa tìm thấy nó, hãy tiếp tục tìm kiếm. Đừng bỏ cuộc bởi vì bằng trái tim bạn, bạn sẽ biết khi bạn tìm thấy nó. Và cũng sẽ giống như bất kì một mối quan hệ nào, nó sẽ trở nên tốt dần lên khi năm tháng qua đi. Vì vậy hấy cố gắng tìm kiểm cho đến khi nào bạn tìm ra được tình yêu của mình, đừng từ bỏ.

(Trích Steve Jobs với những phát ngôn đáng nhớ)

Câu 1 (0,5 điểm): Chỉ ra ít nhất 05 cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động , viên, khích lệ.

Câu 2 (0,75 điểm): Anh/ Chị hiểu thế nào về câu: “Đôi khi cuộc sống dường như muốn cố tình đánh ngã bạn.”?

Câu 3 (0,75 điểm): Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý.”?

Câu 4 (1,0 điểm): Thông điệp nào từ đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/ chị?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nêu suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn”

Câu 2 (5,0 điểm): Cảm nhận về nhân vật Ngô Tử Văn trong bài Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

-------------HẾT-------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

I. ĐỌC - HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Các cụm từ trong đoạn trích thể hiện tính chất kêu gọi, động , viên, khích lệ: “đừng mất lòng tin”, “đừng bỏ cuộc”, “hãy cό gắng”, “hãy tiếp tục”, “hãy yêu việc mình làm”, “đừng từ bỏ”…

Câu 2 (0,75 điểm):

Ý câu nói: trong cuộc sống, đôi khi chúng ta đã cố gắng rất nhiều nhưng vẫn thất bại. Nó như một lẽ hiển nhiên và thường tình mà ai cũng sẽ gặp phải.

Câu 3 (0,75 điểm):

Tác giả cho rằng: “Các bạn phải tìm ra được cái các bạn yêu quý” vì: Mỗi người cần phải tìm ra được cái mình yêu quý – đó có thể là một công việc hoặc một con người. Đó là công việc/ con người mà chúng ta thích thú, đam mê, theo đuổi và tin tưởng là tuyệt vời. Chỉ khi đó chúng ta mới có động lực để làm việc hoặc sống có trách nhiệm hơn.

Câu 4 (1,0 điểm):

Những thông điệp có ý nghĩa:

– Phải luôn có lòng tin vào những việc mình làm.

– Phải yêu quý những công việc mình làm.

– Không được bỏ cuộc khi thất bại.

– Hãy kiên trì và cố gắng liên tục.

Học sinh tự lựa chọn thông điệp cho bản thân mình và đưa ra lời lí giải hợp lí.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận xã hội: Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Nghị luận về ý kiến: Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sống chậm: không nên suy nghĩ và lạm mọi việc một cách nhanh chóng, hấp tấp, cần suy nghĩ cặn kẽ để tránh những sai lầm cho bản thân và gây tổn thương người khác.

Nghĩ khác đi: con người không nên chỉ ôm khư khư suy nghĩ của bản thân, cho rằng mình đúng mà cần phải học hỏi, tiếp thu những ý kiến, quan điểm của người khác.

Ý cả câu: khuyên nhủ con người suy nghĩ thật kĩ trước khi làm việc, biết tiếp thu và học hỏi ý kiến, quan điểm của người khác và sống với một trái tim yêu thương, nhân hậu.

b. Phân tích

Mỗi con người chỉ được sống một lần, để cuộc sống được trọn vẹn và hạn chế tối đa những sai lầm, con người cần biết nhìn nhận mọi thứ khách quan, sẵn sàng lắng nghe, học hỏi.

Không chỉ rèn luyện bản thân, con người cần rèn luyện nhân cách cho bản thân mình, sống yêu thương, chan hòa, sẵn sàng giúp đỡ người khác, cho đi để cuộc sống tốt đẹp hơn.

Con người nếu ai cũng sẵn sàng thay đổi, lắng nghe để tiến bộ và yêu thương, san sẻ với mọi người sẽ làm cho cuộc sống này ngày càng tốt đẹp hơn và những thông điệp tốt đẹp sẽ được lan tỏa nhiều hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng để minh họa cho bài làm của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn còn có nhiều người sống bảo thủ, chỉ cho rằng mình là đúng. Lại có những người sống lạnh lùng, ích kỉ mặc kệ mọi người, mặc kệ cuộc đời,… những người này cần phải thay đổi bản thân.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Sống chậm lại, nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn; đồng thời liên hệ bản thân.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý Cảm nhận nhân vật Ngô Tử Văn

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ, tác phẩm Chuyện chức phán xử đền Tản Viên và nhân vật Ngô Tử Văn.

2. Thân bài

a. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền

Nguyên nhân: Tức giận trước sự tác oai tác quái của hồn ma tên tướng giặc → Muốn ra tay trừ hại cho nhân dân, mang lại cuộc sống yên bình.

Theo quan niệm truyền thống: Đốt đền là hành động báng bổ thần linh cho nên ai cũng kiêng kị không dám đụng chạm. Tuy nhiên, hành động của Ngô Tử Văn không phải phạm vào tín ngưỡng bởi đây là nơi trú ngụ của hồn ma tên tướng giặc họ Thôi - kẻ thù xâm lược nước ta.

→ Hành động của Ngô Tử Văn là hành động chính nghĩa của người thấy gian tà thì không chịu được.

Quá trình đốt đền: Trước khi đốt đền: Tắm gội chay sạch, khấn trời. Lấy lòng trong sạch, muốn bảo vệ sự bình yên cho người dân. Lấy lòng trong sạch, sự chân thành, mong muốn được trời chia sẻ → Thái độ nghiêm túc, kính cẩn. Đây không phải là hành động bộc phát nhất thời mà là hành động có chủ đích, có suy nghĩ kĩ lưỡng.

Khi đốt đền: Châm lửa đốt đền mặc cho mọi người lắc đầu lè lưỡi, vung tay không cần gì… → Hành động cương quyết, dứt khoát vượt lên sự tưởng tượng của người thường.

Sau khi đốt đền: Tử Văn thấy khó chịu, đầu lảo đảo, bụng run run rồi nổi lên một cơn sốt rét. Có người cao lớn, khôi ngô đội mũ trụ đến đòi làm trả lại đền. Có ông già áo vải, mũ đen, phong độ nhàn nhã đến tỏ lời mừng và kể rõ đầu đuôi sự việc.

Cuộc đối đầu giữa Tử Văn và hồn ma tên tướng giặc: Tên tướng giặc giả làm cư sĩ đến đe dọa, mắng chửi Ngô Tử Văn, đòi dựng lại ngôi đền. Thái độ Ngô Tử Văn: Mặc kệ, ngồi ngất ngưởng, tự nhiên.

b. Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và Thổ công

Thổ công: Kể lại sự việc mình bị hại nhưng vẫn nhẫn nhịn cam chịu, căn dặn Ngô Tử Văn cách đối phó với tên tướng giặc.

Tử Văn: Kinh ngạc, hỏi kĩ lại chuyện và sẵn sàng chuẩn bị cuộc chiến với tên bách hộ họ Thôi.

→ Phản ánh hiện thực xã hội còn tồn tại những phi lí, trắng đen, thật giả lẫn lộn và những cuộc đấu tranh chính nghĩa của những con người cương trực.

c. Cuộc chiến đấu của Ngô Tử Văn dưới Minh ti

d. Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản Viên

3. Kết bài

Khái quát nội dung và nghệ thuật xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Trên bao dặm đường dài của cuộc đời, có thể cũng có lúc con chồn chân, mỏi gối và đớn đau. Đó chưa hẳn là bất hạnh đâu con ạ. Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.

Mẹ không cầu chúc con may mắn. Mẹ không cầu chúc con sung sướng, hạnh phúc hơn người. Mẹ chỉ mong muốn con của mẹ luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.

(Trích Thư mừng sinh nhật con gái 21 tuổi)

Câu 1 (0,5 điểm): Người mẹ cầu chúc điều gì cho con mình?

Câu 2 (1,0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 3 (1,5 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về câu: “Đời người, nếu bằng phẳng quá, cũng coi như mình chưa từng nếm đủ các dư vị của cuộc đời. Nhạt nhẽo, không thể là nguyên liệu của hạnh phúc.”

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Nghị luận xã hội về câu nói: Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Khách trong Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

----------------HẾT---------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1 (0,5 điểm):

Người mẹ cầu chúc cho con mình luôn là một CON NGƯỜI có trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng và với non sông, đất nước này.

Câu 2 (1,0 điểm):

Nội dung: người mẹ đã giúp con nhìn nhận cuộc sống, hướng con đến giá trị làm một con người chân chính, đó là con người có trách nhiệm với chính mình từ suy nghĩ, hành động, ứng xử, có trách nhiệm với cộng đồng, mình vì mọi người và trách nhiệm cống hiến với non sông đất nước.

Câu 3 (1,5 điểm):

Câu nói mang ý nghĩa: cuộc đời của mỗi con người từ khi sinh ra, lớn lên và trưởng thành sẽ phải trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió thì mới có thể đúc rút ra những bài học để hoàn thiện bản thân. Có trải qua sóng gió, chúng ta mới thêm trân trọng và thấy những lúc bình yên, hạnh phúc vô cùng đáng giá.

II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý Nghị luận về câu nói Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: “Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Ý nghĩa câu nói: khuyên nhủ con người sống phải biết đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và nỗ lực, cố gắng hết sức để thực hiện ước mơ, mục tiêu đó; không nên trông chờ vào bất cứ điều kì diệu nào của cuộc sống vì điều kì diệu chỉ đến khi chúng ta cố gắng, nỗ lực.

b. Phân tích

Xã hội luôn phát triển, nếu con người không cố gắng vươn lên, nỗ lực, cố gắng sẽ bị thụt lùi về sau và sớm muộn cũng bị đào thải khỏi vòng xoay của xã hội.

Mỗi con người cần phải có ước mơ thì mới có ý chí vươn lên, sống tốt hơn thì mới trở thành công dân có ích giúp đất nước giàu đẹp.

Trên con đường chinh phục ước mơ, thành công chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn và những vấp ngã, sau khi đứng lên sau vấp ngã, khó khăn đó chúng ta sẽ rút ra nhiều bài học quý giá cho bản thân, từ đó tích lũy được kinh nghiệm sống, hoàn thiện mình.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người luôn cố gắng, nỗ lực hết sức mình trong cuộc sống minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải thật tiêu biểu, nổi bật được nhiều người biết đến.

d. Phản đề

Có nhiều người sống không có ước mơ, không biết phấn đấu vươn lên, chỉ ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, không biết tự làm chủ cuộc sống của mình hoặc khi vấp ngã thì nản chí,… những người này sẽ không có được thành công, sẽ sớm bị xã hội đào thải; đáng bị xã hội chỉ trích, phê phá.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Bạn đừng nên chờ đợi những bất ngờ của cuộc sống) và rút ra bài học cho bản thân mình.

Câu 2 (5,0 điểm):

Dàn ý phân tích nhân vật Khách trong "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu

1. Mở bài

Giới thiệu về Trương Hán Siêu, tác phẩm Phú sông Bạch Đằng và giới thiệu về hình tượng nhân vật khách.

2. Thân bài

Hình tượng nhân vật khách: tư thế của một con người có tâm hồn khoáng đạt.

Khách dạo chơi phong cảnh không chỉ để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức.

Hoài bảo lớn lao: "Nơi có ... chẳng biết"; "Đầm Vân Mộng chứa ......vẫn còn tha thiết".

Tráng chí của khách được gợi lên qua hai loại địa danh:

Địa danh trong điển cố Trung quốc: rong chơi bể lớn, Sông Nguyên, Tương, Vũ huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ,Tam Ngô, Bách Việt - những vùng đất nổi tiếng, khách đã đi qua bằng sách vở.

Địa danh thứ hai là những địa danh đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng hình ảnh hiện tại mang tính đương đại hiện ra trước mắt

Cảnh sắc thiên nhiên hiện lên hùng vĩ hoành tráng "Bát ngát sóng kình muôn dặm – thướt tha đuôi trĩ một màu".

Song cũng ảm đạm, hắt hiu "bờ lau san sát, bến lách đìu hiu – Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô".

3. Kết bài

Khái quát lại hình tượng nhân vật khách đồng thời nêu nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi HK2 môn Ngữ văn 10 có đáp án năm 2021-2022 trường THPT Nguyễn Trân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !       

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON